Ðinh Phương
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

đất nước trò chơi  (thơ) 
đã từ lâu / đất nước tôi như một trò chơi / tâm hồn tuổi trẻ được xếp thành quân cờ / cho làng-giáo-dục thử nghiệm đánh đố nhau...

Đổi mới dổm [đáp lại bài “Ghi nhận” của Thái Bá Tân]  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Hỏi bác Thái Bá Tân / trước đây bác không đần / mà sao nay bác lẫn / bọn giặc đỏ với dân // bác khen đảng đổi mới / có quần xoóc tóc nâu / nhưng hỏi bác có biết / dân bị cỡi trên đầu...

Những cây cổ thụ lá xanh  (thơ) 
... bởi những rắp tâm trẹo trời méo đất / bởi những “tâm tư” tâm thần / những toan tính hiện thực ngông cuồng man rợ / em bị đốn gục / thân thể từng khúc // vĩnh viễn / chúng ta mất hết / chỉ còn lại ký ức bùi ngùi...

cụ rùa ơi hỡi cụ rùa  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... cụ rùa ơi hỡi cụ rùa / cái chết của cụ là của lãnh tụ / nó được xử lý theo đúng quy trình / ngày cụ chết có thể bị tráo / xác của cụ sẽ được phơi khô / [dù cụ muốn hay không] / và nhiều người xếp hàng đến ngó / khi cụ nằm đó...

Ý kiến phản biện lại “Bản kiến nghị về giáo dục” của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu  (đối thoại) 
[GIÁO DỤC] ... Đọc “Bản kiến nghị về giáo dục” của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu (GS NBC), người viết không khỏi băn khoăn về hai điểm quan trọng trong phần “Đề mục cải cách đại học Việt Nam”: Thứ nhất là “Cải cách mô hình quản trị đại học”, và thứ hai là “Cải cách tài chính trong giáo dục đại học Việt Nam”...

Tượng đài nói lắm cũng nhảm  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Kế đến là các tượng đài, chốc cái đã thấy, nháng cái đã thấy. Càng bự càng to mới lại càng gây ấn tượng. Nó tỏ ra cái vẻ “bề thế” của chế độ. Trong đời sống tất bật hàng ngày, bạn không còn thời gian để suy nghĩ nó là cái gì, và theo phản ứng, thấy người ta vái mình cũng vái, lâu ngày nó “nhập thể” lúc nào không hay...

Tư duy và thực hành của ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & VĂN HỌC] ... Thế thì ông Thỉnh, ông Thiều còn chần chờ gì nữa mà không dùng giải pháp tối hậu là khai trừ những nhà văn/thơ nêu trên ra khỏi hội, tỏ thái độ và lập trường dứt khoát để “giữ nghiêm kỷ cương”...?

Ngày ấy  (thơ) 
Chỉ sau một ngày / tuổi thơ tôi đang tung tăng / bỗng vấp phải những tiếng nấc / không khí mỗi ngày một dày lên // Bất chợt âm u / bất chợt bốn bề ngơ ngác / bất chợt những ánh mắt dáo dác tìm nơi trú ẩn / những nụ cười di tản...

Hãy công bằng với những nhà văn còn ở trong Hội Nhà Văn Việt Nam!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & VĂN HỌC] ... Việc một số nhà văn nhà thơ vừa tuyên bố ly khai với Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) trước thềm đại hội năm nay làm cho nhiều người phải suy nghĩ, không ngoại trừ những nhà văn khác còn đang ở trong hội này...

Như những cây nêu  (thơ) 
... Loài kiến cần cù nối nhau tha mồi về tổ / loài chim vùn vụt đi về chuyền nhau sức sống / thân phận con người / như những cây nêu / không lay nổi trước gió xuân...

Nhan sắc mất mùa  (thơ) 
Qua bao năm chung sống / đời không còn có thể tiết ra sữa / ngay cả khi mùa xuân về // Người hì hục son phấn / trang điểm cho một nhan sắc mất mùa / nắng sục sạo / nhoè ý nghĩ tinh sương...

Não nề một bộ từ  (thơ) 
... Não nề bộ từ / không thể nói hết những hỗn độn trong đời sống / ngôn ngữ Việt la liệt / chết ngả chết nghiêng...

Ở đó không ai dòm ngó những nụ hôn  (thơ) 
Bước ra ngoài mình / ta lọt tõm vào một thế giới / không thể tường tượng rằng ở đó / có đàn bồ câu dám sống chung với người / phố xá trần truồng / chẳng có con mắt nào mang dục vọng...

Xin chắp nén hương cúi lạy tiền nhân  (thơ) 
... Giờ đây / cũng từ phương bắc / trận cuồng phong tiếp tục diễn lại / đất nước lâm nguy / lòng người phân tán / kẻ hèn cùng cái ác ngồi xổm trên ngai / cảnh tình u mê lầm than / dân tộc trăm bề ngổn ngang / nguy cơ làm mất sơn hà // Chúng con phải làm gì?...

