tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Cô đơn và cô độc  [đối thoại]

 

Tôi biết, có khá nhiều người hiểu hai từ trên một cách... ngược lại với anh Nguyễn T. Long. Nhiều người hiểu như sau:

+ Cô đơn (lonely): chỉ tâm trạng [“ không có người hiểu mình”].

+ Cô độc (alone): chỉ hoàn cảnh [lẻ loi, một mình].

Tôi chưa dám nói cách hiểu nào đúng hơn. Chỉ đơn cử một trường hợp tiêu biểu, đó là... Phạm Công Thiện! Ông đã dùng chữ “ cô đơn” theo cách hiểu như trên.

Xin dẫn chứng:

“ On lonelinesss”, dịch là “ Về nỗi cô đơn” (Tự do đầu tiên và cuối cùng, Krishnamurti, bản dịch của Phạm Công Thiện. NXB, An Tiêm, Saigon, 1968, trang 628).

“ Ôi cô đơn, cô đơn khốc liệt...” (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Phạm Công Thiện. NXB Lá Bối, Saigon, 1964, trang 521).

“ Ta không thể nào hiểu được nỗi cô đơn của Kafka, vì mỗi người có một nỗi cô đơn riêng... Không có siêu hình học Kafka; chỉ có nỗi cô đơn Kafka...” [Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, trang 502]

Như vậy, PCT viết... sai hay đúng?

Xin các bạn tiếp tục cho ý kiến. Riêng tôi, thì rất... phân vân!

 

 

------------------

Bài liên quan:

16.03.2011
[CHỮ & NGHĨA] ... Mình nghĩ, để hiểu một con người là “cô đơn cô độc” ra làm sao, có lẽ trước hết, phải xem anh ta trả lời câu hỏi cho bản thân: “to be “bầy đàn” or not to be “bầy đàn” như thế nào! Chắc chắn thế!... (...)
 
15.03.2011
[CHỮ & NGHĨA] ... nếu bạn vừa phải cô đơn lại chịu thêm sự cô độc nữa, chưa chắc là do bạn mong muốn hay bất hạnh rơi vào mà còn do cuộc đời nữa. Ví như ngày xưa thời loạn, kẻ sĩ đi ở ẩn, bọn giả danh cơ hội đăng đàn, tội ác công nhiên chà đạp lên mọi thứ, sử sách còn nhiều trang bi thảm. Hay như thời nay, người ta có thể bị đánh gãy cổ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, người ta có thể hiếp dâm trẻ em vẫn được gọi là “quan hệ trên mức tình cảm”, còn bé gái bị hiếp dâm thì phải đi tù như một “Tú Bà”... (...)
 
14.03.2011
[CHỮ & NGHĨA] ... Nhân có câu chuyện “cô đơn”/”cô độc”, tôi post bài thơ trên trước hết là để mời quần hào thưởng thức một bài thơ hay, sau là xin đặt một câu hỏi liên quan: vậy thì cái tâm trạng thi nhân trong bài thơ này là một tâm trạng cô đơn hay cô độc?... (...)
 
13.03.2011
[CHỮ & NGHĨA] ... Trong tiếng Việt, đây là hai từ đồng nghĩa khó phân biệt thật rõ sắc thái ngữ nghĩa. Cô độc có thể được hiểu là không có tri kỷ. Nhưng theo tôi, người ta có thể chọn cho mình sự cô độc chứ không thể chọn sự cô đơn... (...)
 
12.03.2011
[CHỮ & NGHĨA] ... Trong tiếng Đức, sự phân biệt giữa 2 chữ này rất rõ: das Alleinseindie Einsamkeit... Trong tiếng Việt: hoàn cảnh cô đơn và tâm trạng cô độc... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021