Hoàng Ngọc-Tuấn
tiểu sử &  tác phẩm 

Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia, và dịch giả. Hiện sống tại Úc. Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Uỷ Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales.

Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).

Ðã sử dụng một số bút hiệu khác: (cho truyện ngắn) Trần Nhật Thổ, Hoàng Từ Dương, Hoàng Nha Trang; (cho thơ tình) Bỉ Ngạn; (cho tiểu luận và dịch thuật) Văn Phục, Hoặc Ngữ, và Trần Tuệ Minh.

tác phẩm

AVANT-PROPOS  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG NGỌC BIÊN (1938-2019)] ... In one of his stories, Hoàng Ngọc Biên writes: “If someone happens to read these lines, and who knows what I’m writing will not survive for them to read...”, and again, “the sun has risen one and a half times, as I wrote, and this is quite possible, though I wrote for the sake of writing (for is there any certainty that what I have written will survive for readers?)” Of course Hoàng Ngọc Biên might have his doubts, but I strongly believe that his works will survive and be read by Vietnamese people of future generations, because his literary legacy is an indispensable part of the literature of Vietnam... (...)

Món quà tuyệt vời cho tôi  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi không quên quê hương cũ của tôi, tôi không quên thân phận của những người ở lại, tôi không quên những hình ảnh đau buồn trong quá khứ, và tôi luôn luôn biết rằng Việt Nam vẫn đang là một thảm trạng, nhưng tôi luôn luôn sống và tranh đấu trong một tinh thần lạc quan to lớn, với một niềm hy vọng to lớn, rằng mọi sự sẽ thay đổi, và tương lai của quê hương tôi sẽ tốt đẹp. Không ai có thể sống với những nỗi buồn. Chúng ta chỉ có thể sống trong niềm vui và niềm hy vọng vào tương lai. Nỗi buồn vẫn còn đó, nhưng niềm vui và niềm hy vọng thì to lớn hơn. Nỗi buồn là bóng tối. Niềm vui và niềm hy vọng là ánh sáng. Ánh sáng mang đến sức sống cho muôn loài trên trái đất... (...)

Mỹ Linh đã diễn tả đúng tinh thần bài “Tiến Quân Ca” trong thời buổi bây giờ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & ÂM NHẠC] ... Trong thời buổi hôm nay, bài “Tiến Quân Ca” nên được diễn tả theo kiểu hát đám ma của Việt Nam, hay diễn tả theo kiểu hát cúng cô hồn của Tàu là đúng nhất...

SBS Radio phỏng vấn về tập thơ tiếng Anh của 3 nhà thơ gốc Việt  (phỏng vấn) 
Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cùng 3 nhà thơ Lê Văn Tài, Nguyễn Tôn Hiệt & Phan Quỳnh Trâm về tập thơ tiếng Anh do Vagabond Press xuất bản vào đầu tháng 10 năm 2015. Tập thơ gồm những bài thơ viết bằng tiếng Anh hay dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh của 3 nhà thơ, với lời tựa của Nguyễn Hưng Quốc, lời bạt của Nhã Thuyên, và tranh bìa là một tác phẩm sơn dầu của hoạ sĩ Nguyễn Hưng Trinh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm cá nhân của một người làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp những nhận định về một số nét độc đáo trong thơ của Phan Quỳnh Trâm... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, dịch giả  (phỏng vấn) 
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật và cho đến nay cô đã dịch thơ, truyện ngắn và tiểu luận của hàng trăm tác giả quốc tế. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm của cô như một dịch giả. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đóng góp những nhận định về một số khía cạnh trong công việc dịch thuật văn chương... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Chim Hải, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Chim Hải từng ngưng viết mười năm. Rồi chị trở lại với những bài thơ khác hẳn dòng thơ trước kia của chị, khác cả về ngôn từ, bút pháp, và ý thức thẩm mỹ. Chim Hải nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm mới của chị. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những nhận xét về thơ của Chim Hải... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [9]: Thế nào là “hát hay”?  (nhận định âm nhạc) 
“Hát hay không bằng hay hát!” Chúng ta vẫn thường nói như thế, nhưng người nào hát thì cũng muốn mình hát hay, và người nào nghe hát thì cũng muốn nghe những tiếng hát hay. Nhưng hát như thế nào là “hát hay”?... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo và quyền tự do ngôn luận  (phỏng vấn) 
Nhân vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo, Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn về quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp văn nghệ sĩ trên thế giới và tại Việt Nam chết vì ngòi bút của mình... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Tạ Duy Bình, nhà thơ  (phỏng vấn) 
Năm nay đúng 50 tuổi, cuộc đời Tạ Duy Bình có thể chia làm hai nửa: một nửa trước ở Việt Nam, và một nửa sau ở Úc. Trong nghệ thuật, anh cũng phân thân: một phần cho kịch nghệ và một phần cho thơ. Tạ Duy Bình nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những ý kiến về thơ của Tạ Duy Bình... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Tạ Duy Bình trong kịch nghệ  (phỏng vấn) 
Tạ Duy Bình vốn là nghệ sĩ kịch câm ở Việt Nam, tỵ nạn chính trị tại Úc năm 1988. Từ đó, anh tham gia trong nhiều hoạt động kịch nghệ tại Úc như một kịch tác gia, đạo diễn và diễn viên. Trong cuộc phỏng vấn này, Tạ Duy Bình nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những hoạt động của anh. Đồng thời, Hoàng Ngọc-Tuấn, người đã viết nhạc cho hầu hết những vở kịch của Tạ Duy Bình, đưa ra những nhận xét về Tạ Duy Bình, kịch tác gia... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Viết Vu Vơ & Những Ý Nghĩ Rời — hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc: Viết Vu Vơ và Những Ý Nghĩ Rời... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Hành trình thơ của Lê Nguyên Tịnh”  (phỏng vấn) 
Lê Nguyên Tịnh là một trong những nhà thơ xuất sắc trong giới làm thơ tiếng Việt ở Úc. Ông sáng tác vừa nhiều, vừa nhanh, và đặc biệt nhất là bút pháp của ông không ngừng tìm tòi những hướng đi mới. Trong cuộc phỏng vấn này, Lê Nguyên Tịnh nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm sáng tác của ông. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp một số nhận định về thơ Lê Nguyên Tịnh... (...)

Lê Nguyên Tịnh tiếp tục lên đường với Dấu Chân Của Gió  (tiểu luận / nhận định) 
... Tôi đã đọc từng bài thơ trong tập này thật chậm rãi, nhiều lần. Và tôi mong các bạn, những độc giả của Lê Nguyên Tịnh, cũng sẽ đọc từng bài thật chậm rãi, nhiều lần, để chúng ta có thể đi ngược đi xuôi giữa những chữ trên giấy và những thế giới bên trên, bên dưới, bên trong, đàng sau và “đàng trước” chúng... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Hoàng Tranh và nỗi ám ảnh Việt Nam”  (phỏng vấn) 
Điều gì khiến một nhà thơ thuộc thế hệ 1.5 như Nguyễn Hoàng Tranh gắn bó với tiếng Việt và văn chương Việt? Điều gì khiến một nhà thơ lưu vong trẻ tuổi viết về quê hương bằng những dòng thơ nhiều dằn vật, phẫn hận? Phượng Hoàng (SBS Radio) đi tìm câu trả lời qua cuộc nói chuyện với nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn, và chính nhà thơ Nguyễn Hoàng Tranh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Xuân Hoàng, người đi trên mây”  (phỏng vấn) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN XUÂN HOÀNG (1940-2014)] Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư trên đôi cánh của óc tưởng tượng  (phỏng vấn) 
Đây là phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn về văn chương của Hoàng Ngọc Thư. Trong phần này, Hoàng Ngọc Thư nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con đường sáng tác của mình. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn phát biểu một số nhận xét và đánh giá... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [8]: Khi nhạc sĩ đóng vai... kịch sĩ  (nhận định âm nhạc) 
... Sviatoslav Richter không chấp nhận những lối “diễn cảm” mang tính khoa trương và giả tạo, vì ông là một nhạc sĩ thuần tuý đích thực, nhưng thực tế cho thấy rằng phần đông khán giả đi xem hoà nhạc vẫn mang tâm lý thích xem những lối “diễn cảm” bề ngoài của các nhạc sĩ. Chính vì thế, không ít nhạc sĩ cố tình “diễn cảm” bề ngoài để làm hài lòng khán giả... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hiện tượng thơ Lê Văn Tài  (phỏng vấn) 
Lê Văn Tài bước vào thế giới thơ sau nhiều năm đã tung hoành trong thế giới hội họa từ lúc còn ở Việt Nam cho đến khi sang Úc. Tại sao ông được cho là người đến với thi ca tiếng Việt bằng con đường vòng và là người làm “thơ cụ thể” nhiều nhất, đặc sắc nhất? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về cái đẹp trong thơ Lê Văn Tài... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư và chủ nghĩa hiện thực thần kỳ  (phỏng vấn) 
Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1.5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nổi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, một mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về lối viết hiện thực thần kỳ trong các tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Bài ca của niềm lạc quan và hy vọng  (phỏng vấn) 
Trong thế giới đương thời, chúng ta dễ dàng cảm thấy bi quan và buồn chán khi đọc những bản tin hàng ngày về chiến tranh, thiên tai, giết chóc, nghèo đói, và sự xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, có những bài ca mà mỗi lần chúng ta lắng nghe thì chúng ta lại cảm thấy tâm hồn phơi phới với cảm giác lạc quan và hy vọng. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Phía sau vẻ đơn giản  (phỏng vấn) 
Đôi khi một tác phẩm nghệ thuật trông có vẻ đơn giản, nhưng ngay khi chúng tìm thấy cách đi xuyên qua bề mặt của nó, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều điều ngoạn mục. Một truyện ngắn của nhà văn Herta Müller (Nobel Văn Chương 2009) được phân tích như một ví dụ thú vị trong cuộc trao đổi giữa Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) ... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [7]: Ôi, sao mà lắm “diva” đến thế! Nhưng... “diva” là gì?  (nhận định âm nhạc) 
Những năm gần đây, báo chí ở Việt Nam rất sính dùng chữ “diva” để ca tụng những nữ ca sĩ “nổi tiếng” trong lĩnh vực ca nhạc quần chúng. Chữ “diva” có sức hấp dẫn đến mức gây ra những cuộc tranh cãi “ai xứng đáng là diva”, và thậm chí người ta còn phát động một cuộc bình chọn “Diva thế hệ mới” và kết quả là ... hàng loạt cuộc tranh cãi khác. Thế nhưng, “diva” có nghĩa là gì vậy?... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về cái “hay”, cái “đẹp” trong nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói "bài thơ này thì hay", "bức tranh kia thì đẹp", "cuốn tiểu thuyết này thì tầm thường"... Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại, nhiều nhà tư tưởng, từ Plato, đến Aquinas, đến Montaigne, Spinoza, Kant... và những người khác, đã cố gắng tìm ý nghĩa của cái "hay", cái "đẹp", và dường như không ai có thể đạt được một định nghĩa mang tính hoàn vũ cho cái "hay", cái "đẹp". Thế thì chúng ta dựa vào những tiêu chuẩn nào để đánh giá cái "hay", cái "đẹp" trong văn chương và nghệ thuật? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Cây bút tiểu luận Nguyễn Hoàng Văn  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hoàng Văn là một trong những cây bút tiểu luận sắc sảo hàng đầu trong giới cầm bút người Việt ở hải ngoại. Anh đã xuất bản hai tác phẩm: Văn Hóa, Giới Tính và Văn Học (Văn Mới, 2004) và Ngôn Ngữ và Quyền Lực (Người Việt, 2014). Nguyễn Hoàng Văn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio), với sự góp mặt của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học Việt Nam tại Úc  (phỏng vấn) 
Hầu hết những người cầm bút gốc Việt ở Úc - cũng như ở hải ngoại nói chung - là những người lưu vong. Họ không ngừng bị ám ảnh về quá khứ, về đất nước, về chính trị. Họ hiện hữu chênh vênh giữa hai nền văn hoá, giữa hai ngôn ngữ... Thế nhưng, văn học Việt Nam tại Úc đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhạc trong điện ảnh  (phỏng vấn) 
Thử tưởng tượng chúng ta xem những cuốn phim chỉ có đối thoại mà không có âm nhạc! Chán làm sao! Nhưng tại sao chúng ta lại cần âm nhạc trong khi xem phim? Âm nhạc có những chức năng gì trong điện ảnh? Có phải người ta dùng nó để tạo không khí? Để làm cho những cuốn phim đỡ chán? Để minh họa cho những cảm xúc? Hay âm nhạc còn có nhiều chức năng tinh tế khác nữa mà chúng ta thường không nhận ra? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [6]: Nhạc cổ điển và... tiếng vỗ của một bàn tay  (nhận định âm nhạc) 
Khi đi xem những buổi hoà nhạc, chúng ta thường vỗ tay tán thưởng sau mỗi tiết mục đặc sắc. Thật là một cảm giác phấn khởi khi toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội để nhiệt liệt ngợi khen những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho mình những khoảnh khắc âm nhạc tuyệt vời. Thế nhưng, đôi khi bạn đang thích chí vỗ tay, thì chỉ có lác đác dăm ba người khác phụ hoạ, hay thậm chí chẳng có ai phụ hoạ, và trong lúc bạn đang ngỡ ngàng, thì thình lình bạn thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn bạn, khiến bạn muốn... sởn cả tóc gáy... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Âm nhạc của thổ dân Australia  (phỏng vấn) 
Thổ dân Australia đã có mặt trên lục địa này trước đây ít nhất 40 ngàn năm. Họ có một nền âm nhạc rất độc đáo, phong phú và hàm chứa những ý nghĩa mang tính tâm linh và văn hoá sâu sắc. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [2]  (phỏng vấn) 
Viết về chính trị hay không là quyền chọn lựa của người cầm bút có tự do sáng tác. Nhưng đối với nhiều người cầm bút Việt Nam lưu vong, viết về chính trị không chỉ là một sự chọn lựa, mà còn là một mệnh lệnh đạo đức của bản thân. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [5]: Peter Sculthorpe: một hoà âm bất tuyệt  (nhận định âm nhạc) 
[TƯỞNG NIỆM PETER SCULTHORPE (1929-2014)] ... Peter Sculthorpe đã sống suốt một cuộc đời độc thân nhưng đầy niềm vui và không hề nghĩ đến cái chết. Trong dịp sinh nhật 80 tuổi, ông nói: “Ðừng lo lắng về cái chết. Tôi nghĩ, khi chúng ta ra đi, chúng ta sẽ chuyển hoá linh hồn của mình vào một hoà âm đẹp đẽ nào đó mà mình đã từng là một phần của nó.” Bây giờ, ở tuổi 85, thân xác già yếu của ông đã vĩnh viễn ra đi, nhưng linh hồn sáng rực của ông sẽ mãi mãi ở lại với thế giới này như một hoà âm bất tuyệt... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh người cha trong văn chương & nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về hình ảnh người cha trong văn chương và nghệ thuật, đặc biệt trong những bài thơ Việt Nam và quốc tế đương đại. Người cha như một biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ, của minh triết, của kinh nghiệm, đồng thời là một nguồn cảm hứng và nơi nương tựa của tinh thần cho thế hệ sau... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [4]: Tranh tài âm nhạc và mặt trái của tấm huy chương  (nhận định âm nhạc) 
Bạn nghĩ thế nào về những cuộc thi đấu biểu diễn nhạc khí? Bạn có thực sự tin vào giá trị của chúng? Có phải chúng là những cơ hội cần thiết để các nhạc sĩ chứng tỏ tài năng đích thực của mình? Nhưng, nhạc sĩ có cần những “đấu trường” để chứng tỏ tài năng của mình hay không? Và liệu rằng kết quả của những cuộc thi đấu ấy có trung thực và khách quan không?... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [1]  (phỏng vấn) 
“Con người là một con vật chính trị”, vậy có khi nào, ở nơi nào, dưới chế độ nào mà nhà văn hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị họ đang sống và tuyệt đối không bị chính trị khống chế ngòi bút? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Văn chương di dân  (phỏng vấn) 
Đã có rất nhiều cuộc di dân lớn diễn ra trên thế giới trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sống trên quê hương mới, những người di dân đã viết như thế nào? Đâu là những đặc tính của văn chương di dân?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Biển trong văn chương & nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Trong văn chương và nghệ thuật, biển là một trong những đề tài lớn mang rất nhiều ý nghĩa gắn liền với tình cảm và cuộc sống của con người. Vẻ đẹp của biển, sự mênh mông của biển, màu sắc của biển, âm thanh của biển... sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho nghệ sĩ. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [3]: Khi ca sĩ hát sai lời  (nhận định âm nhạc) 
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có đôi lần chứng kiến cảnh một ca sĩ đứng trên sân khấu say mê diễn tả những lời ca... sai. Người dễ dãi có thể nói: “Nhạc giải trí mà, sai vài ba chữ cũng đâu có hề gì...” Thế nhưng, thậm chí đã có những ca sĩ đứng trước hàng trăm ngàn người để hát bài quốc ca khai mạc một sự kiện lớn, mà lại hát sai lời. Thế mới đáng kinh ngạc... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước chia đôi  (phỏng vấn) 
Đúng 60 năm sau Hiệp định Genève (20/7/1954), Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những đề tài chính trong văn chương và âm nhạc ở miền Nam Việt Nam trong những năm đầu tiên sau cuộc di cư lớn của hơn một triệu người từ miền Bắc, trong số đó có khá nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ngôn từ và âm nhạc  (phỏng vấn) 
Xưa nay chúng ta thường thấy ngôn từ và âm nhạc kết hợp với nhau dưới hình thức ca khúc (gồm ca từ và giai điệu), ngâm thơ, thơ phổ nhạc, hay đọc thơ trên nền nhạc. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã sáng tạo những lối kết hợp mới lạ, chẳng hạn “truyện phổ nhạc” và “đọc thơ bằng mắt trong khi nghe nhạc bằng tai”... Những lối kết hợp mới lạ này đã đem đến cho khán thính giả những kinh nghiệm thẩm mỹ và cảm xúc mới lạ trong khi thưởng thức. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [2]: ‘Xuất khẩu thành thơ’ trong âm nhạc  (nhận định âm nhạc) 
Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?”... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 2]  (phỏng vấn) 
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý thức nữ quyền trong văn chương quốc tế đương đại  (phỏng vấn) 
Phong trào nữ quyền đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt trong văn chương của những cây bút nữ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC [1]: Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu  (nhận định âm nhạc) 
... Thực tế cho thấy số lượng khán thính giả của nhạc cổ điển càng ngày càng giảm sút vì nhạc cổ điển thiếu sức thu hút. Nếu đem được nghệ thuật ứng tấu vào những buổi trình diễn thì nhạc cổ điển sẽ tạo nên một sinh khí mới. Chắc chắn là vậy, vì suốt nhiều ngàn năm qua trên khắp thế giời, hầu hết các nền âm nhạc cổ truyền đều xem trọng nghệ thuật ứng tấu, và khán thính giả âm nhạc ở mọi nơi, mọi thời đều luôn cảm thấy thích thú khi thưởng thức những dòng nhạc ứng tấu đầy bất ngờ của những nhạc sĩ tài hoa... (...)

