thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [14-27]

 

 

FRIEDRICH NIETZSCHE

(1844-1900)

 

DER WILLE ZUR MACHT

 

CHÍ HÙNG-VĨ

(Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC)

 

TẬP MỘT

1-134

 

Bản Việt-ngữ của

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

 

__________

 

Đã đăng: [1-3] - [4-13]

 

14 (Xuân–Thu 1887)

Nếu sức-mạnh hay quyền-lực có thể đặt ra já-trị, thì sức-mạnh hay quyền-lực ấy cũng có thể đổi thay já-trị.

Để biết có một sức-mạnh nào đang lên ta chỉ cần nhận ra cái jì không đáng tin và cái jì gọi là tự-zo tinh-thần.

Chủ-ngĩa Hư-vô là lí-tưởng cao nhất cho sức-mạnh tinh-thần. Chủ-ngĩa Hư-vô là đời sống fong-fú nhất [để chối-từ tất cả]. [Như vậy], chủ-ngĩa Hư-vô vừa có sức hủy-ziệt lại vừa có í-ngĩa khôi-hài.

 

15 (Xuân–Thu 1887)

Đức-tin là jì? Đức-tin ở đâu ra? Đức-tin nào cũng có fần đúng của nó.

Theo chủ-ngĩa Hư-vô đa-đoan nhất, đức-tin nào tự cho là đúng, thì đức-tin ấy sai bét. Bởi vì, cũng theo chủ-ngĩa Hư-vô, “Có jì là đúng ở thế-jan đâu!” Cho nên trong chúng ta đều có sẵn căn-cơ về cách nhìn. Chẳng hạn chúng ta muốn một thế-jan jản-zị, thu hẹp và gọn-gàng.

Cách nhìn ấy cũng chính là sức mạnh cho chúng ta mang cái vỏ bên ngoài, để zễ nói fét và không sợ chết.

Vì thế, chủ-ngĩa Hư-vô có khả-năng khước-từ một thế-jan chân-thật và khước-từ luôn hữu-thể. Vậy thì, chủ-ngĩa Hư-vô có thể là con đường huyền-ziệu của tư-zuy.

 

16 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

Nếu chúng ta có thất-vọng, chúng ta không thất-vọng về cuộc đời. Hơn nữa, chúng ta còn fải đương-đầu với bao “ham-muốn hão-huyền”. Vì quá bực mình nên chúng ta mơ-ước những jì lí-tưởng. Chúng ta khinh-bỉ chính chúng ta vì có những lúc chúng ta không kìm hãm được khát-khao fi-lí mà chúng ta gọi khát-khao này là lí-tưởng. Khát-khao ấy quá độ, mạnh hơn cả cơn thịnh-nộ, nên đã làm chúng ta thất-vọng.

 

17 (Xuân-Thu 1887; kiểm-chứng lại 1880)

Chủ-ngĩa Hư-vô của Schopenhauer đi tới đâu khi chủ-ngĩa ấy jống như lí-tưởng Hữu-thần của Thiên-chúa Jáo? Chắc chắn chúng ta đã biết có những đam-mê fù-fiếm. Chúng ta cũng biết có những đam-mê về sự toàn-hảo đã được nhiều triết-ja cho là tuyệt-đối hay là rất tự-nhiên (a priori). Những thứ triết-ja ấy cũng cho “Thượng-đế” là ngôi-vị cao nhất, cho nên mới có những câu như, “Trở nên như Thượng-đế”, và “Thể-nhập vào Thượng-đế.” Cả ngàn năm nay những câu trên là những fát-biểu hàm-hồ và ngây-ngô bắt chúng ta tin như thế. Nhưng bắt chúng ta tin đâu fải luôn luôn là đúng. Cái gọi là “tin” chỉ có tính thuyết-fục mà thôi. Cho nên, đây chính là điểm lưu-í cho những kẻ ngu-đần.

