Mai Sơn
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Nửa khuya xuống tàu ngoài ga Suối Vằn  (truyện / tuỳ bút) 
... Họ lôi tôi xuống khỏi mui toa, đầy tôi ra khỏi đoàn tàu, bất chấp mấy lần tôi trưng ra tấm vé ghi ga đến là ga cuối cùng của chiều dài thiết lộ. Tôi bị điệu xuống tàu, cùng với một hoặc có thể vài người lạ mặt mà trong hoảng loạn tôi không để ý là già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà. Tôi có hoang tưởng không khi nghĩ rằng đó là kẻ, hoặc những kẻ, khi nãy đứng ở đầu đấm nối hai toa, hút thuốc, phả khói mịt mù tạo thành một vùng mờ ám giữa khuya khoắt?... (...)

Albert Camus, tư tưởng phi lý và văn chương vượt lên phi lý  (tiểu luận / nhận định) 
... Hơn 50 năm qua người ta vẫn tìm đọc các tác phẩm của ông, riêng cuốn Kẻ xa lạ luôn có mặt hàng đầu trên các bảng xếp hạng văn chương danh giá. Điều đó có nghĩa là những vấn đề của lương tâm nhân loại vẫn còn trong hiện thực và trên những trang sách của Albert Camus, những trang sách nuôi dưỡng niềm hy vọng và nỗ lực vượt lên của con người giữa một thế giới dẫy đầy phi lý... (...)

Lửa  (truyện / tuỳ bút) 
... Quán vốn đang vắng khách, nên khi anh vừa rời đi nó càng trở nên mênh mông trong mắt cô. Cảm thấy lạnh và trống trải tay chân, cô bước đến gần những ngọn lửa bếp. Đứng đó, cô nhắm nghiền mắt một hồi lâu cho đến khi cảm giác toàn thân mình bỏng rát... (...)

Gabriel García Márquez và “Trăm năm cô đơn” ở Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Tác phẩm của Gabriel García Márquez được dịch rất nhiều ở Việt Nam và được chào đón nồng nhiệt. Quả thật, cái tầm vóc văn chương của ông ở Việt Nam thật to lớn và nó che khuất nhiều thứ. Trước hết nó che mắt giới văn học nhìn vào các đỉnh cao văn chương khác của thế giới. Nhưng ngay cả khi “sùng bái” chỉ mình Gabriel García Márquez, thì vài chục năm qua, chúng ta vẫn chưa đóng góp vào kho tàng của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ một tác phẩm nào xứng đáng... (...)

Một tâm thức và một thế giới mộng huyễn  (tiểu luận / nhận định) 
... Vì tác giả để ngỏ cánh cửa khu vườn, không bắt ta phải chọn mang tâm thế nghiêm trang của nhà nghiên cứu hay tâm hồn phóng khoáng nghệ sĩ khi bước vào, nên ta mặc sức thưởng thức bao nhiêu là hoa trái: hoa tỏa hương thoang thoảng không biết ở đâu, nhưng trái thì lúc lỉu đây đó ta có thể nhận ra dễ dàng. Tác giả đã tham lam và tự do như thế thì hà cớ gì độc giả chúng ta lại dè dặt, khép nép?... (...)

ĐẮM [phần II]  (tiểu thuyết) 
... Hai người đi bộ từ quán về nhà gần đó. Anh liêu xiêu bên cô. Cô có uống chút rượu thật ngon nhưng thấy mình tỉnh táo lạ thường. Cô hỏi anh: “Có phải trí thức thì luôn không bằng lòng với thực tại không?” “Em sẽ thấy rất nhiều trí thức đang rất bằng lòng với thực tại.” “Ý anh là sao...?” “Ý anh là không cần là trí thức mới có ý thức phản đối. Sự giả dối, vâng, chỉ mới nói đến sự giả dối thôi, tràn ứ ở khắp nơi, hôi thối, để bất cứ ai có chút tâm hồn lành mạnh cũng phải kêu lên, hay ít ra là bịt mũi mình lại.”... (...)

