Khuất Đẩu
tiểu sử &  tác phẩm 

Tên thật: Trương Đẩu. Tên thường gọi: Trương Thanh Sơn. Sinh năm 1940. Hiện sống tại Việt Nam. Cộng tác với Tiền Vệ, Talawas, Thư Quán Bản Thảo, Thông Luận, Văn Chương Việt...

tác phẩm

Màu xanh Đinh Cường  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... đẹp thay cuộc đời anh / xanh miên man một màu xanh kỷ niệm / xanh của tình nghĩa phu thê / xanh của tình bằng hữu / xanh của một bậc tài hoa // xanh vậy đó, nhưng đến lúc cũng phải đi thôi! / ừ thì đi, tôi vẫn thấy trên môi anh / chúm chím một nụ cười / cũng rất xanh...

CỘNG, HÒA, XÃ, HỘI, CHỦ, NGHĨA, VIỆT, NAM, HÙNG, MẠNH!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đây không phải là khẩu hiệu chào mừng 70 năm thành lập nhà nước Cộng Sản tự xưng, mà là tên của 10 em bé bị bán sang Trung Quốc được ông bạn bốn tốt trao trả lại và được Bộ Công An chính thức đặt tên trong giấy khai sinh...

IS tự xưng và CS tự hào  (sổ tay) 
... Không nghi ngờ gì nữa, IS rất tàn bạo, rất man rợ. Nhưng Cộng Sản cũng đâu có thua kém, nếu không muốn nói còn tàn bạo hơn, độc ác hơn, vì họ đã tàn sát những người vô tội, mà những người ấy chính là những người cùng một màu da, cùng một tiếng nói, những người anh em cùng một mẹ... (...)

Mèo Tom và vua chuột chù  (sổ tay) 
... Vua chuột nói với đám cận thần: “Lâu nay bọn phản động cười chê ta già nua lú lẫn. Giờ thì chính vua mèo Tom bắt tay ta, đãi ta như thượng khách. Cho chúng sáng mắt ra. Ta dẫu có chết các ngươi cũng được thơm lây.” Chúng thần đều rập đầu lạy tạ... (...)

Từ hình ảnh em bé Syria, nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam  (truyện / tuỳ bút) 
... Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em. Trong khi đó, những đứa bé miền Nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua... (...)

Thằng Sài Gòn  (truyện / tuỳ bút) 
... Cùng một mẹ mà chị như bà chủ còn em như một con nô lệ. Có điều, đứa em tội nghiệp tuy phải mút xương, liếm bát để sống và hầu hạ chị nhưng vẫn còn giữ được cái tiết trinh, trong khi bà chị bảnh choẹ vênh vang là thế, sau cùng lại phải bán trôn nuôi miệng... (...)

Lại sinh nhật buồn  (đối thoại) 
[CHUYỆN 19/5] ... Sống không được gần vợ gần con, ngay cả về thăm quê cũ cũng phải được Đảng ra nghị quyết, thì sống như thế không khác gì bị bỏ tù. Và chết, lại còn cay đắng hơn khi bị canh giữ ngày đêm trong cái ngục được Tố Hữu gọi là bài thơ bằng đá ấy...

Sao còn ngồi đó?  (truyện / tuỳ bút) 
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Những con cóc trong hang nhảy ra. Suốt bốn mươi năm thay nhau ngồi đó. Giờ đã đến lúc phải nhảy đi. Nếu không nhảy đi sẽ thành những con cóc chết... (...)

Bốn anh em trên một chiếc công nông  (truyện / tuỳ bút) 
Xịt khói tùm lum như cháy nhà, nổ cành cạch, cành cạch, ấy là xe công nông. Cụ thể là: lấy máy nổ của máy cày tay, gắn vào một cái thùng có bánh xe, thêm một cái vô lăng, thế là làm nên một sự cải tiến tuyệt vời hơn cả xe cải tiến. Công nông là gọi theo ý Đảng, còn nôm na gọi là xe cọc cạch... (...)

Những đứa trẻ tháng tư  (sổ tay) 
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Thế nên, đến chết vẫn còn nguyên câu hỏi: Sinh ra trong chết chóc, lớn lên trong đói khổ và suốt đời sống trong ô nhục, vậy sinh chúng tôi ra làm gì?!... (...)

Sinh nhật buồn  (truyện / tuỳ bút) 
... Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hoá thân thành một con gì đó hơn cả con sâu... (...)

Không đề  (truyện / tuỳ bút) 
Bà tôi kể: Ngày xưa, trên bến sông của làng, có một con đỉa to như chiếc thuyền. Bao nhiêu trâu bò xuống uống nước đều bị nó hút cạn máu, chưa kịp lên tới bờ đã chết. Dân làng dùng sào dài cột câu liêm, giáo mác, đánh đuổi. Nhưng nó dai như đỉa, chẳng thấm vào đâu... (...)

“Đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà!”  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu báo Hoàn Cầu chạy cái tít như thế này: “Đứa con hoang đàng, là Đảng Cộng Sản Việt Nam, hãy trở về nhà” , thì tôi không viết bài này. Vì, đúng quá “chời dồi”!...

Yêu ở tuổi chín mươi  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong các tác giả hiện đại, chưa có ai, kể cả Hemingway, viết về tình yêu và tình dục kỳ ảo như ông. Từ một câu chuyện thường ngày trong nhà chứa, qua ngòi bút đồng cảm và nhân bản của ông, mọi sự đã hiện ra một cách dịu dàng êm ả như trong cổ tích... (...)

Hầm!  (truyện / tuỳ bút) 
... Đêm sau, chị cởi áo, kéo đầu anh áp sát vào ngực. Chị lại rủ rỉ: “Nó thơm và còn săn cứng lắm đó, anh! Hôn thử một chút đi!” Chị cố ấn cái núm vào môi, nhưng anh phều phào phun ra. Chị luồn tay xuống dưới thì anh bật khóc quều quào. Đến nước này, chị đành mặc lại áo, chán nản mở cửa bước ra sân... (...)

Tứ tuyệt  (truyện / tuỳ bút) 
... “Đức của bọn trẻ ngày nay là đức thế nào?” “Là tiền!” “Ơ!” Bác tôi kêu lên như từ trên trời rơi xuống. “Là tiền à? Đức mà lại là tiền à? Thế cái bọn bán rừng bán biển, cướp đất cướp ruộng của dân, bọn vun quén tài sản rồi chuồn ra nước ngoài với cả đống đô la, là đức đó à?” “Cũng gần như vậy.”... (...)

Ôi quê hương, xứ dân lùn!  (truyện / tuỳ bút) 
... Trong khi đó, đám mây tối sầm trên cao cứ mỗi lúc một sà xuống thấp. Gần một thế kỷ rồi mà nó chưa chịu bay đi. Đám mây có một sức nặng khủng khiếp đến nỗi, dù con người đã quá lùn, nhưng chỉ rướn thẳng người lên một chút chứ chưa nói tới ngẩng đầu, là bị nó chà xát làm cho thương tật hay nát vụn ra như cám. Vì thế, muốn tồn tại, họ chỉ còn mỗi một cách là biến mình thành những con gián đất... (...)

Nam mô chiếc áo cà sa  (truyện / tuỳ bút) 
... Giời Phật ơi, có cái gì trăng trắng lao vào chùa, như một cái gối ôm bị ai quẳng vào chánh điện, nơi có đến hàng trăm tượng Phật sắp hàng ba trên bệ nhìn xuống. Ừ, thì cứ cho là cái gối ôm đi, nhưng là một cái gối ôm có tay dường như đã nhăm nhe từ trước, nên giống như một con cò mổ ruồi, nó phóng tới đúng chóc chiếc áo cà sa đang treo trên vách; rồi loáng một cái, nó cuộn tròn vào mình, nằm phủ phục trước bệ thờ như lúc sư cụ đảnh lễ... (...)

Bà chúa Hời  (truyện / tuỳ bút) 
... Giờ là lúc bà ngửa cổ trông lên. Trong lòng tháp sẫm màu, vút lên cao, cái miệng tháp hình vuông sáng ngời như tráng bạc. Đây là nơi ánh sáng giữa ngọ cắm thẳng giữa lòng tháp như một cây cột cao, là nơi ánh trăng rằm nửa đêm rót xuống như thác. Và đây cũng chính là nơi các thần linh sớm tối đi về. Đêm nay là đêm rằm, bà phủ phục giữa lòng tháp đợi chờ giây phút hiển linh... (...)

Liếm  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái lưỡi của gã chẳng mấy chốc trở thành siêu quần bạt chúng, dài đến nỗi thọc sâu vào tận các trang mạng, cắm những tấm biển sinh tử phù như Mỹ cắm cờ trên mặt giăng. Vậy nên, những kẻ lừng khừng hay sắp lừng khừng, trở cờ hay sắp trở cờ chớ có nghe xúi dại mà chui ra khỏi cái hang gọi là Đảng. Gã sẽ liếm như con kỳ nhông liếm mối, lần này là liếm tận óc!... (...)

Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết!  (truyện / tuỳ bút) 
... Còn như khi đọc cái truyện thiếu văn hóa này mà có người mơ mộng: ước gì cái Đảng mà ông tôi và nhiều người đã lỡ tin tưởng ngây ngô, cái Đảng đã làm cho triệu người vui nhưng cũng rất, rất nhiều triệu người buồn này, cái Đảng đó cũng già nua, ngờ nghệch đang đột quỵ như ông tôi từ bao nhiêu năm nay, thì cũng nên chết quách cho rồi! Ước như vậy thì cái tựa đề có thể sửa đôi chút mà làm câu kết. Rằng: Đã đến lúc, dù không đúng lúc, Đảng chết... (...)

Vua chuột  (truyện / tuỳ bút) 
... Cũng may, (thực ra nhờ có cái rủi) nhà tôi bị cháy. Thì đúng như câu cháy nhà ra mặt chuột. Những con chuột đủ màu, con làm vua con làm tướng, bị nướng chín, cháy đen. Họ hàng nhà chuột hốt hoảng thò mặt ra rồi trốn biệt! Thôi cửa nhà từ đây sạch bóng chuột !... (...)

“Tàu khựa cút khỏi biển Đông!”  (thơ) 
... Nhân danh ai mà bỏ tù em? / nhân danh ai mà quản chế em? / chẳng lẽ nhân danh một dân tộc / Bạch Đằng giang còn đỏ máu quân thù?...

Trong suốt như khí trời  (truyện / tuỳ bút) 
Lúc ấy là buổi chiều. Những cột khói quằn quại tuôn ra từ các ngôi nhà bị pháo kích khiến cho một phần bầu trời của bờ nam tối ám như có cả triệu con mực đang xả nước đen để trốn chạy. Ánh nắng tháng tư trong vắt là thế bỗng trở nên đục ngầu, sủi bọt... (...)

Tiếng cười đoàn viên  (truyện / tuỳ bút) 
... Đột nhiên tôi vọt ra câu hỏi suốt bao nhiêu lâu cứ đè nặng trong lòng: “Cha có biết là mình lầm đường không?” Cha tôi hơi bối rối nhưng cũng nói: “Vấn đề là đừng hỏi biết hay không biết. Một người đã rơi xuống đáy vực thì có gào lên cũng chẳng ai nghe.”... (...)

Vua Tango  (truyện / tuỳ bút) 
... Buổi tối hôm đó anh trở lại là vua Tango. Với dáng thẳng và vững như cây tùng, anh đi những bước hào hoa để cho những người nữ uốn quanh như gió, như mây. Nhạc chảy trong anh, biến anh thành suối thành sông để nâng niu những con thuyền nữ mong manh nhưng chở nặng tình... (...)

ÂM KHÍ [6]  (truyện / tuỳ bút) 
... Không đủ chỗ để nhốt, thì nhốt luôn cả làng, cả huyện, cả tỉnh, cả miền Nam từ Bến Hải đến Cà Mau. Sông Bến Hải đã nối lại đôi bờ, nhưng dòng sông có tên thù hận vừa được đào lên giữa kẻ thắng người bại, thì hai bờ biết đến bao giờ mới nối lại được... (...)

ÂM KHÍ [5]  (truyện / tuỳ bút) 
... Cho nên mừng đảng trước rồi mới mừng xuân sau là đúng. Không phải đảng sinh ra trước mùa xuân như có người bắt bẻ. Đảng sinh sau, nhưng đảng được đặt ngồi xổm lên đầu lên cổ cái nàng xuân phảng phất mùi gái bán bar kia, vì đảng là kẻ chiến thắng, là hậu sinh khả úy... (...)

Những đêm trắng  (truyện / tuỳ bút) 
... Đã mười hai tiếng hô và mười hai cái đầu rời khỏi cổ. Đến lượt mình, anh chỉ yêu cầu được rít một hơi thuốc lào. Trong màn khói xanh xanh cay mờ, Nguyễn nhìn thấy cụ bà người Mán mặc áo váy sặc sỡ kia chính là Mẹ của đứa con anh sắp được sinh ra. Rất dõng dạc, anh hướng về phía nàng, hô từng tiếng một: “Việt Nam muôn năm”... (...)

Hơn một ngàn ngày  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Khi Talawas tự đình bản, tôi nghĩ mình cũng chết theo. Không ngờ lại đầu thai ở Tiền Vệ. Hóa ra là đã 1000 ngày! Một ngàn ngày chạy theo anh em cũng muốn hụt hơi. Nhưng mà vui. Cái vui lớn nhất là được sống trong không khí bát ngát của tự do. Tự do viết, tự do suy tưởng. Chẳng phải mang một cái vòng kim cô nào hết... (...)