Chúng ta không thấy quan-điểm trên [đức-tin] nơi kẻ vô-thần. Nhưng chúng ta đã khước-từ mọi jả-thiết lí-tưởng chưa? Trên thực tế, nhiều nhà Siêu-hình Học vẫn còn đi tìm “thực-tại” mệnh-zanh là đúng, như “sự-vật nằm trong sự-vật” để so sánh nó với hình-tượng bên ngoài. Jáo-điều của những nhà Siêu-hình Học ấy cho rằng bề ngoài của thế-jan rất hời-hợt nên bề ngoài ấy không thể ziễn-tả được những lí-tưởng trên [đức-tin], và ngược lại, những ziễn-tả về lí-tưởng trên cũng không trở về với thế-jới Siêu-hình [Siêu-hình Học] (Xin đọc những chương về triết-học của Kant và Heidegger trong luận-cương Quyền-lực và Tự-zo của Nguyễn Quỳnh). Theo những điều-kiện hiển-nhiên thì có lẽ cái gọi là toàn-hảo tối-thượng không fải là nền-tảng của điều-kiện. Vì Schopenhauer muốn bàn khác đi, nên ông coi nền-tảng của Siêu-hình khác với lí-tưởng, ví-zụ “ác-tính” và “mù-quáng”. Làm như thế Schopenhauer chủ-í luận rằng cái gọi là tự-nhiên hay vô điều-kiện cũng có thể có ngĩa là zường như cho nên cái gọi là vô điều-kiệnzường như đều nằm trong thế-jới hiện-tượng. Trên thực tế, Schopenhauer vẫn zuy-trì tính tuyệt-đối của lí-tưởng. Ông chỉ tránh né nó mà thôi.

(Theo Kant, jả-thiết về “tự-zo trí-tuệ” nêu ra cốt để ta thoát khỏi hữu-thể toàn thiện khi ta bàn tới trách-nhiệm ở trần-jan, và để júp ta thấy rõ “ác-độc tị-hiềm”. Đây chính là fương-fáp suy-luận của bất kì một triết-ja nào.)

 

18 (1883–1888)

Zấu-hiệu chung tiêu-biểu cho thời-đại mới (Modern Age) là: Con người đánh mất nhân-fẩm của mình không sao lường được. Đã từ lâu anh-hùng mã-thượng chịu vất vả trong cuộc đời chỉ vì họ sống với những điều đáng kính, như những nhà Siêu-hình Học noi theo đức-độ và tin vào já-trị tinh-thần. Càng xa Thượng-đế [Thiên-chúa Jáo] con người càng tin vào luân-lí.[1]

 

19 (1883-1888)

Já-trị luân-lí thuần-túy, chẳng hạn luân-lí Fật-jáo, cũng đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô. Điều này cũng sẽ xảy ra ở Âu-châu. Có người hi-vọng sống theo luân-lí nên không cần tôn-jáo. Tuy nhiên, hi-vọng ấy cũng đi vào chủ-ngĩa Hư-vô. Tôn-jáo không cho chúng ta đặt câu hỏi về já-trị.

 

20 (Xuân–Thu 1887)

Câu hỏi “Để làm jì?” là câu hỏi đã xưa cũ và có tính hư-vô. Nó nêu lên cái mục-đích mà ta fải có trách-nhiệm. Nhưng trách-nhiệm “Để làm jì?” đến từ bên ngoài. Nó là một sức-mạnh của siêu-nhân. Nếu không hiểu câu hỏi hay mục-đích ấy thì chúng ta vẫn đi theo lối cũ để tìm một sức-mạnh hay quyền-lực khác hiển-nhiên và vô điều-kiện. Sức-mạnh này đòi hỏi mục-đích và hành-động. Đến lúc này sức-mạnh của lương-tâm lên tiếng (nếu lương-tâm càng mang mầu-sắc Thần-học thì nó càng có tính trói buộc) nhằm zung-hòa cho những mất mát của sức-mạnh cá nhân, của lí-trí, của xã-hội, và của lịch-sử. Câu hỏi đó fải lên tiếng với mục-đích rõ ràng và với sức-mạnh của lương-tâm để chúng ta có thể tin được. Chúng ta có thể nương theo í-chí để tiến về mục-đích. Chúng ta cứ táo-bạo nêu lên jả-thiết về mục-đích của chính mình. Chúng ta cũng có thể bỏ trách-nhiệm hoặc chấp-nhận thuyết Định-mệnh. Để rồi cuối cùng vấn-đề của chúng ta là vấn-đề hạnh-fúc – một thứ hạnh-fúc có con số lớn nhất – nói theo kiểu Tartuffe.

