tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chán cho cái sự tồi tệ và bỉ ổi  [đối thoại]

 

Tôi là một người hâm mộ anh Diêu từ những năm chập chững bước vào ngành công nghê thông tin những năm 2003, 2004. Mấy lần anh Diêu về nước, tôi lại kẹt công tác xa nên không lần nào diện kiến được anh. Lần này, tôi quyết tâm thu xếp mọi việc để được gặp anh tại hội thảo Tetcon 2012 nhưng niềm mong ước của tôi hoá công cốc. Qua bạn bè, tôi loáng thoáng được biết anh Diêu bị cấm cửa ngay Tân Sơn Nhất nhưng không rõ sự thể. Thế rồi có người bạn cho đường dẫn vào trang Tiền Vệ để đọc bài phỏng vấn do chị Phạm Thị Hoài thực hiện, tôi mới hiểu ngọn ngành. Càng đọc tôi càng chua chát và căm hận cho những trò bỉ ổi và trơ tráo đến tột cùng như thế này.

Hôm trước, trên Facebook, vài hôm trước khi bài phỏng vấn này được thực hiện, tôi tình cờ thấy được một bạn bảo rằng “chính phủ Việt Nam không cho anh Diêu về chớ không phải đất nước Việt Nam không cho anh Diêu về. Chính phủ Việt Nam không đại diện cho nhân dân Việt Nam”, tôi hết sức tâm đắc. Càng tâm đắc hơn khi đọc bài phỏng vấn này.

Lý do tại sao tôi cảm thấy chua chát và căm hận? Đó là vì từ trước đến nay, lang thang nhiều diễn đàn kỹ thuật tiếng Việt, tôi chưa thấy ai có kiến thức sâu dày nhưng lại kiên nhẫn và cẩn thận như anh Diêu. Từ đó đến nay, tôi chưa hề thấy anh Diêu cổ suý điều gì sai trái với đạo đức và lương tâm. Chính nhờ anh ấy mà không những diễn dàn HVAonline mà nhiều diễn đàn tiếng Việt khác đã thay đổi theo hướng tích cực và ích lợi. Anh ấy chỉ truyền đạt tinh thần khoa học, yêu chuộng sự chính xác, công bằng và duy lý chớ chưa bao giờ tham gia hay dung dưỡng bất cứ dạng phá hoại nào. Thế mà, anh Diêu đã từng bị chụp cho cái mũ nhàm chán “phản động” và mới gần đây lại bị đối xử như một kẻ “phản động” theo đúng nghĩa của nhà cầm quyền này muốn tuyên truyền. Một anh bạn nào đó đã phát biểu trên Facebook thật chuẩn: “Chính phủ Việt Nam không đại diện cho nhân dân Việt Nam!” Bản thân tôi mong mỏi làm sao có thật nhiều “phản động” như anh Diêu.

Lần này, chính phủ Việt Nam tạo nên động thái này không những chỉ vì không muốn anh Diêu “cầm chiếc microphone trên tay” (như anh Diêu đã nhận định) mà xa hơn, họ không muốn có sự ảnh hưởng tốt đẹp của anh Diêu đến lớp học sinh và sinh viên ở Việt Nam bởi vì đây là phạm trù họ không thể kiểm soát nổi. Họ không muốn những mầm non đất nước có khả năng tư duy độc lập và khả năng phản biện bởi vì như thế thì những gì ung rữa sẽ sớm tan nát hơn. Theo tôi, đây là một ván bài mà chính phủ Việt Nam xem nhẹ và đánh giá sai. Những tâm hồn tội nghiệp chưa nhận ra được sự tồi tệ của chế độ thì nhân dịp này, họ sẽ thấy rõ.

Anh Diêu, “persona non grata với quê hương” chưa bao giờ và sẽ không bao giờ dành cho anh và những người như anh.

 

 

------------------

Bài liên quan:

14.01.2012
Chiều ngày 11 tháng 1 năm 2012, khi vừa rời chuyến bay từ Sydney và xuất trình visa để làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Hoàng Ngọc Diêu đã bị công an giữ lại để thẩm vấn suốt hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, anh đã bị áp giải lên một chuyến bay khác để trở về Úc. Đây là bài phỏng vấn Hoàng Ngọc Diêu do nhà văn Phạm Thị Hoài thực hiện... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021