tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long”: điện ảnh hay là âm mưu?  [đối thoại]

 

Chỉ còn vài ngày nữa là Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ được tổ chức. Đó là thời điểm quan trọng để chúng ta giới thiệu lịch sử hình thành thủ đô của mình tới bạn bè thế giới. Bên cạnh không khí chuẩn bị cập rập, vẫn còn đó những nguy cơ dự báo về “sự sụp đổ” tất cả những gì mà chúng ta đã và đang ra sức bảo vệ suốt 1000 năm qua. Có rất nhiều những tiêu cực xung quanh việc tổ chức đại lễ. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của văn hóa nước nhà, nguy cơ “bán hồn”, nguy cơ “đánh mất lòng tự tôn dân tộc của mình”, tiếp tay cho một tham vọng muốn đồng hóa Việt Nam hơn 1000 năm nay của Trung Quốc, đó là sự kiện xoay quanh việc Bộ Văn hóa Thông tin có ý định cho công chiếu bộ phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long [bấm vào để xem Clip 1Clip 2] do Cận Đức Mậu (đạo diễn Trung Quốc) làm “đạo diễn chính” cho bộ phim.

Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long được tổng đầu tư lên tới 7 triệu USD (tức trên 130 tỉ VNĐ), nhưng rốt cuộc, cái mác mà nó dán lên mình là made in China từ nội dung cho đến nhân vật, tình tiết, trang phục, thậm chí là cách diễn xuất, cách bộc lộ tình cảm, cách tạo dựng ngôn ngữ thoại đều mang sắc thái Trung Hoa hóa... Chỉ duy nhất, diễn viên là người Việt: Tiến Lộc, Trung Hiếu, Phan Hòa... Tuy nhiên, độc giả không khó để nhận thấy, họ chỉ là những con rối cho các nhà đạo diễn Trung Hoa giật dây trên sân khấu Tàu mà thôi. Điều ấy thể hiện ở 3 lẽ:

Thứ nhất:

Đạo diễn chính của bộ phim là người Trung Quốc : Cận Đức Mậu, một người được xem là đạo diễn lừng danh của Tàu với nhiều năm kinh nghiệm. Điều ấy đủ thấy, ở ông ta, “cái chất Tàu” thấm nhuần trong mọi suy nghĩ và hành động, bảo ông ta làm đạo diễn cho một bộ phim cổ trang (vốn là “đất dụng võ” về điện ảnh của Tàu) mang bản sắc Việt Nam là điều không tưởng. Vì, một là, ông ta không phải là người Việt Nam mà lại dựng phim về một con người lịch sử Việt Nam sao cho đúng như nguyên bản của lịch sử, thì đó là điều không thể. Hai là, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý - nhà nước mà sau này đã làm thất bại âm mưu hùng cứ của quân Tống[1] trên lãnh thổ Đại Việt, giờ đây, con cháu của kẻ bại trận trong lịch sử chiến tranh với Việt Nam chẳng lẽ lại đi xây dựng bộ phim ca ngợi thủy tổ của cái vương triều đã đánh bại nước mình sao??? Đó là điều phi lý thứ hai. Ba là, Cận Đức Mậu là đạo diễn lừng danh (theo như giới thiệu của bộ phim), lấy đâu có thì giờ để làm đạo diễn cho một bộ phim mà thiếu đủ mọi cái: đội ngũ diễn viên thì khập khiễng: Tiến Lộc trong vai Lý Công Uẩn (là diễn viên xuất hiện duy nhất một lần trước đó qua bộ phim “Nhà có nhiều cửa sổ”) chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trong kịch trường; người viết kịch bản Trịnh Văn Sơn là cái tên lạ hoắc trong giới điện ảnh, trước đó, không rõ ông đã từng có kịch bản nào xuất sắc mang ra công diễn chưa? Đóng phim võ thuật mà diễn viên chính Tiến Lộc theo như lời kể của anh thì “khi được yêu cầu múa gậy, tôi đã giơ gậy lên múa lung tung, và trong lúc múa quá say sưa, tôi đã đập gậy trúng đầu... anh quay phim. Tôi đã phải xin lỗi rối rít. Chưa hết hoảng hồn, đạo diễn lại yêu cầu tôi múa võ tiếp, và không may, tôi tiếp tục đạp trúng một diễn viên quần chúng khiến anh ấy ngã lăn”,[2] nghĩa là, Tiến Lộc chưa từng được đào tạo qua một trường lớp cơ bản nào về võ thuật, nghĩa là múa lung tung làm con rối trong mắt người Trung Hoa. Vậy mà, đạo diễn lừng danh Cận Đức Mậu không nề hà uy tín của mình, sẵn sàng nhận làm đạo diễn chính cho bộ phim, thì ta cần phải đặt một dấu hỏi lớn. Trong khi đó, đạo diễn của Việt Nam là Tạ Huy Cường chủ yếu làm đạo diễn về phim ngắn và một số game show trên truyền hình, giờ lại đảm nhiệm công việc đạo diễn cho một bộ phim cổ trang có quy mô lớn nhất Việt Nam quay tại Trung Quốc, thì quả thực không thể không nghi ngờ về “sự thành công” của bộ phim mang “tâm hồn” Việt Nam được! Từ ba lý do trên, đủ thấy việc Cận Đức Mậu nhận làm đạo diễn chính cho bộ phim là có ý đồ — một ý đồ sâu xa, thật khó nói thành lời!

