tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
... và Mona Lisa đầu thế kỷ 21  [đối thoại]

 

Nhân đọc bài viết “Mona Lisa ở thế kỷ 20” của tác giả Phạm Chí Diệp, tôi thấy có rất nhiều ý thú vị và tương đồng với mình. Do đó, tôi nảy ý định viết một bài tạm gọi là “... và Mona Lisa đầu thế kỷ 21” như một bài nối dài bài “Mona Lisa ở thế kỷ 20” của tác giả Phạm Chí Diệp, bởì vì, thật kỳ lạ và trùng hợp ngẫu nhiên chăng, hoạ sĩ Lê Quảng Hà cũng có một số tác phẩm “mượn” đề tài và/hoặc nhân vật của các bậc thầy đi trước, với bút pháp hiện đại nhằm thể hiện những vấn đề đương thời.

 

Năm 2005, hoạ sĩ Lê Quảng Hà vẽ bộ ba tranh sơn dầu khổ khá lớn với nhan đề Đại Cán mà nhân vật chính, trung tâm là nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Cũng tái sử dụng hình ảnh nàng Mona Lisa một thời được coi là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật thời Phục Hưng với những “tiêu chuẩn vàng” về mỹ (thuật/học), với một cái nhìn đầy hóm hỉnh và thủ pháp biếm hoá tinh tế, hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã khoác lên mình nàng Lisa mới bộ y phục có tên gọi “đại cán” của thời quân sự hoá, xỏ cho nàng đôi ghệt nhà binh và dúi vào tay nàng chiếc ba-toong của những vị thống chế. Từ một mệnh phụ quý phái, nàng thoắt biến thành một nữ quân nhân khệnh khạng, và vẫn hắt cái nhìn đầy ma mãnh muôn đời vào người xem với vẻ như đánh đố chúng sinh về thân phận con người. Khác với Mona Lisa thế kỷ 16 xa xưa, giờ đây hộ tống nàng (trong hai bức tranh Đại Cán 1Đại Cán 3) là các cận vệ đầy hăm doạ, xỉa xói hay chĩa súng vào người đối diện (luôn sẵn sàng xả thân như các hiệp sĩ thuở nào chăng?).

Toàn bộ ba bức tranh là một gam màu đỏ-xám đầy bức bối, đe doạ.

Với bút pháp phúng dụ cường điêu vững vàng, hoạ sĩ đã đem đến cho người xem đầu thế kỷ 21 một cái nhìn đầy phê phán về những “khuôn định áp chế” của mỹ học cũ, và hơn thế nữa, như lời cảnh tỉnh tới những kẻ đội lốt “mỹ học”, lợi dụng “nghệ thuật” hay núp bóng “cái đẹp” nhằm rao giảng những triết lý nhuốm màu quân phiệt, sặc mùi học phiệt.

 

Bộ ba tranh Đại Cán

Chi tiết:
- Đại Cán 1, sơn dầu, 90x110 cm. 2005
- Đại Cán 2, sơn dầu, 90x110 cm. 2005
- Đại Cán 3, sơn dầu, 90x110 cm. 2005

 

Cũng trong năm 2005, khi các cuộc chiến tranh và khúng bố vẫn hoành hành trên khắp địa cầu thì hoạ sĩ đã sáng tác bức tranh sơn dầu khổ lớn Thời chiến. Ở đây, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp hình ảnh nàng Mona Lisa thế kỷ 16. Song khác với Mona Lisa trong bộ ba tranh Đại Cán, lần này nàng có vẻ lép vế hơn, đứng hơi lùi ra phía sau, nhường vị trí tiên phong cho thủ trưởng của nàng, mà không ai khác, đó chính là siêu minh tinh Marilyn Monroe mới của Andy Warhol đến từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Kế bên trái Marilyn, ngồi sau tay lái một chiếc xe nhà binh là một nữ quân nhân xinh đẹp thoáng trông quen quá, mà nhìn kỹ thì hoá ra là “Người đàn bà xa lạ” do Kramskoi từ nước Nga thế kỷ 19 cử sang. Ngay mặt tiền bức tranh là một cô gái Việt — có lẽ không hẳn là chiến sĩ — nhưng bận trên người bộ áo quần thời chiến.

