thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Nhật ký lưu vong
 
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

 

 

EDUARDO GALEANO

(1940~)

 

Eduardo Galeano (1940~) nhà văn Uruguay, là một trong vài cây bút Mỹ La-tinh nổi tiếng nhất trong thế giới văn chương đương đại. Ông còn là nhà phê bình, sử gia và ký giả. Những tác phẩm đặc sắc của ông, như Memoria del fuego [1982-1986, Ký ức của lửa] Las venas abiertas de América Latina [1971, Những mạch máu mở của Mỹ La-tinh], đã được dịch ra hơn 20 ngoại ngữ. Nhiều tác phẩm của Galeano hầu như vượt khỏi lối phân định thể loại văn học thông thường, vì đó là một kết hợp của ký sự, hư cấu, bình luận chính trị, tài liệu báo chí và lịch sử.
 
14 tuổi, Galeano bán bức biếm hoạ chính trị đầu tay cho tuần báo El Sol. 16 tuổi, ông xuất bản bài tiểu luận đầu tay, rồi bỏ học, và bắt đầu làm nhiều việc khác nhau để mưu sinh. 20 tuổi, ông trở thành ký giả, rồi làm tổng biên tập cho tờ Marcha , một tuần báo gây ảnh hưởng lớn về văn hoá và chính trị, với sự cộng tác của những tên tuổi quan trọng như Mario Vargas Llosa, Mario Benedetti, Manuel Maldonado Denis và Roberto Fernández Retamar. Rồi ông biên tập cho nhật báo Épocha và làm tổng biên tập của University Press (1965-1973). Cuốn Las venas abiertas de América Latina [1971, Những mạch máu mở của Mỹ La-tinh] làm Galeano trở thành một trong những tác giả được đọc nhiều nhất ở Mỹ La-tinh. Sau vụ đảo chính năm 1973, ông bị bỏ tù và trục xuất khỏi Uruguay. Sang Argentina, ông thành lập và làm tổng biên tập tạp chí văn hoá Crisis.
 
Năm 1975, Galeano đoạt giải Casa de las Américas cho cuốn tiểu thuyết La cancion de nosotros [1975, Bài hát của chúng ta]. Sau vụ đảo chính ở Argentina năm 1976, tên tuổi ông nằm trong danh sách những người bị tử hình, nên ông chạy sang Tây-ban-nha, sống ẩn dật trên vùng bờ biển Catalan và khởi sự viết Memoria del fuego [1982-1986, Ký ức của lửa], một kiệt tác gồm ba tập (1. Los nacimientos [Khai sinh]; 2. Las caras y las máscaras [Những chân dung và mặt nạ]; 3. El siglo del viento [Thế kỷ của gió]) được giới phê bình so sánh với những kiệt tác của John Dos Passos và Gabriel García Márquez. Năm 1978, ông lại một lần nữa đoạt giải Casa de las Américas cho cuốn tự truyện Días y noches de amor y de guerra [1978, Ngày và đêm của tình yêu và chiến tranh].
 
Galeano trở về quê hương Montevideo vào đầu năm 1985, và tiếp tục sáng tác và xuất bản liên tục rất nhiều cho đến hôm nay. Ngoài hai giải thưởng Casa de las Américas (1975, 1978), ông còn được trao các giải thưởng quan trọng khác như: American Book Award (1989), và Cultural Freedom Award (1999, Lannan Foundation).
 

________________________

 

NHỮNG TỘI LỖI

 

Guồng máy ấy sách nhiễu những người trẻ tuổi; nó cầm tù, nó tra tấn, nó giết chóc. Họ là bằng chứng của sự quan trọng của nó. Nó vất họ ra ngoài: nó bán họ như bán thịt người, nó bán sức lao động của họ với giá rẻ mạt ra ngoại quốc.

Guồng máy vô sinh thù ghét bất cứ thứ gì vươn lên và chuyển động. Nó chỉ có thể làm nhân lên những ngục tù và nghĩa địa. Nó chỉ có thể tạo ra những tù nhân và những xác chết, những tên tình báo và những viên công an, những kẻ ăn mày và những người lưu vong.

Trẻ là một tội ác. Hiện thực khởi động mỗi ngày vào lúc rạng đông; lịch sử cũng vậy, nó tái sinh vào mỗi buổi sáng.

