kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
 
 
sân khấu
 

kịch hình thể



YELLOW IS NOT YELLOW [short film] -  Tạ Duy Bình
Phim ngắn này là một phần trong vở kịch Màu vàng không phải là màu vàng (do Tạ Duy Bình viết và diễn). Phim gồm một độc thoại làm nền cho Màn 4, một đối thoại cho Màn 6, và ca khúc “Eyes là đôi mắt” (ca từ: Tạ Duy Bình, âm nhạc: Hoàng Ngọc-Tuấn) ... [Phim tiếng Anh, có kèm bản dịch tiếng Việt]

YELLOW IS NOT YELLOW [Màu vàng không phải màu vàng] -  Tạ Duy Bình
Kịch phẩm độc diễn YELLOW IS NOT YELLOW kể câu chuyện của một hoạ sĩ tên là Henry và một cô gái điếm. Henry vẫn thường gặp cô gái điếm ấy trong những giấc chiêm bao, và chàng quyết định tìm gặp nàng trong đời sống thực...

The Monkey Mother -  Tạ Duy Bình

[xem tiếp]

sân khấu đồng hiện

nhận định sân khấu



Một vài kinh nghiệm cá nhân về sự ảnh hưởng của Phật Giáo và Thiền trong công việc sáng tạo và thể nghiệm nghệ thuật sân khấu đương đại -  Tạ Duy Bình
Phải chăng sự ‘Trở về’ ở đây không chỉ là sự ‘Trở vế’ một nơi chốn hay một mảnh đất xa xôi nào đó bằng thân xác phàm tục này, mà ở đây còn là sự ‘Trở về’ một quê hương trong ký ức, trong tâm tưởng, là sự ‘Trở về’ với đất trời, với muôn loài, và sau cùng là sự ‘Trở về’với chính mình, trở về với từng hơi thở, từng khoảnh khắc, từng bước chân, từng nụ cười... (...)

Tình cờ được gặp vài nhân vật của Henrik Ibsen -  Nguyễn Thị Minh Ngọc
Chính Ibsen thuật lại, khung cửa sổ mở trước mặt cho ông thấy, mỗi sáng, vào đúng giờ đó, có một cô gái đẹp và lạnh lùng, xách chiếc cặp da đen đi ngang, mặt nhìn thẳng, một lát sau thì đi ngược lại hướng đi. Một hôm, ông tò mò bước theo thì thấy cô đi thẳng tới một khu rừng thưa, mở cặp, rút súng, bắn thẳng vào một gốc cây, rồi cất súng, quay về. Cứ thế đều đặn mỗi ngày. Chính đó là nguồn cảm hứng cho ông vẽ nên một vai diễn mơ ước cho bao nhiêu diễn viên nữ trên toàn thế giới... (...)

Một khung cảnh cực kỳ tàn nhẫn -  Barthes, Roland
Thế giới chuyên nghiệp của sân khấu là một thế giới rất khó khăn, rất bất thường; mọi thứ ở đó đều được thực hiện trong một khung cảnh cực kỳ tàn nhẫn, và trong thời gian kỷ lục... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Giới thiệu Kịch Hình Thể -  Marranca, Bonnie
... Càng ngày giá trị càng được đặt nặng về mặt diễn xuất khiến kịch mới đã chẳng bao giờ trở thành kịch văn học nữa, mà lại chủ yếu tập trung vào hình ảnh -- cả về thị giác lẫn thính giác. (...)

Chú giải về chuyên luận "Giới thiệu Kịch Hình Thể" của Bonnie Marranca -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Hy vọng những chú giải dưới đây sẽ làm sáng tỏ thêm đôi phần về ý nghĩa căn bản của chuyên luận. Bên cạnh đó, một số ý niệm về mỹ học và nghệ thuật trình diễn đương đại cũng được giải thích và minh họa bằng các ví dụ cụ thể. (...)

[xem tiếp]

kịch bản



Cố ý gây thương tích -  Phạm Thế Việt
[KỊCH NGẮN] ... Sếp: Ngươi làm thế nào? / Học viên nam: Dạ, làm thế nào là thế nào? / Sếp: Chuyện sáng nay trên lưới B40. / Học viên nam: Dạ, chỉ nhặt rác thôi. / Sếp: Cởi quần ra. / Học viên nam: Dạ.....???? / Sếp: Cởi quần ra! / Học viên nam: Sao phải cởi quần? / Bảo vệ: Ngươi dám hỏi lại à? Bảo cởi thì cởi nghe chưa...

Sự lễ độ vô ích -  Tardieu, Jean
... Từ những lời lẽ trịnh trọng kiểu Sartre (“Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”) cộng với những nhận thức kiểu Descartes (ám chỉ đến sự hoài nghi) được Tardieu sử dụng vặn vẹo, bóp méo với chủ ý giễu nhại (Đây là bước đầu từ sự không vừa lòng đến tò mò, từ tò mò đến tìm hiểu, từ tìm hiểu đến thất vọng, từ thất vọng đến âu lo, và... từ lo âu đến tuyệt vọng) đến ba bốn cái tát nẩy lửa đột ngột của Người khách... — điểm nhấn từ chủ nghĩa mục đích, tiến bộ, ảo tưởng nhường chỗ cho những phương tiện, tiến trình “cái gì” rút lui trước “cái như thế nào” đối nghịch ấy, ở đây, rõ ràng tác giả đã dẫn dắt người đọc đến đúng cánh cửa hậu hiện đại... [Hoàng Ngọc Biên dịch và giới thiệu]

Kẻ đến muộn -  Lữ Kiều
... TIẾNG NÓI: Căn phòng không thay đổi từ ngày chúng ta xa nhau. Nhưng những đồ vật không còn giương mắt nhìn tình yêu của chúng ta nữa. Bằng đôi mắt mù, anh nhìn bằng ký ức, và căn phòng như hồi sinh. Anh không muốn phải chứng kiến một tan vỡ mới, bởi những bước chân của em sẽ thức dậy những xót xa hằn dấu trong bốn bức tường này... ĐÀN BÀ: Anh tưởng có thể yên lòng với ảo tưởng ấy ư?...

Ngáp xế trưa -  Nguyễn Quỳnh
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, MỘT CẢNH] … TOÀN: Lúc rảnh Oanh cứ gé qua. OANH: Lúc rảnh... Lúc rảnh là tương-lai? TOÀN: Ờ. Tương-lai. OANH: Tương lai là bao jờ nhỉ? TOÀN: Tuần tới, tháng tới. Hay xa hơn nữa. OANH: (Nhìn Toàn) Tương-lai — nếu chúng ta còn gặp lại — không jống hôm nay đâu!...

Ngôn-ngữ chiến-tranh -  Nguyễn Quỳnh
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, MỘT CẢNH] VÂN: (Nhìn Fong) Sao mày lại cởi quần ra? / FONG: Tao bơi. Tao thích con suối này, chảy ra Fố-huyện. Chả nhẽ lên bờ mặc quần áo ướt à? / VÂN: Tao muốn theo mày. Nhưng không biết bơi. / FONG: Ở lại vài ngày đi với thằng Linh. Một thằng vào Đà-lạt, một thằng vào Thủ-đức. / VÂN: Mày không có túi đồ đạc jì hết? Mày trần truồng thế kia! / FONG: Tao đến đây với bộ “buồi zái” thế nào thi tao ra đi như thế!...

[xem tiếp]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021