tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Thử bàn vài ba điều về chữ ‘đạo’  [đối thoại]

 

Nhân bạn đọc Xyz than phiền rằng sự khác nhau giữa 2 loại ‘đạo’ đã tạo ra phản ứng trái ngược: ‘đạo thơ văn’ thì bị lên án còn ‘đạo... ca’ thì được nhiều người đồng lòng chấp nhận, tôi xin thử bàn chơi về chữ ‘đạo’.Tôi không dùng từ mà dùng chữ ‘đạo’ (dĩ nhiên không phải chữ cái).

Nếu viết ‘đạo... ca’ mà không là ‘đạo ca’, chắc hẳn Xyz có chủ ý nào đó thì phải? ‘Đạo...ca’ viết rời ra bằng dấu chấm nghĩa là đạo này (tôn giáo) khác với đạo (trộm cắp) kia, nên viết vậy để tránh hiểu lầm cùng nghĩa? Và ‘đạo ca’ được viết bình thường thì có nghĩa thông thường ai cũng hiểu cả, là nhạc về đạo, nhạc tôn giáo. Nếu ăn cắp nhạc thì gọi là đạo nhạc, không phải đạo ca!

Tra trong ‘Từ điển tiếng Việt’ của Hoàng Phê (chủ biên) thấy liệt kê chỉ duy nhất hai chữ mà nghĩa là đạo tặc, tức trộm cắp, còn hầu hết có rất nhiều chữ cùng nghĩa tôn giáo, như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức v.v. Ngoài ra, còn một số chữ khác nghĩa như đạo dụ của vua; đạo là đường như đạo lộ, đạo hàm trong toán học; đạo còn là đơn vị dân số (tương đương với tỉnh ngày nay) hay quân số như đạo quân...

(Thật ra, đạo tặctrộm cắp, như được giải nghĩa trong từ điển trên, cũng chẳng đúng gì, chính xác nhất là giặc ăn trộm).

Ngoài những chữ mà nghĩa là đạo tặc trong những chữ đạo thơ, đạo văn còn có đạo ý (tưởng) như Hồ Chí Minh với “10 năm trồng cây, 100 năm trồng người”. Đó là ông thuổng từ tư tưởng của Quản Trọng (chính trị gia lừng lẫy của Trung Quốc xưa) qua câu “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” (tạm dịch: kế một năm không gì bằng trồng lúa, kế mười năm không gì bằng trồng cây, kế trăm năm không gì bằng trồng người). Ông còn cả gan đạo cả nguyên văn hai tuyên ngôn của nước ngoài, thậm chí cả một tác phẩm, chứ như thế đã... nhằm nhò gì!

Mới đây trong nước, ”nhà khoa học” Lê Đức Thông cùng vợ lại cả gan cầm nhầm công trình khoa học của người khác.Trường hợp này có thể gọi là đạo học, ăn cắp lý thuyết của người làm của mình!

Nói về nguồn gốc của chữ ‘đạo’ (trộm), tôi xin mạo muội nêu lên giả thuyết là chữ này bắt nguồn từ tổ sư Đạo Chích, có tên được phiên âm đàng hoàng là Tao Zhi, hình như sống cùng thời với Khổng Tử, vì Khổng Tử có kể lại câu chuyện tranh luận giữa Đạo Chích và Liễu Hạ Huệ làm quan thời đó? Đạo Chích mà dám tranh luận tay đôi được với quan thì chắc tổ sư trộm cắp này cũng đã có trong tay... triết lý ăn trộm của mình... hoành tráng lắm đấy, chứ chẳng chơi đâu nhé!

Dĩ nhiên, giả thuyết trên chưa chắc đã đúng. Đúng hay sai là nhờ ý kiến bạn đọc và xin cám ơn trước.

 

Phan Đức
(Tháng 6/2012)

 

 

------------------

Bài liên quan:

01.06.2012
[CHUYỆN THƠ] ... À, mà tại sao thấy ai “đạo văn”, “đạo thi” thì chúng ta “vỗ mặt”, trong khi nghe “đạo ca” (như “10 bài đạo ca” của Phạm Duy) thì lại “vỗ... tay”? Tiếng Việt “ngộ” hén?!... (...)
 
31.05.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc cái cáo trạng “Đạo văn hay cắt dán trong mê sảng” của Chân Phương, thấy rất... khủng. Để kết án đạo văn thì bằng chứng phải là sự giống nhau nguyên câu hay nguyên đoạn, chứ giống nhau ở đơn vị chữ thì làm sao mà gọi là “đạo văn”?... (...)
 
30.05.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Lâu nay tôi đọc thơ anh Chân Phương rất thích và dành rất nhiều tình cảm tốt đẹp. Nay đọc bài ĐẠO VĂN HAY CẮT DÁN TRONG MÊ SẢNG trên trang “Đối thoại” (Tiền Vệ) tôi giật mình... (...)
 
29.05.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Đọc mấy trang thơ cuối tuần này trên Tiền Vệ, tôi phát hiện một số điều quái lạ và buồn cười trong bài thơ “Trở Giấc” của Trần Hữu Dũng - hình như tác giả đã cắt dán và vay mượn “tự nhiên” các câu chữ và tứ thơ chủ yếu từ hai bài “Le Grand Jeu” và “One-Way Traffic Blues” của tôi... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021