Tranh collage của Nguyễn Ðăng Thường  (phỏng vấn) 
Nguyễn Ðăng Thường: ... Nó là một thử “liên bản” do cắt dán, do đó tất nhiên cách hiểu hay cách diễn giải tuỳ rất nhiều vào trình độ của người xem. Người xem muốn diễn dịch tuỳ hứng thế nào cũng được, cũng hay, đó là cái quyền của họ. Nếu tôi đưa cho một chị giúp việc nhà coi, tất nhiên chị sẽ phì cười và nói “cậu vẽ cái gì mà kỳ cục quá”. Thay vì diễn giải, tôi chỉ xin gợi ý... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thơ của ca/nhạc sĩ  (phỏng vấn) 
Thơ là tác phẩm của các thi sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác cũng làm thơ, và đôi khi thơ của họ cũng nổi tiếng không kém thơ của những thi sĩ lớn. Hoàng Ngọc-Tuấn trò chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thơ của Georges Brassens (1921-1981) - một nghệ sĩ lừng danh trong lĩnh vực ca khúc, nhưng cũng là người được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng Giải Thưởng Lớn về Thơ (“Grand Prix de Poésie de l’Académie Française”) năm 1967... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 1]  (phỏng vấn) 
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng hát của con người  (phỏng vấn) 
Có lẽ từ thuở hồng hoang, trước khi có ngôn ngữ, con người đã thốt lên những tiếng hát không lời, như những con chim hót. Trải qua bao thiên niên kỷ, tiếng hát của chúng ta đã đi từ thiên nhiên vào các nền văn hoá và trở nên một nghệ thuật tuyệt vời của âm nhạc. Chúng ta sẽ tiếp tục hát cho đến ngày nào những con chim không còn hót nữa... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng mẹ đẻ và văn chương lưu vong  (phỏng vấn) 
Vì sao, sau nhiều năm sống ở hải ngoại, rất nhiều nhà văn / nhà thơ lưu vong vẫn miệt mài viết bằng tiếng mẹ đẻ? Phải chăng họ viết để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn chương của dân tộc của họ ở nước ngoài? Hay họ viết vì tiếng mẹ đẻ là ngôi nhà của tinh thần mà họ đã mang theo trong cuộc sống lưu vong của họ?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rác và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Rác ư? Trong tình trạng ô nhiễm của thế giới hôm nay, rác lại là một đề tài đã và đang được nhiều nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ lưu tâm. Người ta thường cho rằng rác thì không thơ mộng, không đẹp đẽ, không quyến rũ chút nào cả. Thậm chí, nhiều người không muốn nghe đến nó. Thế nhưng, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nói về rác hay sử dụng rác để làm chất liệu, và cũng đã có những dàn nhạc sử dụng các nhạc cụ chế biến từ rác. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Vườn — một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá  (phỏng vấn) 
Mỗi khu vườn đẹp đẽ là một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá. Vườn là một vũ trụ của thiên nhiên nằm gọn trên một mảnh đất nhỏ. Bước vào vườn, nhìn ngắm những cây, hoa, rêu, đá và những sinh vật trong vườn, chúng ta cảm thấy mình đang trở về với thiên nhiên. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lắng nghe phim câm  (phỏng vấn) 
Thời bây giờ hiếm khi chúng ta thấy một cuốn phim câm chiếu trong một rạp xi-nê, nhưng phim câm đã từng hiện hữu như một nghệ thuật và một món giải trí được nhiều người yêu thích suốt hơn ba mươi năm, trước khi nó bị truất ngôi bởi “phim nói” vào cuối thập kỷ 1920. Thật thú vị khi nhìn lại để xem phim câm đã được sản xuất như thế nào và được chiếu như thế nào trong những rạp xi-nê thời xa xưa ấy. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Đại dương trong một giọt nước  (phỏng vấn) 
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết được xét trên kích thước của nó hay trên khối lượng chất liệu mà nó chuyên chở. Một truyện cực ngắn, một bài thơ haiku, hay một bức tranh nhỏ... cũng có thể được xem là một tác phẩm có giá trị cao. Ngược lại, một cuốn tiểu thuyết dày cộm, một bài thơ dài lê thê, hay một bức tranh có kích thước rất lớn... cũng có thể chỉ là một tác phẩm thiếu giá trị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giai điệu của chim  (phỏng vấn) 
Những tiếng chim hót tuyệt vời vẫn luôn luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Giữa hàng vạn loài chim biết hót, sơn ca và hoạ mi hiển nhiên là hai loài chim được ca tụng nhiều nhất trong văn chương và âm nhạc của thế giới từ ngàn xưa cho đến hôm nay, và chúng đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa thu chết...  (phỏng vấn) 
“L’Adieu” của Guillaume Apollinaire có lẽ là một trong những bài thơ mùa thu nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới. Ở Việt Nam, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Mùa thu chết” và cũng đã được Bùi Giáng dịch thành vài bài thơ tiếng Việt với vần điệu khác nhau rất thú vị... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Những dòng sông trong thơ và nhạc  (phỏng vấn) 
Những dòng sông dường như bao giờ cũng gợi lên trong chúng ta nhiều cảm xúc và ý tưởng; và dường như ai cũng có một kỷ niệm nào đó gắn liền với hình ảnh một dòng sông. Biết bao nhiêu thơ và nhạc đã viết về những dòng sông... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

Gabriel García Márquez (1927-2014): nhà văn vĩ đại hay “con điếm hạng sang”?  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Gabriel García Márquez đã qua đời. Những cuốn sách của ông để lại cho thế giới sẽ mãi mãi là những tác phẩm văn chương bất hủ. Những hành vi chính trị sai lầm tệ hại của ông cũng sẽ còn lại trong sử sách để hậu thế suy ngẫm... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Gabriel García Márquez - hào quang và bóng tối  (phỏng vấn) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong suốt hơn một tuần qua, báo chí khắp nơi trên thế giới tràn ngập những tin tức về sự qua đời của nhà văn Gabriel García Márquez người gốc Colombia, người đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1982, và được xem như là một trong những nhà văn lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, bên cạnh vô số bài báo tuyên dương thành quả vĩ đại của ông trong văn chương, cũng có vô số bài báo phê phán thái độ chính trị của ông vì ông đã ủng hộ và bào chữa cho những tội ác của Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài của Cuba. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài gây nhiều tranh luận này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý niệm về sự ‘sống lại’  (phỏng vấn) 
Bây giờ đang là mùa lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-su mang một ý nghĩa rất lớn trong tôn giáo, và đồng thời điều đó cũng có những ảnh hưởng đến ý niệm về sự ‘sống lại’ trong những phương diện khác của cuộc nhân sinh. Trong văn chương và âm nhạc đương đại có rất nhiều tác phẩm đáng nhớ diễn tả những ý nghĩa phong phú của sự ‘sống lại’. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài nhiều ý nghĩa này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mơ làm cánh diều bay  (phỏng vấn) 
Thả diều là một trò chơi rất thú vị, mang niềm vui đến cho cả người chơi lẫn người thưởng ngoạn. Ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới, mỗi năm đều có những lễ hội thả diều với những con diều muôn màu, muôn vẻ. Con diều cũng là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa: diều bay cao khiến ta liên tưởng đến những niềm mơ ước cao vời; và diều đứt dây trông giống như một sự vỡ mộng hay một sự thoát ly... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thế giới của những kẻ vô hình  (phỏng vấn) 
Có lẽ bạn đã từng có lần tưởng tượng rằng mình là một người vô hình và có thể đi xuyên qua một bức tường đá… Nhưng, vô hình là gì? Phải chăng vô hình là một huyễn tưởng về siêu nhiên? Là một ảo ảnh quang học? Là một phép thần thông? Hay là một hiện hữu vô thừa nhận — kẻ vô hình thật ra vẫn hữu hình nhưng không hiện diện trong con mắt của xã hội chung quanh?... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cuộc sống muôn màu  (phỏng vấn) 
Màu sắc giữ những vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Thật vậy, chúng có thể là biểu tượng của quốc gia, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, và vô số điều khác trên đời. Màu sắc có thể gợi lên vô hạn hình ảnh trong trí tưởng tượng của chúng ta. Không chỉ các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia, mà các nhà văn và nhạc sĩ cũng đều bị quyến rũ bởi những màu sắc... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