ÂM KHÍ [4]  (ký sự / tường thuật) 
... Chuyện chết sống là tự trời. Đó là ngày xưa, chứ bây giờ, ta thấy được sống hay chết là tự người, những con người đang coi dân như cỏ rác đó, muốn lấy của ai thì cứ lấy, muốn nhốt ai thì cứ nhốt, muốn bắn ai thì cứ bắn, muốn chặt đầu ai thì cứ chặt, chẳng kỷ cương phép nước gì hết... (...)

ÂM KHÍ [3]  (ký sự / tường thuật) 
... Đúng là lộn tùng phèo, cái vụ lập lại hòa bình này, cả nước có hòa bình, nhưng trong từng gia đình thì chẳng có hòa bình hòa biếc gì ráo, vẫn đang bắn giết nhau đó thôi... (...)

ÂM KHÍ [2]  (ký sự / tường thuật) 
... Lặng im một chút để lấy hơi, giọng ông bỗng trở nên oang oang, như ễnh ương lên tiếng à uôm sau cơn mưa. Và cũng như mưa, ông tuôn ra không ngớt những lời nhục mạ. Nào “ôm chân đế quốc”, nào “liếm gót giày cho chúng”, nào “cởi truồng để mua vui cho giặc Mỹ” ... dù rằng những người đang ngồi chóc mỏ dưới kia, chỉ là những chủ hộ mỏi mệt, bơ phờ sau một ngày làm việc nặng nhọc... (...)

ÂM KHÍ [1]  (ký sự / tường thuật) 
Tôi trở về làng cũ, một mình. Ở một nơi mà bom đạn thi nhau trút xuống ròng rã suốt hai mươi năm thì việc đem vợ con theo là cả một sự liều lĩnh. Có những người mẹ lần mò hái từng cọng rau ở bờ mương đã không thể quay về nhà để nấu cho các con một bát canh. Có những đứa trẻ chơi trò trốn tìm bên hàng dậu cũng không bao giờ tìm lại được. Ở những nơi như thế, thì dưới mỗi tấc đất đều ẩn giấu cái chết... (...)

Annam Style  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng siêu hơn cả, rất sảng khoái, rất “mất dạy” đó là điệu nhảy bứt tung còng số 8 của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc. Điệu nhảy dám làm nên một vụ Thiên An Môn thứ hai nếu nhà cầm quyền không vội xoá...

Chỗ đứng của Mạc Ngôn  (đối thoại) 
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012] ... Tôi tin là ông thấy, ông nghe, ông biết nhưng ông im lặng như bút danh của ông. Mà im lặng trước cái ác tức là thỏa hiệp với nó. Phải công nhận ông là một nhà văn có tài, mà cái tài đáng nể nhất là đi khập khiễng với một chân ngắn về phía nhân dân, một chân dài về phía Đảng...

Tiếng chuông dưới đáy sông  (truyện / tuỳ bút) 
... Từ đó, sông trở nên xanh xao ốm yếu như một người bị bệnh thiếu máu. Và đêm đêm, người ta nghe dưới đáy sông rền vang những tiếng chuông. Không phải tiếng chuông chùa ngân nga trầm lắng. Cũng không phải tiếng chuông nhà thờ giục giã reo vui. Mà là tiếng chuông rền rĩ lạnh lẽo, xé lòng đất dội lên, nghe rờn rợn... (...)

Rụng  (truyện / tuỳ bút) 
... Bây giờ, ngài chỉ còn có khúc mình tròn ũm và cái đầu trọc lóc láng um nằm tô hô trong cái dinh thự nguy nga như một cái linga đỏ khổng lồ biết nói. Nhưng, hãy còn một thứ chưa rụng, ấy là cái của quý mà vì nó quan ngài đã tiêu tốn không biết bao nhiêu thuốc cường lực, giờ nhỏ xíu teo tóp như cái đuôi lợn mọc sau đít đứa nhỏ của đôi tình nhân loạn luân trong Trăm Năm Cô Đơn. Nó chưa rụng vì trời muốn thế, muốn cho quan ngài thấm thía cái nỗi buồn của một dân tộc mà hai tiếng tự do giống như một con cặc buồn thiu... (...)

Bẫy chó  (truyện / tuỳ bút) 
... Sủa là bản năng tự nhiên, nhưng sủa phải đúng lúc đúng chỗ, chứ gặp lúc Tây đi càn mà sủa để cho Tây biết chỗ này có người đang núp chỗ kia có hầm bí mật thì đúng là cẩu gian. Ngay chóc là kẻ thù của du kích, còn hơn thế nữa, là kẻ thù của dân tộc. Vậy thì, giết chó là yêu nước, yêu nước phải giết chó!... (...)

