tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Lời cuối cho... Lài  [đối thoại]

 

Bùi Thị Lài phản ứng vì bài viết của tôi là dĩ nhiên thôi, nhưng lời lẽ không thích hợp cho một cuộc đối thoại văn chương: “nên xét lại khả năng đọc và hiểu của mình (đi)”, “... Rõ chưa nào?”, “... Hiểu rồi hén, dzậy đi nghen...” Lại còn copy - paste cả cái biểu tượng mà các teen vẫn dùng khi chat, rồi hả hê ngoe nguẩy bỏ đi sau khi đã cho “thằng chả” biết thế nào là Bùi Thị Lài (vì thế tôi phải tin Lài là đàn bà).

Tôi đã phì cười và toan không viết bài này, nhưng sau lại nghĩ, thì cứ “đối thoại” lần nữa cho Tiền Vệ ta thêm vui.

Tôi sẽ chỉ nói về vấn đề ngôn ngữ thôi. Và để cho gọn, cũng xin quy ước bài “Khóc Tây Tạng” của Inrasara là “bài 1” (hoặc bài trước), bài “Khóc lóc Tây Tạng” của Bùi Thị Lài là “bài 2” (hoặc bài sau)

Bùi Thị Lài viết: (nguyên văn những đoạn trong bài đối thoại với Ngọc Hương)

Lài cho rằng bài trước đã gợi hứng cho bài sau... Nói cho chính xác, bài 2 đã sử dụng thủ pháp (hay kỹ thuật) giễu nhại trên chính văn bản của bài 1 để họa lại nó... Vậy đó, bài thơ 1 đã gợi hứng cho Lài viết bài 2 như vậy.

Nên tôi nói Lài hùa theo. “Hùa theo” chỉ sự không độc lập, không chủ động khởi xướng mà chịu ảnh hưởng, làm theo, dựa theo, đi theo một khách thể khác.

Xin tham khảo thêm chút ngoại ngữ:

Từ điển Việt-Anh
hu`a theo ai: to make common cause with somebody; to side with somebody

Bùi Thị Lài vặn tôi:

Võ Vi có tìm được chi tiết hay yếu tố nào mang tính giễu cợt đối với xứ Tây Tạng hay không? Hay chỉ có những yếu tố giễu cợt đối với, hay từ, bài “Khóc Tây Tạng”?
 
Võ Vi có tìm được chi tiết hay yếu tố nào mang tính “nhắc lại một cách méo mó” từ xứ Tây Tạng hay không? Hay chỉ có một số từ ngữ “nhắc lại một cách méo mó” từ bài “Khóc Tây Tạng”?

Tây Tạng đang đổ máu, người ta đang than khóc, bài thơ 1 cũng kêu gọi hãy khóc cho Tây Tạng (cho dù Inrasara có than khóc theo kiểu “sến” khiến Lài dị ứng). Còn Lài thì trộn nước mắt, nước mũi, nước dãi, “nước đé” vào thành một hỗn hợp kinh khủng để... “giễu nhại” chơi. Và cụ thể hơn cả, Đạt-lai Lạt-ma (hay Dalai Lama) là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ, ông như đại diện cho Tây Tạng.

Vậy mà Lài viết:

...
lạt ma
lạt nhách
lạt đếch chịu được
vậy mà cũng là lạt
...

Tôi xin can Lài rằng, chớ nên nói những điều trên với một người Tây Tạng khoẻ mạnh, rồi phân trần rằng “Lài chỉ giễu nhại bài của Inrasara thôi”.

Bài thơ của Lài thuộc loại “đơn giản như cánh phản” nghĩa là nó phẳng lỳ chẳng siêu hình, lập thể hay trừu tượng gì cả. Ý tứ bày cả ra trên mặt giấy, đâu cần phải lách vào giữa 2 dòng chữ hoặc đào bới xuống tầng 1, lớp 2,... mới hiểu nổi. Cứ giả thiết là tôi không hiểu bài “thơ” của Lài, vì rằng, như Lài nói, tôi bị hạn chế về khả năng đọc và hiểu; và vì rằng tôi được biết không phải nhà bác học nào cũng hiểu “Thuyết Tương đối” của Albert Einstein; nhưng nếu ngay Lài cũng không hiểu được điều mình viết ra thì đó là một thảm họa cho Lài và những người đối thoại với Lài, cũng như chính Albert Einstein không hiểu “Thuyết Tương đối” của ông ta vậy!

