tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Đính chính chậm  [đối thoại]

 

(về bài phản hồi của Tai Vô Lề)

Tai Vô Lề có mấy cái sai:

1. Tôi viết:

Ở đây, ta chỉ xét về “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ”. Về đội ngũ và phong trào, nhận định Việt Nam là cường quốc về thơ không khó nhận được sự đồng thuận. Việt Nam có ngàn hội viên Hội Nhà văn cấp “trung ương” trong đó nhà thơ chiếm đến hai phần ba, chưa nói các nhà khác ít nhiều cũng có làm thơ; thêm mấy vạn hội viên địa phương khác. Quả là hùng hậu! Việt Nam có 54 dân tộc thiểu số anh em, mà đa phần trong số ấy đều có các nhà thơ của mình. Chúng ta đã có Ngày Thơ được xem là quốc lễ với lá cờ thơ suốt thập niên qua đã phấp phới bay trên bầu trời khắp mọi miền đất nước. Và mới nhất, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã tổ chức được Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên. Còn gì nữa?... Cho nên, nếu nói vống lên “cường quốc về thơ” thì khó có ai cãi đặng.
 
Nhưng “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ” thế nào?
 

Tai Vô Lề bỏ quên câu hỏi đó, câu hỏi làm nền cho cả bài viết, nên mang Nguyễn Huy Thiệp ra làm đối trọng với tôi ở đây là… sai!

 

2. Tôi viết:

Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi.
 

“Đặc ân” là đặc ân của “một xã hội tự do và dân chủ căn bản”, để qua đó… chứ không phải đặc ân “triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới”. Đọc văn như vậy là hơi mất tập trung.

Cho nên, mang cụm từ “phản biện trung thành” vào đây vừa sai vừa… bậy.

 

3. Sai thứ ba…

Thôi, tôi xin phép ngưng ở đây vậy thôi.

 

Thân ái.

 

 

------------------

Bài liên quan:

20.02.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Từ “cường quốc” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đến “vùng trũng” của nhà thơ Inrasara, tiếp tục đến “vùng kín” của thi sĩ Thận Nhiên, quả là thơ Việt đang có những bước tiến rất dài đầy lạc quan. Chỉ cầu mong thơ Việt “mở” hơn một chút, chứ “kín” quá e các thi sĩ ngộp thở vì tự sướng xong lại ngồi mong chờ “đặc ân”... (...)
 
18.02.2012
... Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi... (...)
 
04.02.2012
[CHUYỆN THƠ] ... Vậy không lẽ “chất thi sĩ” và “phong vị của thi sĩ Việt Nam” là màu mè, nghi lễ mà kém phần “không gian thơ sôi động?” Có lẽ vậy mà lên mạng tôi thấy ngoài các ảnh thả bong bóng đầy trời muôn thủa lần này còn có các ảnh thắp hương và cúng tế áo dài khăn đóng rất vui... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021