Chôn đứng  (truyện / tuỳ bút) 
... Mãi mãi như thế, dù dưới trời quang mây tạnh hay trong gió rét căm căm, nó vẫn đứng sừng sững. Cho dù một trăm năm. Cho dù một ngàn năm. Ai cũng tin như thế. Nhưng chưa đến một năm, trong một trận mưa giông mù mịt, cái tháp đã bị sét đánh vỡ toang. Cụ Bát không đứng dậy bước đi như Tôn Hành Giả khi ra khỏi Ngũ Hành Sơn, mà ngã nhào xuống thành một đống bầy nhầy, những thịt và xương thối hoắc... (...)

Trại ông Bồ  (truyện / tuỳ bút) 
... Thế là cái cẩm nang ông nghiền ngẫm trong bao năm, cái lý tưởng cách mạng rực cháy trong cuốn sách mà ông luôn mang theo bên mình, khi chạm vào thực tế bỗng rã bèng như những trang giấy kia bị đem ngâm trong nước. Từ chỗ mọi người hớn hở coi ông như tiên phật giáng trần, chỉ một năm thôi, đã lại coi ông như ma quỷ hiện hình... (...)

“Bộ tam”  (truyện / tuỳ bút) 
... Một lúc sau, cha tôi về với một cục đất sét. Ông đập nhỏ, lấy một ít nước ngào trộn như lúc đắp ông táo. Khi đã thật nhuyễn, ông ngồi nặn một cái “bộ tam” có đủ cả chim dái, rồi đem phơi khô. Khi đã khô cứng ông lấy rơm đốt cho đến lúc thành sành. Dường như sau đó ông có thêm vào một ít tóc rụng mà mỗi khi chải đầu mẹ tôi thường cuộn lại như một cái kén dắt lên mái tranh... (...)

Tiểu công chúa  (truyện / tuỳ bút) 
... Hai người đàn ông đều trầm ngâm như đang lửng lơ giữa mộng và thực. Mộng, là thiếu nữ ngồi tĩnh toạ trước cái tháp đổ dài như cái bóng của nàng. Và thực, là Tiểu Lan đang ngồi yên lặng nhìn tranh qua làn nước mắt. Gió chiều cứ xô mãi vào phòng làm cho mặt toan rung động, như người trong tranh đang thở phập phồng... (...)

Cặp đôi bi tráng  (truyện / tuỳ bút) 
... Kẻ hậu sinh ở đất Đồ Bàn này, nhìn lá me rơi nhiều khi tự nhủ, giá như Nguyễn Huệ sống thêm vài mươi năm nữa thì sử lịch đã không có những trang đau xé ruột. Sẽ không có Gia Long nhỏ mọn! Sẽ không có 100 năm Pháp thuộc tối tăm! Sẽ không có Cộng Sản với những năm tháng dài chia cắt, hận thù! Và nhất định không phải chịu nhục vì bọn Tàu phù quấy nhiễu khắp nơi như hiện nay!... (...)

Tuyệt vọng!  (đối thoại) 
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Tiếng súng của anh Đoàn Văn Vươn, vì thế, không phải đánh thức lương tâm của các quan tham, mà chỉ là cảnh báo để họ khôn ngoan hơn, kín đáo hơn, bớt lộ liễu trâng tráo một khi có ý đồ “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Hỡi ơi, trời thì cao, đất thì dày!...

Trung thành  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Đã đi theo Đảng thì không thể nào đối lập được. Ngay cả phản biện như cách nói của Võ Thị Hảo, cũng không thể gọi là đối lập. Phản biện mà ngó trước trông sau, lúc nào cũng suýt tè ra trong quần thì phản biện được cái gì. Dưới đôi cánh đen của Đảng, những kẻ được Đảng cho sống lại sau khi đã đào tận gốc trốc tận rễ, thực ra chỉ là một bầy cừu suốt ngày đêm kêu be be...

Ngày sinh của quỷ  (truyện / tuỳ bút) 
Cách đây 82 năm trong một hang tối như huyệt mộ, một cái trứng của quỷ đã nở. Trước đó, nền trời chiều bỗng đỏ rực như máu. Khi cái vỏ trứng màu đỏ vỡ ra, một mùi hôi kỳ lạ, mùi của cá ươn, mắm thối và xác súc vật trương sình cuồn cuộn tuôn ra như một làn khói độc khiến người nào chẳng may hít phải liền phát cuồng, tự cào cấu rạch mặt và tru lên như chó sói... (...)

Cậu Un “em chả! em chả!”  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi Kim Jong-Il còn tại thế, các nhà bình loạn Việt Nam thường gọi đùa là Chí Phèo! Nhưng nay, một Kim Jong-Un chưa tới 30 tuổi mà bụng đã to như thùng nước lèo, mặt búng ra sữa, thì cậu út cầu tự của họ nhà Kim lại rất giống với thằng Phước “em chả, em chả” được nuông chiều rất mực của bà phó Đoan!...