Đó là lý do tại sao hiện thực và lịch sử bị cấm đoán.

 

 

NHỮNG CÁI CHUỒNG

 

Mỗi tháng lại có thêm một nhà tù. Đó là cái mà các kinh tế gia gọi là Kế Hoạch Phát Triển.

Thế còn những cái chuồng vô hình? Những bản tường trình chính thức nào hay những văn kiện đối kháng nào ghi nhận những tù nhân của sự sợ hãi? Sợ mất việc làm, sợ không kiếm được việc làm; sợ nói, sợ nghe, sợ đọc. Trong đất nước câm nín, một tia sáng từ ánh mắt có thể khiến người ta vào trại tập trung.

Chế độ kiểm duyệt giành thắng lợi khi mỗi công dân răm rắp tự kiểm duyệt ngôn từ và hành động của mình.

Nhà nước độc tài sử dụng những đồn lính, những đồn công an, những toa xe lửa cũ, những con tàu hoang phế để nhốt những người tù. Thế còn căn nhà của mỗi người? Chứ không phải mỗi căn nhà là một nơi giam giữ hay sao?

 

 

NHỮNG ĐIỀU ÁC

 

Bảng liệt kê những vụ tra tấn, giết và thủ tiêu không thể kể hết những điều ác của một chế độ độc tài. Guồng máy huấn luyện cho bạn quen với thói ích kỷ và dối trá. Đoàn kết là một tội lỗi. Guồng máy khải thắng: người ta sợ nói, sợ nhìn nhau. Không ai muốn gặp ai nữa. Khi có một người nào đó bắt gặp đôi mắt của bạn và không nhìn đi chỗ khác, bạn nghĩ: “Gã này sẽ bắt ta.” Thủ trưởng nói với nhân viên, cũng là bạn của hắn: “Tôi phải báo cáo bạn. Họ đòi những danh sách. Tôi phải giao cho họ một cái tên người. Tha lỗi cho tôi, nếu được.”

Tại sao việc đánh thuốc độc để sát hại tâm hồn không được ghi vào biên niên ký của sự bạo động?

 

 

NHỮNG KỸ THUẬT

 

Một người bị tử hình có thể gây xôn xao dư luận thế giới, nhưng hàng ngàn người mất tích thì chỉ gây nên sự hoang mang. Gia đình và thân nhân phải trải qua những hiểm nguy để tìm kiếm vô vọng từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ đồn lính này đến đồn lính khác, trong khi đó thì những tử thi bị rữa nát trong rừng và trong những bãi đổ rác. Kỹ thuật của sự thủ tiêu không tạo ra những thánh tử đạo và những tù nhân. Những xác người bị mặt đất nuốt chửng, còn chính quyền thì rửa tay sạch sẽ: không có tội ác nào để tường thuật, và không có gì để mất công giải thích. Mỗi người chết thì phải chịu chết nhiều lần, và cuối cùng chỉ để lại một đám sương mù của nỗi kinh hoàng và một sự hoang mang trong tâm hồn.

 

 

LƯU VONG

 

I

 

Những chiếc thuyền ra đi chở đầy những người trẻ tuổi thoát khỏi ngục tù, sự chết và cái đói. Sống là nguy hiểm; trốn thoát là một tội lỗi; ăn là một phép lạ.

Nhưng còn có bao nhiêu người lưu vong ngay trong đường biên giới của tổ quốc mình? Có bản thống kê nào đếm những người bị đuổi việc và bị bắt buộc phải câm nín? Sự hy vọng là tội ác lớn hơn những hành động khác, chứ không phải sao?

Chế độ độc tài là một sự ô nhục biến thành tập quán, một guồng máy làm cho bạn điếc và câm, không còn biết nghe, không còn biết nói, và mù loà trước những gì bị cấm nhìn thấy.

Cái chết đầu tiên vì sự tra tấn đã gây nên dư luận xôn xao trong cả nước. Cái chết thứ mười vì bị tra tấn chỉ được báo chí tường thuật sơ sài. Cái chết thứ năm mươi được xem là “bình thường”.

Guồng máy dạy cho nhân dân chấp nhận sự kinh khủng cũng giống như cách người ta làm quen với độ lạnh của mùa đông.

 

II

 

Guồng máy dạy rằng bất cứ ai chống lại nó thì đều là kẻ thù của tổ quốc. Chống lại sự bất công là một tội ác đối với tổ quốc.