Văn học thời kỳ ‘ngừng đổi mới’?  (đối thoại) 
[GIÁO DỤC & CHÍNH TRỊ] ... Xuyên suốt trong bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn”, ông PGS. TS. Phan Trọng Thưởng cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận: “Đó là những luận điểm sai trái mang tính kích động chính trị rõ rệt.” Cuối cùng là vậy! Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan được/bị qui là dính vào chính trị chứ chẳng phải vì đề tài và đối tượng (chữ ông Thưởng dùng là “lịch sử vấn đề”) mang tính chất phi văn hoá phi nghệ thuật gì ráo trọi...

Tính đại chúng có thật là kẻ thù của văn học?  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Đọc bài “Tính đại chúng: kẻ thù của văn học”, tôi xin cám ơn tác giả là nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đã đưa ra một số chi tiết và nhận xét rất thú vị liên quan đến văn học thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho rằng “tính đại chúng là kẻ thù của văn học” liệu có thỏa đáng?...

Đêm vào mùa  (thơ) 
Trong tiếng đêm / hơi em thở / dồn chín tầng da / kết mật. mặt ấp mặt / thân dài độ lượng / má môi thương...

Bao giờ Chúa sẽ rời khỏi cây thập giá  (thơ) 
Trong đêm Noël / đôi mắt Chúa trên cây thập giá hấp hé / nhìn ra ngoài trần thế // Hơn hai ngàn năm đã qua / ngài không nói gì thêm / những lời huấn dụ và những dấu đóng của đinh nhọn còn nằm đấy...

Và những con đường cũng sẽ đổi tên  (thơ) 
Khi nào người sống cùng người? / khi nào chung quanh sạch quang những giáo điều hoang dại? / khi nào tà ma trả lại chỗ cho đấng tối cao? / và khi nào những nụ cười không còn thất lạc hồn vía? / những ánh mắt thôi hết tang thương? // Tất yếu / như đã từng / những huyền thoại sẽ rơi vào bóng tối / những tượng đài sẽ được thanh lọc / và những con đường cũng sẽ đổi tên...

Bão thu  (thơ) 
Những cơn mưa rào trên phố / vỗ trên mặt đường / toé lên những giọt nước mắt / trong mùa thu bão tố // Anh giáo sư ở cấp lãnh đạo cao nhất chèo chắn một chủ thuyết / chẳng biết đâu là chân trời / (ít nhất là trong thế kỷ này) / một đoàn người cắm cúi bơi theo / trên một dòng sông không nhìn thấy tang chứng / nhưng lại có những xác chết vô thừa nhận...

Họ trước đám đông  (thơ) 
... Lỡ sống cùng thời / những cái rùng mình thường đến như đi chợ / sự ngay thẳng như cá nằm trên thớt / (sẽ bị băm bất cứ lúc nào) / khí tiết bị cùm biệt giam / bịp bợm nhe nanh ngồi chễm chệ / lạnh lùng ném đọi mắt vào người tuyệt thực ở trong tù...

Xuất hành năm mới  (thơ) 
Xuân chém vè / lùi về phía sau hậu môn / nhường lại phía trước cho những con cặc / đang thổi còi / và hục hặc / với cả đám chị em...

Bỏ chạy lấy người  (thơ) 
... Giờ này / ở trên quê hương tôi / [sau cơn thấm chữ] / người người đang trong cơn mê sảng / bố tôi cái gì cũng ừ / độc lập – ừ! / tự do – ừ! / hạnh phúc – ừ! / ... Đã gần nửa thế kỷ / dù ngày thường hay tết / chúng tôi / những thằng mang chức năng bỏ-chạy-lấy-người / ngồi ngoài cửa uống bia / hoắng vào trong tía lia...

Cuộc tình nửa đoạn  (thơ) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... hằng ngày tôi đến thăm em / thỉnh thoảng bắn lên trời những nụ hôn / em ngồi lựa chọn / chỉ nhặt những cái lăn lộn / những cái điên tiết / chẳng giống ai...

Khánh Ly, con chim đầu đàn “Sơn Ca 7”  (đối thoại) 
[NGHỆ SĨ & CHÍNH TRỊ] ... Hãy bình lặng để cho ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam với khán thính giả của chị ấy (như chị ấy đã từng mong mỏi) và hát những bài tình ca, phục vụ quần chúng, không mang mầu sắc chính trị, không phục vụ cho một thế lực nào, bất chấp những sự kích động của các phe nhóm cực đoan, từ mọi phía...

