kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Sách-lược Bá-vương

 

Tặng Nguyễn Vũ-thiện

 

KỊCH NGẮN, MỘT MÀN, MỘT CẢNH

 

Thanh, đại-uý Thiết-jáp, đẹp trai. và bạn là Khương ngồi ở zưới lều, chung quanh là một bức tường cao làm bằng bao cát để tránh đạn. Xế trưa tháng Tám vẫn còn nóng. Trên cao nhiều bóng mây.

Khương: Đóng quân trên cao thì vẫn tốt. Nhưng mục-tiêu này “co cụm và nhỏ”, rất zễ-zàng ăn fáo-kích.

Thanh: (Mỉm cười) Mày mà cũng bàn đến quân-sự nhỉ?

Khương: Tao để í tới tính-mạng của tao.

Thanh: Chung quanh đây toàn là thiết-jáp. Kia là căn-cứ Long-bình.

Khương: Con người không fải là thiết-jáp.

Thanh và Khương nhìn nhau. Iên lặng.

Thanh: Này. Con Fụng. Em họ tao.

Khương: Kim-fụng?

Thanh: Còn ai nữa! Nó hỏi í-kiến của tao về mày.

Khương: Kim-fụng... (Một thoáng nét cười rồi một thoáng ưu-tư)

Thanh và Khương iên lặng. Một người lính mang bình trà và hai cái cốc để xuống bàn jữa Thanh và Khương rồi lui bước ngay.

Thanh: Sang năm xong tú-tài nó đi zu-học ở Đức.

Khương: Con nhà ja-thế! Tuyệt quá! Còn jì hơn nữa? (Rót nước uống. Nhìn Thanh) Zù sao Kim-fụng cũng là em gái của mày. Mày không cần fải nói cho tao biết mày đã nói jì về tao cho Kim-fụng nge. Zù là đúng hay sai, cái nhìn của mỗi người đều có những lí-zo. Cái hồi thằng Đôn chỉ mặt mày và nói là nó không muốn mày gần em gái nó cũng là một cách nhìn đời! Thôi thì... A!

Thanh: Có chuyện jì?

Khương: (Chỉ tay) Cái cây nho nhỏ ở kia.

Thanh: Tao định bảo lính chặt đi.

Khương: Cái cây đó làm tao nhớ đến đứa con gái của mày. Bây jờ đã năm, sáu tuổi.

Thanh: Ông bô bà bô tao thương iêu nó lắm.

Khương: Hai cụ nuôi cháu gái “nội” tuyệt vời.

Thanh: Nó rất hiền và ngoan

Khương: Khuôn mặt hạnh-fúc bình-iên. Mới thấy bố nó, nó bước lại nhỏ nhẹ: “Bố Thanh!”

Thanh: Ha! Ha! Ha! (Nhìn thẳng vào mặt Khương) Này!

Khương: Cái jì?

Thanh: Tao thấy mày mới đẹp trai!

Khương: Thôi, con lạy bố.

Thanh: Tao đang đọc The Prince của Machiavelli.

Khương: Tao có thấy mày cầm cuốn sách đó vài lần.

Thanh: Tao muốn zịch cuốn đó sang Việt-ngữ.

Khương: Mày định zịch tên cuốn sách The Prince sang tiếng Việt là jì?

Thanh: Quân-vương!

Khương: Quân-vương! Tên sách chỉ có í-ngĩa với Machiavelli. Nó cũng ngụ í rằng: “Bẩm tấu Quân-vương!” hay “Kính-biếu Quân-vương!”

Thanh: Mày đọc chưa?

Khương: Nội-zung cuốn sách ấy là Đức-độ Quân-vương. Tặng cho Vương-tử Lorenzo di Piero de’ Medici. Nhưng ở một vài chỗ có thể xem như Sách-lược Bá-vương.

Thanh: (Nhìn sâu vào mắt Khương như zỏ hỏi) Mày... Sao mày thuộc bài vậy?

Khương: Italy ở thế kì 16 gồm những Vương-địa (City-states hay Provincipalities). Rất khác Việt Nam ngày nay.

Thanh: Ngĩa là tao không nên đọc The Prince?

Khương: Đọc cho vui! Ở Việtnam ngày nay làm jì có mảnh đất thuộc quyền vương-tử và mảnh đất “Cộng-hòa” trong đó người zân sống tự-zo, nhờ may rủi (fortune) hay nhờ khả năng sống còn (ability).

Thanh: “Sách-lược Bá-vương” như thế nào trong cuốn The Prince?

Khương: Cuốn sách đó có ở đây không? Cho tao mượn cuốn sách ấy.

Thanh: (Nhấc gối ở đầu gế bố, đưa cuốn sách cho Khương) Đây.

Khương: (Vui mừng) A! Đại-uý đúng là con người có “mộng bá-vương” rồi.