 

 

Trong sắc nâu đất pha vàng thổ, hình ảnh của cô gái Việt quả là hiện thực, và thật tương phản với ba nữ chiến binh phía phông nền đằng sau trong sắc xanh lục tái màu quá khứ. Ba nàng chiến binh giương mắt nhìn về phía trước, tự mãn mà đầy vẻ kiêu sa nữ nhi thường tình của những người hùng nhiều chiến tích (quân sự hay nghệ thuật ??). Gái quê đằng trước nhắm nghiền cặp mắt. Không rõ nàng đang nghĩ suy gì, cam chịu số phận hay ôm mộng phản kháng. Hình ảnh con chó dại, một biểu tượng của cái ác, làm tăng thêm kịch tính và “khủng hoá” bầu không khí đượm buồn đang vây bủa bốn mỹ nữ.

Cả bức tranh toát lên một cái nhìn thật nhân văn về thân phận những người nữ buộc phải xông pha chiến chinh ở bất kỳ thời đại nào, xứ sở nào. Cái tài tình của hoạ sĩ ở tác phẩm này là thủ pháp ẩn dụ, phóng chiếu có khả năng kích thích và gây liên tưởng cao độ cho người xem. Mượn những hình ảnh vốn rất phổ biến trong nghệ thuật của thế giới ở nhiều thời kỳ khác nhau, với khả năng làm chủ tình huống, đề tài và kỹ thuật rất cao, một lần nữa hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã gửi đến người xem đầu thế kỷ mới — thế kỷ 21 — một khúc bi tráng tố cáo chiến tranh, phản đối xâm lược — dù là xâm lược quân sự hay xâm lăng văn hoá — bằng một ngôn ngữ hội hoạ độc đáo, hiện đại và sâu sắc.

Với những hình ảnh Mona Lisa mới và các hình mẫu nữ không kém phần nổi tiếng khác (trong nghệ thuật hay ngoài đời?) trong loạt tranh nói trên, hoạ sĩ Lê Quảng Hà đã chuyển tải được nhiều thông điệp cổ kim về nghệ thuật lẫn nhân văn. Xem tranh của ông, công chúng luôn được truyền những xúc cảm mãnh liệt bởi tài dụng bút của hoạ sĩ, và đôi khi cả những bài học cô đọng về đức.

Các bậc thầy nếu sống lại vào thế kỷ 21 này chắc hẳn cũng mỉm cười và thú vị khi thấy những đứa con tinh thần của họ “di truyền” sang được những đời sau với một tinh thần nghệ thuật và nhân sinh tiến hoá mà không biến dị, phản người.

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

08.12.2008
... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!... (...)
 
04.12.2008
... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác... (...)
 
... Vẽ là nhu cầu bộc lộ tâm trạng của hoạ sĩ và đó là sáng tạo tự do, không thể đóng khung mọi hành động sáng tạo vào một “khuôn khổ” chung nào đó. (Dù rằng hành động đó chỉ có thiện ý vì cái đẹp đi chăng nữa). Bởi nếu thế thì chỉ cần các “Chính ủy” chỉ đạo là đủ, cần gì đến suy nghĩ của các nghệ sĩ nữa... (...)
 
02.12.2008
... Cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hoá không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế, sự bắt chước rập khuôn, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước để làm công việc sáng tạo và thẩm định giá trị tác phẩm hôm nay, là dấu hiệu tiêu vong của nghệ thuật... (...)
 
Để góp tư liệu cho cuộc đối thoại về Triển Lãm “MÁY” của Lê Quảng Hà, anh Phạm Long từ Hà Nội đã gửi đến Tiền Vệ một số ảnh do anh chụp được ngay tại Viện Geothe trong ngày khai mạc cuộc triển lãm (24.10.2008)... (...)
 
01.12.2008
... “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch... (...)
 
30.11.2008
... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)
 
29.11.2008
... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)
 
28.11.2008
... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)
 
... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021