tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Tính phù du của những công cụ  [đối thoại]

 

Vậy là hai Tổng biên tập của hai tờ báo lớn nhất nước đã bị thay. Chẳng ai bất ngờ trong việc này, kể cả những kẻ chẳng liên quan gì như tôi chẳng hạn. Bởi cách đây mấy tuần, trang tin tiếng việt của BBC đã đưa tin rồi. Hay dân vỉa hè Sài Gòn cũng đã biết từ trước đó nữa.

Nhưng, cũng như các tin khác từ chính phủ, nó “có sao đâu”. Việc thay ngựa giữa dòng là chuyện rất bình thường ở xứ này.

Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến tính chất của một quan chức trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam.

 

Các quan chức, họ là ai?

Trước tiên, họ phải là những đảng viên, họ phải là người của Đảng.

Các đảng viên là ai?

Họ là những người, trước hết, có lý lịch tốt (theo nghĩa của Đảng), tham gia vào các hoat động của Đảng. Và trên hết, họ phải được Đảng đánh giá là trung thành và đã được thử thách. Họ phải hy sinh tất cả cho Đảng, bất chấp luân thường đạo lý.

Vậy cuối cùng, họ là ai?

Họ là những công cụ đã được chọn lựa cẩn thận.

Là những công cụ, nó phải đáp ứng được (ít nhất) các tiêu chí:

- Không gây hại, dù là nhỏ nhất, cho người sử dụng.

- Tính hiệu quả trong sử dụng.

Và sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc khi không đáp ứng được các tiêu chí trên.

 

Sẽ không ai phủ nhận được những kết quả mà các tờ báo Tuổi Trẻ hay Thanh Niên đã làm được. Bằng chứng công bằng nhất đó là số phát hành tăng cao của chúng. Như tờ Tuổi Trẻ lên đến gần 500.000/số.

Sự thành công của hai tờ báo này gần như gắn chặt vào một vài vị Tổng biên tập. Như ở Tuổi Trẻ là vài người, còn ở Thanh Niên đó là ông Nguyễn Công Khế. Ông Nguyễn Công Khế chính là báo Thanh Niên, không khác hơn.

Nguyên nhân của thành công, theo tôi, nằm ở chỗ chúng giả vờ như không phải là một công cụ của Đảng. Và khi sự giả vờ này càng ngày càng tiến xa, nguy cơ nó rời khỏi cái chức năng ban đầu càng lớn. Mục tiêu mà các tờ báo này nhắm đến là trở thành “của công chúng”. Vì thế mà các thông tin phản ánh đã được cố gắng hết sức có thể để đáp ứng được phần nào dư luận xã hội. Và đây chính là điều làm phật lòng các quan thầy.

Nói chung, chúng đang cố trở thành các tờ báo đích thực.

Nhưng bất hạnh thay, chúng không bao giờ được có cái quyền đó. Bởi chúng được sinh ra là để phục vụ Đảng. Và số mệnh của những kẻ vận hành nó phải gánh chịu, đó là bị vứt bỏ.

Khi được chọn làm Tổng biên tập, một người phải đứng giữa hai chọn lựa mâu thuẫn (nghe có vẻ rất hiện sinh):

Một: là làm một công cụ trung thành tuyệt đối.

Hai: làm một con người bình thường với những luân thường đạo lý của nó.

Không ai có thể cùng lúc làm tốt hai việc này. Bởi vậy, những kẻ còn chút lương tri phải “dung hoà” được để tồn tại. Trong những trường hợp thế này, những người cộng sản thường có một phương pháp được gọi là “biện chứng”. Và đây là trường hợp của hai vị Tổng biên tập vừa bị cách chức.

Sự dung hoà này giống như đi trên dây. Không khéo là bị té gãy cổ ngay. Về việc này, ông Khế có vẻ khá điêu luyện.

Theo tôi, xét trên tổng thể, cả hai vị Tổng biên tập đều đáng nhận được sự cảm thông và tôn trọng của mọi người bởi những gì họ đã cố vượt thoát.

Âu cũng chỉ là phù du mà thôi. Bởi nguyên nhân lớn nhất — như con voi ở giữa phòng — ai cũng biết nó nằm ở chỗ khác.

 

Để kết thúc mấy dòng này, tôi xin mượn một câu tiếng Anh mới đọc thấy trên trang viet-studies.info:

The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity”.

Tôi xin sửa lại “chút ít” cho phù hợp hơn như sau:

The worst crime the country commits against People is to make them unable to live with honesty and integrity”.

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

01.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi tin là không có người nào có chút lương tri mà không thấy ngậm ngùi. Trong khi thế giới càng ngày càng tự do, riêng Việt Nam, quyền tự do — vốn đã ít ỏi — càng ngày lại càng bị bóp nghẹt... (...)
 
29.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”... (...)
 
28.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi... (...)
 
27.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Mời bạn đọc xem một bản tin của VIETNAMNET ngày 26/12/2008 để biết cách hành xử của chính quyền vì dân và do dân... (...)
 
22.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?... (...)
 
09.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi mới đọc bài báo “Cam kết với dân (ODA)” dưới đây của nhà báo Huy Đức, một nhà báo nhạy bén và rất can đảm ở Việt Nam hiện nay. Huy Đức viết về một số sự kiện chung quanh việc nhà tài trợ ODA của Nhật đình chỉ việc cho Việt Nam vay nhẹ lãi trong các công trình phát triển và xây dựng đất nước... (...)
 
05.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay có thể tóm tắt vào một chữ: Nhục. [...] Nhục quá đi chứ? Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới không thấy nhục... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh) ... Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước, tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng Cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả!... (...)
 
03.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một dân tộc vốn tự hào là ra ngõ gặp anh hùng, thế nhưng 80 triệu người Việt Nam đã câm lặng chịu nhục hoặc thờ ơ vô cảm. Chính quyền hiện hữu đã thành công trong việc triệt tiêu sức đề kháng của dân tộc... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giai cấp hiện nay chúng ta cần thể hiện tình thương yêu là giai cấp nào? Tại sao giai cấp ấy lại cần thương yêu mà không phải là toàn thể nhân dân?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021