Thứ hai:

Một bộ phim Việt Nam làm về nhân vật lẫy lừng trong lịch sử dân tộc, trong “tinh thần Thăng Long”, vậy mà, lại được dựng ở Tàu, mang trang phục được may theo kiểu thức Tàu, diễn viên múa võ theo điệu múa của Tàu, cung điện nguy nga ba tầng lớp kéo dài hàng chục cây số của Tàu thì còn có cái gì là của Việt Nam nữa? Họa chăng, may ra, là có tiền do nhà đầu tư Việt Nam bỏ ra là của Việt Nam mà thôi. Vậy thì, còn gì là bộ phim xứng đáng được đưa ra công diễn trong đại lễ của người Việt Nam? Nếu làm điều đó, chẳng phải là sự bôi nhọ lịch sử Việt Nam sao? Chẳng phải chúng ta “âm thầm” thừa nhận chúng ta đã là chư hầu của Tàu 1000 năm nay sao? Điều đó thật hổ thẹn với dân tộc, với nhân dân. Mong sao những người có lương tri, yêu đất nước, yêu con người, yêu dân tộc và yêu văn hóa Việt có tiếng nói để đại lễ được tổ chức xứng tầm với truyền thống anh hùng người Việt Nam, đừng đi lại vết xe đổ từ vụ Bô-xít ở Tây Nguyên.

Thứ ba:

Diễn viên mang trang phục Tàu, cưỡi ngựa Tàu, mang khiên đao Tàu, chạy trên những con đường rộng của Tàu[3] mà lại nói tiếng Việt.[4] Chẳng phải, đó là âm mưu muốn đồng hóa từng phần, từng bước của Trung Hoa đối với Việt Nam sao? Vì, mọi cái là của Tàu,[5] trong khi đó, lời thoại mang âm hưởng Việt thì có khác nào, diễn viên Việt Nam là cái máy dịch những “quy ước trong lời thoại” (tư duy Trung Hoa), những biểu hiệu của người Tàu sao? Vậy thì diễn viên Việt Nam trong bộ phim là con rối, chứ đâu còn là người Việt Nam có trách nhiệm lưu giữ và phát huy giá trị “tâm hồn Việt” vốn tồn tại như một sức mạnh hơn 1000 năm nay. Bộ Văn hóa Thông tin có ý định cho công chiếu bộ phim trong dịp kỷ niệm đại lễ của dân tộc, thì khác nào đã “gãi đúng” chỗ ngứa của chính sách muốn “hùng cứ”, muốn “đồng hóa” của Trung Hoa đối với các nước xung quanh (trong đó có Việt Nam); có khác nào, chúng ta thờ ơ nhìn “hồn Việt” đang từng ngày bị bào mòn mà không thể cứu vãn. Nếu điều đó xảy ra, thực là có tội với những người đã ngã xuống trong quá khứ, cũng như trong hiện tại; là có tội đối với những vị vua anh minh đã làm rạng danh dân tộc ta như Lý Công Uẩn.

