Carver, Raymond
tiểu sử &  tác phẩm 

RAYMOND CARVER sinh tại Clatskanie, Oregon, năm 1938, và lớn lên tại Yakima, Washington State. Thân phụ của ông là một công nhân hãng cưa và thân mẫu làm nghề hầu bàn và thư ký văn phòng. Vì lập gia đình sớm, rất nhiều năm ông phải xem việc viết văn là thứ yếu, và dành thì giờ để kiếm sống. Tuy vậy, ông vẫn theo học khoá viết văn sáng tạo của John Gardner tại Chicago State College. Trong suốt thời gian đó, ông phải làm việc như một người gác cổng bệnh viện, một nhà biên tập sách giáo khoa, một tay bán dạo từ điển, một lao công tạp dịch ở trạm xăng và một người chở hàng. Những kinh nghiệm ấy và những trạng huống gia đình ngày càng tuyệt vọng vẫn thường là đề tài trong thơ và truyện ngắn của ông. Ông đã từng được vài ấn quán nhỏ xuất bản một số tập thơ, và một tập truyện ngắn với số ấn bản ít trong những năm 1960 và đầu 1970, nhưng mãi đến khi tập truyện ngắn Will You Please Be Quiet, Please? ra đời vào năm 1976, tên tuổi ông mới được biết đến. Năm sau đó vận hạn của ông đổi thay: ông từ bỏ tật nghiện rượu (đã làm cuộc hôn nhân đầu tiên tan nát), và gặp nữ thi sĩ Tess Gallagher, một người bạn đời và bạn văn chương trong mười một năm cuối cùng của đời ông. Ông bắt đầu viết hăng hái và được trao tặng Guggenheim Fellowship năm 1979, rồi đoạt giải thưởng lớn "Mildred and Harold Strauss Living Award" năm 1983. Trong những năm sung mãn ấy, ông viết ba tập truyện ngắn, ba tập thơ, và một tập gồm truyện ngắn, tiểu luận và thơ (Fires). Trong năm cuối cùng của đời ông, ông được mời vào American Academy of Arts and Letters (Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật và Văn Chương Hoa Kỳ). Ông qua đời vì ung thư phổi vào ngày 2 tháng 8 năm 1988, sau khi xuất bản tập truyện ngắn Where I'm Calling From. Những tác phẩm xuất bản sau khi qua đời gồm có: No Heroics, Please (thơ, truyện ngắn và tiểu luận, 1991), All of Us (thi tập, 1996), và Call If You Need Me: The Uncollected Fiction and Prose (truyện ngắn và tiểu luận, 2000).

Truyện ngắn: Put Yourself in My Shoes, 1974; Will you Please Be Quiet, Please?, 1976; Furious Seasons and Other Stories, 1977; What We Talk About When We Talk About Love, 1981; The Pheasant, 1982; Cathedral, 1983; If It Please You, 1984; The Stories of Raymond Carver, 1985; My Father's Life, 1986; Those Days: Early Writings by Raymond Carver, 1987; Where I'm Calling From: New and Selected Stories, 1988; Elephant and Other Stories, 1988; Call If You Need Me: The Uncollected Fiction and Other Prose, 2000.).

Thơ: Near Klamath, 1968; Winter Insomnia, 1970; At Night the Salmon Move, 1976; Two Poems ["The Baker" và "Louise"], 1982; Where Water Comes Together with Other Water, 1985; Ultramarine, 1986; Two Poems ["Reaching" và "Soda Crackers"], 1986; In a Marine Light: Selected Poems, 1987; A New Path to the Waterfall, 1989. ).

Biên tập: The Best American Short Stories 1986 (cùng Shannon Ravenel); American Short Story Masterpieces (cùng Tom Jenks), 1987. ).

