Nguyễn Hoàng Văn
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện sống tại Sydney.
Thành viên của ban biên tập tạp chí Việt (1998-2001) và Tiền Vệ (từ 2002).

Đã xuất bản: Văn hoá, giới tính và văn học (California: Văn Mới, 2004).

tác phẩm

Tìm Phật, tìm câu triết lý: Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm Duy  (tiểu luận / nhận định) 
Trịnh Công Sơn ưa sầu não bằng những suy niệm triết học, bằng lời Phật hay bằng tên Phật nhưng càng nghe càng thấy nhạt, thấy bóng Phật bé lại. Bùi Giáng thì khác. Chỉ những lời vu vơ thông tục nhưng càng đọc càng thấm, càng thấy bóng Phật đậm ra... (...)

Rác, chân hương và khẩu hiệu  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chùa chiền, đền đài mọc lên thật nhiều nhưng cũng như những cái chân hương, chẳng có sự trang trọng và linh thiêng, chẳng một nỗ lực thông công giữa thế hệ sau với thế hệ đi trước. Còn lại là rác, của một xã hội đang lao theo cơn sốt tiêu thụ. Tô điểm thêm cho chúng là những cái khẩu hiệu đỏ vàng loè loẹt nhưng rỗng tuếch!...

Ném đá  (tiểu luận / nhận định) 
... Cái trò nấp vào tội ác trong quá khứ của một cựu chiến binh Mỹ đang cố gắng chứng tỏ thiện chí, để gây lên một cuộc tranh luận giả tạo, nhằm bắt vạ hay, tệ hơn, nhằm pha loãng và đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng trước những mối nguy cực kỳ to lớn của đất nước thì không chỉ là hèn mà còn tệ hơn là phản động... (...)

Obama: từ Lý Thường Kiệt đến Ngọc Hoàng và bọn xưng vua  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những “thằng người” nhân danh quyền lợi ngoại bang để đối xử với nhân dân như là kẻ thù không còn lý do nào để tiếp tục xưng là “vua nước Nam” mà, thậm chí, không xứng đáng để làm “người nước Nam”. Điều đó, chắc chắn, cũng được viết rõ ở “Sách Trời”...

Thể chế của ma cà rồng và ngụy tín về một lãnh tụ  (tiểu luận / nhận định) 
... Hỡi những ngư dân đang tan nát vì nguồn sống bị huỷ diệt kia ơi. Trong các bác các anh, hẳn, vẫn còn không ít người thật thà tôn thờ Hồ Chí Minh như một “cha già dân tộc”. Các bác và các anh phải hiểu rằng sự tôn thờ này chính là cái “nhân” khởi nguồn cho sự báo ứng hiện tại, khởi nguồn cho sự chà đạp và huỷ diệt những giềng mối của đạo lý và của môi trường sống... (...)

Võ Phiến, tình nghĩa giáo khoa thư  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Con sông ấy, cái phố thị đứng Nhớ và cái cửa bể nằm Đợi ấy có lẽ Võ Phiến đã đi qua. Còn vô số những địa danh khác, ở những dòng tuỳ bút miên man hoài niệm của Võ Phiến, rồi cũng hoá thân thành những niềm nhớ triền miên. Còn biển, dĩ nhiên, từ bao giờ biển vẫn cứ mãi đợi chờ vì nếu xưa người có ra đi, người cũng ra đi từ biển!... (...)

Võ Phiến đã về gặp Bùi Giáng  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Võ Phiến đã hết đời công chức từ lâu và nay thì từ giã, theo lời ông, “cái gọi là sống”. Chắc rằng khi từ giã chúng ta để về nơi ấy ông sẽ gặp lại những bạn cũ một thời với Bùi Giáng, trong tâm thế thảnh thơi, không bị bó buộc thời gian, không vướng víu nợ trần... (...)

