tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Gửi bạn Trường Thụ  [đối thoại]

 

Gửi bạn Trường Thụ

Tôi rất vui nhận được phản hồi về một số điểm trong bài trả lời phỏng vấn về “17 câu hỏi...” vừa được Tiền Vệ phổ biến. Rất cám ơn bạn đã đọc kỹ bài và đóng góp ý kiến rất thẳng thắn.

Trịnh Cung

 

 

---------------

Bài liên hệ:

14.11.2009
[MỸ THUẬT] ... Để “xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, trân trọng các giá trị tự do, dân chủ, văn minh của loài người”, chúng ta không thể “gạt bỏ quá khứ”, vì cái thảm trạng của chúng ta trong hiện tại chính là hậu quả của một “quá khứ” ghê tởm. Chúng ta phải nhớ rõ cái “quá khứ” ấy và, hơn nữa, phải thấy rằng cái “quá khứ” ấy vẫn đang ngự trị trong hiện tại, vẫn đang đè lên cuộc sống của chúng ta bằng sức nặng cụ thể của quyền lực của nó, và có thể sẽ còn kéo dài cho đến tương lai. Ngày nào chúng ta không nhớ đến nó, không cảnh giác để chống lại nó, ngày đó nó vẫn còn ngự trị, vẫn còn nắm giữ quyền lực, vẫn còn đè lên chính cuộc sống của chúng ta... (...)
 
13.11.2009
[MỸ THUẬT] ... Họa sĩ Trịnh Cung có lẽ cũng có những tâm sự riêng về chiến tranh quá khứ. Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ và thông cảm những nỗi niềm của các bậc tiền bối. Nhưng mặc cảm “Quốc Cộng”, “Thắng-Thua” là mặc cảm của những “người già”, và nghệ sĩ cũng như nghệ thuật dù ở trong nước cũng như nước ngoài có lẽ ít người có tâm trạng này bởi nghệ thuật là để hàn gắn, liên kết mọi người (“Cái đẹp cứu chuộc thế giới” - Dostoievski) chứ không phải để chia rẽ... (...)
 
08.11.2009
... Trong một lúc nào đó xuất hiện một khe hở quản lý văn hoá ở Hà Nội hay Sài Gòn, thì cũng đã có những triển lãm sắp đặt, trình diễn của Trương Tân, Trần Lương, Nguyễn Minh Thành,... và tranh sơn dầu của Lê Quảng Hà (“Người Máy”), Nguyễn Thái Tuấn (“Black Painting”), qua đó các nghệ sĩ đã rất mạnh mẽ lên tiếng phản biện bóng tối toàn trị của nhà cầm quyền, phản biện sự tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do ngôn luận, quyền chọn lựa chính kiến, kể cả quyền chống ngoại xâm của người dân ở đây... (...)
 
09.11.2009
... Dù muốn hay không thì tiến trình toàn cầu hoá vẫn cứ xảy ra và đã xảy ra qua vô số ngõ ngách, nhất là khi nhà cầm quyền Việt Nam giảm bớt chủ trương “ngăn sông cấm chợ”. Sự va chạm với văn hoá bản địa trên đường xâm nhập vào Việt Nam tất nhiên không thể nhỏ, vì bản sắc chính trị của một quốc gia cộng sản và bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt nặng chất đình làng, hoặc cũng do mặc cảm lâu đời bị xâm lăng, thế nên nhà cầm quyền luôn có cảm giác đầy e sợ rằng những gì thuộc về tự do dân chủ sẽ tràn vào Việt Nam theo con đường toàn cầu hoá và sẽ lật mặt trái của chủ nghĩa toàn trị của Việt Nam xã hội chủ nghĩa... (...)
 
10.11.2009
... Nếu chúng ta đặt chính trị-dân tộc đứng ngoài phạm trù sáng tác nghệ thuật thì liệu có hạ thấp vai trò người hoạ sĩ Việt Nam? Chẳng lẽ chỉ có nghệ sĩ Phương Tây như Goya, Rembrandt, Delacroix, Picasso, Dalí, Marc Chagall,... mới có quyền vẽ về những bi thảm mà chính trị đã gây ra cho dân tộc của mình? Chẳng lẽ vì thế mà phần đông các hoạ sĩ bạn tôi nên xa lánh các vấn đề chính trị tồi tệ đang xảy ra cho đồng bào của họ? Theo tôi, nếu anh hay chị là nghệ sĩ đích thực thì không bao giờ dửng dưng với nỗi đau thương lớn của dân tộc mình, trừ phi sự dửng dưng ấy xác định chỗ đứng của anh hay chị ở về một phía khác của lịch sử... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021