Kịch bản: Carnations (cho sân khấu, 1962); Dostoevsky: A Screenplay (cho phim, viết chung với Tess Gallagher), 1985.

tác phẩm

CHÙM THƠ  (thơ) 
... Sáng nay tôi khởi sự làm một bài thơ về Hamid Ramouz — / quân nhân, kẻ thông thái, nhà thám hiểm sa mạc — / đã bắn một phát súng vào đầu mình năm tám mươi tám tuổi... | Hăm tám tuổi, bụng lông lòi ra ngoài / cái áo thun (không bị tịch thu) / tôi nằm nghiêng / trên ghế dài (không bị tịch thu) / và lắng nghe cái âm thanh lạ lùng / của giọng nói của vợ (cũng không bị tịch thu)... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]

Các anh đéo biết tình yêu là gì (đêm thơ với Charles Bukowski)  (thơ) 
Các anh đéo biết tình yêu là gì Bukowski nói / tôi đã 51 tuổi đời rồi hãy ngó tôi mà coi / tôi đang si tình một con nhỏ / tôi bị kẹt nhưng nó cũng bị mắc câu / vậy là huề vậy là đúng chả có gì để nói... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]

Những giấc mơ  (truyện / tuỳ bút) 
... Đêm đó tôi ngủ không yên. Dotty ú ớ trong giấc mơ và cứ trở mình liên tục. Tôi biết chắc nàng đang nằm mơ. Tôi biết cả đêm nàng ở chốn nào đấy xa xôi. Sáng hôm sau, tôi không hỏi nàng mơ thấy gì, mà nàng cũng không tự nguyện kể. Nhưng khi tôi mang cà-phê và nước trái cây vào cho nàng, nàng đã có quyển sổ và cây bút trên đùi. Nàng gài cây bút vào cuốn sổ và nhìn tôi... [Bản dịch của Lâm Vũ Thao] (...)

Em làm ơn im đi, được không?  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh gồng người lại khi cô chạm vào, rồi anh thả lỏng một chút. Thả lỏng môt chút thì dễ chịu hơn. Tay cô lần qua hông anh, qua bụng anh và bây giờ thì người cô áp vào người anh, dịch chuyển tới lui trên người anh. Anh ghìm mình lại, sau này anh nhớ vậy, lâu hết mức có thể. Và anh nghiêng sang cô. Anh lăn qua lăn lại trong giấc ngủ lẽ ra là tuyệt vời, và anh vẫn còn xoay trở, kinh ngạc về sự thay đổi không ngờ tràn ngập trong anh... [Bản dịch của Lâm Vũ Thao] (...)

Người cha  (truyện / tuỳ bút) 
"The Father", một truyện ngắn tiêu biểu cho lối viết "minimalist" của Raymond Carver (1938-1988) — một trong những tên tuổi đáng nhớ của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Kinh nghiệm viết truyện ngắn  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi đã viết và đăng báo truyện ngắn đầu tiên của tôi vào năm 1963, cách đây hai mươi lăm năm, và bị lôi cuốn vào việc viết truyện ngắn kể từ đó. Tôi nghĩ một phần (chỉ một phần thôi) cái khuynh hướng thiên về tính cách ngắn gọn và căng thẳng phải có liên hệ đến sự kiện rằng tôi vừa là nhà thơ vừa là nhà viết truyện ngắn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Thêm một điều nữa  (truyện / tuỳ bút) 
Maxine, vợ của L.D., đuổi anh ra khỏi nhà vào buổi tối chị đi làm về, thấy L.D. lại say rượu và nói năng lỗ mãng với Rae, đứa con gái mười lăm tuổi của họ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Những sự vật nhỏ bé  (truyện / tuỳ bút) 
[...] Đồ chó đẻ! Tôi rất vui mừng thấy ông ra đi! Nàng bắt đầu khóc. Ông không dám nhìn thẳng vào mặt tôi, phải không?... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Về truyện hư cấu đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
Theo như tôi nghĩ, có lẽ tác phẩm tốt nhất, tác phẩm thú vị và thoả mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí, có lẽ, tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới hình thức truyện ngắn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Sợi lông  (truyện / tuỳ bút) 
Hắn dùng lưỡi khều nó một lúc rồi ngồi dậy trên giường và bắt đầu dùng hai ngón tay nhổ nó. Ngoài kia, một ngày đẹp trời sắp bắt đầu... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021