điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên / The Art of Hoàng Ngọc Biên : 5. Hội-chợ/Fair

 

Những kì trước / Previous issues:

 

 

Tranh số Năm/Work Five, Hội-chợ/Fair, 2003. Kĩ-thuật/Medium: Vi-tính/Digital.

 

Biên có một số tác-fẩm được bố cục bằng cách chia hình-vuông ra làm bốn fần bằng nhau, vì thế người xem có cảm-tưởng nhìn qua cửa sổ hoặc nhớ đến cách fối-trí theo hình thập-tự bốn cánh bằng nhau trong kiến-trúc của Galla Placidia, 425.[*] Ngệ-thuật và cuộc đời không thể thiếu nhau vì chúng đều là những í-thức của con người nhìn từ nhiều góc cạnh, từ nội-tâm hay từ ngoại-cảnh. Từ cái nhìn ngoại-cảnh, tác-fẩm Hội-chợ (2003) của Biên cho thấy zường như không zính-záng jì tới nội-tâm. Nhưng những đường nét ngang zọc to mạnh có tính tiên-fong bất ngờ cho thấy tâm-tư của ngệ-sĩ hướng về sáng-tạo. Đó là cái nhìn từ nội-tại. Trong tranh, bố-cục chính là trật-tự mới ở thế-jan ngệ-thuật zo nhu-cầu cấp-thiết của nhiều suy-tư fức-tạp mà ra.

 

Biên has a series of quadripartite compositions, each engages with four equal square lights (lites) to suggest a window view. This reminds us of the symmetrical cruciform (or the four-arm architectural plan of Galla Placidia, 425). 1 Art and life cannot exist as one without another; essentially they are experienced from different angles of human consciousness, exteriorly and interiorly. The one dimension such as Fair, a work of Biên, 2003, seems indifferent to ego’s business; namely self-centered. Yet the cutting-edge bold lines of the frame delegated by means of artistic and creative impulse reassure another dimension from which unexpectedly invokes the ego the power to create. In visual art, composition sets up new world order as an immediate demand of multi-communication.

 

Nếu chúng ta coi hình-ảnh là cái nhìn của bút-fáp trong ngệ-thuật thì hình-ảnh trở thành suy-tư của trí-tuệ có thể thấy một cách thần-kì trong tác-fẩm Hội-chợ của Biên. Chúng jống như vũ-trụ, từ một tiến tới vô-vàn. Cái tạm gọi là ngọn bút của Biên không vạch rõ ra hình-zạng chu-vi của hình-ảnh bởi vậy kí-hiệu trong tranh thoáng-hiện lúc thì hình-zung, lúc thì vô hình-zung như những vật gây ra ấn-tượng xúc-quan, đang ở trên sàn (nền). Chúng ta thấy rõ chiều-sâu trong tranh theo í-niệm, như một không-jan jống thật với những jải lụa mầu đang bay lượn để miêu-tả tự-zo không bờ-bến và cũng biểu-thị cho cái nhìn về hội tết vui tươi. Ta có thể ngỡ-ngàng nếu thấy Biên biểu ziễn í và kĩ-thuật khi bấm vào con chuột thì cấu-trúc ngang-zọc biến đi để người xem tranh thấy rõ hơn một vũ-trụ fáo bông lù lù trước mắt. Rồi Biên lại bấm vào con chuột thì thế-jan ngang zọc lại trở về cho thấy cái nhìn nhị-nguyên ra ngoài í-thức hệ, miễn là thanh-bình và hạnh-fúc vẫn còn và không cần định-ngĩa.

 

If we treat images with a sort of artsy-craftsy mood, then, imagery as construct of the mind may begin to play magically in Bien’s Fair, which becomes a universe, from one to many. Biên’s so-called brush works refuse to outline and contour images in favor of transient signals that are both non-representational and representational as evidence of tactile objects on the floor. Our eyes are drawn to the depth of the painting conceptually as to conceivable space where vibrating and floating color ribbons dance to denote unlimited freedom and to connote some concept of festivity. It would be thrilled to see Biên’s manipulative technique and idea as to just one click the grid pattern disappears for us to see the close-up of a sort of universe full of spectacular view of firework. Another click will restore quadripartite. This signifies dualistic thinking without bias, provided (that) an attainment of peace and happiness is maintained and free from definitions.

 

_________________________

[*]Galla Placidia là tên một bà hoàng, con gái của Đại-đế Theodosius I, và là mẹ của Hoàng-đế Valerian III. Năm 410, Alaric the Goth chiếm thành Rome bắt bà mang về, để rồi bốn năm sau bà trở thành vợ của vua Ataulf. Sau khi Ataulf băng hà Placidia trở về Constantinople làm nhiếp chính cho con trai, tức Hoàng-đế Valerian III. Kiến-trúc kể trên xây bằng gạch, bên ngoài tường là những vòng cung đặc, thiết kế cho đẹp mắt. Bên trong nhiều tranh tường Mosaic lộng-lẫy. Galla Placidia là điện-thờ kỉ-niệm tức nhà mổ ở Ravenna. Trong rất nhiều tranh tường mosaic ở thời-đại Byzantine, hình thập-tự bốn cánh bằng nhau thường thấy trong vòng hào-quang quanh đầu Jesus Christ.

Empress Galla Placidia was the daughter of Emperor Theodosius I, and mother of Emperor Valerian III. In 410, the Goth King Alaric captured Rome and abducted her. Four years later she became the wife of the Goth King Ataulf who died in 415, after which Placidia returned to her Christian family in Constantinople. She became regent of her son, Emperor Valerian III, from 425 to 450. Galla Placidia is a mausoleum in Ravenna, exteriorly it was built with brick and adorned with blind arcades while interiorly was profusely decorated with mosaic paintings. In many Byzantine mosaic paintings, the cruciform (four equal arms) also appears in the halo surrounding Jesus’ head.

 

 

-------------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021