Ta là tổ quốc, guồng máy nói. Trại tập trung này là tổ quốc: đống rác thối tha này, miền đất hoang phế này.

Bất cứ ai tin rằng đất nước của mình là ngôi nhà của mọi người thì bị ném ra khỏi ngôi nhà đó.

 

III

 

Một kế hoạch đảo chính nẩy sinh dưới những bầu trời xa lạ và trên những miền đất nơi người ta nói tiếng nói khác và nghĩ theo cách nghĩ khác, và ký ức của bạn tàn lụi dần, và không còn ai chia sẻ với bạn và không còn nơi nào cảm thông với bạn. Ta phấn đấu vất vả để mưu sinh và gìn giữ một giấc mơ, và ta cảm thấy mình như một người què cụt: một cái gì đã mất mát trong ta.

 

IV

 

Tôi đi tìm tiếng nói của kẻ thù đã ra lệnh cho tôi phải chịu đựng sự thống khổ.

Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng niềm vui là một sự phản quốc cao độ, và tôi cảm thấy mình có tội khi còn được sống và được tự do.

Còn sống là một chiến thắng nhỏ bé. Còn sống, nghĩa là còn khả năng hưởng niềm vui, dẫu những tội ác và những sự chia ly vẫn còn đó. Còn sống là để cho cuộc lưu vong chứng thực cái khả thể của một quê hương mang hình hài khác.

Công việc trước mắt chúng ta là tạo nên một quê hương đích thực, và chúng ta sẽ không xây dựng nó với những viên gạch làm bằng cứt. Ngày chúng ta trở về, chúng ta sẽ còn hữu ích gì, nếu chúng ta trở về như những con người đổ vỡ?

Niềm vui cần nhiều can đảm hơn sự thống khổ. Nói cho cùng, sự thống khổ chỉ là điều mà chúng ta đã quen chịu đựng.

 

 

---------------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “Sobre verdugos, sordomudos, enterrados y desterrados”, tuỳ bút của Eduardo Galeano, đăng trên tạp chí Nueva Sociedad, Nro.35, Marzo-Abril 1978, pp.36-47. Trích từ các đoạn “Culpas”, “Jaulas”, “Crímenes”, “Técnicas”, “Exilios” (I, II, III, IV). Nhan đề chung, “Nhật ký lưu vong”, là của người dịch.

 

 

Những tác phẩm của Eduardo Galeano đã đăng trên Tiền Vệ:

