điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 11. Chung cư/Residential Complex – Từ xúc động tâm tình đến nhận thức / From Sentimentalism to Formalism

 

Những kì trước / Previous issues:

 

 

Tranh sô Mười Một /Work Eleven, Residential Complex, 2010. Kĩ-thuật/Medium: Vi-tính/Digital.

 

Đề-tài fụ của bài viết này “Từ Xúc-động Tâm-tình đền Nhận-thức về Cơ-cấu” zường như không zính-záng jì tới tác-fẩm Chung-cư (2010) của Hoàng Ngọc Biên. Tại sao? Tại vì bài viết cho thấy nỗi u-ẩn của tác-jả về vấn-đề liệu tính-chất sáng-tạo có nằm trong fê-bình ngệ-thuật hay không?

Khuynh-hướng xúc-động tâm-tình là sự bùng-nổ của tình-cảm trong đời sống hằng ngày ở mỗi người. Có thể nói nó đến từ những rung-động fất-fơ không sao kiềm-toả được. Xúc-động tâm-tình thường không đáng để chúng ta bàn luận. Ngược lại, Nhận-thức zựa vào cơ-cấu đúng theo ngĩa của Kant là những kinh-ngiệm hiểu-biết chắc-chắn không sao chối cãi được. Vậy thì, nhận-thức như thế có hợp với fê-bình sáng-tạo hay không?

Tác-fẩm Chung-cư của Biên cho tôi một zịp để suy-ngĩ mông lung. Nhưng trước hết tác fẩm này đưa tôi trở về tuổi ấu-thơ khi ja-đình tôi tới tạm-trú tại Nhà Máy Nước ở thành-fố bên cạnh con sông. Hồi đó, tôi thấy những khung sắt vươn ra như chân tay chống đỡ zàn bơm nước. Nhà Máy Nước ấy như một quái-vật chuyển-động ầm-ĩ không ngừng, âm vang hắt qua cừa sổ lớn sát trần cao. Nơi đây không có tình-người mà chỉ có những con mắt của người hồi-cư mở ra hoang-vắng và jấc-mơ của một đứa bé vô-tội là tôi!

Khoảng mười hai năm sau tôi khám-fá ra tác-fẩm Nhà Tù Số 1 của Piranesis, một bức-hoạ bằng kĩ-thuật “etching”. Lạ lùng thay, bức hoạ của Piranesi làm tôi nhớ tới Nhà Máy Nước năm xưa. Tôi tự hỏi làm sao hình-ảnh những chiếc cầu kéo trong tác-fẩm Nhà-Tù 1 ở thế-kỉ 18 lại có cái jì jống Nhà Máy Nước ở quê tôi, trong thế-kỉ 20? Làm jì có chuyện đó!

Hôm nay, tác-fẩm Chung-cư của Hoàng Ngọc Biên júp tôi nhìn rõ ngệ-thuật và thực-tại, zù hai thế-jới khác nhau nhưng lại bổ-túc cho nhau trong jòng suy-tưởng.

Chung-cư là một tác-fẩm đẹp được xây zựng bởi những đường thẳng và góc nhọn nương-tựa vào nhau để tạo thành những khung trông jống kính-mầu ít ra từ thời-đại Art Decor. Trên thực-tế cách trình-bày hình-ảnh của Biên rất là Deconstructivist nếu chúng-ta có zịp bước vảo nội-thất của Bảo Tàng Viện Guggenheim zo Frank O. Gehry vẽ kiểu, tại Bilbao, Spain.

Tôi có thể đi xa hơn bằng cách fân-tích và mở cấu-trúc để thấy một số chi-tiết trong tác-fẩm Chung-cư của Biên. Ví zụ, tôi có thể làm cho những nét to và vạm-vỡ mờ đi jống như những nét cọ xuất-thần và mãnh-liệt, để rồi tôi so sánh chúng với những tác-fẩm trừu-tượng của Franz Kline. Có như thế tôi mới thấy rõ cơ-cấu hiểu-biết tinh-ròng (Formalism) từ góc-độ vận-chuyển và bố-cục theo cái-nhìn cơ-cấu. Làm như vậy có fải là một fê-bình có tính sáng-tạo hay không? Không!