LỜI TỰA [của cuốn tiểu thuyết Gửi Người Yêu Và Tin]  (tiểu luận / nhận định) 
... Từ Huy đã viết cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin với một ngòi bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lý và một nhà phê phán xã hội và, dưới ngòi bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm — một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển hình của loại người đang làm mục ruỗng xã hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay — tự phơi bày bản chất qua nhiều chặng biến đổi khác nhau từ trang sách đầu tiên cho đến trang sách cuối cùng... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người và bóng  (phỏng vấn) 
Trong mọi ngành nghệ thuật, đối tượng để miêu tả là con người và tất cả những gì chung quanh con người. Trong số đó, có một cái rất gần gũi mà lại rất bí ẩn: đó là cái bóng. Có lẽ vô số nghệ sĩ đã viết về cái bóng, nhưng hình như đó là một nguồn ý tưởng không bao giờ vơi cạn. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa lá rụng  (phỏng vấn) 
Mùa thu ư? Mùa của nhiều sắc màu và nhiều vẻ đẹp làm say mê mọi nghệ sĩ trên đời... Mùa thu là mùa của những chiếc lá rơi. Mùa thu thường gợi lên trong tâm hồn ta một cảm giác buồn, có lẽ vì niềm vui của mùa hè đã trôi qua, và cái lạnh của mùa đông đang dần đến... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về những bài thơ và những ca khúc mùa thu... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mưa trong tâm hồn  (phỏng vấn) 
Mưa có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng và là một nguồn cảm hứng vô hạn cho các nghệ sĩ văn chương và âm nhạc. Các nghệ sĩ đã nhìn ngắm và lắng nghe mưa từ vô số góc độ khác nhau; và mưa đã được diễn tả trong rất nhiều tác phẩm tuyệt đẹp. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Sách không chết. Sách muôn năm!  (phỏng vấn) 
Thời bây giờ, càng ngày càng có thêm nhiều người thích đọc trên màn hình của máy vi tính, nhưng sách vẫn không chết. Nó vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thật vậy, sự thay đổi từ sách in đến sách điện tử chỉ là sự thay đổi công cụ, và chúng ta vẫn tiếp tục đọc sách, bất kể nó được làm bằng giấy hay bằng những microchips. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Như cánh chim bay  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, con người đã bị ám ảnh bởi những cánh chim bay. Chúng ta ao ước bay được như loài chim. Đó có lẽ là một giấc mơ bất khả, nhưng chúng ta đã dựa trên hình ảnh những con chim để phát minh những chiếc máy bay có thể giúp chúng ta "bay" vòng quanh thế giới và lên đến tận mặt trăng. Tuy nhiên, niềm khát vọng bay được như cánh chim trời vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong tâm tưởng con người. Trong câu chuyện hôm nay, Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) sẽ trao đổi về sự diễn tả của niềm khát vọng này qua những tác phẩm văn chương và âm nhạc... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa hè tuyệt vời  (phỏng vấn) 
Mùa hè có lẽ là mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Đó là mùa của những tiếng cười rộn rã trên bờ biển, mùa của những lễ hội triền miên trong các thành phố. Nhưng mùa hè cũng có những lúc yên ả như những khoảng lặng trong một bản hoà tấu... Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã viết những tác phẩm tuyệt vời về những hình ảnh và kỷ niệm đáng nhớ của mùa hè. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về những giấc mộng  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, những giấc mộng đã trở thành những mô thức vạn hoa trong văn chương và nghệ thuật. Một giấc mộng có thể mang nhiều ý nghĩa và mời gọi những sự diễn dịch khác nhau. Đôi khi nó được xem như là mặt đối lập của hiện thực, và đôi khi nó lại phản ảnh hiện thực. Giấc mộng có thể là một cách để thoát khỏi hiện thực, nhưng nó cũng có thể là một khát vọng mãnh liệt nhằm đạt đến một mục đích trong hiện thực... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Năm Mới với niềm hy vọng mới  (phỏng vấn) 
Chào đón ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam lưu vong thường cảm nhận một nỗi buồn pha lẫn với một niềm hy vọng cho quê hương. Tâm trạng này có thể được chia sẻ bởi người Tây Tạng lưu vong vì họ cũng đã và đang trải qua một hoàn cảnh tương tự. Ngày Tết của người Việt Nam trùng với ngày lễ Losar của người Tây Tạng. Những ngày lễ hội cổ truyền chào đón Năm Mới này đem mọi người đến với nhau và làm dâng lên tình đoàn kết trong tâm hồn của mỗi người... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Luân vũ dưới ánh đèn màu và trong tâm tư  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, những điệu múa đã được xem như là một hình thức thông tri vô ngôn giúp con người diễn tả và chia sẻ tâm tư với nhau, với vạn vật và với cõi siêu nhiên. Trong đời sống đô thị hiện đại, những điệu múa đôi (khiêu vũ) trở nên rất phổ thông như một cách giải trí và giao lưu xã hội. Những điệu khiêu vũ luôn luôn song hành với âm nhạc. Chúng đã là chủ đề của rất nhiều tác phẩm điện ảnh, và chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong văn chương như một hình tương thú vị với nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cửa sổ của tâm hồn  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và có lẽ vì thế nên các nghệ sĩ rất thích diễn tả những đôi mắt trong tác phẩm của mình. Từ ngàn xưa đến nay đã có vô số bài thơ và bản nhạc tuyệt vời về đôi mắt... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

Từ “cavalière” của Pháp ngày xưa đến “cave” của Hà Nội hôm nay...  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ - XÃ HỘI] ... Lang thang trên internet để tìm vài lời ca ngày xưa của Phạm Duy, tôi tình cờ nhìn thấy một bài báo có nhan đề là “Sập bẫy cave trải chiếu giữa ‘khách sạn ngàn sao’ ở Hà Nội”. Đọc thử, tôi... tá hoả. Từ “cavalière” của Pháp ngày xưa đến “cave” của Hà Nội hôm nay quả là một sự khác biệt khủng khiếp!...

Nếu mọi tín đồ tôn giáo đều “thực hiện tốt chủ trương của Đảng”...  (đối thoại) 
[TÔN GIÁO & CHÍNH TRỊ] ... Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa “chúc mừng Giáng Sinh”, vừa yêu cầu tất cả tín đồ tôn giáo hãy “thực hiện tốt chủ trương của Đảng”, thì chúng ta phải hiểu như thế nào? ...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Con ve sầu trong thơ và nhạc  (phỏng vấn) 
Từ xa xưa, con ve sầu đã xuất hiện trong thơ và nhạc như một hình tượng thú vị. Tiếng kêu của nó, kiếp sống của nó, và những cuộc thay hình đổi xác của nó mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và không ngừng gây cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ. Nó đã trở thành nổi tiếng trong bài ngụ ngôn của thi sĩ Pháp thế kỷ 17 La Fontaine, rồi nó đi vào vô số tác phẩm thơ và nhạc trong suốt vài thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng gào trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường. Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh "Tiếng Gào" lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giữa sự kết thúc và bắt đầu  (phỏng vấn) 
Chào đón Năm Mới, chúng ta đang ở cuối một năm sắp qua và đầu một năm sắp đến nghĩa là ở khoảng giữa của sự kết thúc và sự khởi nguyên, của quá khứ và tương lai và, như thế, chúng ta giã từ những gì đang trôi đi và đón nhận những gì đang dần đến... Biết bao nhiêu lời nhạc, ý thơ đã được viết về thời khắc đặc biệt này để nói lên những tâm trạng tiếc nuối hay hân hoan, lo lắng hay hy vọng... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thời khắc đặc biệt này... (...)

Về việc từ bỏ Đảng và cái gọi là “lý tưởng cộng sản”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi cho rằng những người ấy, nếu cái “lý tưởng” ngày xưa của họ có chút gì ý nghĩa, thì họ cần phải lắng nghe tiếng gọi của lương tâm, và thực sự làm theo tiếng gọi của lương tâm, tức là gạt bỏ những mặc cảm và quyền lợi cá nhân, để bước ra khỏi Đảng và đi về với dân tộc...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tuyết trắng và đôi giày Giáng Sinh  (phỏng vấn) 
Ngày Giáng Sinh là một trong những ngày đặc biệt nhất trong năm, cả về ý nghĩa tôn giáo lẫn văn hoá, và trong Mùa Giáng Sinh, có nơi trầm lặng yên bình, có nơi nhộn nhịp biết bao lễ hội, tiệc tùng, quà cáp... Trong thời điểm đặc biệt này, các văn nghệ sĩ có những cảm tưởng gì và họ diễn tả những cảm tưởng ấy như thế nào trong tác phẩm của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh con đường trong văn chương  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói “đi và viết”, nhưng thực sự có phải những cuộc du hành bao giờ cũng có ích cho việc sáng tác văn chương? Đối với nhà văn, những cuộc du hành bằng các phương tiện di chuyển trên những con đường cụ thể có cần thiết hơn những cuộc du hành bằng trí não trên những trang sách? Còn những cuộc du hành ẩn mật bên trong tâm hồn của mỗi người thì thế nào? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lê Văn Tài, hoạ sĩ / nhà thơ  (phỏng vấn) 
Lê Văn Tài nổi danh là một hoạ sĩ tài hoa, và đồng thời ông cũng là một nhà thơ tài hoa đã sáng tác hàng trăm bài thơ với bút pháp độc đáo và ý tưởng hết sức phong phú. Tập thơ mới nhất của ông, với nhan đề Thơ Lê Văn Tài, sẽ được ra mắt tại Fairfield City Museum & Gallery (cnr. Horsley Drive & Oxford St., Smithfield NSW) vào lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy 14/12/2013. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về nghệ thuật của Lê Văn Tài... (...)

Lịch-sử-của-những-cái-cớ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Phải nói ngay rằng lịch sử của tất cả những chế độ độc tài Cộng Sản từ Tây sang Đông, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đều là lịch-sử-của-những-cái-cớ, nghĩa là các chế độ độc tài Cộng Sản đã tồn tại trên chính những cái cớ mà họ tạo ra...

Dưới chế độ độc tài  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi những kẻ thống trị của một chế độ lại chính là những kẻ “không có tổ quốc”, thì cái trò đồng hoá chế độ với “tổ quốc” là một trò điêu trá lố bịch nhất dưới ánh mặt trời, và trò điêu trá này chỉ có thể đánh lừa được những con cừu đã bị tẩy não...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ánh trăng trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Ánh trăng có lẽ là một trong những đề tài được yêu chuộng nhất trong văn chương và nghệ thuật. Từ ngàn xưa vẻ đẹp của những đêm trăng đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... và đã trở hình ảnh chủ yếu trong nhiều tác phẩm tuyệt vời. Qua những góc nhìn và những lối diễn tả độc đáo của các nghệ sĩ sáng tạo, ánh trăng trở nên thiên hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người cầm bút và vai trò trí thức  (phỏng vấn) 
Những người cầm bút vẫn thường xuyên bị bắt bớ, giam cầm dưới những chế độ độc tài, chỉ vì họ dùng ngòi bút để thực hành vai trò trí thức trong việc phê phán những thực trạng xấu xa trong chính trị và xã hội. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nói như thế là tận cùng của sự lố bịch, nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhà văn và văn chương phản kháng  (phỏng vấn) 
Sống dưới những chế độ độc tài, các nhà văn đã phản kháng thế nào trong những trang viết của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

Làm sao để hoà giải dân tộc?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nước Việt Nam không thể đạt được “hoà giải dân tộc” theo cách của con buôn nhằm tăng “lượng kiều hối” và “buôn bán hàng hóa ra hải ngoại và ngược lại”. Cũng không thể có loại “hoà giải dân tộc” theo kiểu “Việt kiều yêu nước” chạy theo vuốt đuôi chính quyền để tìm cơ hội làm ăn. Cũng không thể có loại “hoà giải dân tộc” theo kiểu “giao lưu văn nghệ”...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rượu và nghệ sĩ  (phỏng vấn) 
Từ Đông sang Tây, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, dường như rượu vẫn luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

Hết trẻ em khóc lãnh tụ, đến trẻ em khóc đại tướng?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Quan sát tất cả những tấm hình ấy, độc giả chỉ có thể thấy hai hoặc ba đứa bé gái dụi mắt hoặc khóc. Thế nhưng nhan đề của bài báo là “Hàng trăm trẻ em khóc trước bàn thờ Đại tướng tại Bình Dương”! Bài báo còn viết: “Chứng kiến cảnh hàng trăm trẻ em tại trung tâm nhân đạo Quê Hương khóc nức nở trước bàn thờ Đại tướng khiến ai nấy đều rưng rưng nước mắt.” Thế là thế nào?...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cà-phê và nghệ sĩ  (phỏng vấn) 
Cà-phê và nghệ sĩ dường như có một mối quan hệ quá thân thiết. Cà-phê đã gây cảm hứng cho nghệ sĩ, và cà-phê đã đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mây trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Mây là một nguồn cảm hứng vô hạn cho nghệ sĩ từ ngàn xưa đến nay. Vì mây không bao giờ ngừng thay hình đổi dạng, chúng luôn luôn gợi lên những ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng nơi người xem. Dù bạn là một họa sĩ như John Constable, một nhiếp ảnh gia như Berndnaut Smilde, một nhà thơ như William Wordsworth, một nhạc sĩ như Claude Debussy, hay chỉ đơn giản là một người yêu cái đẹp, mây sẽ luôn luôn làm rung động tâm hồn bạn. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Alice Munro, bậc thầy của truyện ngắn đương đại  (phỏng vấn) 
Nhà văn Canada 82 tuổi Alice Munro (1931~), “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”, vừa được trao tặng Giải Nobel Văn Chương 2013. Từ thập kỷ 1960 đến nay, Munro đã là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, và bà cũng đã từng đoạt nhiều giải văn chương quan trọng, kể cả giải Man Booker International Prize 2009 cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên một nhà văn chuyên viết truyện ngắn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về bút pháp và thế giới quan của Munro, và về lý do vì sao bà đã chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết... (...)

