tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Gió thoảng trên quê hương tôi  [đối thoại]

 

Lời toà soạn Tiền Vệ:
 
Hôm nay (10.01.2010) nhà thơ Nguyễn Đức Tùng gửi đến cho Tiền Vệ bài viết này của nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Bắc (một trong những tác giả góp mặt trong cuốn Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng). Bài này nguyên là một bài tham luận trong buổi hội thảo “Thơ đến từ đâu” tại Hà Nội ngày 06.01.2010 vừa qua và đã được đăng trong chuyên đề về cuốn Thơ đến từ đâu trên tạp chí Sông Hương ngày 08.01.2010, cùng với các bài tham luận của Đặng Tiến, Đỗ Quyên, Dương Tường, Phạm Toàn, Văn Giá, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Ngọc Hiến, và Nguyễn Thụy Kha.
 
Tuy nhiên, khác với văn bản đã xuất hiện trên tạp chí Sông Hương, văn bản do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng gửi cho Tiền Vệ có kèm thêm một đoạn của nhà văn Trần Thị Trường, biên tập viên của chương trình buổi hội thào “Thơ đến từ đâu”.
 
Chúng tôi đồng ý đăng lại bài này ở đây theo yêu cầu của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Việc đăng lại bài này cũng là điều cần thiết vì hiện nay trên Tiền Vệ cũng đang diễn ra một cuộc đối thoại về những vấn đề liên quan đến việc xuất bản cuốn Thơ đến từ đâu.
 
Tiền Vệ

 

_________

 

Lời của Biên tập viên Chương trình L'Espace với “Thơ đến từ đâu” cuốn sách của Nguyễn Đức Tùng, ngày 06.01.2010:
 
“Thưa chị NTHB. Trước hết xin cám ơn chị đã kịp thời gửi về Hội thảo một bài viết, góp phần để hội thảo được sôi động. Văn học sôi động là một ước muốn thiện và đẹp. Bài viết của chị không thể biên tập một chữ nào để văn bản có thể hay hơn. Đơn giản rằng, nó đã quá hay. Đọc chưa hết tôi đã khóc. Và bây giờ nước mắt tôi vẫn chảy. Có người sẽ bảo tôi cải lương, mau nước mắt. Không. Tôi là kẻ cứng rắn, ít nhất đã gần 30 năm qua, kể từ khi bước chân vào con đường nghiệt ngã văn chương. Tôi chỉ khóc khi gặp được những tình cảm lớn. Tình cảm của Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, trong bài viết này không chỉ dành cho chúng tôi, những người yêu văn học, hy vọng ở văn học đem lại điều thiện lớn lao cho con người mà còn dành cho sự nghiệp chung của dân tộc: Người Việt thích đọc chữ Việt nhất. Chữ Việt đem lại sự chia sẻ lớn lao nhất cho người Việt. Một lần nữa xin cảm ơn chị.”
 
Trần Thị Trường
 
-------
PS: Xin chị cho phép tôi viết kèm vào bài viết của chị ở đây. Thân yêu

 

GIÓ THOẢNG TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

 

THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình.

Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v (những từ in nghiêng trích dẫn nguyên văn từ loạt các bài viết phản ứng sau khi tập TĐTĐ ra mắt ở Việt Nam) thật ra không nhắm vào nội dung sách mà chỉ đánh thẳng vào vụ việc tác giả tập sách, người chủ trương phỏng vấn- Nguyễn Đức Tùng và các tác giả liên quan trả lời phỏng vấn, nhất là các tác giả đang sống ở nước ngoài, chịu chấp nhận sự kiểm duyệt và biên tập để sách được ra đời từ trong nước.

Là một tiến trình hoàn toàn không dễ sau khi nói chuyện với anh Nguyễn Đức Tùng, và sau đó các anh chị Đà Linh, Trần Thị Trường, so với việc tôi chịu chấp nhận cắt bớt vài chữ, vài câu mà theo tôi và Nguyễn Đức Tùng cùng đồng ý là chỉ cắt bớt chứ không phải cắt bỏ, nguyên bản vẫn còn ở tạp chí điện tử talawas và trong tay các tác giả, chúng tôi chờ một dịp tái bản nguyên con khác, không sao.

Chuyện là chuyện đưa đến tay độc giả trong nước (tất nhiên là còn có người muốn đọc) một văn bản không nguyên vẹn có là đìều nên làm hay không? Tôi cho là “có còn hơn không”. Nên nhớ, không phải chỉ có các tác giả ở nước ngoài mới bị cắt đốt cột, anh Dương Tường lững lẫy vậy mà lâu nay vẫn phải còn chịu sống chung với lũ, tôi chia lũ với anh một chút cũng là vui hết biết. Không phải ai trong tập sách TĐTĐ cũng là chung lập trường chính kiến gì đâu, chỉ là lần đầu trong nước ngoài nước in chung một tập và xuất bản trong nước là sự kiện lớn trong tâm cảm lớn của người viết bằng tiếng Việt trong và ngoài nước lần đầu đứng chung với nhau. Vô cùng cảm động.

Tôi hiểu, biên tập là làm cho văn bản hay hơn, đẹp hơn, kiểm duyệt là cắt bớt những câu, đoạn nhạy cảm để lọt được qua cơ chế xuất bản hiện tại của nhà nước Việt Nam. Biên tập, khi tôi trả lời phỏng vấn thì đã bị/được Nguyễn Đức Tùng, BBT talawas biên tập tưng bừng rồi mới lên talawas chứ sao không, biên tập, khi sách dự định in thì đã bị/được trao đổi với Nguyễn Đức Tùng, và sau đó Đà Linh, Trần Thị Trường, Tạ Duy Anh đã biên tập và giúp chỉnh sửa một lần nữa cho hay hơn, và tất nhiên, qua cái khâu cuối cùng là cái khâu không ai muốn, chẳng đặng đừng, kiểm duyệt, để lọt cửa xuất bản.

Đọc lại văn bản bài mình, tôi chẳng đếm bao nhiêu chữ đã bị/được biên tập/kiểm duyệt (vì tôi đã đồng ý, Nguyễn Đức Tùng đã làm việc rất khoa học, highlight những câu, những đoạn cần cắt bỏ, và hỏi tôi có đồng ý không, tôi đã trả lời vâng,) tôi thấy tôi vẫn là tôi, những câu trả lời phỏng vấn của tôi, dù không được lan man nói hết mọi chuyện đôi khi lạc đề muốn nói, đã không phản lại tôi. Thực tế dù vẫn còn một chút rượi buồn, nhưng nỗi niềm xúc cảm của tôi về những chia sẻ tâm sự về văn chương, đất nước, kết nối bạn bè, người viết, người đọc trong và ngoài, vẫn lai láng, tràn đầy, và vì chúng tôi đã đến với nhau, xích lại gần nhau hơn, và đã ngồi xuống đây nghe thân phận này.

Vì vậy, tôi vẫn rất muốn cảm ơn các anh chị Nguyễn Đức Tùng, Đà Linh, Trần Thị Truờng ...đã giúp tôi đưa tiếng nói tôi xa xôi (cùng các bạn khác) đến với độc giả trong nước. Tiếng nói dù nhẹ như gió, thoảng qua rồi bay mất, cũng là tiếng của ngọn gió từ tấm lòng tôi, thổi trên quê hương tôi.

 

Virginia, 1/1/2010
nthb

 

 

---------------

Bài liên hệ:

08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021