Thứ tư:

Sau khi bộ phim được hoàn tất, một blogger Trung Quốc (http://blog.ifeng.com/article/3973714.html) đã nhận xét về bộ phim đó như sau:

“Ngày 13 tháng 12 năm 2009, tại Hữu Nghị Quan Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch “Lý Công Uẩn”. Họ đều tới từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang, để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung–Việt lần đầu tiên.”[6]

Trong con mắt của người Tàu nói chung, đạo diễn, nhà biên kịch Tàu nói riêng, họ chỉ xem bộ phim cổ trang hoành tráng nhất của Việt Nam như một “vở kịch truyền hình” không hơn không kém. Suy luận ra, điều ấy có nghĩa: Một là, nhờ có khung cảnh Trung Hoa, cho nên, Việt Nam mới có “vở kịch truyền hình” để công diễn. Hai là, vì “sân khấu” được dựng ở nước chủ nhà Trung Quốc, cho nên, diễn viên phải diễn theo đúng cách bài trí, cách sắp xếp của sân khấu chủ nhà, điều đó lại minh chứng một lần nữa về luận điểm: diễn viên Việt Nam, ê kíp “làm phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chỉ là con rồi trên “sân khấu” Trung Hoa. Ba là, mặc dù với kinh phí trên 130 tỉ VND và được PR rùm beng là bộ phim cổ trang “lớn nhất từ trước tới giờ - nơi quy tụ những diễn viên hàng đầu của Việt Nam”, nhưng xét đến cùng, trong con mắt “muốn xưng hùng xưng bá” của “kẻ gọi là anh cả” thì chỉ xứng tầm một “vở kịch truyền hình” không hơn không kém, nghĩa là, chỉ “xứng tầm” phục vụ một hoặc một số nhóm người mà thôi, chưa thể nâng lên tầm phim truyền hình, được công chiếu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Rõ ràng, đây là một kế hoạch, một thủ đoạn rất “thâm” từ phía Trung Quốc, muốn bóc dần và hủy hoại từng lớp văn hóa của người Việt. Nếu, Bộ Văn hóa Thông tin cho công chiếu bộ phim này vào dịp đại lễ của dân tộc, há chẳng phải là đã cổ vũ cho âm mưu muốn làm trung tâm các nước của “Trung Quốc” sao, há chẳng phải là “lạy ông tôi ở bụi này” về nguồn gốc, về lịch sử hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sao???

Với những gì đã viết trên đây, tôi kính mong các nhà chức trách cần xem xét kỹ càng trước khi cho công chiếu bộ phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long, để đại lễ vốn sẽ trang trọng, hoành tránh càng trở nên đẹp hơn và ấm cúng hơn; để cho vị vua anh minh Lý Công Uẩn vốn lừng lẫy tên tuổi và sáng ngời trong lịch sử dân tộc nói chung, trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói riêng càng trở nên đẹp và sáng ngời hơn trong tinh thần tự hào dân tộc của người dân Việt Nam và trong con mắt ái mộ của bạn bè, du khách quốc tế.

 

Ngô Hương Giang

 

_________________________

Chú thích:

[1]Cuộc chiến giữa Lý và Tống cho đến nay vẫn còn những điều khả nghi và chưa giải quyết được một cách triệt để xung quanh một số vấn đề của lịch sử. Chúng tôi căn cứ vào sử cũ về chiến thắng của nhân dân Đại Việt thời Lý như sau:

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có đoạn: “nhà vua sai Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt, đánh nhau kịch liệt, Thường Kiệt cả phá được địch: quân Tống chết đến hơn nghìn người, phải rút lui...”
 