Hoạ sĩ Hoài Nam đã biến thành thi sĩ Bùi Giáng từ năm 2011(!)  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có bấy nhiêu. Chúng tôi vào Google truy lục thử, thì lại phát hiện rằng chân dung hoạ sĩ Hoài Nam đã bị biến thành chân dung Bùi Giáng từ tháng 12/2011. Trước hết, nhà xuất bản Nhã Nam cùng Hội Nhà Văn Việt Nam...

Lê Văn Tài – “polyartist”  (tiểu luận / nhận định) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Theo tôi, Lê Văn Tài là một “polyartist”, ít nhất trong hai lĩnh vực hội hoạ và thơ. Trong suốt mấy mươi năm sống gần với anh, tôi thấy anh không bao giờ ngưng “làm việc”. Hết vẽ, thì làm thơ; làm thơ xong, thì lại vẽ; vì bên trong anh, hai nghệ sĩ ấy không ngừng tranh nhau phát tiết... (...)

Lư Sơn-Cuồng Từ đã đạo văn hàng loạt  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tóm lại, chỉ trong vòng 20 phút, tôi đã khám phá ra gần một chục bằng chứng về hành động đạo văn hàng loạt của ông Lư Sơn-Cuồng Từ. “Kỹ thuật” đạo văn của ông ta khá “điêu luyện”, phần nhiều ông ta giấu những đoạn đạo văn vào giữa bài, và viết thêm vài câu ở đầu bài, vài câu ở cuối bài, và vài câu đệm xen vào giữa những đoạn đạo văn. Tuy nhiên, trình độ viết văn khá kém của ông đã khiến cho cái “kỹ thuật” này trở thành lố bịch...

Lại chuyện đạo văn?  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thay mặt cho nhóm chủ trương Tiền Vệ và nhà văn Nguyễn Hương, tôi yêu cầu ông Lư Sơn-Cuồng Từ công khai giải thích về sự giống nhau quá hiển nhiên giữa truyện ngắn “Thời hậu chiến” của Nguyễn Hương và truyện ngắn “Thì sống cho tròn nợ tóc da” của ông...

Nghệ thuật đích thực là bản ký âm của những tiếng nói khác thường  (tiểu luận / nhận định) 
... Một tiếng cười, hay một tiếng khóc, không phải là một tiếng nói bình thường. Chúng ta cười, chúng ta khóc, khi chúng ta chạm phải những điều vượt quá khả năng diễn đạt của tiếng nói bình thường. Tiếng cười và tiếng khóc hiện hữu bên trong lịch sử tiếng nói của một đời người, nhưng chúng không được ghi xuống, vì chúng là những tiếng nói khác thường: chúng không có ngôn từ... (...)

Điêu khắc và thơ và những bàn tay và mùa thu...  (truyện / tuỳ bút) 
[Giỗ 10 năm Lê Thành Nhơn (2002-2012)] ... Có lần tôi hỏi Lê Thành Nhơn: “Có phải anh rất thích ngắm những bàn tay?” Anh đáp: “Đúng vậy, vì đôi bàn tay có khi diễn tả nội tâm của một con người còn nhiều hơn cả nét mặt hay lời nói...” Tôi hỏi: “Anh yêu thích những bàn tay trong tác phẩm của ai nhất?” Anh đáp: “Những bàn tay trong điêu khắc của Rodin...” (...)

Cái dường như là  (ca khúc) 
Không phải là sắc - Không phải là màu / Không phải là sáng - Không phải là chiều / Là cái dường như trùm khắp mọi tinh cầu // Không phải là nét - Không phải là đường / Không phải là bóng - Không phải là hình / Là cái dường như nằm trong cuộc tử sinh... [Hoàng Đình Bình & Hoàng Ngọc-Tuấn song ca trong buổi sinh hoạt văn học & âm nhạc do nhóm Cỏ Thơm tổ chức tại Washington DC, chiều Chủ Nhật 8 tháng 7, 2012.]

Phim CARELESS LOVE với diễn viên Nammi Le xuất sắc  (đối thoại) 
[ĐIỆN ẢNH] ... Là một người Việt, khi xem phim này xong, trong tôi đọng lại nhiều ấn tượng, nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất là sự diễn đạt vô cùng tự nhiên của Nammi Le trong tất cả những trạng huống khác nhau trong cuốn phim. Và tôi rất hãnh diện khi biết rằng Nammi Le là một cô gái Việt tỵ nạn, lớn lên trên đất Úc, có một cuộc sống thành đạt, và thực hiện được ước mơ nghệ thuật của mình bằng chính tài năng của mình...

“On the dotted line” thì chẳng có gì mà phải “phát rồ” như thế!  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... “on the dotted line” là một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não…”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”... cả!...

Bên ni / bên nớ, và Ivo Pogorelich  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC & PHÊ BÌNH] ... Và nếu quả thực là có cái sự cố tình đối nghịch giữa miền Đông và miền Tây, hễ bên ni khen tụng, thì bên nớ lại cố ý chê bai, thì những lời khen/chê ấy chẳng có giá trị phê bình gì ráo, mà chẳng qua chỉ là cái “game” để hai bên “chơi nhau” (cho bõ ghét!) mà thôi...

Vinh quang âm nhạc, và thủ đoạn chính trị  (đối thoại) 
[NGHỆ THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Tôi nghĩ rằng, nếu chỉ vì động cơ tham nhũng, thì không đến nỗi Sergei Dorensky phải tàn nhẫn đến mức triệt hạ tuyệt đối Ivo Pogorelich bằng điểm 0. Tôi cho rằng chỉ có động cơ chính trị, tức là phải thực hành chỉ thị của Đảng, mới khiến Sergei Dorensky hành xử tàn nhẫn đến thế, trơ tráo đến thế, đê hèn đến thế...

Trí thức và trái tim  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Khi những kẻ “trí thức” chỉ biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ cho riêng cái sự nghiệp của mình, cái danh lợi của mình, thì quả là nguy hiểm chết người, vì anh ta có thể sẵn sàng thoả hiệp, ủng hộ cho một chế độ độc tài bạo ngược, nếu chế độ ấy làm cho anh ta thoả mãn những nhu cầu bản thân về sự nghiệp và danh lợi...

Nguyễn Đăng Thường là người đầu tiên đã ứng dụng kỹ thuật ‘dòng ý thức’ triệt để nhất và dài hơi nhất  (đối thoại) 
[BÚT PHÁP] ... Trong văn chương Việt Nam đương đại, “Tiểu thuyết 2” của Nguyễn Đăng Thường (dài gần 10 ngàn chữ) là truyện ngắn đầu tiên trong tiếng Việt đã ứng dụng kỹ thuật ‘dòng ý thức’ triệt để nhất và dài hơi nhất...

Vài suy nghĩ và kinh nghiệm về kỹ thuật ‘dòng ý thức’  (đối thoại) 
[BÚT PHÁP] ... Tôi rất thích cách nhà văn Phùng Nguyễn dùng chữ “đi một lèo!” để diễn tả lối viết không chấm câu. Thật vậy, quả là “đi một lèo!”. Lối viết “đi một lèo!” này chắc chắn sẽ tiếp tục gây ngạc nhiên (và bực mình?) cho nhiều độc giả người Việt, nhưng thật ra, nó không quá mới lạ. Và nó cũng là một kỹ thuật viết hết sức cần thiết cho những văn cảnh thích hợp — cần thiết đến mức hầu như không thể thay thế...

Khi các “nhà phê bình” ra sức... múa chữ rởm  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Thỉnh thoảng tôi lại thấy có những người mù tịt về âm nhạc mà lại liều mạng nhảy bổ vào lĩnh vực âm nhạc để viết những bài phê bình, nhận định về âm nhạc... Họ dùng cái gì để viết những bài phê bình âm nhạc? Thưa các bạn, những người ấy dùng những thứ ngôn từ mù mờ, khoa đại và rỗng tuếch. Họ làm ra vẻ như đang phê bình âm nhạc, nhưng thực ra họ chỉ ra sức... múa chữ rởm...

Trịnh Công Sơn đã có khi nào nhìn vào tấm gương soi?  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Tôi không thể tưởng tượng nổi một con người nghệ sĩ “có tâm hồn lớn” mà, ngay trong ngày miền Nam sụp đổ, lại có thể công khai kết án hàng triệu đồng bào khốn khổ của chính mình bằng những lời như vậy — những lời mà chính các loa sắt của chế độ, từ cuối những năm 80 cho đến nay, cũng không còn dám thốt ra nữa...

Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ...  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Nó ngồi viết, không cố gắng, không mục đích, không ý nghĩa. Nó không đi tìm hạnh phúc. Nó đang ngồi thở thanh bình, thở im lặng, thở gió, thở trái đất. Hơi thở không thuộc về ai cả. Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ... (...)

Góp ý với nhà văn Đặng Thân về vụ “a-historique”  (đối thoại) 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi...

Năm Mới, chính chúng ta tạo ra những cơ hội mới  (sổ tay) 
... Năm Mới tự nó không hề là một khởi đầu mới, và tự nó cũng không hề mang đến cho con người những cơ hội mới. Từ năm cũ đến Năm Mới không hề có sự dừng lại để đổi thay. Năm cũ không hề kết thúc. Năm Mới không hề bắt đầu. Tất cả là một dòng chảy liên tục. Năm cũ nối liền vào Năm Mới với tất cả những gì dở dang, tất cả những gì không ngừng tiếp diễn... Những cơ hội mới, nếu có, chỉ đến từ chính con người, do chính con người tạo ra từ hành động của mình, với sự cương quyết, kiên nhẫn, bền bỉ và tỉnh thức... (...)

Vài thông tin về “L’Ignorance” / “Vô tri” / “Sự không biết”  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trong lĩnh vực dịch thuật tác phẩm văn chương, ý nghĩa của mỗi chữ cần được hiểu trong văn cảnh của từng tác phẩm, chứ không thể dựa hẳn vào lối giảng nghĩa mỗi chữ riêng lẻ trong các cuốn từ điển. Nghĩa là: Trước hết, cháu hãy đọc kỹ cuốn sách của Milan Kundera...

Vài ý nghĩ về “thanh nhạc”  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Trong âm nhạc Việt Nam, “thanh nhạc” là một thuật ngữ vay mượn từ Hán ngữ. Chữ “thanh” (sheng) 聲 [viết giản thể là 声] nghĩa là “tiếng”, “giọng”. Chữ này hoàn toàn khác với các chữ “thanh” (qing) 青 là “màu xanh”, và “thanh” (qing) 清 là “trong sạch”...

Giã từ talawas  (đối thoại) 
[DIỄN ĐÀN TỰ DO] ... Tôi tin chắc rằng sớm muộn gì rồi cũng sẽ có một (hay những) diễn đàn khác ra đời để tiếp nối những gì talawas đã làm, vì chín năm tồn tại của talawas đã để lại một con đường rõ nét cho những người có nhiệt tâm, có khả năng, theo đó mà tiếp tục thực hiện và khai triển mỗi lúc một hữu hiệu hơn...

CHÂN PHƯƠNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Tự sự của lồng chim” và “thực tế của xà lim”  (phỏng vấn) 
.. Tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam sẽ cho họ cơ hội đánh bóng lại cái chuồng trại văn hoá của chế độ toàn trị made in Viet Nam! Và một lần nữa trang trí hoa lá cho “tự sự của lồng chim” để tiếp tục che đậy “thực tế của xà lim”!... (...)

NGUYỄN QUỐC CHÁNH - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Độc Hội hoành tráng”  (phỏng vấn) 
... Theo tôi hiện nay Đảng không những không coi trọng thị trường, mà còn coi thường cái Chủ Nghĩa Xã Hội. Cái mà Đảng coi trọng và quan tâm nhất là sự sống còn của Đảng. Định hướng XHCN và thị trường là những phương tiện để những phe phái trong Đảng thoả hiệp và tranh giành quyền lợi... (...)

HOÀNG NGỌC BIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Văn học dân tộc” – một thứ dây xích leng keng lịch sử...  (phỏng vấn) 
... Tôi không tin có tiên, lại càng không tin có một vị tiên nào làm một việc “bất nhân” là ban cho ta một ân huệ để cầu ước cho hội ấy “sửa sai”. Bởi lẽ đó, nếu như bị ép quá, mà có một vị tiên được “bố trí” làm việc này, thì tôi chỉ xin một điều duy nhất: nếu hội ấy không được tái “cơ cấu” để biến mất, thì cho tôi không được nghe nói về nó nữa... (...)

THẬN NHIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Ăn bám, mua vui bằng tiền của nhân dân”  (phỏng vấn) 
... Hôm nay tác động của văn chương lên thực trạng xã hội là nhẹ hều, đúng hơn, chẳng là cái cóc khô gì cả. Nhưng văn chương vẫn nhận được một sự quan tâm quá mức cần thiết! Điều này có khi làm các nhà văn ngộ nhận rằng mình còn ngon, còn trọng lượng đáng kể, hay còn là tác nhân quan trọng có thể làm thay đổi xã hội! Bé cái nhầm, cả phía quan tâm và phía được quan tâm!... (...)

