tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Làm gì có đến ý niệm “đạo văn”!  [đối thoại]

 

Polynesia là một xã hội sinh hoạt có tính cách cộng đồng nên không có trộm cắp, nhà cửa không cài và phên không đóng. Bạn đi tắm biển có thể để cả túi đồ trên bãi và mấy giờ sau trở lại vẫn còn nguyên nên chẳng ai phải ‎quan tâm là giấu đi hay là cảnh giác trông chừng. Có bận, một cặp du khách sau khi xuống nước mò cua bắt cá và trở về chỗ nằm thì không thấy máy quay video để trên khăn tắm. Họ nghĩ ngay là bị đánh cắp. Độ một lát sau họ thấy một đám thanh niên trở lại, cầm máy và quay trời quay biển, zoom ra zoom vào. Họ đến chỗ anh và cô bạn, vây chung quanh và trầm trò khen máy này tốt quá, đây chỗ này là tôi quay quả núi, chỗ này là tên kia quay sóng đánh, còn chỗ này là anh quay trước đó cô này đây ở truồng nằm dạng chân.

“Vừa rồi, có một thanh niên từ trong nước gửi cho Tiền Vệ, tờ báo mạng do Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi điều hành, một số bài tiểu luận về văn học. Đọc, chúng tôi phát hiện ra ngay là tác giả đã lấy nguyên nhiều đoạn trong một bài viết của tôi đã được đăng trên Tiền Vệ trước đó. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc: ăn cắp bài trên Tiền Vệ rồi lại gửi ngay cho Tiền Vệ. Thực tình, chúng tôi không thể nào hiểu được tại sao tác giả lại bất cẩn đến độ như vậy. Hay anh coi đó là chuyện bình thường?”

Trong những chế độ chỉ có một ánh sáng (mặt trời, bóng điện, ngọn đèn dầu lạc, bếp lửa...) thì làm gì có đến ý niệm “đạo văn” như trong thí dụ thú vị trên của Nguyễn Hưng Quốc. Một ngàn năm văn hoá Khổng Mạnh, các sĩ tử cũng như các trí thức chỉ thi đua nhau “đạo” có bằng ấy quyển kinh để xem là ai đạo tài hơn. Trong một xã hội như vậy thì không có “ăn cắp” tư tưởng, mà đó chính là vinh danh, đánh bóng đến mòn.

Tôi thì đoán, tác giả này không bất cẩn mà lại nghĩ ngược lại và đâm ra thấy tội cho anh. Anh copy-paste Nguyễn Hưng Quốc đẹp như vậy thì anh phải gửi chính cho Tiền Vệ chứ còn gửi đi đâu! Kiểu như hàng ngày, lấy nhiều nguyên đoạn của Trường Chinh Tố Hữu gì đó thì điểm cao trong những bài chính trị, đây quá cẩn thận chứ sao lại là “bất” được.

Sự hiểu nhầm nào cũng có chút đau xót. Tác giả này không nghĩ đó là chuyện bình thường mà còn nghĩ đó là chuyện dâng hoa mà lại bị xua đuổi! Nguyễn Hưng Quốc thì kinh ngạc, nhưng tác giả, tôi chắc là đau như bị tình phụ và buồn trong mưa đêm. 

Đỗ Kh.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

17.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)
 
14.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Tôi là một người thuộc thế hệ trẻ lớn lên ở nước ngoài. Tôi muốn học hỏi từ những nhà văn thế hệ lớn tuổi những điều hay điều đẹp về cả văn chương lẫn tư cách. Nhưng khi gặp nhằm một người như ông Nguyễn Quốc Trụ thì tôi giật mình. Kinh hãi. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi động cơ sâu xa nào đã khiến ông Trụ liên tục bịa chuyện để mạ lị những tên tuổi văn học Việt Nam ở hải ngoại như Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc và nhiều người khác... (...)
 
10.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Một bài thơ đến với độc giả thông qua văn bản bao giờ cũng rất rõ ràng, nhưng không gian của tác giả trước khi giọng thơ nổ ra thì khác. Về hai bài thơ của tôi và Nguyễn Tôn Hiệt, thì ông chỉ là một độc giả, ông có quyền thẩm định nghệ thuật. Thế nhưng, thay vì ông nhận đủ ánh sáng từ hai bài thơ hoàn chỉnh, ông lại phán xét, nhăn nhíu mày, cho bên này sáng là nhờ bên kia, và như vậy ông tự dành sự thiệt thòi cho ông... (...)
09.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Sau khi tôi công bố bài viết “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tôi phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện), ông Nguyễn Quốc Trụ vội vàng “thành thực xin lỗi”, và công nhận rằng bài viết của tôi là “rất mực đàng hoàng”, nhưng ngay sau đó ông lại loay hoay tìm cách xuyên tạc, tráo trở, để tiếp tục thoá mạ tôi một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện... (...)
 
07.01.2010
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Ông Nguyễn Quốc Trụ, trong tay không có nguyên tác của Nadine Gordimer, chỉ đọc lóm 200 chữ của công ty AcaDemon, rồi đoán mò, mà đã dám ngang nhiên thoá mạ tôi là “ngớ ngẩn”, “đại nhảm”, “không đọc nổi bài viết của Gordimer”, “anh mù sờ voi”, “dịch đại”,“bịp thiên hạ”! ... Một con người còn một chút lòng tự trọng thì không thể thoá mạ một người khác một cách vô căn cứ, vô lý và thiếu lương thiện như vậy được... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021