ĐẮM [phần I, chương 11-15]  (tiểu thuyết) 
... Một cơn gió mạnh làm cô trở mình giữa hai chân anh, loay hoay một hồi, nhưng có lẽ không thấy cách nào để ngủ ngon hơn, cô ngồi dậy. Chiếc khăn choàng rơi ra. Anh nghiêng xuống liếm một chút vị mặn trên gáy cô. Ngày trước anh từng dùng mặt lau hết một lưng mồ hôi của cô thơm lừng mùi bánh thuẫn sau mỗi trận làm tình ác liệt, và cô bảo anh: “Coi lưng em này!”... (...)

ĐẮM [phần I, chương 6-10]  (tiểu thuyết) 
... Nhưng nếu bây giờ đột nhiên biển dâng sóng thần cuốn anh và cô biến mất vào mênh mông vô tăm tích, thì cũng không sao, anh không nuối tiếc gì cuộc đời này. Anh không bơi giỏi, có thể nói là không biết bơi, để chống lại sức lôi cuốn của những vực nước hung bạo, lúc ấy anh sẽ chỉ cố gắng giữ được cô trong tay đến phút cuối cùng... (...)

ĐẮM [phần I, chương 1-5]  (tiểu thuyết) 
... Rồi một đêm, khi hai đứa chụm đầu trong một chiếc áo mưa lang thang đi trong thành phố không đèn điện, và tôi đang ngây ngất hít hít mùi da thịt Hoàng, thì Hoàng nhẹ nhàng thông báo: “Ba Hoàng ở trong trại cải tạo biết Hoàng tối tối đi chơi với bạn trai, ba không thích. Ba sợ chuyện này ảnh hưởng đến ba.” Tôi không tin lời Hoàng. Tôi tức điên. Sau đêm đó Hoàng không rủ tôi đi dạo phố đêm nữa. Và trong một đêm ngồi quán, tôi đã xé nát những tấm hình của Hoàng có trong ví tôi, nhét vào cái gạt tàn thuốc. Khoảnh khắc đó tôi đã quên hết tất cả những gì yêu thương Hoàng dành cho tôi suốt thời gian tôi hoàn toàn tuyệt vọng sau ngày thành phố giải phóng... (...)

Xe đêm  (truyện / tuỳ bút) 
... Không, đó không phải là điều gì to tát. Ngay cả khi sắp chìm vào giấc ngủ cô đơn và phía trước là chuỗi ngày eo sèo, tôi vẫn không ngừng nghĩ ngợi đến xã hội và đau đớn. Nó là một đại trại, một đại ngục, nhưng cũng chính vì nó quá lớn, vì cái đại qui mô của nó mà hầu hết mọi người tưởng rằng mình đang “tại ngoại”. Thực ra thì mọi người đang bị cầm tù, đang trần truồng, miệng mồm khô rang vì lâu ngày không biết nói gì. Nỗi sợ hãi chiếm đóng họ toàn phần. Nỗi mặc cảm đóng băng họ. Sự cam chịu trói chặt họ vào cái thường nhật. Và họ bị tước hết mọi quyền cơ bản để làm một con người, một công dân bình thường... (...)

Chỉ có GIÓ để ăn, chỉ có CHỮ để hy vọng  (tiểu luận / nhận định) 
...Niềm vui thú đọc truyện Nhật Chiêu là niềm vui thú chứng kiến sự sinh thành của một cái gì mới mẻ táo bạo, sự thể hiện tự do sáng tạo, tinh thần vô úy và tự tín. Đó còn là niềm vui thấy nghệ thuật đang ở trên đường với người nghệ sĩ một mình đi không ngoái lại, chỉ có gió để ăn, chỉ có chữ để hy vọng... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021