Chuyển dịch - dịch chuyển  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Đọc từ nguyên bản, người ta nhận ra ngay cái ý của Victor Yerofeyev rằng trong giáo huấn của Thiên Chúa giáo có cả hoà bình và cả thanh kiếm (nếu cần thiết thì phải nói rằng có cả quả táo và con rắn độc, v.v...)...

Sự làm phiền của gió  (thơ) 
... Em mang theo những mũi kim ong chích / tiếng ruồi vo ve / và cả mùi phân của đạo đức được chế biến / từ tiền / từ đỉnh cao / và lồn // Không! / không cần thiết phải như thế! / những cánh đồng đâu? / sông núi đâu? / và biển cả đâu rồi? / hỡi gió... gió ơi!...

! bó tay  (thơ) 
... thế giới leo thang ở trên đó / tôi không dám nhúc nhích / nó không dám nhúc nhích / thây kệ / bên tai tiếng ruồi bay / và dưới chân muỗi chích...

Một lời xin trước lời từ biệt  (thơ) 
Thôi nín đi em / đừng khóc nữa / hãy thôi những giọt nước mắt đang ứa ra từ tiềm thức / những tiếng nấc đang bật ra từ đồng vọng / khóc cho những ngôn lời đang bị cầm tù / không được cất cánh cùng mùi hoa sữa / giao hoan với bầu trời nước non...

Bài phúc âm nói về thiên đường hoang  (thơ) 
... dưới ruộng rau / đầu đội nón / miệng họ lâm râm cho hạnh phúc được cởi trói // tay quệt trán / nhìn trời / ánh mắt không nơi bám víu / lưng họ lại cong xuống một kiếp người...

Gen(e)  (thơ) 
Buổi sáng / tôi chợt nhận ra mình trần trụi nằm trong đáy cốc / và biết ngay rằng mình đã phản bội bản thân / bên ngoài / vạn vật cuốn cuộn vào nhau / trồi tụt theo huyết áp của một số chi thể / ... chỉ một số chi thể...

Giác quan  (thơ) 
Khi khán giả chẩy máu / thì cũng là lúc người đạo diễn hoàn tất một kịch bản / bức màn nhung khép lại / cũng là để chuẩn bị mở ra cho một tấn tuồng mới // Người diễn xuất nhập vai quên khán giả đang đắm chìm / người khán giả đắm chìm quên mình đang chìm đắm...

Ngôn ngữ biết đi  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Việc hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ — cả tiếng nguồn và tiếng chuyển — là điều kiện ắt (phải) có trong dịch thuật. Điều đáng bàn trước hết là người ta có thống nhất được với nhau cái ý của ngôn ngữ không, hay mỗi người nghĩ mỗi nẻo, và ai cũng đúng...

“Ở đâu cũng là em” và “... bao giờ em cũng là Lolita”  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Có người bảo: dịch “on dotted line” thành “trên những hàng kẻ bằng những dấu chấm” là sai và “dịch như chưa dịch”. Điều này là quá đáng. Cùng lắm có thể nói chưa “sáng nghĩa” chứ làm sao mà nói ấy là sai được?!...

Hoa tháng năm  (thơ) 
Người phương tây nhẩy vào tháng năm bằng vũ điệu samba / Ta nhẩy vào tháng năm bằng những bản chiến ca / Bằng panneau thiếu nữ giơ tay cao tiến lên cùng nắm đấm / Người thanh niên ưỡn ngực bồng súng chĩa lưỡi lê...

“Điền vào ô trống cho hợp nghĩa”  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Theo dõi những bài viết về chuyện dịch thuật trong mục đối thoại trên Tiền Vệ, tôi thấy rằng đa số chúng ta đang ngả từ hướng “từ theo từ” sang “ý theo ý”, và càng “ý theo ý” bao nhiêu thì chúng ta lại càng “từ xa từ” bấy nhiêu...

Nhận định ảnh hưởng của bài thơ “Was gesagt werden muss” trong bối cảnh thế giới và những câu hỏi cho Việt Nam  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Qua sự việc này, chúng ta học và rút ra được kinh nghiệm gì? Günter Grass là một nhà trí thức, ông đã vượt qua rào cản của xã hội nói lên một thực trạng mang tính chất nguy hiểm (ít nhất là theo ông) và chấp nhận thiệt thòi, vì đâu? Việt Nam chúng ta có những “điều phải được nói ra” không?...

Thử phân tích bài “Thử dịch lại bài thơ...” của anh Trần Kh.  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mục đích của tôi trong bài đối thoại này là phản biện lại lời tựa của anh Trần Kh. cho rằng bài dịch của tôi đánh đố người đọc và “hơi ...ép cụ Grass”. (Ở đây tôi hiểu là “nhét chữ vào mồm cụ Grass”)...

Ai là người trí thức hãy ngồi xuống  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập [xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu]...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021