tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Chia sẻ với Nguyễn Austin  [đối thoại]

 

Năm 1964, khi cùng cộng tác với tờ Sinh Viên, thi sĩ Đỗ Quý Toàn có đưa cho tôi xem một bài thơ dài, nói là của Trần Dần. Dạo ấy tôi chả tha thiết gì thi ca nên ư hử cho vừa lòng ông bạn. Hình như khi ở tòa soạn Đời của Chu Tử, Toàn có nhắc tên thi sĩ nầy. Thiết nghĩ những gì bất lợi cho Hà Nội, chính quyền miền Nam tung ra nhiều nơi. Sau 1954, Pháp là nơi cho thân nhân hai bên có chút tin tức về nhau. Tác giả kể chuyện người anh tên Châu gặp cháu bên Pháp. Như vậy ông Châu có thể có đường để biết một số sinh hoạt văn nghệ ngoài Bắc. Ông là giám đốc đoàn hoa tiêu, đứng đầu trường Hàng Hải Phú Thọ, nên ức đoán có nhiều giao tiếp. Ông Châu biết thì em ông có thể biết. Nhất quyết phải chiêu hồi hay nằm vùng mới biết thơ Trần Dần rõ quá đáng. Từ đâu ông Âu biết Trần Dần, tôi không biết được. Đây tôi chỉ nói về khả thể (possibility).

Theo tôi, Bằng Phong không hỏi tại sao Trịnh Công Sơn không bị nạn, ông chỉ mừng cho việc ấy không xẩy ra để Trịnh Công Sơn nổi danh. Nhắc đến phước đức ông bà, Bằng Phong muốn nói sự săn lùng rất ráo riết chỉ có những uy lực siêu nhiên mới giúp người tránh. Ta thường nghe: chỉ có Chúa mới giúp tôi thoát nạn, cái chết treo sợi chỉ mành. Xin minh xác, tôi không nói hai ông Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đi tìm Trịnh Công Sơn hay không. Đoạn văn trên của Bằng Phong giá như có lời giải thích vì sao Trịnh Công Sơn không gặp rắc rối, thì thông suốt hơn và độc giả sẽ không ngỡ ngàng.

Trịnh Công Sơn ở đâu trong đêm 30 Mậu Thân và những ngày kế tiếp trong buổi giao tranh? Tôi có thể góp ý ở trong giới hạn, kiểu “thấy sừng có nghĩa thấy trâu; thấy khói có nghĩa thấy lửa.”

Khi tình hình Huế tạm yên, tôi được đầu cơ quan làm việc yêu cầu ra Huế lấy tin tức của một nhân viên trong bộ. Tôi đến nhà thân nhân của ông ta gần chỗ ở của thầy Ngô Đốc Khánh, thân sinh của Bích Diễm (xưa), bờ sông Phan Chu Trinh. Nhà trống, chưa hồi cư. Tôi đi tìm trong khuôn viên trường sư phạm, tòa khâm cũ, nơi đồng bào ngủ bờ ngủ bụi chưa về nhà cũ. Chị dâu của người tôi muốn tìm khóc: “Hai anh em ôm nhau mà chết, chú không chịu ở nhà Trịnh Công Sơn bên tê sông vì en (anh, chồng tôi) nói en về không cấm trại, còn chú thì nói về, ở chi bên Trịnh Công Sơn khi en về nhà. Cơ chi chú ở đánh bài bên anh Sơn thì en có về mô. Bên nớ họ chạy tuốt. Mấy chú nhỏ nhỏ vô hỏi, tui nói không có chồng tui cấm trại, còn chú em về ăn cơm ba mươi rồi đi; mấy anh vô nhà lục mà có thì bắn đi bắn cả mẹ con tôi. Họ đi ra rồi trở lại lần nữa, không làm gì. Thấy không êm, hai anh em mặc áo mưa, đội nón, quần pyjama cho giống đàn bà, qua đường xe lửa lên Phủ Cam. Đến nơi, cảnh sát, lính tráng đi hết, hai anh em không biết đi mô, nương náu cho qua đêm thì dưới nầy họ đánh úp lên.”

Nhà Trịnh Công Sơn, 11 Nguyễn Trường Tộ, Trịnh Cung có nói trong bài trên Da Màu mà tôi cũng biết vì hầu như ngày nào tôi cũng đến nhà gần kề chơi với Hiếu, Hiến, tôi ở Bến Ngự gần xịch, chúng tôi thường thấy Bích Diễm và cô bạn tên Quyết cùng đạp xe đi qua. Từ nơi nhà người kể câu chuyện trên đến nhà Trịnh Công Sơn đi bộ chừng 15 phút, cách nhau bởi một cây cầu nhưng cách nhau vô vàng, sống và chết. Nơi kia, 40D Phan Chu Trinh, con của thầy Khánh, thiếu uý quân y chưa ra trường không bao giờ trở lại. Anh em nhà kia tuy không bị bắt tại nhà, phải đi dưới áp lực rồi không bao giờ về.