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ trong Tiểu thuyết lịch sử về Nam quốc sơn hà do viện Pháp-Á xuất bản, nhà Đại Nam - Hoa Kỳ ấn hành, trong phần giới thiệu về sử liệu tham khảo, ông khẳng định: “Trái với tài liệu Việt, tài liệu Trung-quốc rất nhiều. Các bạn trẻ có biết tại sao không ? Vì việc quân Việt đánh sang các châu Ung, Liêm, Dung, Nghi, Bạch là một mối hận vô bờ bến của người Trung-quốc, nên họ viết sách để lại. Tôi dùng rất nhiều. Chỉ đơn cử ra một vài bộ chính”.
 
Tuy nhiên, phải đến năm 1164 nước ta mới chính thức được độc lập khi không còn bị Trung Quốc xem là chư hầu nữa, sách Việt Nam Sử Lược đã ghi: “Năm giáp-thân (1164) vua nhà Tống đổi Giao-chỉ quận làm An-nam quốc, và phong cho Anh-tông làm An-nam quốc-vương. Nguyên khi trước Tàu gọi ta là Giao-chỉ quận, rồi sau đổi là Giao-châu, đến thời nhà Đường đặt An-nam đô-hộ-phủ. Nhà Đinh lên đặt Đại-Cồ Việt, vua Lý Thánh-tông đổi là Đại-Việt. nhưng Tàu vẫn phong cho vua ta là Giao-chỉ quận-vương, đến bấy giờ mới đổi là An-nam quốc-vương. Nước ta thành tên là nước An-nam khởi đầu từ đấy”, mặc dù, trước đó việc chia giới Lý – Tống đã từng diễn ra: “Đến mùa hạ năm giáp-tí (1084) Nhân-tông sai quan binh-bộ Thị-lang là Lê văn Thịnh sang nhà Tống bàn việc chia địa-giới. Lê văn Thịnh phân-giãi mọi lẽ, nhà Tống trả nốt cả mấy huyện mà trước còn giữ lại. Từ đó nước ta và nước Tàu lại thông sứ như cũ” (VNSL).
 
Sách Việt sử tiêu án chép: “Sử thần bàn rằng: Nước ta đánh nhau với quân nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này vua Ngô Tiên Chúa đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tôn đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận được vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đến đường đường chính chính đem quân vào nước người, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ung Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tầu không dám coi thường chúng ta, đến những đồ cống, hình thức thơ từ, không dám hà trách, chỉ sợ lại sinh ra hiềm khích. Đến thơ từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm ván sơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trung thư môn hạ mà đóng vào, thế thì triều Lý được trịch với tống nhiều lắm”.
 

[2]Dẫn theo Nguyễn Đắc Xuân, Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?, báo Tuần Việt Nam, 27/09/2010.

[3]Chỉ duy nhất, “nhà ở” được coi là của người dân Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Cận Đức Mậu lập nên một cách tạm bợ. Xem qua bức ảnh trong phim, tôi cứ nghĩ đây là túp lều mà Chí Phèo đã làm tình với Thị Nở, hay là chuồng ngựa hơn là nhà. Đó là đạo diễn Trung Hoa hạ thấp người Việt Nam. Tôi không hiểu tại sao những người có lương tri trong đoàn làm phim (từ nhà viết kịch bản đến nhà đầu tư, đến diễn viên...) thờ ơ theo chủ nghĩa Mac-ke-no lại để hình ảnh đó tồn tại trong bộ phim. Đó là sự bôi nhọ quá đáng đối với người Việt. Trong khi đó, ngôi-nhà-ngói-ba-gian (nếu là người dân nghèo thì cũng là “nhà tranh vách đất”) vốn là nhà truyền thống của người Việt từ bao đời, đoàn làm phim lại phớt lờ nó trong sự lạnh lùng, vô trách nhiệm.

[4]Cần lưu ý nội dung lời thoại của kịch đã bị sửa chữa bởi nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chương Hòa, như vậy, diễn viên Việt Nam trong bộ phim chỉ tồn tại với vai trò là “con vẹt” đọc lại những gì mà nhà biên kịch đã xào đi, xáo lại, và hẳn, ít nhiều cũng bị lai tạp bởi cách thức tư duy Tàu. Chúng ta hãy xem blogger Trung Quốc nói gì, “vở kịch này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc” (http://blog.ifeng.com/article/3973714.html, dẫn theo Nguyễn Đắc Xuân, bđd).

