tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Trò chơi lớn” của Chân Phương!  [đối thoại]

 

Đọc cái cáo trạng “Đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” của Chân Phương, thấy rất... khủng. Để kết án đạo văn thì bằng chứng phải là sự giống nhau nguyên câu hay nguyên đoạn, chứ giống nhau ở đơn vị chữ thì làm sao mà gọi là “đạo văn”?

Dùng cái gọi là “phương pháp so sánh văn bản”, Chân Phương cố tình chứng minh bài “Trở giấc” của Trần Hữu Dũng là đã đạo văn từ bài “Le grand jeu” của Chân Phương. Nhưng kết quả là gì? Kết quả là không thấy Trần Hữu Dũng có một đoạn hay một câu nào giống nguyên văn với một câu của Chân Phương, và ý tưởng của hai bài thơ thì hoàn toàn khác nhau! Chỉ có những chữ giống nhau lốm đốm chỗ này chỗ kia trong bài. Thế thì sao lại kết án là đạo văn?

Thử dùng cái “phương pháp so sánh văn bản” của Chân Phương để xem xét chính bài thơ “Le Grand Jeu” thì người ta có thể tìm thấy, từ đầu đến cuối bài thơ, ngoài những từ ngữ thông dụng mà ai cũng dùng, thì chính Chân Phương đã “đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” từ rất nhiều nguồn khác nhau.

Đây, mời Chân Phương xem lại từng câu để thấy chính mình nên lãnh cái án “đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” trước khi đem tròng cái án quái gở này lên cổ người khác để tự quảng cáo mình.

 

Chân Phương – Le grand jeu

 

mỗi ngày

từ ngữ thông dụng

 

tôi tiếp tục cắt dán

“tiếp tục cắt dán” lên Google sẽ thấy hàng ngàn bài đã sử dụng
 
“Gần 10 năm trôi qua, tôi cất giữ nó cẩn thận, và tiếp tục cắt dán
Đinh Thạch Ủng - Về nơi cuối trời

 

tưởng tượng thành ngôn từ

“những gì mình tưởng tượng thành ngôn ngữ
Hà Thanh Phúc - Anh chàng của những cuộc thi

 

mượn cát sóng   cỏ cây   đá mây

“Viết chữ trên cát, sóng, cỏ...”
Lý Nguyên Danh
 
“Đá lăn lóc đá mây trèo đầu mây”
Thơ Đăng Thuyết

 

bày trò chơi ký hiệu

“văn học là một trò chơi ký hiệu
Michel Foucault - Thế nào là tác giả (Nguyễn Phương Ngọc dịch)

 

thong thả sưu tập

“trận pháp đến thong thả sưu tập
Tram Tien

 

mật mã    cùng    thần chú

từ ngữ thông dụng

 

cánh chim khai mạc rạng đông là dụ ngữ

Khai mạc bình minh khôi phục cuộc đời”
Nguyễn Chí Thiện, Đồng lầy

 

treo bài thơ tỏ tình

treo bài thơ lên chiếc móc áo”
NNguong, chấm than, ngược

 

trong nghĩa trang các giấc mơ

họ đã đứng trước “nghĩa địa” của những giấc mơ
 
“Old Trafford là Nghĩa địa của những giấc mơ
 
“Internet là nghĩa địa của những giấc mơ tan vỡ”

 

làm hacker

từ ngữ thông dụng

 

đột nhập các địa chỉ email

từ ngữ thông dụng

 

hò hẹn với đám đàn bà mang mặt nạ

từ ngữ thông dụng

 

nhẫn nại biên soạn

từ ngữ thông dụng

 

đại từ điển bách khoa

từ ngữ thông dụng

 

cho loài mộng du

“Ta như loài mộng du.”
Kim Lệ - Khôn nguôi

 

đứng trước mấy nhà bảo tàng

từ ngữ thông dụng

 

bán đại hạ giá

từ ngữ thông dụng

 

những bản đồ quá vãng

“ta đã gọi tặng bản đồ quá khứ, trôi qua”
 
“Vô tình xu xe lăn hướng bản đồ quá khứ
 
“tìm ra căn nguyên, vẽ lên bản đồ quá khứ
Đỗ Mạnh Trí - Nhân đọc Hà Sĩ Phu

 

để làm gì?

từ ngữ thông dụng

 

bọn cháy túi huyền thoại

lũ thua bạc triết học

“bọn / lũ thua bạc cháy túi” và “huyền thoại / triết học” là những lối nói thông dụng

 

hỏi tôi? để làm gì?

từ ngữ thông dụng

 

để chống trả phép thuật của Maya

ý tưởng thông dụng trong tôn giáo ở Ấn Độ

 

biết ngụy trang

từ ngữ thông dụng

 

tro bụi và không khí

từ ngữ thông dụng

 

chẳng hạn dưới dạng phim bộ tivi

từ ngữ thông dụng

 

