tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Xem tranh Lê Quảng Hà  [đối thoại]

 

Nguyễn Chí Hiếu giới thiệu

 

Thưa quý toà soạn,
 
Tôi chỉ là một độc giả thường xuyên của Tiền Vệ và cũng là vị khách thường xuyên của các phòng triển lãm cũng như viện bảo tàng. Chính vì vậy, tôi theo dõi cuộc tranh luận trên Tiền Vệ chung quanh cuộc triển lãm “Máy” của Lê Quảng Hà một cách đầy tò mò. Tôi thích thú với tất cả các ý kiến được nêu. Tôi xin đóng góp thêm một tư liệu khác, đó là bài nhận định ngắn nhưng rất đặc sắc của nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng đăng trên blog của ông. Bài viết có nhan đề là “Xem tranh Lê Quảng Hà”. Tôi không biết blog của Nguyễn Hưng có bao nhiêu người truy cập nhưng tôi tin chắc chắn là dù thế nào nó cũng không phổ biến như là Tiền Vệ. Bởi vậy tôi nghĩ nên giới thiệu bài viết này trên Tiền Vệ để tặng những tri kỷ cùng yêu mỹ thuật như tôi. Tôi cũng mong là nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng không lấy làm phiền lòng vì sự nhiệt tình này của tôi.
Trân trọng
Nguyễn Chí Hiếu
San Francisco, 1.12.2008

 

________

 

01.02.2008

XEM TRANH LÊ QUẢNG HÀ

Nguyên Hưng

 

Lê Quảng Hà nổi lên trong làng mỹ thuật Việt Nam từ đầu những năm 1990. Xuyên suốt, anh sáng tác với các cảm xúc trữ tình thế sự — luôn đối diện với thực tại với tất cả những vấn đề gai góc của nó. Nhưng sự đánh giá thẩm mỹ nơi anh, lại bằng tâm thái gần như của con người “nguyên thuỷ”. Con người sống bằng bản năng cường tráng, cuồng nhiệt, khao khát tự do, sự hoà hợp, nhưng luôn cảm thấy lạc loài và hớt hải, thậm chí sợ hãi đến hoảng loạn, trước một thế giới ngày càng ngột ngạt với những con người ngày càng trở nên “xa lạ” và “nguy hiểm”. “Người khác”, và cả “chính mình” trong tranh anh, đều trở thành những hình nhân dị dạng, ma quái, nhiều khi mang dáng dấp dã thú, với những cái nhìn đau đáu, xỉa xói hay đanh lạnh, tồn tại bên nhau, nhiều khi kết dính vào nhau nhưng mỗi người vẫn là một cõi tách biệt, nặng trịch. Không gian trong tranh anh, dù ở tầm nhìn rộng cũng rậm rịt, nặng nề, và, cả thảy, đều dường như bị choàng phủ bởi bóng đêm với sắc màu huyền hoặc-vừa tù túng, vừa u uất, vừa bí hiểm... Người xem rất dễ giật mình lùi lại trước những đôi mắt, hàm răng trắng dã như chợt loé trước những không gian đó...

Hội hoạ Lê Quảng Hà không mới ở cách nhìn, nhưng độc đáo ở cá tính mạnh mẽ. Anh chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều hoạ sĩ Biểu hiện (Phương Tây) — từ cơ sở mỹ học đến kỹ thuật — nhưng, điều này có thể xem như một sự trùng lặp về bối cảnh và tâm tính. Nó có nguyên do nội tại — tín hiệu cảm xúc trong tranh anh bùng phát tự nhiên trong sự thống nhất của ngôn ngữ tạo hình. Và, do đó, anh trở thành một trong những hoạ sĩ tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam thời “đổi mới” — thời của những “cái tôi” có thể phanh trần...!

 

 

-------

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

30.11.2008
... Người mẫu của ông phần lớn đều xấu, da thịt bèo nhèo, không có vẻ gì quyến rũ cả. Thế nhưng tranh của ông vẫn đẹp... (...)
 
29.11.2008
... Chỉ căn cứ vào lập luận chung chung của Lê Thiết Cương trong bài “Mèo trông nhà”, tôi có cảm tưởng quan điểm thẩm mỹ của Lê Thiết Cương vừa lạc hậu vừa ngây thơ... (...)
 
28.11.2008
... Trong khi Cương có thể mãn nguyện với sự mất tự do của mình trong cái lồng son với những nguyên tắc, thì Cương lại đi trách cứ những người khao khát bầu trời sao không vào lồng để chia sẻ cùng anh sự tẻ nhạt đó... (...)
 
... Vẽ tranh nhưng tâm hồn anh vẫn đang lơ mơ cùng sắp đặt. Hà giống như một anh chàng trong chuyện cổ ra chợ mua một con mèo thật to khoẻ về để một công đôi việc vừa bắt chuột, vừa... trông nhà... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021