[5]Xem nhân vật Lý Công Uẩn tôi cứ ngỡ đó là Tần Thủy Hoàng hơn là vị vua yêu mến của dân tộc.

[6]Nguyễn Đắc Xuân, bđd.

 

PHỤ LỤC:
Đây là một số hình ảnh trong phim [BẤM VÀO ĐỂ XEM]. Người đọc thật khó thấy đâu là “hồn Việt”, là “phim Việt” qua những hình ảnh này trong bộ phim.

 

 

----------------

Bài liên hệ:

29.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Từ huyền sử, từ lòng dân, đứa trẻ làng Gióng hiển thánh. // Từ những cái đầu méo mó, tâm linh thành u linh, thánh Gióng trở lại làm người phàm tục. // Họ phải “yểm tâm” cho ngài / và cho... con ngựa!!!... (...)
 
27.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Bố tôi không về Hà Nội được, còn tôi? Vì sao tôi vẫn co ro trong mùa đông Bắc Mỹ tuyết giá ngập trời này mà mơ mòng một khoảng trời thu trong vắt? Tôi vẫn chưa muốn về. Vì sao vậy? Vì một lý do nghe có vẻ thật vô lý và buồn cười: tôi sợ vỡ mộng. Tôi không về Hà Nội cũng chỉ vì tôi muốn Hà Nội đẹp mãi với những cơn huyễn tưởng trong tâm hồn mình... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nghìn năm chạnh nhớ vua Hùng / bánh dầy mấy cặp, bánh chưng mấy đòn? / Trời tròn chẳng biết có tròn / không vuông sao ép đất vuông với đời?... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dường như Hà Nội chỉ đẹp trong cái nhìn hoài niệm của người đã dứt áo lìa xa nó. Còn cái Hà Nội của thực tại thì be bét quá. Be bét từ cảnh vật đến con người... (...)
 
26.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dạo này giới “trí thức” Hà thành đang xôn xao tranh nhau khoe bao nhiêu lời châu ngọc để mô tả cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật. Tại hạ không phải là người Hà Nội, chẳng dám lạm bàn, chỉ trộm nghĩ: để thấy rõ cái “bản sắc” ấy, có lẽ không gì cụ thể bằng xem người Thăng Long – Hà Nội ăn mặc, đi đứng, biểu hiện ra sao trong cái “đại lễ 1000 năm Thăng Long” cực kỳ hoành tráng, tốn kém đến hàng tỉ đô-la sắp diễn ra... (...)
 
26.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... tôi già lại ít chữ / cho nên sau khi đọc cái mẩu đối thoại trên tienve.org / nói về bản sắc văn hóa / hanoi trong văn học nghệ thuật thế kỷ XX / tôi liền viết thư nhờ một anh bạn gốc bắc kỳ / (cũng là dân saigon chính cống) / lục tìm mua ở thành phố hcm / và gửi gấp cho tôi một cuốn tự điển những từ phản nghĩa... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Xin phê bình bác Ngô Huy Liễn nói dài. Bác chỉ cần câu kết này thôi là đủ: Bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)
 
25.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... đoàn nữ vũ công / trong đêm Đại lễ 1000 năm Thăng Long / khoác áo nhung xanh vẽ phượng rồng / dàn hàng ngang mỏng / xoay lưng về phía đám đông... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế. Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)
 
24.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Thế là “nghìn năm Thăng Long” có thêm việc để làm. À quên! Để xài tiền. À quên! Để chia tiền. Gắn thêm trái tim bằng đồng cho tượng Thánh Gióng và con ngựa của ngài.”để thổi hồn cho thánh”. Hoá ra nghìn năm nay người được nhân dân phong là một trong “Tứ Bất Tử” của Việt Nam... chưa phải là thánh vì chưa... có trái tim?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021