tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Về bài “Lời xin lỗi muộn màng” của Ngô Hương Giang — Một chút lương tri người học trò cũ  [đối thoại]

 

Người ta nói tôi sinh ra không phải để viết lách. Nhưng lại dính vào khối c và học cái ngành “ tai quái” — ý của riêng tôi — nên cũng phải lao bút về phía trang giấy cho có lệ. Thực ra, tôi cũng không ham hố gì mấy việc đăng bài viết của mình ở diễn đàn này. Tuy nhiên, với lương tri của một cựu sinh viên khoa Văn – ĐH Khoa học Huế, sau khi đọc “Lời xin lỗi muộn màng” của tác giả Ngô Hương Giang, tôi thấy mình cần phải lên tiếng.

Tôi học hành không được giỏi giang gì cho lắm và cũng không đọc nhiều sách để có thể đạt đến mức cao siêu trong thẩm định bài viết của người khác. Nên có nhiều cái trong tác phẩm ấy, tôi không tiện bàn bạc. Cái tôi thấy được ở đây và muốn nói chỉ là lối hành xử mang hơi hướng “rút ván” của tác giả này mà thôi. Có thể tôi thiển cận, có thể tôi nông cạn nhưng cái cách tri ân với người thầy từng giảng dạy, từng hướng dẫn mình của tác giả Ngô Hương Giang làm tôi thấy khó hiểu. Phải chăng, anh ta đang ngấm ngầm thực hiện ý đồ “hạ bệ tượng đài người thầy” mà anh ta đã nêu lên trong “Mấy suy ngẫm về giáo dục Việt Nam”.

Tôi đã bật cười khi có một tác giả đã viết tên anh ta thành N H Gian(g). Tôi cười vì một cái tên bị bóp méo như thế chỉ vì chính anh ta. Nhưng tôi lại cảm thấy đau lòng cho người bạn của mình.

Tôi không phủ nhận việc học sinh, sinh viên có quyền nói lên tiếng nói của mình, được quyền phản bác lại ý kiến của người thầy. Nhưng lại thiết nghĩ, nó cần phải xuất phát từ cái tâm và cái tầm của học trò, chứ không phải lên một diễn đàn A, một trang xã hội B nào đó để công kích, khích bác và có phần dè bỉu người thầy như cái cách anh đang làm. Có lẽ anh đang mở ra một xu hướng mới cho giáo dục Việt Nam chăng?

Tôi có biết người thầy đã từng giảng dạy, hướng dẫn anh. Nhưng tôi không được học với thầy nhiều, chỉ là hai môn học đầu năm một và năm hai mà thôi. Theo tôi biết, thầy chỉ là một người thầy theo đúng nghĩa đen của từ này — không ham hố quyền lực, tước vị, là một người thầy giản dị và dễ gần. Song thầy lại là người ở tầm cao trong lĩnh vực của mình. Những công trình, rất nhiều công trình của thầy đã được công nhận.

Có thể sau này anh cũng là một người nghiên cứu tài giỏi, có những công trình vĩ đại. Nhưng lúc này anh đã có gì chưa? Đã đạt đến độ chin của sự nghiệp chưa? Hay chỉ là con số không tròn trĩnh. Thật nực cười cho một kẻ phát ngôn lộng hành như anh. Anh chỉ vừa kịp đặt dấu chân đầu tiên lên mặt đất sau khi lên khỏi cầu, vậy mà anh lại làm cái việc mà xã hội sẽ lên án: ngang nhiên quay lại rút cầu.

Sự việc anh phản ánh có đúng như anh nói hay không? Cô bạn kia có đúng là đã vi phạm? Vậy đây chính là cái lỗi của những người học trò “biếng học mà vẫn thích điểm cao”. Khi người thầy phát hiện họ sẽ làm gì? Tìm mọi cách triệt hạ học trò à? Vậy nhân cách của người thầy đặt ở đâu? Tôi nghi ngờ chính bản thân anh chứ không phải cô bạn kia là người được hưởng lòng khoan dung của thầy? Bởi tất cả những gì anh đã, đang và sẽ làm là sự xúc xiểm nhân cách nhà giáo. Anh hiểu không?

Là bạn (mặc dù hơi bắt buộc) và cũng có thể xem từng là bạn đồng môn. Vì cái ngành của tôi và anh cũng chỉ mới được tách ra từ khóa 30 mà thôi. Tôi mong mỏi ở anh hai chữ “dừng lại” cái việc trái với lương tâm này. Việc làm của anh sẽ chẳng được ai ủng hộ. Nếu có, tôi dám cam kết đó chỉ là những “bậc-vĩ-cuồng” như anh đấy thôi.

 

Thao Vi

 

 

 

--------------

Bài liên hệ:

06.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Thưa chị Lý Liên, tôi rất cám ơn chị đã bỏ thời gian đọc bài tôi viết. Tôi xin trả lời chị về một số điểm sau... (...)
 
04.08.2010
[GIÁO DỤC] ... “Hữu thể” (Dasein, Being) của Heidegger thì có gì liên quan với “nước ta” của Phạm Quỳnh hay “dân tộc” của Hương Giang nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi. Hồ Chí Minh thì có gì liên quan tới Thích Ca, Jesus cơ chứ? Hay cứ là “danh nhân” thì có thể thoải mái ghép họ vào một chỗ được?... (...)
 
03.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Xin thưa, có cái tượng đài đó hay không? Nên hạ hay tiếp tục giữ vững? Tôi xin gửi nơi bạn đọc tự phán xét. Về phần tôi, tôi im lặng (ít nhất là giây phút này). Còn quá nhiều những hiểu lầm nữa, tôi không những không có thời giờ, mà còn không muốn bàn tiếp về những điều bắt bẻ phi lý như trên của TT Đông Ba... (...)
 
02.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Cái loại “học thuật” của Ngô Hương Giang như thế mà đòi hạ “cái tượng đài về người thầy” ư? Nhưng làm gì có “cái tượng đài về người thầy” trên đất nước này để mà hạ xuống? Trên đất nước này, các tượng đài chỉ dành cho những kẻ giết thầy, chôn sống thầy mà thôi... (...)
 
31.07.2010
[GIÁO DỤC] ... Chúng ta mở ra liên tiếp các cuộc hội thảo về đổi mới giáo dục. Thế nhưng, cái điều bình dị và giản đơn là “học trò”, chúng ta lại không để ý tới. Đó là sự né tránh đối với hạn chế của chúng ta, hay đó là hành vi xem nhẹ những cá thể học diễn giải. Học thuật Việt Nam cần phải xem “học trò” như là trung tâm của mọi nhận thức. Đã đến lúc “cái tượng đài về người thầy” vốn từng được xem là trung tâm của mọi sự vững bền, cần phải được hạ xuống... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021