tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Ngôn ngữ của thân xác hay ngôn ngữ của hình hài... (2) hay “ăn cắp có thưởng”!  [đối thoại]

 

Mới vài tuần trước nhân “đọc” tấm hình ông Chủ Tịch HNV VN Hữu Thỉnh trao giải thưởng của hội cho nhà văn đoạt giải, Nguyễn Q.Thân, tôi đã có một đôi lời bình luận thật ngắn. Những cuộc trao giải “ngộ nghĩnh” ấy đã được ông Trần M Hảo gọi là những cuộc thi “Chửi ông cha có thưởng”. Nay lại vừa được ông Nguyễn Tôn Hiệt cho công bố, ngoài tính chất “rụng rời” của câu chuyện đáng được gọi một cách thật chính xác là “ăn cắp có thưởng”, cũng có kèm theo một tấm hình minh họa mà tôi cũng thấy có một cái gì thật xô lệch của “các vai diễn”, một cái gì thật nhầu nhèo, cẩu thả gây cho người đọc một cái cảm giác “nhân bần trí đoản” rất ngao ngán, nhếch nhác. À thì ra... “ăn cắp có thưởng” làm sao mà khác được.

Độc giả xin được cảm ơn các ông Nguyễn Tôn Hiệt, Trần Hoài Thư .

 

 

------------------

Bài liên quan:

22.03.2011
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Người ta thường nói: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Đó là nói đến sự bần cùng về miếng cơm manh áo. Đằng này lại không phải là chuyện đói ăn, thiếu mặc, mà là sự bần cùng về văn hoá. Bần cùng văn hoá thì sinh ra đạo tặc văn hoá. Cái gì đã làm cho văn hoá Việt Nam trở nên bần cùng đến mức sinh ra đạo tặc triền miên như thế này? Đây là một câu hỏi chung mà mỗi người Việt Nam đều cần phải suy gẫm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021