Thanh: (Rót nước uống) Nói cho tao nge!

Khương: (Ngiêm trang và đùa cợt) Hạ-thần xin tuân-lệnh Đại-vương. (Jở cuốn sách, chăm chú nhìn, trước nụ cười thử thách của Thanh). Ơ! Ơ! A! A! Này đây. Tao tóm lược, rồi mày đọc lại xem có đúng không... Vương-tử Charles của Venice có tham vọng muốn chiếm nửa xã-tắc Lombardy, nên mời vua Louis nước Fáp vào Italy. Vua Louis vốn cũng có tham vọng muốn chiếm Lombardy để làm bàn đạp. Vua Louis gây thiện-cảm với các vương-tử khác ở Italy. Vua Louis đã chiếm được Lombardy khỏi tay vương-tử Charles, và chiếm luôn được tình hữu-ngị của các Vương-tử khác ở Italy. Đến lúc đó người Venice mới biết chuyện họ đã làm. Fải chi họ jữ được hai thành-fố ở Lombardy thì vua của họ đã có được hai fần ba lãnh-thổ Italy rồi. Machiavelli kết luận ông rất tán thành bước tiến của vua Louis... Và đây, bàn về sức-mạnh vũ-trang... Machiavelli nói: “Nếu những người như Moses, Cyrus, Theseus, và Romulus không có quân-đội làm sao họ có thể bảo-vệ được hiến-fáp. Khi đứng trước những nguy-hiểm ja tăng, những người kể trên có khả-năng họ sẽ vượt qua những nguy-hiểm đó. Khi những nguy-hiểm không còn nhưng có người ganh gét thành-công của họ, thì những kẻ ganh gét ấy sẽ bị loại. Những người kia được thế-jan kính nể, và họ tiếp tục hùng cường, bền vững, đáng quí và hạnh-fúc. (Đưa sách cho Thanh) Tao tóm tắt. Mày đọc kĩ đi.

Thanh: Mày khá thật! Hay là mày zịch cho tao cuốn sách này.

Khương: Tao là con người bỏ đi! Mày là con người cao-quí nên làm chuyện ấy.

Thanh: Cao quí ở chỗ nào?

Khương: Khi mày đứng ra nhận đứa bé mới đẻ bị bỏ rơi là con, nhiều người trong số bạn bè chê mày. Tại sao?

Thanh: Tụi nó muốn ngĩ jì thì ngĩ.

Khương: Tao không thích những thành-kiến, ganh-tị, bất công.

Thanh: Kệ tụi nó.

Khương: Thực ra tụi nó bàng hoảng trước cái vĩ-đại rất bất ngờ của mày! Tụi nó luôn luôn ngĩ rằng khi còn ở Trung-học mày thua tụi nó thì muôn đời mày thua tụi nó.

Thanh: Tụi nó học rất jỏi.

Khương: Cuộc đời và lớp học khác nhau rất nhiều.

Thanh: Tao chọn con đường binh-ngiệp.

Khương: Mày có thể tiến rất xa. Biết đâu có thể là một thứ Napoléon? Chỉ cần một chiến-thắng Toulon.

Khương và Thanh iên lặng.

Khương: Này ... Tao thích cái cây kia quá. Tao có cảm tưởng đó là con gái của mày. Nó đang đợi mày, và nói: “Bố Thanh!”

Thanh: Ha! Ha! Ha! Mày làm tao nhớ con tao!

Khương: Tao cũng mường tượng sau cái cây kia là hai cụ thân-sinh ra mày. Hai cụ tuyệt vời. Mày có nhiều nét rất jống hai cụ. Thỉnh thoảng hai cụ hỏi tao.

Thanh: Hỏi jì?

Khương: Hai cụ hỏi thế này: “Cậu có biết mẹ nó ở đâu làm ơn mách cho chúng tôi để chúng tôi đến đón nó về...” Đến đón nó về! Sao lại có tâm-hồn cao-thượng thế?

Thanh: Mày nói sao với bố mẹ tao?

Khương: Biết jì mà nói!

Thanh: Nếu mày thích con em Kim-fụng của tao thì cứ tiến lên.

Khương: Tao iêu cô ấy quá, mặc zù Helga khuyên tao “Không nên”.

Thanh: Helga là ai?

Khương: Một cô jáo trẻ người Đức, thày của Kim-fụng.

Thanh: Hừ!

Khương: Mày có muốn một cô bạn gái người Đức không?

Thanh: Tốt chứ sao! Nhưng tao không biết tiếng Đức.

Khương: Tao jới thiệu mày với Helga! Cô ấy thông thạo tiếng Anh! Hê...

Thanh: Được! Nhưng “hê” cái jì?

Khương: Tao fải nói rõ. Tao với cô ta chỉ là bạn để tao “zượt” tiếng Đức, chứ tao chưa bao jờ cầm tay cô ta.