NGUYỄN QUỲNH - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Giải tán Hội Nhà văn Việt Nam”  (phỏng vấn) 
... Tôi có 3 mong-ước: a) Toàn zân tẩy chay Hội Nhà-văn Việtnam. b) Jải-tán Hội Nhà-văn Việtnam. c) Mỗi hội-viên của Hội Nhà-văn Việtnam fải đọc và học cuốn Văn-chương là jì? của J.-P. Sartre để hiểu sứ-mệnh và trách-nhiệm của nhà-văn trong jai-đoạn tối-tăm ở Việtnam hiện-tại... (...)

HOÀNG XUÂN SƠN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Không có ‘đảng’, đố mầy làm văn!”  (phỏng vấn) 
... Chỉ cần một điều: Cóc cần chơi với “đảng” nữa, e khá hơn chăng? Nếu không thì nên “phẹc mê bu tích”!... (...)

ĐỖ TRUNG QUÂN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Lấp đi cái ao làng”  (phỏng vấn) 
... Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao... (...)

NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Sự đoàn kết bắt buộc của chuồng cừu”  (phỏng vấn) 
... Văn học là Đảng, Đảng là văn học. Đảng nói dân cầm bút nghe. Dân cầm bút nghe Đảng nói. Bô bô cái lỗ miệng “xây dựng/xây đắp” thì dễ ợt ai mà chẳng làm được. Nhưng “dựng đắp” thì phải có công cụ (tài năng) và vật liệu (tác phẩm) và thời gian nữa chứ... (...)

NGUYỄN VIỆN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: Văn nghệ “báo hiếu”  (phỏng vấn) 
... Sự quan tâm của Đảng dành cho văn chương chính là vì chưa bao giờ như hôm nay Đảng mất quyền kiểm soát đối với văn chương, đặc biệt là văn chương ngoài luồng và những thứ chữ nghĩa trên internet... (...)

LIÊU THÁI - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Phân loại rác trong một hố rác”  (phỏng vấn) 
... Lẽ ra phải nói là: Tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là tạo ra một cái nền gọi là văn học “dân tộc” dưới ánh sáng Mác–Lê, “tư tưởng” Hồ Chí Minh và Mao, một nền văn học tuyên truyền cự phách và một công cụ tuyên truyền toàn trị ưu việt. Nói như vậy nghe có vẻ thật thà đôi chút... (...)

Đính chính của báo Tiền Phong về một bài viết năm 2005 của Ngô Tự Lập  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Hôm nay (28/07/2010), anh Ngô Tự Lập vừa gửi email cho tôi, cho biết rằng báo Tiền Phong vừa đăng mẩu “Đính chính” về đoạn phi lộ của bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ“ (14/05/2005) của Ngô Tự Lập...

Trao đổi giữa Alain Guillemin, Ngô Tự Lập, và tôi  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh Ngô Tự Lập vừa chuyển lại cho tôi một email của Alain Guillemin gửi cho Ngô Tự Lập (26/07/2010) cùng một email của Ngô Tự Lập gửi cho tôi và chuyển đến Alain Guillemin (27/07/2010). Ngay sau đó, tôi đã viết một email gửi chung cho Ngô Tự Lập và Alain Guillemin (27/07/2010). Nguyên văn của ba bức email ấy như sau...

Ở ngay tại thiên đường, mà sao lại thiếu ăn đến thế!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “HÔM NAY -> NGÀY MAI -> SAU NGÀY MAI”. Các sinh viên tại Instituto Superior de Arte (Học viện Cao đẳng Mỹ thuật) ở thủ đô Habana, Cuba, đã vẽ và trưng bày tấm bảng này trong một cuộc xuống đường đòi cải thiện thức ăn. Ở ngay tại thiên đường, mà sao lại thiếu ăn đến thế! Chắc là vì mải lo canh giữ hoà bình cho thế giới?...

Cuộc khởi nghĩa của bloggers ở Cuba  (đối thoại) 
[BLOGS & CHÍNH TRỊ] ... Họ đoàn kết và tin tưởng nhau, vai kề vai cho một cuộc đấu tranh chung. Tôi tin tưởng rằng Voces Cubanas sẽ thật sự trở thành một sức mạnh phản kháng của đám đông, một cuộc khởi nghĩa của những bloggers yêu tự do ở Cuba. Đến chừng nào thì các bloggers phản kháng của Việt Nam mới có thể đoàn kết và tin tưởng nhau đủ để thực hiện một trạm internet chung như thế?...

Trò lưu manh nhưng ngu xuẩn của bọn hacker  (đối thoại) 
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Mấy hôm nay tin tức trên internet xôn xao về vụ “Hacker đưa thông tin cá nhân sai lạc về thành viên X-Café”. Tôi vẫn thường xuyên đọc X-Café, nhưng tôi không có liên quan gì đến hoạt động của trang web ấy. Tuy nhiên, những thông tin sai lạc ra về các thành viên X-Café lại có nhiều điều bịa đặt liên quan đến cá nhân tôi...

Cú chụp mũ quá tệ mà lại thành ra quá ngoạn mục!  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Hôm nay (22.2.2010) trên trang Tin Văn của Nguyễn Quốc Trụ có một cú chụp mũ quá tệ, nhưng nhờ cái dốt của kẻ chụp mũ nên cú chụp mũ thành ra quá ngoạn mục!...

Đón Tết Việt Nam, thắp nến cho Tây Tạng  (truyện / tuỳ bút) 
... Đêm nay, đêm Mồng Một Tết, tôi đã thắp nến trên những thành cửa sổ của nhà tôi. Ánh sáng lung linh từ những ngọn bạch lạp toả ra khu vườn, xuyên qua màn mưa lấp lánh. Tôi đứng ngắm ánh nến rất lâu, tưởng tượng đến những ngọn núi tuyết ở Tây Tạng, và tôi hình dung những giọt máu đỏ thắm rơi lên tuyết trắng. Tôi thầm đọc “Om mani padme hum... Om mani padme hum... Om mani padme hum...” và tôi thấy nước mắt tôi ứa ra, nhưng trong lòng tôi có một niềm hy vọng... (...)

Ngô Hương Giang, hành động đạo văn & những phản ứng kỳ lạ  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau...

Quan điểm của tôi về việc xuất bản tác phẩm  (tiểu luận / nhận định) 
... Liệu tôi có nên hy sinh một điều như thế để cho cuốn sách của tôi được xuất bản ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới? Không đời nào. Vì hy sinh điều ấy thì, trước hết, tác phẩm ấy không còn là chính nó và, trầm trọng hơn nữa, tôi cảm thấy hy sinh điều ấy là hy sinh chính cái phẩm cách của tôi như một người cầm bút với quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt. Đúng ra, tôi nghĩ rằng quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt còn quan trọng hơn cả cái chức nghiệp của một người cầm bút. Đó là những quyền căn bản của mọi con người trên mặt đất. Ngày nào tôi đánh mất quyền tự do tư tưởng và tự do diễn đạt thì ngày đó tôi không thể sống đúng nghĩa như một con người... (...)

Mưa chữ  (truyện / tuỳ bút) 
... Và chữ I đang đứng đó, thẳng tắp, đỏ ửng, giữa hai chân tôi. Tôi chợt hiểu trọn vẹn ý nghĩa của trò chơi này. Tôi vừa cảm thấy lo sợ, muốn vùng vẫy để thoát ra, nhưng lại vừa cảm thấy háo hức vì biết giây phút sung sướng nhất của một nhà văn sắp xảy đến cho tôi... (...)

Herta Müller: nhà văn của ý thức chính trị phản kháng  (đối thoại) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Dưới một chế độ độc tài phi nhân, một nhà văn thực sự có ý thức chính trị phản kháng không thể “ngứa cổ hát chơi.” Nếu có ngứa, thì có lẽ chỉ... ngứa gan. Và khi ngứa gan, thì người ta không còn “hát chơi” nữa. Người ta chỉ muốn đập cho cái chế độ ấy nát ra và sụp đổ...

“Das Schwäbische Bad” thực sự mang ý nghĩa chính trị  (đối thoại) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2009] ... Văn chương thì quả là “đa nghĩa”, nhưng trong truyện ngắn “Das Schwäbische Bad” thì ý nghĩa “chính trị” là điều không thể chối cãi. Ý nghĩa đó chính là cái thông điệp của truyện. Vì thế, điều này đã khiến Công An Mật của Romania phải “lưu tâm”!...

Văn chương và Hoà bình: Từ lưu vong đến khát vọng  (phỏng vấn) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG & NOBEL HOÀ BÌNH 2009] Bay Vút — tạp chí Việt ngữ liên mạng của Radio Australia, trực thuộc Australian Broadcasting Corporation (ABC) — phỏng vấn Hoàng Ngọc-Tuấn... “Một người là nhà văn, một người là nhà lãnh đạo chính trị, nhưng cả hai đều vươn lên từ bóng tối — một người từ bóng tối của sự kỳ thị chủng tộc, một người từ bóng tối của chế độ độc tài phi nhân tính. Họ cùng vươn lên từ bóng tối, nên họ cùng khát khao ánh sáng. Tôi tin rằng họ khao khát ánh sáng không chỉ cho riêng họ mà cho cả chúng ta...” (...)

Dựng tường và đốt sách  (tiểu luận / nhận định) 
... Xưa nay, tất cả các chế độ độc tài đều chủ trương dựng tường và đốt sách; nhưng tường và sách là hai thứ rất lạ lùng. Tường thì vô cùng kiên cố, nhưng rốt cuộc mọi bức tường đều phải sụp đổ. Sách thì vô cùng mong manh, dễ cháy, nhưng nó có sức sống vô hạn: giấy và mực in có thể tan trong ngọn lửa, nhưng những ý tưởng làm sinh ra chữ trong sách thì mãi mãi được tái sinh và bất khả huỷ diệt. Thậm chí bất cần đến giấy mực, sách vẫn không ngừng nẩy mầm và đơm hoa kết trái trong tim óc của con người... (...)

Một kiểu kết thúc khác  (truyện / tuỳ bút) 
Chàng đã biết trước kết thúc của câu chuyện... Nàng ra đi. Đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng nàng ra đi như thế nào (nghĩa là cái kết thúc ấy sẽ diễn ra theo kiểu nào) thì chàng cần phải tưởng tượng. Và, suốt mấy tuần qua, chàng đã tưởng tượng ra những kiểu như sau... (...)

Nguyễn Viện: cười và đái lên những bảng chỉ đường  (tiểu luận / nhận định) 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Trong khối chất liệu chân thực để viết lại những trang lịch sử chân thực sẽ có vô số những mẩu chuyện như thế. Trong vô số những mẩu chuyện đó sẽ có những mẩu chuyện của Nguyễn Viện, những mẩu chuyện mà hôm nay ông đang vừa cười khanh khách, vừa đứng đái lên những bảng chỉ đường, và huyên thuyên kể. Ông kể chuyện bằng ngôn ngữ của cá nhân ông; thứ ngôn ngữ của một người cởi trần truồng bước đi trên mặt đất; thứ ngôn ngữ bất chấp những giới hạn giả tạo của những nguyên tắc đạo đức giả tạo của một cơ chế văn hoá giả tạo; thứ ngôn ngữ vượt qua những bảng chỉ đường ý thức hệ; thứ ngôn ngữ của một con người tự xác lập cho chính mình một sự tự do ngay trong lòng của chốn mê cung không lối thoát... (...)

Hãy đốt tôi đi!  (tiểu luận / nhận định) 
... Nói một cách cụ thể, những nhà văn ở ngoài “chính thống” phải kêu lên: “Hãy đốt sách chúng tôi! Vì chúng tôi không bao giờ thoả hiệp với quý vị!” Trong khi đó, những nhà văn đang ở trong “chính thống” phải kêu lên: “Đừng đốt sách của họ! Vì họ là một phương diện không thể thiếu của nền văn chương Việt Nam!” ... (...)

Ngày đại lễ của đất nước  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Italo Calvino có viết một truyện ngắn rất lạ lùng, nhưng hết sức thâm thuý. Truyện có nhan đề “La decapitazione dei capi” (Chém đầu lãnh đạo). Trong đó, ông kể chuyện về một quốc gia dân chủ tuyệt đối. Quốc gia ấy không có loại lãnh đạo vĩ cuồng tham quyền cố vị, vì hiến pháp quy định rằng khi mỗi nhiệm kỳ chấm dứt, thì toàn thể thành viên trong nội các của chính phủ phải bước lên máy chém. Và sau khi chém đầu họ xong, nhân dân sẽ chào đón một chính phủ hoàn toàn mới. Ngày lễ chém đầu lãnh đạo là ngày đại lễ của đất nước!...

TIỀN VỆ và tự do tư tưởng & diễn tả cho nghệ thuật Việt Nam đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Với tham vọng duy trì sự tồn tại của nó một cách trường cửu, chế độ độc tài không chỉ muốn xoá bỏ mọi ý nghĩ phản kháng đương thời, mà, quan trọng hơn, nó còn muốn làm tác giả độc quyền của lịch sử. Đối với nó, lịch sử phải là một văn bản vĩnh cửu xác định rằng nó là chế độ tuyệt hảo nhất, và những gì nó đã làm, đang làm và sẽ làm là những gì đúng đắn nhất, tốt đẹp nhất. Với những tham vọng đó, nó ra sức xoá sạch mọi chất liệu có thể được dùng để viết bất cứ một lịch sử nào khác. Đó là lý do tại sao các chính phủ độc tài không chỉ kiểm duyệt những tin tức truyền thông hàng ngày, mà họ còn nỗ lực kiểm duyệt, sửa đổi hoặc huỷ diệt cả những văn bản hư cấu và những tác phẩm nghệ thuật, những thứ có khả năng tồn tại dài lâu hơn mọi chế độ chính trị... (...)