Triết-học của Pierce coi “hình-ảnh cảm-tính” là một loại biểu-tượng (icon) hời hợt ngay cả khi biểu-tượng ấy nằm trong tôn-jáo. Cứ cho là chúng ta có rất nhiều kinh-ngiệm về “icon” thì kinh-ngiệm này cũng chỉ là những tra-vấn (indexes) mà thôi. Cho nên, biểu tượng không fải là cái-nhìn thấu-đáo (Formalism).

Trước tác-fẩm Chung-cư của Biên tôi mới thấy đây là một trường-hợp quan-trọng cho tôi biết hơn về thẩm-mĩ, sáng-tạo và thế nào là í-thức tinh-ròng (cognition). Tình-trạng u-ẩn của tôi đưa ra một thảo-luận gọi là liên-tục mà trong Triết-học gọi là Oratio Continua hay hơn nữa có ngĩa đi sâu-hơn vào tính-người, khi chúng-ta đứng trước một tác-fẩm ngệ-thuật – đừng lôi thôi ngĩ về jả-thiết nọ kia.

 

The subtitle of this short writing, “From Sentimentalism to Formalism“, does not appear to work with Hoang Ngoc Bien’s new artwork Resident Complex (2010). Rather it addresses the writer’s melancholia of whether creativity exists in art critique.

Sentimentalism proceeds from emotional outbreak of individual’s everyday life on the excessiveness or fleeting moments. Remarks based on sentimentalism are usually snuffed out at serious discourse, although their snub might be entertaining, say the “sensational”. On the contrary, remarks based on Formalism, strictly on Kantian concept synthesize empirical or cognitive knowledge to reductions. Are they creative critique?

Biên’s Residential Complex offered me a chance to ponder. But first of all it gave me a free ride to my childhood when our family lived in the roofless City Water House by the river. The iron structures exposed their bare arms and limbs to buttress huge pumps. The Water House resembled a rare brute and roared incessantly through its huge broken doors and clerestories. Amidst the absence of human sympathy were refugees’ empty looks and my childhood’s innocent dream!

About a score of years later I discovered Piranesi’s The Prison 1, an etching through which the image of the Water House miraculously joined the discourse. How could this be? Should images of the drawbridges in the 18th century artwork match the building’s iron frame in my 20th century homeland? No!

Today Biên’s Residential Complex engages my mind’s eyes through which I see art and reality, as two worlds apart, but reciprocally united in my thought.

Residential Complex is a beautiful work optically supported by powerful and fine diagonal black lines that form vertexes and frame stained glass-like panels of the Art Décor movement, but in fact Bien’s pictorial layout is very Deconstructivist if one gets inside Frank. O. Gehry’s The Guggenheim Museum at Bilbao, Spain.

I could see beyond those limits if deconstruction of some minute details of Bien’s Residential Complex is possible. Blurring out the robust black lines would make them look like powerful and spontaneous brushworks, and then finally set them against one of Franz Kline’s abstract paintings only  to see how Formalistic vocabularies from the viewpoint of good syntactical rotation and regiment. Would this be creative critique? No!

Pierce’s Semiotic Philosophy treats “image” as mere “icon” (sentimental or conceivable) because even we worship such an icon, say a religious one,  still we do not get its true meaning. Although by procuring a host of experiences of an icon it would still serve as mere indexes that are not transcendental to true thought or symbol (Formalistic).

My encounter with Bien’s Residential Complex is a case in question and quite significantly, I have learned more aesthetically, creatively and cognitively. My “Melancholia state” opens up a continued dialogue or Oratio continua also called Anthropological Motivation when confronting a work that should not concern any irrelevant assumptions.

 

May 7, 2013

 

 

-------------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021