tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhà phê bình là “ông”?  [đối thoại]

 

Không phải để nịnh bợ Phan Quỳnh Trâm — vốn xinh đẹp —, mà là để “tán tỉnh” một chút với chữ “ông” trong đoạn viết của tác giả Lữ, trong bài “Nhà phê bình: Cần phải khiêm tốn”.

Lữ viết trong bài ngắn của mình:

“Nhà phê bình, là người đọc, mà cũng là người viết. Nhà phê bình viết xuống cái đọc của mình. Cách đọc đó, cũng chính là cách ông viết. Khiêm tốn hơn, ông sẽ không chỉ cho ai cách đọc một tác phẩm văn học. Tự nhiên hơn, ông sẽ nói: ‘Tôi đọc như vậy đó.’ Và điều này có nghĩa là: Tôi sống như vậy đó. Không ai bắt chước ông được.”

Tôi nhấn mạnh các chữ “ông” trong đoạn này bằng cách tô đậm chúng.

Tô đậm để thấy rằng chúng ta nên tự hỏi: Phải chăng nhà phê bình là / và chỉ là “ông”?

Tôi e là không phải. Bởi lịch sử phê bình cho thấy, có ông, có bà, và có cả giới đồng tính nữa.

Cho nên, khi viết một đoạn văn [vốn chuộng sự tự do] mà còn / và phải kỳ thị giới tính, đề cao nam quyền, kiểu là nhà phê bình = ông ta/anh ta [có quyền], thì thiết nghĩ không còn và không cần phải đọc thêm nữa làm gì.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021