tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Anh hùng  [đối thoại]

Tôi vẫn tin rằng Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định là những anh hùng. Và dù kết quả cuối cùng ra sao, Cù Huy Hà Vũ vẫn là một anh hùng.

Hãy tưởng tượng có một lũ côn đồ cười nhạo đánh đập một người cô thế. Giữa ban ngày nhưng người qua kẻ lại đều nhắm mắt làm ngơ, hoặc đứng xa la mắng bọn cướp. Chỉ có một người học trò bất bình nhảy vào can thiệp. Người học trò kia không biết lượng sức, bị bọn cướp hành hung thê thảm, cuối cùng phải năn nỉ bọn cướp tha tội. Cái bọn người qua đường lúc này xúm vào xỉ vả người học trò kia: tại sao không biết tự lượng sức mình, tại sao không biết rèn luyện võ nghệ giỏi giang như Lục Vân Tiên rồi hãy cứu người lâm nạn, tại sao đã liều mình lại còn lạy lục xin tha mạng, tại sao hèn thế, tại sao thiếu can đảm vậy, tại sao...

Có phải lòng can đảm của người học trò kia rất đáng kính trọng không? Anh ta chỉ vì bất bình, không cần suy tính nhiều, liều mình cứu người. Lòng xả thân ngay lúc đó có quý hơn những tính toán hơn thiệt đủ đường trước khi làm việc thiện? Có giống như người không biết bơi dám nhảy xuống dòng nước xiết cứu người hay không?

Đáng ra đám người qua đường phải xúm vào xỉ vả bọn côn đồ và bênh vực cho người học trò kia chứ? Đạo lý làm người của người Việt có bị lệch lạc hay không?

Lịch sử Việt Nam đã cho thấy, nhiều lúc những kẻ gan dạ nhất cũng là những tên côn đồ tàn ác nhất lúc có quyền hành. Lòng can đảm không sợ chết không phải là thước đo chính xác giá trị thực của con người.

Những chế độ quân chủ hay thực dân của Việt Nam, dù tàn ác đến đâu, cũng cho những người bị tội được tỏ rõ khí phách. Chỉ có chế độ toàn trị Việt Nam hiện nay quyết liệt chà đạp nhân phẩm bị can tới cùng. Người ta có thể hy sinh thân mình, nhưng không đành lòng khi tính mạng người thân bị đe dọa. Biết bao nhiêu gương anh dũng tiết liệt chống Tàu chống Pháp, nhưng có bao nhiêu người biết những tấm gương anh hùng chống Cộng?

Vì thế sự can trường của những Lê Thị Công Nhân càng đáng cho chúng ta tôn trọng hơn.

Đến đây tôi lại nhớ đến Quản Trọng, nhà chính trị tài giỏi bậc nhất của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông nổi danh là nhát gan, đã không chết theo chủ để tỏ lòng trung. Nhưng ông đã dành tài năng của mình giúp nước Tề thành bá chủ chư hầu.

Vì vậy tôi tin Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định là những anh hùng!

Và hy vọng tài năng của họ sẽ góp phần dựng lại nước Việt Nam thời hậu Cộng sản.

 

 

------------------

Bài liên quan:

01.04.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Chỉ còn hai ngày ngắn ngủi nữa vụ án quan trọng này, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, sẽ được đem ra xét xử. Với tất cả lòng tôn trọng ông Hà Vũ cùng các thành viên quả cảm của đại gia đình ông, tôi thật tình chưa muốn thưa chuyện lại với bạn đọc Xyz vào thời điểm này... (...)
 
31.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trước khi là một anh hùng hay một anh hèn, họ (cũng như tất cả chúng ta) cũng (chỉ) là một con người. Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào... (...)
 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Qua hai vị, tôi mong tiếng nói của tôi đến được Cù Huy Hà Vũ, cầu mong được thấy ở ông trước toà (!) một thái độ điềm tĩnh nhưng bất khuất của một ngươi đang truy cầu công lý cho dân tộc, một thái độ “dũng mãnh như những con sư tử đang cười vang, bước tới, đi lên trong ánh hoàng hôn đỏ rực thiêu cháy làm tán tác hết những loài diều quạ của đất nước...” (...)
 
25.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Được hỏi tại sao, thì mấy chả trả lời rằng những hoa ấy trông “phản cảm” lắm! Được hỏi thêm, việc đặt hoa tặng như thế có gì không hợp pháp, thì vẫn mấy chú lính “tam phủ” ấy vênh váo nói rằng “Nhân dân phản ảnh như vậy thì chúng tôi làm. Nhân dân còn tín nhiệm thì chúng tôi còn làm...” (...)
 
24.03.2011
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thành Hồ phố lặng im hơi / Đường khuya khách mỏi lê đôi gót sầu / Bịt bùng thép lưới giăng mau / Anh toan yên ngủ họ chầu chực vây / Lòng anh thẳng tựa cây ngay / Trăm cơn ác mộng về quây gầm giường / Mà anh vẫn cứ bình thường / Ngoài kia súng ống còng đương sắp chờ... (...)
 
20.01.2010
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự... (...)
 
[VĂN CHƯƠNG & CUỘC SỐNG] ... Sau khi bài thơ “Tôi biết ơn những người vấp ngã” của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt được nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu trên blog của Đài VOA, rất nhiều trang web đã tiếp ứng và phổ biến rộng rãi... Đồng thời có một số độc giả đã viết những vần thơ cảm tác, và đặc biệt, nhạc sĩ Trần Chí Phúc ở San Jose, California, đã phổ soạn bài thơ này thành ca khúc... (...)
 
02.01.2010
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021