điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
Ta đợi ngươi hơn ba mươi năm: 1977-2009

 

Nguyễn Quỳnh, Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm (1977-2009)
Sơn zầu trên vải, 44” x 35”, 2009 USA

 

§01. Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm là tên của một tấm tranh. Nó không fải là một tác-fẩm, i như Picasso đã nói: “Không fải tranh nào của tôi cũng là thứ thật!”

 

§02. Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm là cách tự kiểm chứng xem tôi có khả-năng hay không, vào mùa đông, năm 1977.

 

§03. Bút-fáp của tôi, từ lâu vẫn là trừu-tượng, kĩ-thuật khác với tranh trừu-tượng Tây-fương, ví-zụ bức Làng Tôi, vẽ năm 1976.

 

Nguyễn Quỳnh, Làng Tôi, Sơn zầu, 76” x 45”, 1976
Collection of Dr. Nathan Dickmeyer, Former Vice-president, Columbia University, NY NY.

 

§04. Thường thì họa-sĩ vẽ tranh trừu-tượng rất ưa kĩ-thuật hay xảo-thuật tạo họa chất (matière) gây khoái cảm cho xúc-jác và thị-jác (texture/optic). Một số kĩ-thuật trong loại này là “zập-zập, cạo, nạo (poncer/frotter)” theo kiểu Dubuffet hay Klee. Làng Tôi chỉ là những nét vẽ bằng sơn zầu rất chi li, đan vào nhau, và cứ thế lan ra theo cái nhìn của tưởng-tượng vô hình-zung.

 

§05. Trong bức tranh gọi là “Làng Tôi” có hai cánh-ziều bay: cánh-cung, cánh-cốc. Một ngày hội vui tươi đầy mầu sắc, với những hình tượng của í-tưởng (imageries) xoay trong không-jan.

 

§06. Làng Tôi được Viện Bảo-tàng Clement ở New Jersey mua. Nhưng vì có chuyện nội-bộ ở viện bảo-tàng, nên năm 1991 Làng Tôi trở thành một bức trong sưu-tập của Dr. Dickmeyer, Fó Viện-trưởng Columbia University.

 

§07. Làng Tôi lấy nguồn hứng từ một ngôi làng có thật ở Bắc Việt. Năm 7 tuổi tôi đến một miền quê, gần Hưng-iên và thấy ngôi làng lạ lùng như tiên cảnh. Vẽ ra để rọi fóng tâm-tình chứ không thể nào “bắt được” linh-hồn “làng tôi” năm ấy.

 

§08. Tới New York City, tháng 6, 1975, tôi tiếp tục âm-thầm vẽ tranh chính-trị “rất zã-man” như đã triển-lãm trước đó tại Thư-viện Quốc-ja ở Sàigòn và triển-lãm riêng cho sử-ja mĩ-thuật nổi tiếng người Fáp là Paul Seltz, khoảng hai tháng trước ngày Sàigòn sụp đổ. Paul Seltz đã nhận-định: “Très originale!” Tấm tranh mực đen trên jấy bristol sau đây tên là Cách-mạng Vô-sản hay Trở về Man-rợ (1975).

 

Nguyễn Quỳnh, Cách-mạng Vô-sản hay Trở-về Man-rợ,
bút và mực đen trên jấy Bristol, 30” x 22”, 1975

 

§09. Tôi thường nói, “New York City mới chính là quê-hương tôi. Tôi vẽ hệ-thống zưới đường hầm xe điện, như thế này:

 

Nguyễn Quỳnh, Hệ-thống zưới đường hầm xe-điện. 15” x 10” Mầu nước, 1976

 

§10. Tôi cũng vẽ hệ-thống Subway như sau. Là con người iêu tự-zo, tôi khước-từ truyền-thống và những khuynh-hướng mới, nhưng thiếu căn-bản và sáng-tạo.

 

Nguyễn Quỳnh, NY Subway, 32” x 20”, watercolor on Bristol paper, 1976

 

§11. Clement Greenberg, nhà fê-bình hội-họa nổi tiếng ở Hoa-kì có lần hỏi De Kooning, một họa-sĩ gốc Hoà-lan, là liệu họa-sĩ này có vẽ được như Rembrandt không? De Kooning, một họa-sĩ nổi tiếng của fái Abstract Expressionism, cũng còn được gọi là Trường-fái New York, thành thật lắc đầu.

 

§12. Nếu câu hỏi đó cho tôi, tôi sẽ trả lời: “Thừa sức!” Để chứng tỏ, mùa đông 1977, một fần của tấm tranh sau đây ra đời. Tôi bỏ zở vì nó không tiêu-biểu cho bút-fáp của tôi. Tôi cuốn tranh lại cho vào tủ (closet). Đó là một buổi mùa Đông 1977.

 

Nguyễn Quỳnh, Untitled Project (detail). Oil on canvas, 44’ X 35”, 1977

 

§13. Hơn 30 năm sau, vào mùa Thu 2009, một lần từ Đại-học về thăm nhà, bà xã bảo tôi, “Anh nên vẽ cho xong tấm tranh ‘ấy’ để em treo trong fòng ngủ của em”.

 

§14. Tôi mang tranh ra, fủi bụi, ngắm nhìn, thì thầm trong bụng: “Ủa! Chân-zung vợ mình mà!”

 

§15. Tôi mang tấm tranh zở zang về Đại-học, cần cù suốt hai tháng mới xong. Trong tranh có chiếc áo zài hoa xanh, ống thử thụ-thai (pre-pregnancy test), con vịt đồ chơi cho trẻ em khi tắm, cái nhẫn Cao-học (Master of Science) đầu tiên của tôi ở Mĩ, quả cầu trong cõi uyên-nguyên, sách Lịch-sử Mĩ-thuật theo quan-niệm của tôi, cái xe hơi đồ chơi cho bé trai sắp ra đời: “Here comes the boy! Here comes the toy!”

 

§17. Tôi nhìn tấm tranh với nhiều kỉ-niệm riêng, và tôi chợt thấy “tôi rất sai ngày ấy”. Ngay lúc đó, zường như tấm tranh nó nói với tôi: “Ta đợi ngươi từ hơn ba mươi năm!” Tôi gi lại kỉ-niệm này, gửi đến độc-jả Tiền-vệ xem và đọc cho vui – ở những lúc thư nhàn.

 

§18. Tôi mang tranh về tặng cho nhà tôi. Đồng thời cũng là để xoá đi hơn ba mươi năm “zang zở với sai lầm”. Không còn vướng mắc, tôi ngồi hưởng sự iên-lặng của căn-fòng tôi đang sống với khung cửa sổ nhìn qua Đại-học, thông xanh bát-ngát. Nắng đẹp như vàng! Chim Mourning Doves hót véo von, như thể đùa cợt thế này: “Con mụ Tạch-tờ! Nó nại tờ tu!”

 

Nguyễn Quỳnh

 

 

---------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021