Không như từ Bến Ngự chạy về phía Nam Giao dân cư đông đúc, khu nhà Trịnh Công Sơn bắt đầu vùng ít người mà nhiều biệt thự và công sở. Do đó hầu như không có cơ sở Mặt Trận (nói theo miền Nam là nằm vùng). Lợi dụng khoảng trống ấy, đồng bào kéo nhau về phía cầu Tràng Tiền. Lính miền Bắc thưa thớt không chận được hay không muốn chận làn sóng người. Một người bạn tôi kể lại: anh ta vừa tu học quân sự ở Mỹ về ăn Tết nhà bà con gần bưu điện Huế. Núp trong nhà thấy bên ngoài nón cối đứng gác ngoài ngõ, họ không đếm xỉa đến dân chúng, trong suốt thời gian chiếm đóng họ chỉ hỏi một câu lấy lệ: “có ai làm việc cho Mỹ ngụy không.” Trả lời không là xong chuyện. Sau đó thuỷ quân lục chiến giải tỏa thánh phố. Tôi muốn nói nhà Trịnh Công Sơn nằm trong khu có bộ đội nhưng chưa có công an hay nằm vùng hoạt động. Tuy không gặp trực tiếp, tôi được biết qua bạn bè, hai anh em Hiếu Hiến cạnh nhà Sơn là lính, công chức ngụy đều an toàn.

Qua những điều tôi biết như trên, hy vọng gia đình Trịnh Công Sơn nằm trong làn sóng dân nầy.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

29.04.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chuyện về Nhân Văn Giai Phẩm, khi còn ngồi ghế nhà trường tôi đã từng được nghe nói đến. Nhưng thú thật câu chuyện về đời tư Trần Dần: “yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự tử” như Bằng Phong đã viết thì cho đến giờ, qua internet, tôi mới được biết... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Sau bài góp ý của tôi với Nguyễn Tôn Hiệt, thay vì làm minh bạch những câu hỏi tôi đặt ra thì Nguyễn Tôn Hiệt lại phản hồi bằng những thông tin liên quan đến lý do tại sao Trịnh Công Sơn lại viết bài “Em còn nhớ hay em đã quên”... (...)
 
28.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Hãy thẳng thắn xác định: Trong nghệ thuật, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ có tài. Trong đời sống, Trịnh Công Sơn là một kẻ cũng hèn yếu, xu nịnh, ích kỷ và tầm thường như rất nhiều kẻ khác... (...)
 
27.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Trong bối cảnh như vậy, anh đòi hỏi Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ nổi tiếng trong “chế độ cũ”, phải có thái độ phản kháng lại chính quyền ư? Anh muốn ông phải công khai xót thương những người phải bỏ xứ, bị lùa đi kinh tế mới, bị đói khổ, bất công ư?... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tội nghiệp Nguyễn Austin, cả tháng nay, tả xung hữu đột, hết Da Màu tới Tiền Vệ chỉ để bảo vệ “tượng đài”. Tượng đài có khi ngàn năm, cũng có lúc gặp “sự cố” như ở Điện Biên mới đây... (...)
 
26.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Sau khi “chân dép lốp bay vào vũ trụ” với phi thuyền Apollo [!], nhạc Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm “thiên tài nhạc” Trịnh Công Sơn và... chấm hết... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Những tín đồ Ky tô giáo thường đưa ra luận cứ: nếu anh không chứng minh được Chúa của tôi không hiện hữu thì điều đó không có nghĩa là không có Chúa. Tôi bắt chước luận cứ này để góp ý với VVN: nếu anh không chứng minh được những sự kiện liên quan đến cái gọi là “huyền thoại Diễm Xưa” không có thật, thì điều này không có nghĩa là những điều đó là bịa đặt... (...)
 
25.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Cái chết bi thảm của hai mươi cô gái Thanh niên Xung phong biến thành “những dòng chữ óng mượt”. Rồi “những dòng chữ óng mượt” ấy đã được Trịnh Công Sơn đem vào bài hát bằng “những sắp xếp tinh khôn”, với “những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Tôi đọc đi đọc lại bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” của TCS nhiều lần để cố gắng hiểu được những điều mà Nguyễn Tôn Hiệt cũng như nhiều người khác đã phê phán; nào là: “Bài hát của ông đưa ra những hình ảnh hoàn toàn dối trá. Những hình ảnh lãng mạn thơ mộng đó là những hình ảnh của Sài Gòn trước 1975, chứ hoàn toàn không phải là của thành phố Hồ Chí Minh sau 1975”... (...)
 
24.04.2009
[VĂN HOÁ] ... Không, Nguyễn Đắc Xuân không ngây ngô chút nào khi lập luận một cách khiên cưỡng như vậy. Đúng ra, ông ta rất ác. Không chỉ ác mà còn thiếu lương thiện. Thiếu lương thiện vì xuyên tạc nội dung tấm ảnh một cách gán ghép và không trung thực... (...)
 
20.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời. Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy ắp tình người... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Tôi viết bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”... (...)
 
17.04.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thông tin về bức thư của TCS gửi Joan Baez là thực. Theo tôi, những điều viết trong thư này cho thấy bản chất nông nổi, nhẹ dạ của một người nghệ sĩ. Kết tội TCS là đồng lõa với tội ác e rằng đó là một ngoa ngữ... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhân đọc bài viết “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn — một thiên tài đồng loã với tội ác” của ông Đặng Văn Âu, xưng là một người bạn của Trịnh Công Sơn, tôi có chút thắc mắc. Xin ông Âu vui lòng giải đáp... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969... (...)
 
16.04.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn Văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Màu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc... (...)
 
14.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”... (...)
 
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!... (...)
 
13.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”... (...)
 
12.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội trợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK... (...)
 
10.04.2009
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021