Cặp đôi hoàn hảo  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tiếng thét của hàng chục vạn người thật đáng sợ, nhưng tiếng cười xem ra còn đáng sợ hơn. Một khi sự căm giận biến thành tiếng cười, điều đó có nghĩa là mọi sức mạnh của dân tộc, trong đó sức mạnh văn hoá là hùng vĩ nhất, đã được huy động để chống lại, chống đến cùng sự gian trá, sự ngu dốt, sự điêu ngoa...

Khóc trong mê muội và sợ hãi  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cái sự khóc của những người dưới chế độ XHCN, khóc theo bầy đàn, khóc tràn lan, khóc để cho công an chìm trông thấy, khóc để truyền hình quay phim, khóc để chứng tỏ chế độ cọng sản ưu việt hơn tư bản..., cái sự khóc ấy thực ra chỉ hơn nước mắt cá sấu. Đâu có phải khóc vì tiếc thương, mà khóc vì mê muội và sợ hãi...

LÃO TIỀN BỐI [chương 9-12]  (tiểu thuyết) 
... Con nhỏ định tháo chạy khi thấy một con gì chứ không phải con người, già nua và xấu xí đến phát khiếp. Người ta nói: “Không sao đâu, coi như ông ngoại ấy mà. Như cho bé bú, có gì đâu.” Nhưng thực ra đâu có dễ, nằm xuống bên cạnh kéo sát đầu một ông lão rồi vạch vú ra, là việc xưa nay chưa từng ai làm... (...)

LÃO TIỀN BỐI [chương 6-8]  (tiểu thuyết) 
... Không hỏi cụ cũng biết vì sao cô lại nằm vật ra như thế. Khi bị quăng lên Điện Biên, cụ cũng đã từng muốn chết quách cho rồi. Đó là tâm trạng của kẻ vừa bị đá văng ra khỏi cái nơi mà mình tưởng là sẽ tận tụy suốt đời. Đó cũng là hình ảnh của miếng vỏ chanh vừa bị ném vào sọt rác sau khi đã bị vắt hết nước. Đang ngắm cái đuôi thằn lằn tội nghiệp, bỗng cụ nghe cô thét lên; “Tao mà phản đảng à? Tao mà phản đảng thì thằng chó nào trung thành?”... (...)

LÃO TIỀN BỐI [chương 3-5]  (tiểu thuyết) 
... Những cuộc biểu tình diễu qua diễu lại trước nhà hoan hô cách mạng đã khiến cụ hả hê. Gió mùa thu thổi qua thềm nhà lúc nào cũng văng vẳng những âm thanh của giáo mác dao rựa va chạm nhau lẻng kẻng, lúc người ta vung lên trời mỗi khi hô “đả đảo” hay “cương quyết”, nghe sao mà sướng thế, còn hơn cả tiếng đàn tiếng sáo của gánh hát Thanh Bình... (...)

LÃO TIỀN BỐI [chương 1-2]  (tiểu thuyết) 
... Cái cờ có hai vật dụng bằng sắt tréo nhau như hai cái xương bắt chéo dưới một cái đầu lâu, mỗi lần trông thấy là sợ chết đi được, vậy mà phải đem treo cho mọi người cùng thấy! Không dám sai ai, kể cả vợ con, chỉ có một mình mình trong đêm tối với dế giun và mưa gió. Lá cờ giấu trong bụng lúc đó bỏng rát như lửa, buốt nhói như dao đâm, nặng như đeo chì... (...)

Giữ lại óc tim  (thơ) 
Một ngày dài trên quê hương tôi / Những xác chết chưa chôn kéo đi đầy phố / Cao thấp béo gầy / Nhỏ to đủ cỡ / Những xác chết xanh xanh đỏ đỏ / Lượn lờ trong nắng tháng tư...

Tháng tư đen  (thơ) 
... Giờ cũng tháng tư / Con gần bốn mươi tuổi / Xích xe tăng vẫn nghiến mặt đường / Nghe rào rạo trong đêm tăm tối // Đường tự do nối mọi trái tim / Bị chặt khúc đào lên lấp xuống / Đường dân chủ vun vút dùi cui / Nòng súng nhắm vào từng khuôn ngực // Chúng muốn ta đi bằng đầu gối / Rụng hết tay chân biến thành lươn / Chúng muốn biến ta thành đinh ốc / Trong cỗ xe bọc thép tối om...