Có người bảo:

1. Không cần fải có mục-đích rõ ràng.

2. Không thể tiên-đoán được điều jì.

Đúng lúc nhẽ ra sức-mạnh của lí-trí lên rất cao thì nó lại quá iếu và thiếu niểm-tin tuyệt-đối để gom sức-mạnh của í-chí vào một khối.[2]

 

21 (Xuân–Thu 1887; zuyệt lại 1888)

Con người tiêu-biểu của chủ-ngĩa Hư-vô là con người chỉ thích nhìn vào cái xấu và không tôn trọng kí-ức của mình. Lối nhìn của người ấy cho fép kí-ức của hắn thêm bớt. Người ấy không biết bảo-vệ kí-ức của mình trước sự iếu-đuối sẽ tuôn tràn ra cho những gì đã qua rồi. Con người theo chủ-ngĩa Hư-vô thờ ơ trước những jì hắn không làm cho hắn cũng như thờ ơ trước những jì hắn không làm cho nhân-loại.

 

22 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Hư-vô là một thuyết mơ-hồ, vì:

A. Khi chủ-ngĩa Hư-vô có sức-mạnh tinh-thần, nó là chủ-ngĩa Hư-vô động.

B. Khi sức-mạnh tinh-thần của chủ-ngĩa Hư-vô suy-nhược, nó là chủ-ngĩa Hư-vô tĩnh [thụ-động].

 

23 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Hư-vô trong điều-kiện bình-thường.

Chủ-ngĩa Hư-vô trong điều-kiện bình-thường có thể là zấu-hiệu vọt lên cao của sức-mạnh tinh-thần khiến cho niềm-tin đã có sẵn lớn mạnh không sao lường được. Thường thì niềm-tin bị jới-hạn bởi những điều-kiện trong đời sống, bởi uy-quyền, và bởi hoàn-cảnh khi con người fát-triển rất mạnh để vươn tới quyền-lực. Nhưng đối với con người có mục-đích, có lí-trí và có niểm-tin vững mạnh, thì chủ-ngĩa Hư-vô bình-thường kia có thể lại là zấu-hiệu suy-thoái.

Chủ-ngĩa Hư-vô khi đã đạt tới sức mạnh cao nhất sẽ trở thành bạo-động và huỷ-ziệt. Cho nên chúng ta gọi chủ-ngĩa Hư-vô này là Hư-vô động.

Khác với Hư-vô động là Hư-vô tĩnh hay thụ-động. Hư-vô tĩnh là một tình-trạng mệt mỏi không còn đề-kháng; hình thức nổi tiếng nhất của nó là Đạo Fật; một thứ Hư-vô thụ-động. Sức-mạnh tinh-thần có lẽ sút jảm, suy kiệt, bởi thế [con người] trong chủ-ngĩa hư-vô này không còn tin vào những já-trị và mục-đích đã có trước kia. Cho nên, já-trị và mục-đích, vốn là căn bản cho một nền văn-hóa mạnh, bị tan đi. Trong khi ấy những já-trị khác lại xung-đột nhau. Sự fân-tán [của já-trị] – zù là để lấy lại sức-mạnh, để hàn gắn, hoặc hòa-hoãn – vẫn làm tê-liệt mọi khả-năng, rõ ràng trong những hoạt-động như tôn-jáo, luân-lí, và chính-trị.

 

24 (Tháng Mười Một 1887–Tháng Ba 1888)

Chủ-ngĩa Hư-vô thờ ơ trước “cái không có jì cả”. Chủ-ngĩa ấy cũng không cho rằng “Cái jì rồi cũng tiêu-ma!”, hoặc, “Ai mà chả thích fá-hoại!” Nếu chúng ta bảo “Điều này fi-lí!”, thì con người theo thuyết Hư-vô trả lời “Chẳng cần lí-luận làm jì.” Tinh-thần và í-chí mạnh không zừng lại trước tiếng nói “KHÔNG ĐƯỢC” của fán-xét. Nhưng tinh-thần và í-chí lại cần tới chữ KHÔNG trong hành-động. Fán xét [của tinh-thần và hành-động của chúng ta ] bắt ta trở về chữ KHÔNG, đi theo chữ KHÔNG và zo chính tay ta quyết-định. [Tức là trả lời “Không” cho những jì bảo ta “không được”].

 

25 (Xuân–Thu 1887)

[Khi nào] con người Hư-vô ra đời? Con người Hư-vô ra đời khi hắn bị đẩy vào đường cùng. Hắn thu hết can-đảm để thực-hiện điều hắn muốn biết.[3] Lúc ấy hắn trở thành Hư-vô. Gần đây, chính tôi mới thấy sự đối-ngịch của tinh-thần và sức-mạnh để tôi hành-động như một con người Hư-vô, vì chính con người Hư-vô đã làm tôi không hiểu điều này là quan-trọng. Khi chúng ta có mục-đích hay đang tiến về mục-đích ta mới hiểu thế nào là “không mục-đích”.