Tuy đối thoại với Bùi Thị Lài rất thú vị nhưng cũng tốn thời gian, nên xin coi đây là: Lời cuối cho Lài.

Nghe hơi sến, nhưng tôi cũng phải cố xịt một chút “giễu nhại” vào đây, như người biết dùng thứ nước thơm hiệu PARODY “for man”, cho nó modern.

 

(Viết thêm: Trước khi gửi bài này, tôi đọc thấy bài của Ngọc Hương. Đêm nay tôi sẽ mơ thấy mình bị Lài “lấp miệng”. Cảm ơn Hương cho tôi giấc mơ đẹp)

 

 

--------------

Bài liên hệ:

08.08.2009
[VĂN HỌC] ... Sau hai bài Lài trả lời Võ Vi và Hương thì Hương mới hiểu ra rằng Lài quả là có tài “Cả vú lấp miệng em” vì cái gì Lài cũng bẻ quặt quẹo theo suy nghĩ cá nhân của Lài được hết. Với tài năng của Lài như vậy, Hương nghĩ vú của Lài phải to cỡ Pamela Anderson.. (...)
 
07.08.2009
[VĂN HỌC] ... Ít ra phải đọc từ vị trí của một tâm hồn Chăm. Khi đọc như vậy, người đọc có thể thấy trong bài “Khóc Tây Tạng”, tác giả có ý so sánh dân tộc mình với dân tộc Tây Tạng. Trớ trêu thay, tác giả ngồi cùng (bàn nhậu) với những người “khóc” nhưng trong lòng thì coi mình như người “bị khóc”... (...)
 
[VĂN HỌC] Nhân có cuộc đối thoại quanh hai bài thơ “Khóc Tây Tạng” của Inrasara và “Khóc lóc Tây Tạng” của Bùi Thị Lài, chúng tôi kính mời bạn đọc Tiền Vệ thưởng thức những tác phẩm khác do các tác giả người Việt Nam và ngoại quốc (trong đó có Tây Tạng) viết về Tây Tạng hay về những đề tài có liên quan đến Tây Tạng, với những phong cách và lối tiếp cận khác nhau... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Lài e rằng Võ Vi nên xét lại khả năng đọc và hiểu của mình, ít ra trong trường hợp này. Võ Vi đã không phân định được mục tiêu nhắm tới của bài thơ “Khóc lóc Tây Tạng” là Tây Tạng hay là bài thơ “Khóc Tây Tạng”, nên Võ Vi đi đến sự nhận định sai lầm. Tiếc thay, đây là sai lầm từ căn bản!... (...)
 
06.08.2009
[VĂN HỌC] ... Chuyện về xứ Tây Tạng đang được coi là một điểm nóng và nghiêm trọng. Nếu không khoái vấn đề sắc tộc chính trị thì thôi, chẳng nên đem chuyện máu và nước mắt của người ta ra để mà làm thơ ngang rồi “giễu nhại”... (...)
 
05.08.2009
[VĂN HỌC] ... Lài cho rằng hai bài thơ không thể chê bai hay đập nhau, nhất là trong trường hợp này. Mà thật ra, bài trước đã gợi hứng cho bài sau. Nói cho chính xác, bài “Khóc lóc Tây Tạng” đã sử dụng thủ pháp (hay kỹ thuật) giễu nhại trên chính văn bản của bài “Khóc Tây Tạng” để họa lại nó... (...)
 
04.08.2009
[VĂN HỌC] ... Thái độ của cá nhân đối với nghệ thuật là quan trọng, những tị hiềm, chê bai chỉ giết chết nó mà thôi. Đó cũng là thái độ chung của nhiều văn sĩ trong nước hiện nay và có lẽ đó cũng là lý do khiến nhiều người mất đi cơ hội được viết và trình bày tác phẩm của mình... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021