TIEN VE and Freedom of Thought & Expression for Contemporary Vietnamese Arts  (tiểu luận / nhận định) 
... With ambitions to maintain their existence permanently, tyrannical regimes not only want to remove all contemporary thoughts of resistance, but, more importantly, they also want themselves to be the exclusive author of history. For them, history is an eternal text confirming that their regime is the most excellent one, and that what they have done, are doing and will do is the rightest and the most beautiful thing. With such ambitions, they make all efforts to eliminate all the materials that may be used to write any alternative history. That is why tyrannical governments do not only censor daily news in the media, but they also attempt to censor, modify or destroy even fictional texts and artistic works, things that can last longer than any political regime... (...)

Trả lời phỏng vấn của báo Việt Luận về cuộc biểu tình chống Casula Powerhouse Arts Centre  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong tương lai, nếu Casula Powerhouse tổ chức những cuộc triển lãm liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tôi đề nghị người Việt chúng ta ở Úc hãy tích cực tham gia vào phần nội dung, bằng tác phẩm và bằng diễn văn. Đó là một cách phát biểu văn minh và hiệu quả nhất trong môi trường nghệ thuật của một đất nước dân chủ. Phần tôi, tôi sẽ tiếp tục sử dụng khả năng và sự hiểu biết của tôi, để nói lên tiếng nói của một người Việt tỵ nạn, chống độc tài, yêu tự do, yêu công bình và tôn trọng sự thật...

Chắp tay sen và Nụ cười của Phật: tác phẩm điêu khắc của Lê Thừa Tiến  (nhận định mỹ thuật) 
... Toàn bộ khung cảnh phòng triển lãm là một không gian cho sự trầm tưởng. Khi vừa bước vào phòng triển lãm, khán giả như từ một đời sống xã hội huyên náo bước vào một khu vườn tĩnh tịch của tâm linh. Mọi cuộc đối thoại đều tự nhiên dừng lại. Mỗi bước chân đều tự nhiên trở nên chậm rãi và cẩn trọng. Tuy nhiên, bầu không khí ở đây không nặng tính tôn giáo, mà đầy tính nghệ thuật — một nghệ thuật hướng về tâm linh và sự cứu độ... (...)

Một quái trạng văn hoá  (tiểu luận / nhận định) 
... Cái quái trạng này đã diễn ra và lặp đi lặp lại trong suốt nhiều năm qua ở Việt Nam. Nếu không có cách nào thay đổi, thì cho dù các học giả nghiêm túc có nỗ lực truyền bá kiến thức đúng đắn đến cách mấy cũng thành vô ích, vì tất cả những nỗ lực của họ sẽ bị bóp méo, phá hoại không ngừng bởi những kẻ háo danh, tự mãn và vô trách nhiệm... (...)

Lạc thú ẩm thực  (truyện / tuỳ bút) 
... Hâm cháo vịt và xôi gà cho nóng. Dọn ra bàn theo đúng cách thức đã chỉ dẫn ở phần I và II. Để nâng cao khẩu vị, cần phải có nhiều bia hoặc rượu. Có thể mở nhạc để làm tăng thêm không khí nhộn nhịp. Rót bia hoặc rượu vào ly. Chúc mừng nhau. Uống cạn ly. Rồi bắt đầu ăn... (...)

Tác giả và nhân vật  (truyện / tuỳ bút) 
Viết truyện qua nhãn quan đàn ông, tôi cảm thấy càng ngày càng chán. Nhiều lần tôi đã muốn thử viết truyện qua nhãn quan đàn bà. Thế rồi, một hôm, tôi thật sự bắt tay vào việc... (...)

Nước và hơi thở  (truyện / tuỳ bút) 
Nước. Nước mắt. Nước miếng. Tinh dịch. Nước ối. Lòng trắng trứng. Giếng. Ao. Hồ. Suối. Sông. Biển. Sương. Mưa... Hơi thở. Không khí. Dưỡng khí. Khí quyển. Gió. Bão. Lốc. Tiếng thở. Tiếng khóc. Tiếng hát. Ống sáo. Ống tiêu. Phong cầm. Khẩu cầm. Ống thổi lửa... (...)

Di chúc  (truyện / tuỳ bút) 
Nhà đại trí thức lão thành nổi tiếng bậc nhất của đất nước vừa tạ thế. Báo chí rầm rộ đưa tin trên trang nhất. Các cơ quan văn hoá và phi văn hoá đua nhau đăng lời phân ưu, gửi vòng hoa phúng điếu. Nhà Nước long trọng đứng ra tổ chức tang lễ. Các nhân vật quan chức chen chúc đến thắp hương, đọc và nghe các diễn văn, rồi đi theo linh cữu để tiễn nhà đại trí thức lão thành đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thế nhưng, ít ai biết, trước khi nhắm mắt... (...)

TÔI THÍCH MỸ VÀ MỸ THÍCH TÔI của Joseph Beuys [một ví dụ về mỹ thuật trình diễn]  (nhận định mỹ thuật) 
... Joseph Beuys đã giải thích rằng tác phẩm này diễn tả tiến trình hoà giải giữa sức mạnh của phương Tây (mà đại diện cụ thể ở đây là nước Mỹ) và ý chí sinh tồn của những nạn nhân của nó (mà đại diện cụ thể ở đây là thổ dân da đỏ ở Mỹ, và con sói coyote được xem như một biểu tượng)... (...)

Những trang văn của Lữ  (tiểu luận / nhận định) 
... Những trang văn ấy rất hiếm hoi. Chúng không phải là những dòng chữ minh hoạ cho những chủ thuyết về niềm hy vọng và cực lạc. Chúng không phải là những lời thuyết giảng về cách sống tích cực và hướng thượng. Chúng không phải là những châm ngôn đầy phấn khởi về cuộc sống. Chúng không phải là những từ ngữ đẹp đẽ có tác dụng mang đến cho ta cảm giác sung sướng, thư giãn. Chúng không phải là những bức tranh thêu bằng chất liệu từ ảo tưởng... (...)

Bài thơ  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi dứt khoát đứng dậy, lấy chiếc áo khoác và chùm chìa khoá, quyết định đi ra ngoài để ăn tối và uống vài ly rượu. Thế nhưng, ngay khi tôi vừa mở cánh cửa lớn để bước ra, thì một tứ thơ nhanh nhẹn lách vào nhà... (...)

Những mảnh ý nghĩ về sự im lặng  (truyện / tuỳ bút) 
... Trước khi tôi được sinh ra, phải chăng tôi đã ở trong sự im lặng? Sau khi tôi chết, phải chăng tôi sẽ trở về trong sự im lặng? Hai sự im lặng đó — cái trước khi tôi được sinh ra và cái sau khi tôi chết — chỉ là một, hay là hai cái khác nhau? Có phải thật sự cả hai đều là sự im lặng? Hay cả hai đều không phải là sự im lặng?... (...)

Những mảnh ý nghĩ về thời gian  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi không thể sống bên ngoài thời gian. Tôi không thể thoát ra khỏi thời gian. Tôi không thể không suy nghĩ về thời gian. Nhưng, càng suy nghĩ về thời gian, tôi càng không ngừng nhận ra rằng tôi — chính tôi — chỉ hiện hữu trong ký ức của tôi... (...)

Một câu chuyện rất đơn giản và vài biến điệu  (truyện / tuỳ bút) 
Một thanh niên bước ra khỏi quán café. Anh có một mái tóc rối và mặc một chiếc áo khoác, nút cài lộn hàng. Anh đi bộ chầm chậm đến một góc đường, dừng lại vài giây đồng hồ, rồi rẽ sang con đường bên phải, bước nhanh thoăn thoắt... (...)

Ghen  (truyện / tuỳ bút) 
Nàng yêu chàng, và chàng yêu nàng, và họ đã trải qua những ngày tháng đầy hạnh phúc. Thậm chí có những lúc họ nghĩ chẳng có mấy ai may mắn như họ. Thế nhưng, bầu không khí ngọt ngào của họ bắt đầu nhuốm vị chua chát, kể từ một hôm... (...)

Hai khúc bi ca và lời đồng vọng  (thơ) 
Hôm qua ôi không những ngày trước nữa / những năm tháng xưa những mùa huỷ tích / trở về cấu tôi trở về xé tôi // đau ngực hàng móng sắc ...

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — Về việc thẩm định giá trị một tác phẩm nghệ thuật  (thảo luận) 
[THẢO LUẬN - THÁNG 8/2007] ... Khi một tác phẩm được gọi là vĩ đại nhất trong lịch sử, nó hẳn là một tác phẩm nổi tiếng nhất và đồng thời thể hiện một kỳ công to tát nhất so với những tác phẩm nổi tiếng khác. Nhưng một tác phẩm được gọi là vĩ đại nhất cũng chỉ có thể hay nhất hay mới lạ nhất trong một thời đại nào đó, xét trên những tiêu chuẩn thẩm mỹ nhất định nào đó, chứ nó không thể hay nhất và mới nhất mãi mãi và trên mọi tiêu chuẩn thẩm mỹ được... (...)

Voices of the upstream swimmers  (nhận định mỹ thuật) 
... The very first interesting aspect of this exhibition is the meeting of the two artists. A Vietnamese woman living in exile in Australia, and a Vietnamese man living in exile in his own country... (...)

Tiếng nói của những người bơi ngược dòng  (nhận định mỹ thuật) 
... Chúng ta thường nghe nói rằng những nghệ sĩ hành động như những người trí thức là những kẻ bơi ngược dòng. Chọn tiếng nói của thiểu số chính là hành động bơi ngược dòng. Để làm điều này, Mỹ Lệ Thi và Nguyễn Thái Tuấn chẳng phải chỉ thấy, nghe và diễn tả tiếng nói của thiểu số, mà họ phải thực sự sống với thiểu số mà họ chọn... (...)

MY LONG JOURNEY WITH NEW AND EMERGING VIETNAMESE-AUSTRALIAN WRITERS  (tiểu luận / nhận định) 
... More than two decades have passed since the time when literary activities of the Vietnamese-Australian community seemed almost non-existent. It has been a long and challenging journey. But it is a wonderful journey, indeed. Today, looking back, I feel enraptured with the momentum it has achieved, and I strongly believe this journey still promises many more beautiful landscapes... (...)

Cuộc trở về của dòng văn học Nga lưu vong — Một hình ảnh lạc quan cho chúng ta  (tiểu luận / nhận định) 
... Những tác phẩm VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT ĐÍCH THỰC CỦA NHỮNG CON NGƯỜI TỰ DO SÁNG TẠO, một khi đã ra đời, tự nó sẽ tiếp tục sống và nó sẽ đi vào lịch sử văn học. Chỉ những tác phẩm vô giá trị, những tác phẩm phục vụ như công cụ nhất thời cho một chế độ chính trị, sẽ bị đào thải. Chúng ta hãy an tâm. Không một sức mạnh chính trị nào, không bằng khen nào, không một chiến dịch tuyên dương to tát nào có thể giúp cho những tác phẩm vô giá trị ấy được trường tồn như những đại biểu của một nền văn học "chính thống". Vì, khi chính cái chế độ đẻ ra chúng đã đi vào sọt rác, thì, tất nhiên, chúng cũng đi thẳng vào sọt rác... (...)

Kurt Vonnegut — vài kỷ niệm  (sổ tay) 
[TƯỞNG NIỆM KURT VONNEGUT (11.11.1922-11.4-2007)] ... Thích chí quá, tôi mua ngay cuốn sách. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi tôi thấy một nhà văn vẽ hình lỗ đít ngay trong "Lời Nói Đầu" của cuốn tiểu thuyết! Cái hình này khiến tôi nhớ đến những "tiểu thuyết gia" với bộ mặt lầm lì, trầm trọng mà từ thuở còn bé tôi vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy ở Việt Nam... (...)

Thái độ hậu hiện đại trong thơ Bùi Giáng  (sổ tay) 
... Nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình bằng thứ ngôn ngữ như đùa giỡn: vừa chân thành bày tỏ tình cảm của mình, lại vừa như muốn châm biếm chính cái sự bày tỏ ấy... (...)

Tashi Deleg! Lời chúc tụng đầu năm  (truyện / tuỳ bút) 
... Các bạn phải học lại một lần nữa / Để biết mỉm cười trong ánh bình minh... Tại sao không? Tôi tự nhủ. Một năm cũ đã qua. Một năm mới lại đến. Chúng ta hãy cùng nâng ly và mỉm cười. Với nhau. Dưới ánh mặt trời... (...)

Bài thơ "Cho một ngày mai" — một kỷ niệm với Diễm Châu  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] Ngày 2 tháng 2 năm 2004 là ngày đầu tiên Diễm Châu (1937-2006) đến với Tiền Vệ. Ngày hôm đó, anh gửi cho tôi bản dịch bài thơ "Cho một ngày mai" của Hans Andreus (1926-1977)... (...)

Diễm Châu: ánh sao trên chiếc cầu biên giới  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] ... Ông làm việc như một con ong vô địch ở sức chuyển tải và tầm bay xa. Bao nhiêu mật hoa từ châu Á rồi châu Phi, từ châu Âu rồi châu Mỹ, đến tận châu Đại dương, ông đã mang về qua chiếc cầu biên giới... Đêm nay, nghĩ về ông, tôi thấy trên chiếc cầu biên giới ấy, một ánh sao... (...)

Corcovado  (nhạc độc tấu) 
Hoàng Ngọc-Tuấn chuyển soạn và trình bày nhạc phẩm này trên đàn guitar trong chương trình âm nhạc tưởng niệm Antonio Carlos Jobim tại đài phát thanh 2MBS-FM, Sydney...

Vài ý nghĩ về văn học Việt Nam hôm nay  (phỏng vấn) 
Lê Đình Nhất-Lang phỏng vấn Hoàng Ngọc-Tuấn về một số vấn đề liên quan đến sinh hoạt văn học Việt Nam hôm nay... (...)

