tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chú giải về lời Nhật của bài Diễm Xưa và nhạc enka  [đối thoại]

 

Hai chú giải dưới đây là để trả lời điểm 1 trong bài của Nguyễn Austin (ngày 15/4) và “Câu hỏi về nhạc enka” của Phạm Quang Tuấn (ngày 14/4).

 

1) Lời Nhật của bài Diễm Xưa

Có thể tham khảo một bản dịch nguyên văn lời Việt bài “Diễm Xưa” của Trịnh Công Sơn sang tiếng Nhật của Sato Seiji tại http://homepage3.nifty.com/daovaquat/Diem%20Xua.pdf

Lời Nhật phổ theo nhạc bài “Diễm Xưa” là của Takashina Makoto (Xem dưới đây). Đây là lời mà Khánh Ly, Yoshimi Tendo và Kato Tokiko từng hát.

 

「美しい昔」作詞・作曲 SON TRINH CONG (チン・コン・ソン)

 

日本語詞 高階真

 

赤い地の果てに あなたの知らない

愛があることを 教えたのは誰?

風の便りなの 人のうわさなの

愛を知らないで いてくれたならば

私は今もあなたのそばで

生命(いのち)つづくまで 夢みてたのに

今は地の果てに愛を求めて

雨に誘われて消えて行くあなた

 

来る日も来る日も 雨は降り続く

お寺の屋根にも 果てしない道にも

青空待たずに 花はしおれて

ひとつまたひとつ 道に倒れていく

誰が誰が 雨を降らせるのよ

この空にいつまでも いつまでも

雨よ降るならば 思い出流すまで

涙のように この大地に降れ

 

私は今も あなたのそばで

生命(いのち)つづくまで 夢みてたのに

今は地の果てに 愛を求めて

雨に誘われて 消えて行くあなた

 

Trong lời Nhật này chỉ còn vài dư âm của ý thơ tiếng Việt, ví dụ, câu

来る日も来る日も 雨は降り続くお寺の屋根にも 果てしない道にも 青空待たずに có nghĩa là “mưa rơi trên mái ngôi chùa ngày này qua ngày khác tầm tã không dứt , không đợi trời xanh”, có vẻ tương ứng với “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” chăng?

 

2) Enka

Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969. Giai điệu của enka hoặc dựa trên gam ngũ âm hoặc các hòa âm châu Âu, được hát theo kiểu rung giọng chậm trong phạm vi cao độ của một tông (ví dụ đô và rê), gọi là kobushi. Dàn nhạc đệm gồm các nhạc cụ châu Âu, điểm thêm bằng đàn kôtô (tương tự như đàn tranh của Việt Nam, nhưng chỉ có 13 dây thay vì 16 dây, và to hơn), shamisen (tương tự như đàn nguyệt), shakuhachi (sáo tre Nhật, thổi dọc) để thêm kịch tính truyền thống. Trang phục là một trong những yêu cầu thẩm mỹ quan trọng trong trình diễn enka. Các nữ ca sĩ thường vận kimono hoặc áo dài dạ hội châu Âu. Các nam ca sĩ thường mặc com-lê hoặc y phục truyền thống của Nhật. Phẩm chất của ca sĩ enka là phải đẹp nhưng khiêm tốn, thể hiện nội tâm đa sầu đa cảm trong một trạng thái cân bằng được kiềm chế, hoặc sự mong manh yếu đuối, nhất là đối với các nữ ca sĩ. Enka là loại nhạc nhiều người lứa tuổi trên 50 - 60 ở Nhật thích, cũng tương tự như giới trẻ mê J-Pop vậy. Tuy vậy số người đó không nhiều. Enka chỉ chiệm 5% số đĩa nhạc và DVD bán ở Nhật, nhưng được phát khá thường xuyên trên TV (hàng tuần) và radio. Nếu nhìn vào thính giả của một buổi biểu diễn enka thì phần lớn đó là tầng lớp từ trung lưu trở lên. Các enka concerts thường diễn ra tại các phòng hoà nhạc lớn, sang trọng, như NHK Hall. Giá vé tại NHK Hall nằm trong khoảng từ 35 USD đến 80 USD. Người Nhật gọi các ca sĩ enka như Ishikawa Sayuri, Fuji Ayako,Tendo Yoshimi, Kato Tokiko, là “pro” (professional) có nghĩa là “chuyên nghiệp” trong khi các ca sĩ J-Pop thì phần lớn là các “tarento” (talent) hay amateur (nghiệp dư).

 

Nguyễn Đình Đăng
Tokyo 17/4/2009

 

 

---------------

Bài liên hệ:

15.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc... (...)
 
14.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!... (...)
 
13.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”... (...)
 
12.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội chợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK... (...)
 
10.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021