tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Trí thức Pháp nghĩ gì về Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Christophe?  [đối thoại]

 

Trong bài “Đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà?”, ông/bà Xyz nói Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Christophe... “trong mắt ‘bọn trí thức Pháp’ thời cũng chỉ cỡ Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Chế Linh trong mắt ‘mình’ vậy thôi.”

Trong bài “Thiếu dẫn chứng”, ông/bà Chu Hà đòi ông/bà Xyz đưa ra dẫn chứng: “ông/bà có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào không để ‘bảo kê’ cho cái việc người nhà của ông nghe thấy như thế là xác thực, là có xảy ra? ... Rồi cái yếu tố ‘bọn trí thức Pháp’ ấy gồm những ai cũng không phải là không kém quan trọng... Để rồi từ đó mới xét xem cái mà ‘bọn trí thức Pháp’ này thấy như thế là đúng hay sai, hay như thế nào, để mà học hỏi, nếu có thể...”

Tôi thì nghĩ rằng có lẽ giới trí thức Pháp (nói chung) đánh giá Johnny Hallyday, Sylvie Vartan và Christophe ở những mức độ cao thấp khác nhau. Tôi không dám nói chắc điều gì, chỉ nêu ra đây vài ba ý nghĩ và thông tin đơn sơ để góp vui trong cuộc đối thoại nhẹ nhàng này.

 

Về Christophe, tôi không biết giới trí thức Pháp đánh giá thế nào. Trước năm 75, trong các quán café ở Việt Nam, tôi thường nghe những bài hát phổ thông nổi tiếng một thời của Christophe, như “Aline”, “Oh mon amour”, “Mal”, “Petite fille du soleil”, ... Nhưng chỉ có bài “Les marionnettes” là tôi nhớ trọn cả lời ca, vì hai câu đầu tiên của bài này đã được Phạm Công Thiện (lúc ở Pháp) đem vào một bài thơ tuyệt vời trong cuốn Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực:

Moi je construis des marionnettes
Avec de la ficelle et du papier...
Tôi khinh bỉ mùa thu trên tóc em
Những con ngựa già chạy đuổi bóng trăng non
Những bóng ma đen trở về mua mộng ảo
[...]

 

Tổng thống Jacques Chirac gắn huân chương Chevalier cho Johnny Hallyday

Tôi không rành gì về Johnny Hallyday. Hồi trước 75 ở Việt Nam tôi có xem phim Johnny Hallyday, Anh Hùng Xa Lộ, không biết nhan đề tiếng Pháp là gì mà khi “dịch” sang tiếng Việt thì giựt gân như vậy! Bây giờ lâu quá tôi không còn nhớ gì về phim đó, ngoài hình ảnh anh chàng Hallyday tóc vàng đẹp trai phóng xe môtô có gắn cây đàn guitar điện ở yên sau... Cách đây mấy năm, tôi đọc báo thấy Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói thích nghe nhạc của Johnny Hallyday (có lẽ vì năm 2007 Hallyday đã ra sức ủng hộ cuộc vận động tranh cử chức Tổng thống của Sarkozy chăng?). Tuy nhiên, cuối năm 1996, tức là 11 năm trước khi Sarkozy ra tranh cử, thì tổng thống Pháp Jacques Chirac đã gắn huân chương cao quý “Chevalier de la Légion d'honneur” cho Johnny Hallyday rồi. Ấy thế mà vào năm 2000 đài BBC nhận định rằng phần đông giới trí thức Pháp khinh thường Johnny Hallyday, xem chàng ca nhạc sĩ này là “bá láp hết thuốc chữa” (Though written off by much of the French intellectual establishment as irredeemably naff and Anglo-Saxon, many others see him as a loveable rogue.) [http://news.bbc.co.uk/2/hi/entertainment/728279.stm]

 

Jean-Luc Godard nói chuyện trước một tấm chân dung của Sylvie Vartan

Về Sylvie Vartan thì tôi không nghĩ rằng giới trí thức Pháp (nói chung) xem thường. Jean-Luc Godard, nhà đạo diễn điện ảnh kỳ tài của Pháp, đã đem tiếng hát của Sylvie Vartan (bài “Quand le film est triste”) vào phần âm nhạc chính của phim Une femme mariée (1964) bên cạnh những bài tứ tấu đàn dây (bài số 7, 9, 10, 14 và 15) của Beethoven và những bản nhạc jazz của Claude Nougaro. Sau đó, Jean-Luc Godard đã mời Sylvie Vartan đóng vai Marianne trong phim Pierrot le fou (1965), nhưng bất thành vì lịch trình diễn của Sylvie Vartan quá bận rộn. Nhạc sĩ kèn saxophone kiêm nhà soạn nhạc nổi danh François Jeanneau (giảng viên nhạc jazz tại Conservatoire National Supérieur de Musique et de Danse de Paris) đã đánh giá cao tài năng của Sylvie Vartan, và ông đã giữ vai trò đệm nhạc cho tiếng hát của Sylvie Vartan suốt nhiều năm.

Đặc biệt hơn nữa, trong cuốn Passion simple (1991), nữ văn sĩ Pháp Annie Ernaux (sinh năm 1940, đoạt giải Prix Renaudot năm 1984) đã viết về tiếng hát của Sylvie Vartan như sau:

Durant cette période, je n’ai pas écouté une seule fois de la musique classique, je préférais les chansons. Les plus sentimentales, auxquelles je ne prêtais aucune attention avant, me bouleversaient. En entendant Sylvie Vartan chanter alors “c’est fatal, animal”, j’étais sûre de ne pas être la seule à éprouver cela. Les chansons accompagnaient et légitimaient ce que j’étais en train de vivre. [Annie Ernaux, Passion simple (Paris: Gallimard, 1991), trang 27.]

Năm 1987, Sylvie Vartan được Tổng thống François Mitterrand trao tặng huân chương Chevalier de la Légion d'honneur. Năm 2005, bà được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mời làm Đại sứ Thiện chí về Sức khoẻ của Bà mẹ và Trẻ em ở Khu vực Âu châu (Goodwill Ambassador for Maternal and Child Health in the European Region). Năm 2006, bà được Tổng thống Jacques Chirac trao tặng huân chương Officier de la Légion d'honneur.

 

 

----------------

Bài liên hệ:

06.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Người nhà nghe (hay thấy) như vậy rồi thơ về cho ông/bà Xyz hay như thế, thì người nhà của ông/bà có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào không để “bảo kê” cho cái việc người nhà của ông nghe thấy như thế là xác thực, là có xảy ra?... Tựu trung, ý tôi muốn nói là công việc dẫn chứng luôn luôn là cần thiết, nhất là trong những vấn đề/chuyên mục có tính cách đặc thù như thế này... (...)
 
05.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết vừa qua của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trên talawas (02/11/2010) rất sắc sảo, quyết liệt, đả trúng trọng huyệt đối tượng (cũng như các bài viết khác của ông), tuy nhiên, có một câu nầy, “Một ca sĩ đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà như Đàm Vĩnh Hưng mà trở thành thần tượng của bao lớp trẻ”, khiến độc giả bị... bất ngờ... (...)
 
31.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Cổ nhân dạy “Dân vi quý , xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức “Dân là quý, xã tắc là hàng kế, vua là hạng nhẹ”. Đã làm đại lễ 1,000 năm thì phải nhớ lời dạy của cổ nhân. Đằng này, dân vi vô giá trị nên ông Triết mới đẩy xuống hàng ba để “Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trước đã. Nếu xem dân là quý thì ắt phải “Kính thưa đồng bào” ngay từ đầu chứ!... (...)
 
27.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021