tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nadine Gordimer nói về sự tự do của một nhà văn  [đối thoại]

 

Hôm nay, tôi giở lại một cuốn sách cũ, cuốn An Embarassment of Tyrannies (do W.L. Webb và Rose Bell biên tập, và nhà xuất bản Victor Gollancz ấn hành năm 1997 tại London). Đó là một tuyển tập gồm những bài viết đánh dấu 25 năm hoạt động của tạp chí Index on Censorship, một tạp chí có chủ đích xiển dương sự tự do tư tưởng, và chống lại sự kiểm duyệt. Lật qua cuốn sách, tôi dừng lại với một bài viết của Nadine Gordimer (1923~), nhà văn Nam Phi đầu tiên đoạt giải Nobel (1991). Nhan đề của bài viết đập vào mắt tôi: “A Writer's Freedom”. Đây là một bài viết rất hay, nhưng vì chưa có thì giờ để dịch trọn vẹn cả bài, tôi xin tạm dịch và đăng vào mục Đối Thoại này vài đoạn mà tôi thích.

 

SỰ TỰ DO CỦA MỘT NHÀ VĂN

Nadine Gordimer

 

Sự tự do của một nhà văn là gì?

Theo tôi, đó là quyền duy trì, và công bố trước thế giới, một quan điểm riêng, mạnh mẽ và sâu sắc, về tình trạng xã hội của anh ta như chính anh ta chứng kiến. [...]

Nẩy sinh ngay trong lúc, ngay tại nơi, và ngay trong công việc chúng ta làm, chữ “tự do” xuất hiện trong trí óc chúng ta như một khái niệm hoàn toàn mang tính chính trị — và khi người ta nghĩ đến sự tự do cho nhà văn, thì họ lập tức hình dung ra một đống to tướng những cuốn sách bị đốt, bị thu hồi và bị cấm đoán mà nền văn minh của chúng ta đã chất chồng thêm cho càng lúc càng to tướng hơn; một cái giàn hoả thiêu mà chính đất nước chúng ta đã và đang đóng góp vào đó. Cái quyền được để yên cho viết những gì mình muốn viết thì không phải là một đề tài mang tính hàn lâm đối với chúng ta. [...] Cái quan điểm riêng đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là một nguồn lo sợ và giận dữ cho những kẻ đề ra một lối sống mà chúng ta không thể chịu đựng nổi, [...] trừ khi chúng ta nhìn nó dưới ánh sáng của một thứ giáo điều tự biện minh đặc biệt nào đó.

Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.

[...]

 

 

---------------

Bài liên hệ:

08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021