Đố ai vẽ được? Đố ai xoá được?  (ca khúc) 
... Và có một lần, sau khi tôi hát cho Lê Thành Nhơn nghe "Đố ai vẽ được, đố ai xoá được?", anh nói: "Bồ biết không, một ngày nào đó, nếu tôi vất được cái cọ, tôi sẽ vẽ được đường bay của chim..."

"Trống cơm": trình tấu và tâm sự  (nhạc độc tấu) 
Đoạn phim dài 4 phút 30 giây, trích từ chương trình âm nhạc MASTERPIECE, do đài truyền hình quốc gia SBS của Australia phát vào lúc 3 giờ 30, chiều thứ Bảy, 5 tháng 8, 2006. Đoạn phim này thu cảnh Hoàng Ngọc-Tuấn trình tấu bài "Rice Drum" (Trống cơm) trước khán giả tại The Seymour Centre, Sydney. Xen lẫn vào cảnh trình tấu là những đoạn phỏng vấn do Carmel Schenke thực hiện...

Exilic Soundscape (Âm quyển lưu vong)  (nhạc hòa tấu) 
Viết vào năm 1996 cho một nhóm nhạc khí Đông-Tây tổng hợp, giọng hát và dụng cụ âm thanh điện tử, "Exilic Soundscape" là một chương trong phần âm nhạc của vở kịch hình thể Conversations with Charlie...

Bài thơ "Đen" của Thanh Tâm Tuyền: bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
... Bài thơ của Thanh Tâm Tuyền đã nắm bắt được nhiều phẩm tính nòng cốt của thơ jazz: đậm đặc phong khí da đen; gây nhiều ấn tượng mạnh và rõ về nhạc jazz; thể hiện sự tự do về tiết tấu của nhạc jazz; có cấu trúc âm thanh tương ứng mật thiết với tiến trình ứng diễn nhạc jazz; và có bố cục tổng thể tương ứng với một bản nhạc jazz truyền thống... Tôi cho rằng đây là bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam... (...)

CHUYỆN NHẠC: 1. "Thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?"  (tiểu luận / nhận định) 
Hôm trước, trong lúc trao đổi với nhau về âm nhạc, bạn hỏi tôi: "Vậy thì... thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?" Không thể nào trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tôi chỉ thử nêu ra một số đặc tính, rồi sau này chúng ta sẽ thong thả bàn bạc sâu xa hơn... (...)

Diễm Châu: ánh sao trên chiếc cầu biên giới  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi chưa một lần được gặp mặt Diễm Châu ngoài đời, nhưng tôi đã biết ông, qua thơ, từ hồi tôi mới 15, 16 tuổi... (...)

Hĩm & Cu thay đổi thế giới  (tiểu luận / nhận định) 
Khi các triết gia và các lãnh tụ chính trị và tôn giáo mọi nơi trên thế giới không còn biết cách nào để thay đổi thế giới, thì Hĩm & Cu nhảy ra làm việc đó... (...)

Về bài thơ "Ờ, tại sao hỏi?" của Khuyến, và phản ứng lạ lùng của Phan Nhiên Hạo  (thư toà soạn) 
Phan Nhiên Hạo có thể viết một email nhắc Tiền Vệ nhớ lại bài thơ của mình, để Tiền Vệ bổ sung ngay cái chú thích vào bài thơ của Khuyến, thay vì lẳng lặng viết và gửi đăng trên talawas một bài dài chứa đựng những lời tố cáo hoàn toàn bịa đặt và và nêu lên cái nghi vấn hoàn toàn vô căn cứ như thế... (...)

MEMORIES OF THE HIGHLANDS (Hoài niệm cao nguyên)  (nhạc độc tấu) 
MEMORIES OF THE HIGHLANDS là một nhạc phẩm gây nhiều thử thách cho người trình tấu. Tôi đã sáng chế nhiều kỹ thuật tạo âm mới (extended techniques) và một hệ thống lên dây (scordatura) đặc biệt nhằm tái hiện âm sắc của những loại nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Raglai...

Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế không?  (tiểu luận / nhận định) 
[...] trong điều kiện thông tin hoàn cầu hoá hôm nay, người ta có thể thâu lượm những kiến thức căn bản về chủ nghĩa hậu hiện đại chẳng mấy khó khăn. Chỉ có những kẻ lười nhác đến một mức nào đó mới có thể giữ cho mình một nỗi lo sợ vu vơ quá dài lâu. [đáp lại bài viết của Lê Chí Dũng] (...)

Lời ru bên kia giấc ngủ  (nhạc độc tấu) 
... Trong cơn sốt mê man, tôi chiêm bao thấy mình nằm chết trên một sa mạc nóng cháy. Tỉnh dậy giữa đêm, tôi nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời đầy sao, và nghe dường như có tiếng sóng biển mơ hồ đến từ rất xa...

Từ một giọt nước  (nhạc hòa tấu) 
Lấy cảm hứng từ một câu trong Đạo Đức Kinh: "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật", nhạc phẩm Từ một giọt nước bắt đầu bằng âm thanh của một giọt nước, rồi hai, ba, và vô số giọt nước trong vạn vật...

Nicanor Parra: phản thơ để cứu thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi tin rằng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, để có thể cứu thơ, ta phải không ngừng chống lại nó... (...)

Tropical Poem (Thơ nhiệt đới)  (nhạc độc tấu) 
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, lúc còn ở Nha Trang (Việt Nam), tôi viết nhạc khúc Tropical Poem để kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Heitor Villa-Lobos (03.05.1887 - 17.11.1959) ...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn về nhạc đệm tây ban cầm  (phỏng vấn) 
Hoàng Ngọc-Tuấn: ... Tôi vẫn xem nhạc đệm lý tưởng là một sự giao duyên với tiếng hát, hơn là mình chỉ giữ nhịp giữ phách và cung cấp hoà âm mà thôi. Mình gửi gắm tình cảm vào trong đó, giúp cho tiếng hát quyện vào tiếng đàn để nói lên được cái cảm xúc mà người nhạc sĩ muốn nói khi viết bản nhạc...

Haiku between two bells (Bài hài cú giữa hai tiếng chuông)  (nhạc hòa tấu) 
Ý tưởng sơ khởi để viết nhạc phẩm này ngẫu nhiên nẩy sinh trong trí tôi vào trung tuần tháng 9 năm 1999 trong khi tôi đang đọc một tuyển tập hài cú của Matsuo Basho và cùng lúc tình cờ nghe qua đài phát thanh ABC Classic FM tiếng sáo Pierre-Yves Artaud độc tấu bản "Sen" 線 (Tuyến) của Hosokawa Toshio 細川 俊夫 (1955~)...

Kiều  (nhạc độc tấu) 
Được viết vào năm 1998, "Kiều" lấy cảm hứng từ những câu thơ đầu tiên trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du [...] Một lối xướng ngâm những câu thơ Kiều tình cờ đến với trí tưởng tượng của người viết nhạc, và biến thành "nhạc đề" của tác phẩm độc tấu tây ban cầm này...

Campanological Overture (Khai tấu khúc chung học)  (nhạc hòa tấu) 
Nhạc phẩm hoà tấu viết cho dàn nhạc chuông, kết hợp nhiều loại chuông từ các nền văn hoá Đông Tây và được cấu trúc theo một hồi chuông nhạc lễ cổ truyền Việt Nam...

Metamorphosed Strings (Cầm huyền hoá thân)  (nhạc độc tấu) 
Nhạc phẩm độc tấu cho đàn tranh Việt Nam, do Hoàng Ngọc-Tuấn sáng tác vào năm 1998. "Metamorphosed Strings" sử dụng một hệ thống lên dây khác lạ, kết hợp các thang âm ngũ cung, toàn cung và dị chuyển. Nhạc phẩm này đòi hỏi những kỹ thuật biểu diễn phản quy cách...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn: "Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20"  (phỏng vấn) 
... Nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20 là một nền âm nhạc không cân đối. Nó rất mạnh về hoạt động ca khúc phổ thông, mà rất yếu về hoạt động khí nhạc và ca khúc nghệ thuật...

Vấn đề hình thức và nội dung, cái mới và cái đẹp [phần III]  (tiểu luận / nhận định) 
[...] có không ít người trong chúng ta thường đưa ra những nhận định rằng cái mới phải hay thì mới đáng kể, chứ mới mà không hay thì chẳng ra gì; rằng có những cái hay muôn thuở, và những cái hay muôn thuở thì không bao giờ cũ, v.v... (...)

Vấn đề hình thức và nội dung, cái mới và cái đẹp [phần II]  (tiểu luận / nhận định) 
X: Vâng, thì hãy bỏ đi cái chuyện "rượu nhiều hay ít, bình lớn hay nhỏ", và hãy thử bàn thêm về chuyện "bình cũ, rượu mới" hay "bình mới, rượu cũ"... (...)

Vấn đề hình thức và nội dung, cái mới và cái đẹp [phần I]  (tiểu luận / nhận định) 
X: Thật khó chịu khi nhìn thấy nhiều nhà văn trong thế kỷ 20 này có vẻ chỉ ra sức chạy theo hình thức... [...] Y: Tại sao bạn phải khó chịu khi nhìn thấy nhiều nhà văn trong thế kỷ 20 này đang "chạy theo hình thức"?... (...)

Thơ Ấn Độ cuối thế kỷ 20: thế hệ thi sĩ mới và vai trò của nhà phê bình  (tiểu luận / nhận định) 
... Một nền phê bình lạc hậu và kém phẩm chất không thể có khả năng phát hiện những tài năng mới. Bên cạnh đó, nạn bè phái cũng là một chướng ngại to lớn đối với sự phát triển của những cây bút trẻ... (...)

Kìa, ngôi sao...  (truyện / tuỳ bút) 
Đêm thả thật nhanh những khối xám vào nền trời chiều. Gió Tây Bắc cuồn cuộn kéo theo những đám mây âm. Bầy chim ngực đen nháo nhác bay quanh những đọt sao tìm chỗ ngủ... (...)

Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức  (tiểu luận / nhận định) 
[...] Nhìn lại lịch sử văn hoá của nhân loại, chúng ta có thể thấy rằng tất cả các nền đạo đức chỉ có giá trị tương đối, không mang tính toàn cầu, không ổn định, luôn luôn biến thiên, và thực chất chỉ là một tập hợp của những tiêu chuẩn chủ quan sinh ra từ những định chế ý thức mang tính tôn giáo/chính trị nhất định... (...)

Nơi chốn của những người vắng mặt  (truyện / tuỳ bút) 
Một công viên xa lạ. Rất xanh lá, cỏ, và trời. Nắng rực rỡ. Những lối đi lót đá. Tôi bước không tiếng động... (...)

Đuổi bắt  (truyện / tuỳ bút) 
Một đêm nọ, sau khi bước xuống trạm xe buýt và đang đứng trên lề đường để đón taxi về nhà, tôi tình cờ bắt gặp đôi mắt của một người đàn ông đang đăm đăm nhìn tôi. (...)

Thơ Jazz: tiết tấu, âm thanh và phong khí da đen  (tiểu luận / nhận định) 
Đây là một tiểu luận về hiện tượng thơ "jazz" của thế kỷ 20. Đặc biệt, ở chương cuối, tác giả vận dụng nhãn quan nhạc học để phân tích bài thơ "jazz" đầu tiên của Việt Nam: bài "Đen" của Thanh Tâm Tuyền. (...)

"Viết cho ai?" - một lời tự hỏi, một lời ta thán  (tiểu luận / nhận định) 
... Chỉ đến chừng nào câu hỏi "viết cho ai?" không còn hàm ý một sự đòi hỏi, không còn là một lời ta thán, mà được trả về cho mỗi người viết, để người ấy tự hỏi hay vất đi, tuỳ theo công việc chuyên môn của mình... (...)

Stefan Wolpe và bài giảng ứng khẩu về Dada  (tiểu luận / nhận định) 
Stefan Wolpe cho chúng ta thấy tấm gương của một nghệ sĩ mà tâm hồn và tài năng là một sự hoà hợp tuyệt diệu giữa lý luận mỹ học và thực hành sáng tác. Nhiều người trong giới văn nghệ của chúng ta thường có niềm tin rằng hành động sáng tạo luôn luôn đứng tách rời khỏi lý luận; thậm chí, có người còn cho rằng lý luận nhiều khi còn làm hại đến ý thức sáng tạo. Trái ngược hẳn với điều đó, Wolpe đã không ngừng... (...)

Cảm thức nghệ thuật Đông Á đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
Trong hơn hai thập niên vừa qua, ý niệm cho rằng thế giới đang tiến dần đến một nền văn hoá hoàn cầu đã càng lúc càng trở nên phổ cập trong tư duy của con người đương đại. Ý niệm này không chỉ dừng ở tính cách trừu tượng của những quan sát và phân tích mang tính triết lý xã hội học của giới nghiên cứu, mà còn có vẻ như được biểu hiện qua những hình ảnh cụ thể hàng ngày và gây nên ám ảnh trong cảm nghĩ của con người bình thường. (...)

Hai bài từ theo điệu Chuyển Ứng Khúc  (thơ) 
Choàng giấc / Choàng giấc / Ngày tắt nẻo về xa khuất / Sao giăng bẫy tuyệt đường chim...

Viết, giữa truyền thống và nhu cầu sáng tạo  (tiểu luận / nhận định) 
[...] một số những quan điểm thẩm mỹ của người Việt Nam, như quan điểm nghi kỵ lời nói, quan điểm đồng nhất cái đẹp với sự ỡm ờ, sự vòng vo trong văn xuôi; với sự du dương, nhẹ nhàng, không có dấu vết đẽo gọt và kỹ thuật trong thơ... chỉ là những di tích của một lịch sử bất hạnh. Chúng là những dị tật hơn là những sự độc đáo. Chúng có những ảnh hưởng tai hại trong quá trình phát triển của văn học hơn là những nét đặc thù mà chúng ta cần duy trì. (...)