 

26 (Xuân–Thu 1887)

Chủ-ngĩa Bi-quan mạnh: Sau một cuộc đấu-tranh zữ-zội, và ngay cả sau khi chiến-thắng, ta có câu hỏi [rất bi-quan], “Cho cái jì?” Câu hỏi ấy có já-trị gấp trăm lần và hơn cả ưu-tư của chúng ta về tình-cảm và thân-xác. Câu hỏi bi-quan ấy thuộc về bản-năng tự-nhiên của những người có sức-mạnh, và zo đó câu hỏi ấy cũng là ưu-tư của người khác. Tóm lại, khi đã có mục-đích, chúng ta không màng hi-sinh, không sợ nguy-hiểm, zù chúng ta chạm mặt với cái xấu-xa nhất trên đời. Được như thế tức là chúng ta có đam-mê thù-thắng [kết-quả của chủ-ngĩa Bi-quan mạnh].

 

27 (Xuân–Thu 1887)

Những nguyên-nhân đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô:

1. Thiếu quân-tử, chẳng hạn, thiếu những người có sức, có tài lôi cuốn được niềm-tin của người khác. (Chúng ta fải mang ơn Napoléon, vì ông ta là niềm-tin vòi vọi của thế-kỉ này.)

2. Quá nhiều tiểu-nhân. Tiểu-nhân là những đám-đông mang “tư-cách bầy đàn”. Tiểu-nhân không biết đức khiêm-cung và là những kẻ làm hư những já-trị siêu-hình và vũ-trụ. Cho nên, nếu bọn tiểu-nhân này lãnh-đạo, thì xã-hội sẽ trở nên hèn, người jỏi bị đàn-áp, mất cả niềm tin, nên trở thảnh hư-vô. [Trong xã-hội zo tiểu-nhân lãnh-đạo] mọi cố-gắng vươn lên đều thất-bại; ví-zụ những cố-gắng nhìn nhận của Cartyle, já-trị luân-lí của fong-trào Lãng-mạn, của ngệ-sĩ và của triết-ja đều bị chống đối.

Kết-quả ta thấy một fong-trào [trong xã-hội tiểu-nhân] tẩy chay quân-tử. Cho nên, jai-cấp quân-tử bị suy-thoái và thiên-tài bị tẩy-chay [để zành chỗ cho cái gọi là] thi-ca bình-zân, tình-thương cho tiểu-nhân, và khổ-đau là thước-đo linh-hồn.

[Ai cũng biết] triết-ja là người có khả-năng fân-tích công-ngiệp chứ không chỉ gi chép công-ngiệp. Nhưng biết tìm đâu ra thứ triết-ja như thế bây jờ.

 

 

[Còn tiếp. Kì tới từ số 28 tới số 37]

 

_________________________

[1]Xin đọc Thần-tượng Suy-tàn, chương IX, đoạn 5, trong Toàn-tập Triết-học của Nietzsche (Portable Nietzsche, trang 515): G. Eliot. “Họ đã vứt bỏ Thượng-đế trong Thiên-chúa Jáo thế mà bây jờ họ lại hoàn toàn tin vào luân-lí Thiên-chúa Giáo. Chúng tôi không muốn chống lại thứ luân-lí con trẻ kiểu Eliot...”

[2]Ngoài lề gi là: “Những mục-đích cá-nhân và sự xung-đột của những mục-đích này, ví-zụ mục-đích tập-thể chống lại mục-đích cá-nhân. Mổi người là một đơn-vị lẻ-loi, kể cả triết-ja.” Theo ấn-bản năm 1911, trang 497.

[3]Í này ziễn theo cách lập-ngôn trong cuốn Thần-tượng Suy-tàn: “Ngay cả những người can-đảm nhất trong chúng ta cũng ít khi có cái zũng để đương-đầu với vấn-đề mình thấy.”

 
------------
Đã đăng:
... Trong số những sức mạnh của luân-lí có một sức-mạnh gọi là chân-thật. Chân-tính này chống lại luân-lí, cốt để khám-fá ra í-ngĩa hiển-hiện tự-nhiên (teleology) và sự bất-công của luân-lí... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
... Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021