Đừng trách biển  (thơ) 
Đừng trách biển xin nhớ đừng trách biển / Sóng trùng dương cũng là sóng lòng tôi / Nước biển mặn nước mắt tôi cũng mặn / Biển bạc đầu thì cũng bạc đầu tôi // Thuyền be bé lá tre mỏng mảnh / Đạn rào rào bắn đuổi sau lưng / Biển nghiêng nghiêng hết mấy từng / Hứng bao nhiêu đạn xé lòng quặn đau...

Sự im lặng của bầy cừu  (thơ) 
im như dưới mộ sâu / im như trong những xác thối / im như sự đông cứng của ươn hèn / im! // và im như những ngọn roi vừa tắm máu / những linh hồn vừa bị giẫm nát / những mối tình nhạt nhẽo bỏ quên / im! // để không nghe gió khóc...

Bài tụng ca người nữ  (thơ) 
Người tìm ra hạt lúa đầu tiên / Không ai khác chính là người nữ / Người biến từng hạt lúa thành cơm / Không ai khác cũng là người nữ // Chính là họ những người hái lượm / Từ triệu năm xa lắc xa lơ / Hiểu rất rõ lúa là sữa đất / Để nuôi bầy con dại lớn khôn...

Lybia  (thơ) 
... Nhân danh vàng ròng và lòng tham hắn bảo: “đây là nhà của tao!” / Nhân danh nô dịch bạo tàn hắn quát: “đừng động vào dân của tao!” / Hắn và bầy đàn ngạo nghễ / Máu của dân chảy thành rượu sâm banh...

Không bắn vào ngực đồng bào  (thơ) 
Tôi cầm súng như cầm trái tim tôi / Trên hai bàn tay chưa hề vấy máu / Tôi đứng trong nắng đỏ và gió cát / Giữ từng hạt bụi của quê hương // Những hạt bụi không ngớt bay đi / Dưới bầu trời bắc Phi xanh thẳm / Tôi cũng giữ cả màu nắng đẹp / Trên vai những tượng nhân sư...

Hoa anh đào vẫn nở  (thơ) 
... Sakura! / Sakura! / những cánh hoa hồng phấn tụ lại như mây / thành những chiếc khăn tẩm liệm / để cho nước mắt và nụ cười / hoá bướm / những cánh bướm bé xíu như con tem thư / nhưng mạnh mẽ như cánh buồm no gió...

Fukushima!  (thơ) 
... Fukushima! / Fukushima! / Chỉ với trái tim võ sĩ đạo / Và ý nghĩ rằng chết như một cánh hoa đào / Các anh đi vào nơi phải đến / Như mưa là phải rơi xuống đất / Như sông là phải trôi vào biển / Các anh làm nguội cơn cuồng điên của quỷ / Bằng tình yêu của cả triệu người...

NGƯỜI TỬ TÙ [chương 12-14]  (tiểu thuyết) 
... Bàn tay quỷ quái của hắn chạm tới đâu là hơi lạnh tràn theo tới đó. Rồi hắn lôi từ trong bọc ra những thỏi đen dài mịn như than đước. Hắn nhẹ nhàng luồn vào hai chân anh. Rồi hai tay. Rồi bụng, ngực. Và sau cùng là đầu. Những thỏi đen khô rỗng hút nước nhanh như bọt biển. Anh cảm thấy cả người đen như đêm ba mươi. Hắn cũng đen. Chỉ có trái tim anh rực sáng và bất ngờ bay vọt ra khỏi bóng tối. Bay, bay vút lên trời cao với đường bay xanh biếc như sao băng... (...)

NGƯỜI TỬ TÙ [chương 10-11]  (tiểu thuyết) 
... Và một khi cái xác lãnh tụ không còn đeo bám trên lưng anh như một sự toàn trị gớm ghiếc nữa, anh cũng sẽ không còn thừng, không còn xích, sẽ nhẹ tênh với tự do bát ngát. Tự do đứng ngồi, tự do tới lui và tự do chết... Với tự do thênh thang, anh sẽ cố leo lên những mỏm đá cao kia, sẽ nhìn lại cây cối, ruộng đồng, cửa nhà phố quận. Anh sẽ hét lên thật to hai tiếng “tự do”, dù biết rằng sau đó anh sẽ chết. Cái ý nghĩ chết tự do, tức là làm chủ cái chết, khiến anh cảm thấy ít ra, mình vẫn còn là một con người chứ không phải con dòi... (...)

NGƯỜI TỬ TÙ [chương 7-9]  (tiểu thuyết) 
... Ông có xấu hổ không? Xấu hổ là một từ không hề có trong đầu lãnh tụ. Ông có yêu ai không? Lãnh tụ không yêu ai cả ngoài lãnh tụ. Hèn nào tôi gặp ông ở đây. Đúng rồi, ta vẫn yêu ta ngay cả khi cái xác thối rữa... (...)