Thanh: Tại sao không?

Khương: Để đến lượt mày.

Thanh: Ha! Ha! Ha! Tối nay ở lại đây!

Người lính: (Từ ngoài bước vào, đến trước mặt Thanh, chào theo cung cách nhà binh.) Thưa Đại-uý, xe đã sẵn sàng để chúng em về Sàigòn công-tác.

Khương: (Quay qua Thanh) Cho tao theo cái xe này.

Thanh: (Nhìn người lính). Rồi! Mày ra trước. Đợi ông này. (Người lính đi rồi, Thanh nhìn Khương) Mày sợ Việt-cộng fáo kích đêm nay?

Khương: Mục tiêu này rất lộ. Nó fáo lúc nào cũng được.

Thanh: Nếu mày sợ nên không zám ở lại thì thôi.

Khương: Kì tới gặp nhau ở Sàigòn, tụi này zẫn mày đi xem “cửi-truồng”.

Thanh: Tao biết! Ha! Ha! Ha! Này nhớ! Xem một lần là mê con ạ!

Khương: Nếu tao kẹt thì các bạn sẽ đi với mày.

Thanh: Kẹt cái jì?

Khương: Mày quên tao là jì?

Thanh: Mày là thằng Khương chứ là jì?

Khương: Chỉ-huy Trưởng, Lực-lượng Không Võ-trang Trốn Quân-dịch.

Thanh: Mẹ! Sao lúc nào và với bất cứ ai mày cũng cứ bô bô như vậy?

Khương: Tao mơ thấy một ngày mày hùng-vĩ đứng trên chiến xa đón nhận vinh-quang. Những thằng đã coi thường mày sẽ mở mắt ra. Có đứa sẽ cúi đầu suy-ngĩ tại sao nó đã cấm mày lại gần em gái nó.

Thanh: Thôi ... Đừng nói nữa.

Khương: Thêm một điều: Đừng “mày tao” với lính. Cái “uy” sinh ra “cảm-fục”, cái “sợ” và cái “ganh gét” sinh ra hận-thù. Lời của Machiavelli đấy.

Thanh: Mày không biết jì về nhà binh hết.

Khương: Một điều nữa: Đừng đọc The Prince, Newsweek Time khi có mặt cấp trên và lính.

Thanh: Có jì đâu?

Khương: Những thứ đó chia rẽ tình “huynh-đệ chi-binh.”* Ở Italy thời Machiavelli toàn là những chư-hầu gọi là “Principalities”. Ở Fáp, Napoléon chỉ có một kẻ-thù là fe chống cách-mạng. Ở Việt Nam, mày có tới bốn kẻ-thù chí-tử: Cộng-sản, Jải-fóng Miền Nam, cái gọi là Quốc-ja thối-nát, và Mĩ. Để thanh toán kẻ nội-thù trước, mày fải vô cùng cẩn thận. Thằng Thiệu chẳng ra jì. Nhưng nó rất điếm. Nó hiểu thầy nó muốn jì! Mà lịch-sử sẽ không bao jờ chửi nó. (Để tay lên vai Thanh) Nào! Đứng lên! Napoléon thân ái của tôi.

Thanh: Ha! Ha! Ha! Nếu thế! Ngày ấy tao sẽ cho mày một chỗ xứng đáng với khả-năng của mày. Mày khá đấy!

Khương: Đừng! Ngày ấy mày làm ơn ra lệnh: “Trục xuất Trần Thanh-khương ra khỏi Việt Nam!”

Thanh: Trục-xuất? Với lí-zo jì? Nó có làm jì đâu? Nó như con chó đói chạy quanh ngoài đường! Ha! Ha! Ha! (Đập tay lên vai Khương.)

Khương: (Chỉ tay vào ngực) “Kẻ vô-loài!” (Khương bước đi.)

Thanh: Ha! Ha! Ha! (Rút mũ gài bên sườn đưa lên đầu, chỉnh lại cho ngay ngắn. Anh ta nhìn lên cao, tưởng tượng không-jan là chiếc gương soi vĩ đại fản chiếu tất cả những jì ôm ấp trong lòng... kể cả tiếng cười. Anh ta rất đẹp trai và đang gật đầu). Cô em Kim-fụng của anh! Anh mong cô nge nó đã nói, nó là “kẻ vô-loài!” Em là con cháu bộ-trưởng. Em ngĩ sao? Em của anh fải hạnh-fúc và sáng trưng như thất bảo. Tại sao lại cúi xuống vũng lầy!

 

MÀN

 
(2009)
 
------------------------
Phụ chú của Tiền Vệ:
* Đúng ra phải nói là binh chi huynh-đệ (lính tráng đều là anh em với nhau cả), nhưng một bài hát phổ thông đã làm nhiều người lính quen nói theo cách sai thành “huynh-đệ chi binh”.
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021