tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhớ Mạnh Hoạch!  [đối thoại]

 

Mạnh Hoạch là một nhân vật thời Tam Quốc, chuyện Nam Man Vương Mạnh Hoạch xuất hiện vào cuối thời phân liệt ấy cũng là một chuyện buồn, sở dĩ tôi nhăc đến ông vào lúc này bởi vì chuyện Mạch Hoạch đánh động trong tôi một tấc lòng tôn trọng.

Tam Quốc Chí là một tiểu thuyết lịch sử vĩ đại của nhân loại với một số nhân vật khổng lồ có những nhân vật, nhiều nhân vật đã là những khắc hoạ cổ điển của con người về mọi mặt: tri thức, nhân cách... từ những nấc thang gíá trị cao nhất đến những nấc thang thấp nhất, trong cái rừng đại ngàn nhân vật như thế, trải rộng một không gian thời đại như vậy... nói rằng mình chọn được một nhân vật đúng với cái tâm kỳ vọng của mình, chắc hẳn không ít người cho rằng đó chẳng qua là một ước muốn, mãi mãi là một ước muốn, nên xin được có đôi điều phân giải.

Mạnh Hoạch vốn là một phiên trấn trưởng một phiên trấn phương Nam, rất xa Trung Nguyên, xưa nay độc lập không bao giờ thần phục một chính quyền trung ương nào cả, khinh miệt bọn chính khách nhà nước mũ cao áo rộng mà ông gọi là “phường bán nước cho bao tử”, tính tình biến trá không coi trọng một nguyên tắc đạo đức giáo điều nào của Nho Gia.

Khổng Minh trong hành trình đầy vinh quang đi vào lịch sử lúc cuối đời hiểu rằng muốn cho giấc mộng xuất sư vượt Kỳ Sơn để lại sự ngiệp ngàn thu vĩ đại, con đường đó không thể nào đi trước con đường bình Nam Man, có nghĩa cụ thể là bẻ gẫy vĩnh viễn được con người Mạnh Hoạch, “Lục xuất Kỳ Son” theo sau “Thất cầm Mạnh Hoạch là những chương tiểu thuyết sáng như những đám cháy rừng, trong đó long lanh hai nhân cách lớn nhỏ khác nhau một trời một vực, một người khiến ta nhìn không được rõ tầm, ngất ngây mà chiêm ngưỡng thán phục, một người có nhân cách, nói nôm na là có cái liêm sỉ gần gặn với với chúng ta khiến ta gần gụi, nói Mạnh Hoạch, ông gợi cho tôi một niềm tôn trọng là có cái nghĩa như vậy .

Khổng Minh thân chinh đi đánh Mạnh Hoạch, trước sau ông bắt sống đối thủ bẩy lần, lần nào sau khi chiêu dụ không thành công ông lại tha ngay, cho về  chiêu tập lại binh mã... đánh tiếp. Để bắt được họ Mạch lần thứ bẩy, ông phải sử dụng đến một chiến thuật hỏa công tàn độc, chính ông cũng phải thú nhận trận chiến ấy làm tổn âm đức của ông rất lớn, không một gia đình đất phương Nam (man!) nào không có người tàn thây, tan xác trong trận hầm binh kinh dị ấy.

Khổng Minh cho người giải Mạnh Hoạch vào. Hoạch quỳ khom dưới trướng. Khổng Minh truyền cởi trói, rồi cho phép ra một nơi phía ngoài trướng, sai lấy rượu thịt cho ăn uống để 'hú vía'. Đoạn ông cho gọi viên quan coi về việc thết đãi trong trướng vào và dặn rằng:

- Nhà ngươi sang chỗ Mạnh Hoạch ăn uống, cứ như vậy... như vậy... mà làm

Mạch Hoạch lúc ấy đang cùng  bọn Mạnh Ưu, Chúc Dung Phu Nhân, Đới Lai Động Chủ và tông tộc thuộc viên... đang ăn uống ở ngoài trướng, chợt thấy một người đến trước mặt nhỏ nhẹ mà nói rằng:

- Thừa Tướng có vẻ ngượng không muốn gặp mặt ông, nên sai tôi đến đây bảo ông hãy về mà chiêu tập binh mã, quyết một trận hơn thua. Ông dùng bữa xong mau mau ra về cho kịp...

Hoạch ứa nước mắt mà đáp rằng:

- Bẩy lần bắt, bẩy lần tha! Cổ kim chua bao giờ có chuyện như vậy. Tôi tuy là người ngoại hoá, cũng có biết chút ít lễ nghĩa. Lẽ nào vô liêm sỉ đến thế được!”

Nam phương được bình định, họ Mạnh quy phục, Khổng Minh không cắt đặt quan tước ở lại làm việc bình trị mà để cho tông tộc Mạnh Hoạch cai trị như cũ, quyết định sáng suốt mà viễn kiến rất rộng .

Ngày nay nhìn lại pháp chế và chính sự trong nước, ngồn ngộn những nhân sự dốt nát bất lương của chế độ, xét ngay trong chính sách thông tin và báo chí, không tìm đâu ra bóng dáng của liêm sỉ, rặt một phường lấy quay quắt làm phương tiện tiến thân, lấy sự nịnh bợ giả trá để chen chân vào hoạn lộ tanh hôi, cả cái bề mặt của một Nhà Nước kềnh càng nhìn đâu cũng thấy lồng lộng sự gian dối lường gạt nhiều khi đến một mức ngu muội đần độn tưởng như không thể nào quan niệm được rằng đó là những công trình của trí óc con người, những chuyện như thế thấy từ hàng giờ hàng phút trên một mặt bằng sinh hoạt quôc gia:chinh trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục... ngút ngàn trên cả một giải đât nước được gọi là Việt Nam ngày nay, thiết tưởng đâu cần phải nói thêm một lời nào nữa. Cái sinh hoạt của Nhà Nước, xét cho cùng toàn là những cảnh “thoắt buôn vào, thoắt bán ra” nào có khác chi sân khấu quốc gia. Chốn miếu đường... đã trở nên một thứ “workshop” khổng lồ của một mụ Tú Bà.

Trong hoàn cảnh ấy, nhìn lại một nhân cách của con người Mạnh Hoạch, mà thấy thương nhớ ông ta, thấy thương cho vận mạng đất nước và dân tộc này vậy!

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021