NGƯỜI TỬ TÙ [chương 4-6]  (tiểu thuyết) 
... Người tù ngắm cái khuôn mặt tròn đầy quen thuộc kia, cảm thấy đau thắt khi nghĩ rằng cái nguồn sống mênh mông bất tuyệt ấy, với anh lúc này, là cả một thách đố kinh hoàng. Mặc kệ, anh uống một ngụm nước và rắn rỏi đứng lên. Anh nhìn thẳng mặt trời, nhìn đăm đắm cái khuôn mặt luôn được lau chùi bằng lửa đỏ và anh cảm thấy không thể nào chối cãi sự thân thiết đã có tự bao giờ giữa anh và mặt trời... (...)

NGƯỜI TỬ TÙ [chương 1-3]  (tiểu thuyết) 
... Ý nghĩ đầu tiên buồn bã lướt qua đầu óc anh, vẫn là tù ngục, mặc dù nơi đây khác xa với cái ngục đá mà anh đã từng bị giam giữ. Anh thấy mình bị úp chụp bởi một chiếc lồng, tuy rộng lớn nhưng, thực ra, còn đáng sợ hơn cái nhà ngục với tường cao hào sâu. Bởi ở đó, cái hy vọng vượt ngục cho dù bị tạt nước vẫn cứ âm ỉ như tro nóng và vẫn có thể bùng cháy thành ngọn lửa. Còn ở đây, làm sao anh thắp được chút lửa mong manh, trong khi núi non kheo khu cứ như lớn thêm từng phút từng giờ và mặt đất thì cứ tụt xuống sâu hun hút... (...)

Mười năm  (truyện / tuỳ bút) 
... Lửa được đốt lên. Hắn bị trói quặt tay ra sau lưng, râu tóc bờm xờm, chỉ mặc một cái quần đùi rách. Qua ánh lửa chập chờn loang lổ những vệt tối sáng, trông hắn như người rừng. Mày là thằng nào? (Hắn không nói, chỉ ngước cặp mắt trắng dã lên nhìn người vừa quát hỏi). Mày có biết tụi tao chơi luật gì không? Luật rừng đấy con ạ... (...)

Những con đom đóm  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đi. Đi mãi. Khi ngôi sao mai tươi tắn, xinh đẹp hiện ra thì cũng là lúc hai lá phổi tôi run lên vì mùi vị nồng mặn. Tôi bước xuống biển. Như ngày xưa mẹ tôi thường bắt tôi dầm mình trong nước muối để tắm cho sạch ghẻ. Tôi dầm mình trong nước mặn, không phải để chết mà để sống!... (...)

Ai đã giết A.Q.?  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi là người Việt Nam. Nhà tôi rất nghèo. Lại đông con. Tôi là chị cả, 19 tuổi. Dzành là chồng tôi. Mọi sự là do người môi giới. Anh ta lúc nào cũng chỉ cười. Trông anh cũng dễ thương. Chỉ phải tội là anh vừa cà lăm lại vừa ngọng nghịu . Mẹ bảo, thằng đó ngó vậy mà coi được. Trông bộ dạng thế kia thì nó không đánh nổi mày đâu. Lấy nó biết đâu lại sướng thân. Chứ lấy người mình hả, như cha mày đó, suốt ngày nhậu nhẹt, say xỉn. Tối đến thì đem vợ con ra mà hành hạ. Cực nhục lắm... (...)

Những hồi ức buồn  (tiểu luận / nhận định) 
Đến bây giờ tôi vẫn không bỏ được cái ý nghĩ không giống ai, rằng sinh nhật của một người giống như những trụ cây số trên đường thiên lý. Tôi đã đếm được bảy mươi trụ và Lữ Quỳnh cũng đã sáu mươi tám. Kể cũng đã khá nhiều. Nhớ lại những cột mốc đã qua, ai cũng thấy buồn nhiều hơn vui. Bởi vì con đường chúng ta đã đi, nói như Lữ Kiều, là con đường do lịch sử chọn chứ không phải chúng ta... (...)

Yêu như Kiệt Tấn  (tiểu luận / nhận định) 
... Cũng như Bồ Tùng Linh viết truyện ma chồn đâu phải chỉ để nói về ma quỷ hoang đường. Kiệt Tấn viết về các em bán nước mía, tóc vàng tóc nâu, đâu chỉ để nói về cái nõn nường, mà để nói về cái no đủ phồn tạp tuy thừa mứa nhưng vẫn thiếu quá nhiều, quá dài, quá lâu cho những người bị xua đuổi khỏi quê hương. Như dân Do Thái gần hai nghìn năm vẫn chỉ có thể thoả mãn và hạnh phúc khi được sống trên mảnh đất xưa cũ... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021