Ðối thoại giả tưởng về âm nhạc thế kỷ 21  (nhận định âm nhạc) 
... Để có thể trở thành công dân của thế giới âm nhạc trong tương lai, sự thay đổi quan trọng nhất mà người ta có thể thực hiện được ngay từ hôm nay là thay đổi cách họ nhìn về âm nhạc của thế giới... (...)

Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới  (tiểu luận / nhận định) 
[...] trong gần hai thập niên trở lại đây, văn chương về chiến tranh Việt Nam đã chứng tỏ có những nỗ lực sáng tạo bút pháp mới mang tính cách thẩm mỹ hậu hiện đại. Những nỗ lực này được thực hiện qua vô số cách thế khác nhau không chỉ nhằm diễn tả sự phức tạp cao độ của thực trạng cuộc chiến và tâm cảm con người trong cuộc chiến, mà còn nhằm làm thay đổi những khuôn sáo thẩm mỹ của truyền thống "truyện chiến tranh" của thời hiện đại. (...)

Chú giải về chuyên luận "Giới thiệu Kịch Hình Thể" của Bonnie Marranca  (nhận định sân khấu) 
... Hy vọng những chú giải dưới đây sẽ làm sáng tỏ thêm đôi phần về ý nghĩa căn bản của chuyên luận. Bên cạnh đó, một số ý niệm về mỹ học và nghệ thuật trình diễn đương đại cũng được giải thích và minh họa bằng các ví dụ cụ thể. (...)

Morris West và những bí quyết của một nhà văn best-seller  (tiểu luận / nhận định) 
... Thực tế văn học Việt Nam cho thấy chúng ta vừa chưa có được những tác phẩm thực sự kỳ vĩ và mới lạ làm chấn động cơ sở thẩm mỹ thời đại, lại vừa chưa có được những tác phẩm best-seller được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán hàng triệu cuốn. Chúng ta không có cả James Joyce lẫn Morris West. (...)

Vấn đề nâng cấp và cách tân ca từ  (nhận định âm nhạc) 
Trong mấy năm gần đây, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe từ cả giới sáng tác ca khúc lẫn thính giả những lời phàn nàn về chất lượng của ca từ đương thời. Họ phàn nàn rằng trong khi ca khúc càng lúc càng tăng nhanh về số lượng, ca từ lại càng lúc càng giảm sút về chất lượng. (...)

Vấn đề trí thức và phản trí thức  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta hay ưu tư về chính trị. Điều này rất cần thiết. Nhưng nếu đa số chúng ta không tự xây dựng bản thân thành những người trí thức đúng nghĩa -- một lực lượng vững mạnh của những người thực sự nỗ lực phê phán và cải tạo văn hoá -- thì sự thay đổi chính trị, nếu có xảy ra, cũng chỉ xảy ra ngoài vỏ, mà trong đó óc phong kiến chuyên chế vẫn còn nguyên vẹn, và tinh thần nô bộc vẫn còn nguyên vẹn. (...)

Mùa thu trong thơ quốc tế đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
[...] phải làm sao ám sát những mùa thu cũ kỹ, để sáng tạo những mùa thu mới. Nói đúng hơn, phải làm sao ám sát cái cảm giác "thơ mộng muôn thuở" mỗi lần chúng ta nhắc đến mùa thu; phải ám sát tất cả những ý tưởng, hình tượng về mùa thu đã mòn vẹt đến độ không còn tạo nên được một chút ngạc nhiên nào nữa. (...)

Nishiwaki Junzaburo và việc cách tân ngôn ngữ thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Kiến thức uyên bác, nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ, và "chiến lược cách ly", đã giúp Nishiwaki đứng vững vàng trên ranh giới phân chia các nền văn hoá Đông Tây để thấy tất cả điểm mạnh và yếu, mới và cũ của cả hai bên. (...)

Cul(na)ture  (nhạc hòa tấu) 
Mười một nhạc khúc hoà tấu cho guitar, cello, didjeridu, flute và giọng hát đồng song thanh. Một âm quyển đầy ấn tượng về những chuyển động và những giao điểm của thiên nhiên và văn hoá.

Thơ James Prichett / nhạc Frances White: Tây phương hậu hiện đại và Đông phương cổ điển  (tiểu luận / nhận định) 
Mỹ học thi ca của James Pritchett hoàn toàn phù hợp với mỹ học âm nhạc của Frances White: chúng ta có thể cảm nhận trong bài thơ một không khí tịch mặc phảng phất tính chất haiku lẫn với nỗi xao xuyến của ý thức con người thời đại về môi trường sống tự nhiên. (...)

Những dị biệt giữa phim và kịch qua cái nhìn của người viết nhạc  (nhận định sân khấu) 
Những điều tôi sắp trình bày dưới đây, nẩy sinh từ kinh nghiệm và tư duy cá nhân, tuy đã mang đến cho công việc của tôi những kết quả cụ thể, nhưng cũng chỉ là những nhận xét mang tính tổng quát và tạm thời, vì không loại hình nghệ thuật nào là một thực thể bất động. Đặc biệt trong đoạn cuối thế kỷ 20 này, sân khấu, và nhất là điện ảnh, đã, đang, và sẽ không ngừng được cải biến về mọi phương diện. (...)

Cristina Peri Rossi và tâm cảm người phụ nữ lưu vong  (tiểu luận / nhận định) 
Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, chữ destierro (tạm hiểu trong Việt ngữ là "lưu đày" hay "lưu vong") chứa đựng một ý niệm rất đặc thù nên khó có thể dịch thẳng ra một ngôn ngữ nào khác. Chữ này, với nghĩa đen là "bứng ra, tách ra, cắt ra khỏi mặt đất", được hiểu như sự cắt đứt mối liên hệ giữa linh hồn con người và mặt đất. (...)

Vấn đề viết và đọc văn chương  (tiểu luận / nhận định) 
Hãy thử bàn bạc một chút về việc viết và đọc văn chương. Tác giả bao giờ cũng cần có độc giả. Nhưng phần nhiều những tác phẩm gọi là "mới lạ" không được mấy ai đọc, hoặc không mấy ai "thưởng thức" nổi. Càng "mới lạ" chừng nào, thì càng ít độc giả chừng ấy. (...)

Finding The Buffalo  (sân khấu đồng hiện) 

(Một truyện giả tưởng cho tác giả của chính nó)  (truyện / tuỳ bút) 
Hẳn ông rất ngạc nhiên và tức giận khi thấy tên ông, Hoàng Ngọc-Tuấn, vẫn được in chính xác trên đây, nhưng nhan đề tác phẩm của ông đã bị thay đổi và đặt vào giữa hai dấu ngoặc đơn, và những dòng chữ này không phải là của ông. (...)

Gracefully to Lê Thành Nhơn  (nhận định mỹ thuật) 
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] I should never hesitate to admit that I regard Lê Thành Nhơn as one of the few artists whose power of creativity impresses me so immensely. (...)

Lê Thành Nhơn: một nghệ sĩ lớn  (nhận định mỹ thuật) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 12-16.] Suốt hơn hai mươi lăm năm qua, trong số bằng hữu nghệ sĩ người Việt, tôi chưa từng gặp ai đem đến cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ về sức sáng tạo như Lê Thành Nhơn. (...)

Lê Thành Nhơn: một mối ân ba suốt đời không trả hết  (nhận định mỹ thuật) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 17-19.] Lê Thành Nhơn là một trong số vài nghệ sĩ mà năng lực sáng tạo nghệ thuật đã gây ấn tượng mãnh liệt trong tôi. Suốt mấy thập niên qua, mỗi lần đến thăm hoạ xưởng của anh, tôi không khỏi nghĩ đến một đại thụ liên lỉ sản sinh những hoa trái mới, và tôi bị choáng ngợp trong một niềm sung sướng. (...)

Từ các "lý thuyết" CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI và VĂN LÀ NGƯỜI đến đạo đức chuyên nghiệp trong văn học  (tiểu luận / nhận định) 
Nền văn chương Việt Nam sẽ không thể thực sự chuyên nghiệp cho đến chừng nào có một văn giới thực sự biết quý trọng tài năng và có ý thức vững vàng về đạo đức chuyên nghiệp. (...)

Nói Chuyện Với Uyên Nguyên  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi thường dùng thơ như một phương tiện tinh tế để nói những điều không thể nói bằng ngôn ngữ thông tin bình thường. (...)

Thử thưởng thức một tác phẩm văn chương hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
Trong suốt mấy thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, mặc dù nền nghệ thuật hậu hiện đại mỗi lúc càng trở nên lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, và tầm ảnh hưởng mỹ học tích cực của nó vào đời sống văn hoá đương đại là điều khó chối cãi, chúng ta dường như vẫn cứ luôn luôn nghe văng vẳng đó đây những lời ta thán về nó và kết án nó. (...)

Tiến tới một nền văn chương Việt Nam toàn cầu hoá  (tiểu luận / nhận định) 
... Tất nhiên, văn chương Việt Nam, cũng như mọi nền văn chương trên thế giới, sẽ tiếp tục thay đổi. Toàn cầu hoá sẽ là xu hướng chính của mọi nền văn chương trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, tôi không đoán nổi đến khi nào văn chương Việt Nam mới thực hiện được sự thay đổi lớn lao để bước vào tiến trình toàn cầu hoá... (...)

Bên kia khung kính  (truyện / tuỳ bút) 
Đang dọn rác trong một khoang tàu trống, người lao công tình cờ thấy một tờ báo hàng ngày ai vất trên ghế. Khi cúi xuống nhặt, một vài chữ in nơi nhan đề một bản tin làm anh hơi tò mò. (...)

Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
Như một tổng quan, bài viết sẽ chỉ trình bày những nét lớn, và do đó, những góc cạnh cá biệt, tuy đặc sắc, nhiều khi phải bị hy sinh: những khái niệm "văn chương hiện đại" và "văn chương hậu hiện đại" được dùng ở đây như hai chiếc khung lớn; trong mỗi khung, những cảm thức dị biệt một cách tinh tế giữa các nhà văn cùng một thời đại bị gộp chung vào nhau để làm thành một bức tranh đơn giản hơn. (...)

Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức  (tiểu luận / nhận định) 
[...] Nhìn lại lịch sử văn hoá của nhân loại, chúng ta có thể thấy rằng tất cả các nền đạo đức chỉ có giá trị tương đối, không mang tính toàn cầu, không ổn định, luôn luôn biến thiên, và thực chất chỉ là một tập hợp của những tiêu chuẩn chủ quan sinh ra từ những định chế ý thức mang tính tôn giáo/chính trị nhất định... (...)

Bên ngoài kinh Qur’an  (truyện / tuỳ bút) 
Đúng năm giờ mười. Đám mây vừa lọt vào bên trái khung cửa sổ. Chó sủa vu vơ dưới sân. Bản Folios của Takemitsu bắt đầu vào chương III (nốt móc=120-146). (...)

Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ 20  (tiểu luận / nhận định) 
Năm 1900 có lẽ không phải là một năm bình thường. Xét trên niên lịch, đó là năm cuối cùng của thế kỷ 19, năm chuyển tiếp để nhân loại đi vào thế kỷ 20. (...)

Năm hành âm trong LE MARTEAU SANS MAÎTRE của Boulez  (thơ) 
Lục huyền khởi động dữ dội vỡ rè quãng bảy chìm lấp dưới nét sáo vút cao nhào lộn ngược đầu tốc độ dựng tóc 208 nốt trắng dồn vào mỗi phút. Đột ngột tắt ngúm. Sóng đôi vibraphone viola nhảy vào phủ ngập khoang im lặng. Nhảy ra. Tắt nghẹn bất chợt. Lại sáo trồi lên vùng vẫy trên cổ họng khan dòng tiểu hồ mờ đục. 3/4, 2/4, 6/8, 3/8, 3/4, 6/8, 5/8 ảo loạn tiết tấu...

Vấn đề ngôn ngữ trong văn chương lưu vong  (tiểu luận / nhận định) 
Đến sống trên một xứ sở xa lạ, không ai tránh khỏi trở ngại ngôn ngữ. Đối với người làm văn chương, trở ngại này còn nặng nề gấp muôn lần: ngôn ngữ không chỉ đơn giản là công cụ thông tin, mà chính là đối tượng của văn chương. (...)

Bài thơ "SCHEMA" của Dan Graham: cuộc truy tầm vô hạn trong thế giới vật chất?  (tiểu luận / nhận định) 
Khi đọc một bài thơ, ta thường có thói quen đọc những chữ trên trang giấy theo cách bài thơ được viết ra, nghĩa là đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ta không đọc trang giấy trắng trên đó bài thơ được in. Đối với ta, trang giấy trắng chỉ là một cái nền trung tính, không có ý nghĩa gì. (...)

Soft silk...rough linen  (nhạc kịch) 

Nghe nhạc Takemitsu, nhớ thơ Ôn Ðình Quân  (thơ) 
Những bước chân tháng mười một gào khản từng lọn hơi shakuhachi giật xé. Hắt. Kéo. Gẫy gập. Từng lọn hơi mạc động xanh khướt. Rùng mình. Kê thanh. Bầy chim đổ xuống vườn ngũ giác. Vườn nhạc cỏ bất định. Vườn nhạc hoa hồi tấu phù hình. Lá cây tiệm chuyển. Đá nín. Cát đất giăng giăng trì tục. Gương và trứng. Vô số chim đổ xuống quang quác. Đổ xuống mãi quang quác giăng giăng đồng dị chuyển...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021