tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Thiếu dẫn chứng  [đối thoại]

 

Mục “đối thoại”, bài “Đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà?” của Xyz có đoạn như sau:

“Ngày trước tui ngỡ chỉ có thính giả ca nhạc mình văn hóa thấp kém nên mới “làm giàu” cho những giọng ca “bình dân” (tui không dám xài chữ “sến”), song đến hồi có người nhà vượt biên qua tới Pháp rảnh rỗi thơ về tui mới hay ở xứ sở văn minh đó cũng vậy: Nào Johnny Hallyday, nào Sylvie Vartan, nào Christophe nầy nọ, từng là “thần tượng” khiến bao thế hệ già trẻ “khắp thế giới” (kể cả dân Kinh Đô Ánh Sáng Paris) mê mệt, vậy mà trong mắt “bọn trí thức Pháp” thời cũng chỉ cỡ Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Chế Linh trong mắt “mình” vậy thôi.”

mà không thấy dẫn chứng. Có nghĩa là người nhà nghe (hay thấy) như vậy rồi thơ về cho ông/bà Xyz hay như thế, thì người nhà của ông/bà có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào không để “bảo kê” cho cái việc người nhà của ông nghe thấy như thế là xác thực, là có xảy ra?

Đương nhiên là cá nhân tôi sẽ lượng giá mức độ xác thực này cao hơn và tri ân nhiều hơn nếu có được dẫn chứng khả tín. Rồi cái yếu tố “bọn trí thức Pháp” ấy gồm những ai cũng không phải là không kém quan trọng... Để rồi từ đó mới xét xem cái mà “bọn trí thức Pháp” này thấy như thế là đúng hay sai, hay như thế nào, để mà học hỏi, nếu có thể...

Cái nữa là những danh ca Pháp mà người nhà ông nêu tên “cũng chỉ cỡ HC, MLH, CL” như đã nói, vậy trong lớp ca sĩ thời điểm đó cũng như bây giờ người nhà của ông/bà có đề cập tới những ai là không “HC, MLH, CL trong “mắt mình” dưới mắt “bọn trí thức Pháp” này không? Cũng như theo người nhà ông, “bọn trí thức Pháp” này có nói các ca sĩ Pháp ở bên Pháp phải làm sao, hát hò như thế nào để khỏi được/bị xem là “HC, MLH, CL trong “mắt mình”“ hay không? Bởi vì thường thường có đả phá thì có xây dựng, trí thức mà, mà lại “trí thức Pháp” nữa!

Tựu trung, ý tôi muốn nói là công việc dẫn chứng luôn luôn là cần thiết, nhất là trong những vấn đề/chuyên mục có tính cách đặc thù như thế này. Nó giúp người đọc như tôi nhận thức được đề tài một cách đầy đủ hơn. Xin đơn cử một thí dụ: không thể khơi khơi tôi nói rằng, trong vấn đề “chất giọng” của ca sĩ chẳng hạn, chất giọng opera mới là đỉnh cao hay vượt trội gì gì đó mà không đưa ra thí dụ và nhất là dẫn chứng. Trong ý hướng như thế, khi tôi nói có người nói rằng chất giọng opera mới là đáo để, số một so với chất giọng pop, thì tôi sẽ đưa ra một thí dụ là ít ra là đã từng có một pundit cho rằng chất giọng của Luciano Pavarotti, một siêu sao opera đã quá cố, ăn đứt chất giọng của Céline Dion, một siêu sao nhạc pop, và dẫn chứng cho sự kiện đó như sau:

Christopher John Farley trong bài “MUSIC: GOING FOR THE RAFTERS” đăng trên báo TIME, có đoạn viết:

“On another song, I Hate You Then I Love You, Dion makes the mistake of having opera star Luciano Pavarotti join her in a duet. Now, inviting Pavarotti to sing a fluff-headed pop song is like asking Picasso to paint your house--it's just not practical. Pavarotti's big, clear tenor easily trumps Dion's showy yelp, and he doesn't stop there--he goes on to overwhelm the song's flitty lyrics and thrash its slight melody. Final score: Pavarotti: 3, Song: 0, Dion: 0...”

 

 

----------------

Bài liên hệ:

05.11.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết vừa qua của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trên talawas (02/11/2010) rất sắc sảo, quyết liệt, đả trúng trọng huyệt đối tượng (cũng như các bài viết khác của ông), tuy nhiên, có một câu nầy, “Một ca sĩ đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà như Đàm Vĩnh Hưng mà trở thành thần tượng của bao lớp trẻ”, khiến độc giả bị... bất ngờ... (...)
 
31.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Cổ nhân dạy “Dân vi quý , xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức “Dân là quý, xã tắc là hàng kế, vua là hạng nhẹ”. Đã làm đại lễ 1,000 năm thì phải nhớ lời dạy của cổ nhân. Đằng này, dân vi vô giá trị nên ông Triết mới đẩy xuống hàng ba để “Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trước đã. Nếu xem dân là quý thì ắt phải “Kính thưa đồng bào” ngay từ đầu chứ!... (...)
 
27.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021