Sự im lặng | Những vết chân | Biển  (truyện / tuỳ bút) 
... Những vết chân ấy cho thấy nàng Eva và chàng Adam này đã cùng bước đi bên nhau; nhưng tại một điểm nào đó, nàng đã dừng lại, xoay về hướng khác, và đi một quãng ngắn trên bước chân của riêng mình. Rồi nàng quay trở lại với nẻo đường mà họ đã chung bước... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Lá thư | Những lá thư  (truyện / tuỳ bút) 
Enrique Buenaventura đang uống rượu rum trong một quán ở Cali thì có một chàng lạ mặt bước đến bàn của ông. Chàng ấy tự giới thiệu là một anh thợ nề, ngỏ lời xin lỗi về sự khiếm nhã và đường đột của mình, rồi nói: “Tôi cần ông viết giùm cho tôi một lá thư. Một lá thư tình.” “Tôi ư?” “Người ta bảo tôi rằng ông làm được điều đó.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Nhà văn và chính trị  (tiểu luận / nhận định) 
... Tôi không nghĩ nhà văn nên có ý đồ chính trị. Tôi nghĩ nhà văn nên thành thật, thành thật trong những gì họ đang làm. Họ không nên bán chính họ. Họ không nên để cho chính họ bị mua. Họ nên tự kính trọng bản thân họ. Họ nên gìn giữ tư cách của họ, như những con người và như những nhà văn chuyên nghiệp. Họ nên nói những gì họ muốn nói. Chữ nghĩa phải trung thực, và chữ nghĩa phải đến từ trái tim, nếu không thì chữ nghĩa chỉ là giả tạo. Khi bạn ban ra mệnh lệnh chính trị, thì đó là một thảm hoạ. Cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” chính là hậu quả. Nó cũng thê thảm như “chủ nghĩa hiện thực tư bản chủ nghĩa” vậy... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Một người ở thị trấn Neguá, trên vùng ven biển Colombia, đã leo được lên trời. Khi trở về, ông mô tả chuyến đi. Ông kể lại rằng từ trên cao ông đã trầm tư về đời sống con người như thế nào . Ông nói chúng ta là một mặt biển đầy những ngọn lửa li ti... | ... Julio sắp bấm được tấm ảnh đẹp nhất của đời mình, nhưng ngón tay của anh từ chối. Julio thử bấm lại, rồi bấm lại, nhưng ngón tay của anh vẫn không cử động. Rồi anh hạ máy xuống, không thể bấm được một tấm ảnh nào, và lặng lẽ ra đi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Ngọn gió báo trước cho nó những cơn bão và đưa nó vào hải ngạn. Nó không bao giờ đánh mất hay quên nơi sinh của nó; nhưng cả đất và biển đều không thuộc về nó... | ... Cát, bị gió cuốn, không bao giờ nằm yên. Ở chốn mông mênh nóng bỏng ấy, ai cũng có thể lạc đường. Nhưng những con kiến luôn luôn về tổ bằng con đường ngắn nhất... | ... Thời gian đã trôi qua, và cá hồi không còn như chính chúng ngày xưa. Sinh quán của chúng cũng đã đổi thay... Nhưng suốt hàng triệu năm qua, chúng vẫn tin rằng chúng có thể trở về, và những cuộc du hành khứ hồi ấy không phải là một điều dối trá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Ánh sáng reo lên, không khí nhảy múa. Mỗi con người là một màu sắc đang bước đi. Những thân thể màu đen trải xuống đất những cái bóng màu lá cây và xanh, và cơn gió heo may mang quá nhiều sắc độ đến nỗi cầu vồng phải giấu mặt vì e rằng mình trông ngốc nghếch... | ... Những chiếc lông đỏ của chim vẹt đuôi dài khiến cho trời mưa xuống, những chiếc lông vàng của nó mời gọi những tin lành. Và những chiếc lông xám buồn bã của con đà điểu mang niềm say mê ngây ngất vào khúc hát của con người... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Xem tranh Miró  (truyện / tuỳ bút) 
... Và ông trông thấy. Ông thấy những màu sắc nổ tung, một trái cà chua có ria mép, một cái nĩa đang nhảy múa, một con chim trông như người đàn bà trần truồng, những bầu trời đầy những con mắt, những khuôn mặt đầy những ngôi sao... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Từ những thân cây lăn xuống sườn đồi, chúng ta đã học về những cái bánh xe. Từ những thân cây trôi nổi trên nước, chúng ta đã học về thuyền bè. Từ gió, chúng ta đã học về những cánh buồm. Bằng cách nào chúng ta học những trò ác độc? Từ đâu chúng ta đã học làm nhơ nhớp trái đất và hành hạ con người? ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Mặt trời | Đêm | Mặt trăng  (truyện / tuỳ bút) 
