điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
Nguyễn Hưng Trinh: Vòng tròn giam cầm & vượt thoát

 

(Bài này đã được đăng trên SAIGON CITY LIFE số tháng 4/2007 và được ký dưới một bút hiệu khác của Nguyễn Viện, vì một lý do ngoài ý muốn của tác giả, ở Việt Nam thường gọi là “nhạy cảm”).

 

Thật nhiều tính triết lý nhưng gợi cảm, hội họa của Nguyễn Hưng Trinh là cuộc phiêu lưu vào những cõi miền ẩn ức sâu thẳm và những phóng thể hoang đường của ác mộng, qua đó, chắp nối những vụn vỡ của cuộc sống và tái tạo nó trên bình diện nghệ thuật tạo hình những tấm gương phản chiếu lẫn nhau.

 

Được xem tranh của Nguyễn Hưng Trinh từ cuộc triển lãm đầu tiên ở Sài Gòn, năm 2001 (trước đó anh đã có một triển lãm cá nhân tại Đà Lạt, năm 2000), tôi đã tin rằng Trinh đang có những bước đi đúng khi chọn cho tác phẩm của mình cách thế hiện hữu giữa biểu hiện và siêu thực. Tuy rằng lúc đó tranh của anh còn nặng yếu tố kỹ thuật hơn là sự vượt thoát của các ý tưởng.

Có nhiều người hỏi tôi: Sao không viết về Nguyễn Hưng Trinh? Giờ đây, thêm 5 năm nữa kể từ ngày tôi gặp Nguyễn Hưng Trinh, tôi đã có thể viết về tranh của anh mà không phải lấn cấn điều gì, như tôi đã viết về Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung, Lâm Triết, Lê Thánh Thư, Nguyễn Tấn Cương, Đào Minh Tri…Có những tài năng phải do khổ luyện, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó là độ chín của bút pháp và sự tìm tòi. Cũng như Đào Minh Tri, Lê Thánh Thư… Nguyễn Hưng Trinh đã tìm được cho nghệ thuật của mình một cửa ra rất riêng biệt. Nó tạo nên một không gian hội họa mang tất cả hình hài và linh hồn của Nguyễn Hưng Trinh. Không lầm lẫn với bất cứ ai.

Tiến sĩ Mark Stevenson, thuộc Đại học Victoria, Australia, đã nói về tranh của Nguyễn Hưng Trinh nhân ngày khai mạc phòng tranh của anh tại Footscray Community Arts Center, Melbourne, như sau:

Thoạt tiên chúng có vẻ cằn cỗi và cứng ngắc. Hoặc ngay cả trông chúng giống như chất bê tông. Nhưng, cũng thế, khi quan sát kỹ hơn, chúng thể hiện cả bề mặt bên ngoài lẫn không gian bên trong, hay cảm giác bên trong.
 
Những hình dạng ấy trông nặng nề và mang tính công nghiệp, nhưng những đường vạch trên bề mặt của chúng thật ra lại phơi mở, như một mạng nhện, làm toát ra cái ấn tượng về một cảnh giới bên trong bằng cách nào đó đã được phóng ngoại.[1]

Với một tâm thế bị tù hãm, tư duy nghệ thuật của Nguyễn Hưng Trinh đi từ những thái cực của đau khổ đến hoan lạc, của trói buộc đến tự do, ở giữa là sự gào thét bất lực. Càng điên cuồng bao nhiêu, sự sáng tạo càng phát tiết bấy nhiêu. Nhưng đâu là sự định hình các tác phẩm của Nguyễn Hưng Trinh? Không khó để tìm ra câu trả lời này. Cứ xem tranh của anh đi. Chỉ có một mô típ thôi, nhưng nó mở ra những con đường, những định hướng khác nhau, đôi khi mâu thuẫn. Đó chính là những thái cực mà tôi đã nói ở trên. Những thái cực cho chúng ta nhìn thấy một thế giới đa dạng nhưng thuần nhất của một hiện sinh khắc khoải. Đối kháng ánh sáng và bóng tối, cứng ngắc và mềm mại, chết chóc và sinh nở, dâm tính và khổ hạnh… Cuối cùng, nó bừng lên giữa khe hở tồn sinh cái lạnh buốt khải ngộ thân phận. Là vòng tròn giam cầm và vượt thoát.

 

Nguyễn Viện

 

 

Translated by Tôn Thất Huy

 

Nguyễn Hưng Trinh: Confinement and breakthrough

 

Full of philosophical temperament yet with subtle nuances, Nguyễn Hưng Trinh’s art is a journey into both cavernous hidden territories and the illusory immensity of nightmares. His paintings somehow mend the broken pieces of life, recreating them into graphic artistic surfaces that compliment each other.

 

Having the opportunity to experience Nguyễn Hưng Trinh’s first exhibition in Saigon in 2001, (although he already had hosted a solo exhibition in Dalat in 2000), I believed that Trinh was finally on the right path, as he chose to express his art combining expressionism and abstract form, even though at the time his paintings were still more heavily focused on techniques rather than the breakthrough of his ideas.

Some people asked me why I hadn’t written about Nguyễn Hưng Trinh before. Well, five years from the day I first met the artist, I am now able to write about his paintings without too much hesitation; just as I’ve written about other Vietnamese artists, such as Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung, Lâm Triết, Lê Thánh Thư, Nguyễn Tấn Cương and Đào Minh Tri. To reach maturity - especially in the artistic arena - one must endure an arduous pursuit in the search of his own expression. Just as Đào Minh Tri and Lê Thánh Thư have done, Nguyễn Hưng Trinh has found in his art a unique appeal. This has culminated in an artistic genre exuding all of Trinh’s very soul and essence, impossible to mistake for any other artist.

On the opening day of Trinh’s exhibition in Australia, at the Footscray Community Arts Center in Melbourne, Dr. Mark Stevenson, of Victoria University, had this to say about Trinh’s art:

At first, they seem withered and rigid, or even resembling concrete. Yet, at closer inspection, that’s what they display; from both their surface as well as the internal core, even the feeling from within.
 
Those shapes look heavy and industrialized, but the lines on the surface really open up, like a spider’s web, somehow expressing intense internal feelings.

Within a confined disposition, Nguyễn Hưng Trinh’s artistic mentality has journeyed from the extremities of misery to exultation, from bondage to liberty, where in the midst of all this exists the cries of helplessness. The crazier life gets, the more creative his art becomes. But what’s the basis of Nguyễn Hưng Trinh’s work? It is not difficult to find the answer to this question - just look at his paintings. There is only one motif, but it opens up other paths to a variety of directions, sometimes with conflicting matter. And that is what I have mentioned above as extremities: the extremities which allow us to see a diverse world, yet homogeneously belonging to an obsessed existence. In the conflict between light and darkness, rigidity and softness, birth and death, lust and austerity, in the end, the paintings offer up - between the cracks of survival - a wintry epiphany of self. It is both a vicious cycle of confinement and breakthrough.

 

_________________________

[1]Xem bài nói chuyện của Mark Stevenson, “Hội hoạ của Nguyễn Hưng Trinh”, bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021