đầy quỉ thần bằng cao su

Chân Phương đạo văn từ bài hát Rubber Gods của Weatherman.
 
thiên thần bằng cao su...”
Báo Nông nghiệp VN - 1001 kiểu “công cụ hỗ trợ”…

 

đấu đá trước thiên đàng giấy bồi

Chân Phương đạo văn từ cuốn Pasteboard Paradise của David Gemmell
 
Thiên đường chuông giấy
Phan Nhiên Hạo
 
“trao gởi lại cái thiên đường bằng giấy
Kỳ Duyên Ảo Ảnh - Niềm đau dĩ vãng
 
“từng đắm say cái thiên đường bằng giấy
BuiDoi_Jimmy - Nói với người yêu
 
“Các bác có thể gọi đây là thiên đường bằng giấy (hay hàng mã cũng được)”
Một ngày ở Thiên đường
 

hoặc mớ vú mông phẫu thuật

từ ngữ thông dụng

 

giữa trái cây đồ nhựa hay mấy chùm hoa giấy

từ ngữ thông dụng

 

Đấy, từ đầu đến cuối bài thơ có biết bao nhiêu là chữ giống y đúc như của thơ văn người khác! Thế thì sao Chân Phương không tự viết cáo trạng cho mình?

Trong cái cáo trạng của Chân Phương tròng vào cổ Trần Hữu Dũng chỉ có một bằng chứng khả dĩ hợp lý là sự giống nhau giữa mấy chữ cuối bài “Trở giấc” của Trần Hữu Dũng và mấy chữ cuối bài “One-way traffic blues” của Chân Phương:

Chân Phương - One-way traffic blues

bánh xe ẩn dụ
lăn hoài                lăn hoài

Trần Hữu Dũng - Trở giấc

Bánh xe ẩn dụ từ ngữ
Lăn hoài            Lăn hoài...

Chỉ khác nhau ở chữ “từ ngữ”, còn các chữ “bánh xe ẩn dụ” với “lăn hoài” thì hoàn toàn giống nhau.

Mấy chữ giống nhau này, người không có ác ý sẽ hiểu ngay là đôi khi có những chữ từ một tác phẩm nào đó lọt vào trong ý nghĩ của người viết, đến khi viết thì chúng vô tình chạy ra một cách vô thức giống y như vậy.

Cũng như chính Chân Phương, khi viết mấy chữ “bánh xe ẩn dụ” thì đâu có phải là sáng tạo, mà chỉ vô tình nhai lại cái ý tưởng “metaphoric wheel / roue métaphorique” trong vô số sách vở phương Tây mà thôi! Và khi viết “lăn hoài lăn hoài” thì biết đâu chừng Chân Phương đã bị nhập tâm câu văn đầu tiên trong truyện “Giọt buồn” của Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn:

Tôi như cái bánh xe, lăn hoài lăn hoài theo ngày tháng...

Người không có ác ý sẽ không vì thế mà cố tình tròng vào cổ của Chân Phương cái án “đạo văn hay cắt dán trong mê sảng”! Còn Chân Phương, nếu không có ác ý và không có máu cơ hội chủ nghĩa, thì sẽ lấy làm khoái vì thấy có vài ba chữ “của mình” lọt vào vô thức của một nhà thơ khác, chứ đâu có đến nỗi phải vội vã viết một bản cáo trạng ồn ào, dùng những từ ngữ nặng nề để hạ Trần Hữu Dũng xuống và tự nâng mình lên như vậy!

Vì sao người đọc dám nói Chân Phương là có ác ý và lợi dụng cơ hội nhỏ nhặt này để tự nâng mình? Vì Chân Phương không chỉ đăng bài “Đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” lên Tiền Vệ để đối thoại với Trần Hữu Dũng, mà còn đem đăng lên trang “Ăn Mày Văn Chương”, tức là đăng để quảng cáo mình, độc thoại, không cho độc giả của “Ăn Mày Văn Chương” cơ hội đọc bài phản hồi của Trần Hữu Dũng và những người khác.

Chơi kiểu này thì đúng là “Le grand jeu” - trò chơi lớn. Không, “trò chơi khủng” mới đúng!

 

 

------------------

Bài liên quan:

30.05.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Lâu nay tôi đọc thơ anh Chân Phương rất thích và dành rất nhiều tình cảm tốt đẹp. Nay đọc bài ĐẠO VĂN HAY CẮT DÁN TRONG MÊ SẢNG trên trang “Đối thoại” (Tiền Vệ) tôi giật mình... (...)
 
29.05.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc mấy trang thơ cuối tuần này trên Tiền Vệ, tôi phát hiện một số điều quái lạ và buồn cười trong bài thơ “Trở Giấc” của Trần Hữu Dũng - hình như tác giả đã cắt dán và vay mượn “tự nhiên” các câu chữ và tứ thơ chủ yếu từ hai bài “Le Grand Jeu” và “One-Way Traffic Blues” của tôi... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021