... Trăng khuyết mang thai quả đất, để cho những thân cây bị đốn ngã có thể tiếp tục sống trong rừng. Trăng tròn khiến những kẻ ngớ ngẩn, những kẻ mộng mơ, những người đàn bà, và mặt biển lên cơn mê sảng. Trăng xanh lá cây giết chết những mùa hoa trái... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Cây hồi tưởng | Hoa hồi tưởng  (truyện / tuỳ bút) 
... Mỗi người đàn bà đưa một chiếc lá kề vào vành tai mình, vò nhè nhẹ. Và mỗi chiếc lá mở một khung cửa vào ký ức của cây: Một người nghe gió thổi vào tai. Một người khác, cành cây đung đưa khe khẽ. Một người khác, tiếng vỗ của những cánh chim trời. Một người khác, trong tai như có mưa rơi... | ... Khi Alessandra chào giã biệt các bạn của nàng ở sân bay và trở về nhà, nàng thấy những cánh hoa trắng muốt xoè ra từ một bông hoa mới nở... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Bởi vì mụ đàn bà này không bao giờ câm mồm, bởi vì mụ luôn luôn phàn nàn, bởi vì không có một chuyện ngớ ngẩn nhỏ nhặt nào mà mụ không xé cho to ra thành vấn đề, bởi vì gã đã quá mệt nhọc làm việc như một con lừa để cung phụng cho mụ và cả bầy họ hàng của mụ, bởi vì gã phải năn nỉ như một thằng ăn mày mỗi khi lên giường với mụ... | ... Ai mà hiểu thấu cho nỗi lòng chàng? Để yêu mà khỏi chết, chàng đã trói nàng và chạy trốn bữa điểm tâm; và bây giờ thoát chết, chàng nhớ nàng da diết... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những trò chơi của thời gian  (truyện / tuỳ bút) 
Nghe kể rằng một lần nọ có hai người bạn đang ngắm một bức tranh. Hoạ phẩm ấy, ai vẽ thì ai mà biết, đến từ Trung Hoa. Đó là cảnh một cánh đồng hoa trong mùa gặt... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hắn không thể nhìn một ánh trăng mà không tính toán về khoảng cách. Hắn không thể nhìn một cái cây mà không tính toán về củi đốt. Hắn không thể nhìn một thực đơn mà không tính toán về giá tiền... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Tôi thốt ra những điều tôi không nói. Tôi sống nhưng tôi không hiện hữu. Và tôi lên một chuyến xe lửa để đi đến một nơi tôi sẽ không đến, trong một đất nước đã bị lưu đày ra khỏi chính tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Câu chuyện của kẻ khác  (truyện / tuỳ bút) 
Bạn dọn bữa ăn sáng, như mọi ngày. Như mọi ngày, bạn đưa con đến trường. Như mọi ngày. Thế rồi, bạn trông thấy hắn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Đêm | Những tiếng gọi  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi không ngủ được. Có một người đàn bà nằm chặn giữa hai mí mắt của tôi. Chắc hẳn tôi đã bảo nàng đi ra nếu tôi nói được. Nhưng có một người đàn bà nằm chặn trong cổ họng của tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những kẻ-không-là-ai-cả  (truyện / tuỳ bút) 
... Những kẻ-không-là-ai-cả: không là con cháu của ai cả, không là sở hữu chủ của cái gì cả. Những kẻ-không-là-ai-cả: những kẻ không nhân thân, những kẻ không tiểu sử, chạy như những con thỏ, chết giữa dòng đời, bị bạc đãi bằng mọi cách... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hệ thống / 1, 2 & 3  (truyện / tuỳ bút) 
Các nhà chức trách không thi hành chức trách. Các nhà chính trị phát ngôn nhưng không nói bất kỳ điều gì... | Đây là thời của loài kỳ nhông: không ai dạy bảo chúng ta về lòng nhân đạo nhiều bằng những con thú ấy... | Nếu anh không lanh lẹ, anh sẽ chết. Anh bị bắt buộc phải làm một kẻ lừa đảo hay một kẻ bị lừa đảo, một kẻ láo khoét hay nạn nhân của sự láo khoét... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Họ cho nó một vỏ sò: “Với nó, con sẽ học yêu dòng nước.” Họ mở một cái lồng và thả một con chim bay đi: “Với nó, con sẽ học yêu không khí.” Họ cho nó một đoá hoa phong lữ: “Với nó, con sẽ học yêu mặt đất.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Khung cửa sổ mở vào ký ức [I-V]  (truyện / tuỳ bút) 
Ánh sáng của những ngôi sao chết đang du hành, và trong đường bay rực rỡ của chúng, ta thấy chúng còn sống. Cây đàn ghi-ta, vẫn còn nhớ kẻ đồng hành, ngân vang không cần bàn tay khảy. Tiếng hát tiếp tục cuộc du hành, bỏ cái miệng lại phía sau... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Nghệ thuật và hiện thực / 1 & 2  (truyện / tuỳ bút) 
Eraclio Zepeda đóng vai Tướng Pancho Villa trong phim México nổi loạn, do Paul Leduc đạo diễn, và ông diễn quá hay đến nỗi từ đó trở đi, một số người nghĩ rằng Eraclio Zepeda là cái tên mà Tướng Pancho Villa dùng khi ngài làm việc trong những cuốn phim... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Câu chuyện về bảy kỳ tích  (truyện / tuỳ bút) 
Từ cửa sông Amazon đến vịnh Các Thánh, chưa bao giờ có một người đàn bà khó tính như thế và một người đàn ông thần kỳ như thế. Để lấy lòng nàng María, chàng José đã thực hiện bảy kỳ tích... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Câu chuyện về cái bóng  (truyện / tuỳ bút) 
Cái vị đầu tiên hắn còn nhớ là một củ cà-rốt. Cái mùi đầu tiên, một quả chanh cắt đôi. Hắn còn nhớ hắn đã bật khóc khi phát hiện sự xa cách. Và hắn còn nhớ buổi sáng hắn đã phát hiện cái bóng của hắn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Khung cửa sổ mở vào chữ [I-VIII]  (truyện / tuỳ bút) 
Những người kể chuyện, những người hát chuyện, chỉ kể những câu chuyện của họ trong khi tuyết rơi. Làm như vậy là đúng cách. Thổ dân da đỏ Bắc Mỹ rất cẩn thận về việc kể chuyện. Họ nói rằng trong khi những câu chuyện được kể, cây cối quên mọc và chim quên mớm mồi cho con... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
“Những kẻ thật sự biết chơi đàn acordión có thể làm cho nó nói,” Don Alejo Durán thích phát ngôn như thế. “Đối với họ, người và chiếc đàn là một.” ... | Khi một con dao cắm ngập vào thân thể Papá Montero, đêm Havana đột nhiên câm nín. Nhưng... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Câu chuyện con chim bị mất một chân  (truyện / tuỳ bút) 
... tại sao ngài lại tạo ra con người để con người mài lưỡi dao để lưỡi dao giết con bò để con bò uống nước để nước dập tắt lửa để lửa đốt cái que để cái que đánh con chó để con chó rượt con mèo để con mèo ăn con chuột để con chuột khoét bức tường để bức tường chặn ngọn gió để ngọn gió thổi sương mù để sương mù che mặt trời để mặt trời làm tan tuyết để tuyết làm què chân tôi... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Và Ngài giáng thế. Ngài đến bằng cách đu vào một chiếc ô mở bung ra. Một ngọn gió bất ngờ thổi khiến ngài bay lơ lửng một hồi lâu trên đầu đám người chen chúc. Hai tay níu lấy cán ô, con trai của Chúa Trời không thể ngăn ngọn gió thổi tốc tấm áo chùng làm lộ ra cái khoảng nhục thể phàm trần của ngài... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những nghịch lý  (truyện / tuỳ bút) 
Nếu sự mâu thuẫn là buồng phổi của lịch sử, thì nghịch lý, theo tôi nghĩ, chắc hẳn phải là tấm gương soi mà lịch sử dùng để trêu chọc chúng ta... Ngay cả con trai của Chúa Trời cũng không thoát khỏi nghịch lý... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Đàn bà? Một nòi thấp hèn như mọi da đen, như lũ người nghèo khổ và bọn điên khùng. Như trẻ nít, họ không thích hợp với sự tự do. Họ mang số phận phải khóc lóc và gào thét, nói xấu hàng xóm láng giềng, và thay đổi ý nghĩ và kiểu tóc xoành xoạch hàng ngày. Trong giường và trong bếp, đôi khi họ cho ta khoái lạc. Ở những nơi khác thì họ chẳng gây nên cảm giác gì ngoài sự lợm giọng... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Định nghĩa Nghệ Thuật  (truyện / tuỳ bút) 
“Tôi chỉ biết mỗi một điều: nghệ thuật là nghệ thuật, nếu không, nó là cứt.” ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Nhiệm vụ của người đọc / 1 & 2  (truyện / tuỳ bút) 
... Lucía chưa bao giờ đọc lại cuốn sách ấy. Chị không còn nhận ra nó nữa. Nó đã âm thầm mọc lên quá lớn trong chị, đến nỗi giờ đây nó không còn là cuốn sách, mà trở thành một điều gì khác: giờ đây nó là sức sống của chị... | ... Đại uý Castañón, anh hùng của đạo quân chiến thắng, ngồi chong mắt suốt đêm, chìm đắm vào cuốn sách, đọc đi đọc lại tác phẩm của César Vallejo, nhà thơ của phe bại trận... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Ngay đêm đầu tiên, con thằn lằn nhảy chồm lên, đè vợ nó xuống và ăn thịt nàng. Khi mặt trời lên, trên chiếc giường hợp cẩn chỉ có một kẻ goá vợ nằm ngủ, chung quanh đầy những mảnh xương vụn. Thế rồi con thằn lằn đòi một cô vợ khác, và một đám cưới khác và một cuộc ăn thịt khác lại xảy ra... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021