Tượng “bác”, từ dáng đứng Raskolnikov đến miếu thờ Trần Thủ Độ  (tiểu luận / nhận định) 
... Thôi thì, như một phát súng ân huệ, qua cách dựng tượng này, hãy ban cho ông ta thêm một cơ hội tiên tri: tiên tri cái ngày nhân dân vùng lên đập nát những tượng đài của chính ông ta. Sớm hay muộn, ngày đó sẽ xảy ra. Càng đục khoét xương máu nhân dân để dựng lên những bức tượng ngay đơ và vô hồn về ông ta, ngày đó sẽ càng đến gần hơn... (...)

Mặt trời vẫn mọc  (sổ tay) 
... Nhưng nó, như một chính quyền, đã suy kiệt, không đủ bản lĩnh để nổ tung như một núi lửa mà chỉ có thể vụng trộm vốc từng nắm bụi nhỏ vung vẩy với ảo vọng ngông cuồng là sẽ che được ánh mặt trời và duy trì được thứ đồng minh bóng tối. Mặt trời vẫn mọc và rồi, sẽ có một ngày nào đó, bất thình lình... (...)

Quảng Nam, tiểu tự sự của một tiểu cộng hoà xã hội chủ nghĩa  (tiểu luận / nhận định) 
... Nếu chúng ta có một “tiểu cộng hoà xã hội chủ nghĩa” hãnh tiến, vừa mới ngửa tay xin gạo cứu đói đã quay ngoắt hãnh diện về pho tượng “to nhất Đông Nam Á” thì chúng ta cũng có nguyên một “cộng hoà xã hội chủ nghĩa” tương tự khi, liên tục 20 năm ăn mày nước Nhật, lại bắng nhắng đòi sắm sửa một hệ thống đường sắt cao tốc “không thua nước Nhật”... (...)

Nhìn từ cái xác chết: Chính trị và mỹ học của miếng ăn ngon  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi dễ dãi nhìn cùng một hướng với kẻ thù như thế thì nó, cái thế lực ấy, đã là hiện thân của một thứ “chư hầu” không còn có tư cách để lấy làm bất ngờ hay đau đớn trước những nỗi đau của tổ quốc nữa. Nó không còn tổ quốc để mà sợ mất. Tổ quốc hay phẩm giá, với nó, chỉ là những miếng ngon “đang có” và những miếng ngon “sẽ có”, những “miếng ngon” phải được bảo vệ bằng bất cứ giá nào, kể cả cái giá của việc tự bấm vào tử huyệt để biến đất nước thành một thân xác giẫy chết... (...)

Điệu tranh đấu li-la  (tiểu luận / nhận định) 
... Chỉ qua bài thơ bi tráng li-la li-la này thôi đã thấy rõ bóng dáng của một nền văn chương viết liều, rồi một nền giáo dục dạy liều. Mà, xét cho cùng, viết liều hay dạy liều, cũng là sản phẩm tất yếu của một hệ thống cầm quyền với những chủ trương chính trị cực kỳ liều, liều đến mức cực đoan, từ sự cực đoan của đầu óc hoang tưởng đến mức cực đoan của toan tính thực dụng... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Cây bút tiểu luận Nguyễn Hoàng Văn  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hoàng Văn là một trong những cây bút tiểu luận sắc sảo hàng đầu trong giới cầm bút người Việt ở hải ngoại. Anh đã xuất bản hai tác phẩm: Văn Hóa, Giới Tính và Văn Học (Văn Mới, 2004) và Ngôn Ngữ và Quyền Lực (Người Việt, 2014). Nguyễn Hoàng Văn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio), với sự góp mặt của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn... (...)

World Cup, sự bất lực từ vị trí bên lề và một mỹ học khác về tổ quốc  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhưng đó không đơn thuần là chuyện hư bột hư đường với “vinh dự quốc gia”, của một đội tuyển bóng đá quốc gia. Vinh dự ấy chỉ có hiệu lực bốn năm, trong khi chúng ta thì đau với mối nguy đang đe doạ sức sinh tồn của dân tộc có hiệu lực ngàn vạn năm. Cái trận đấu quốc tế về chủ quyền quốc gia, đang nằm trong tay một “đội tuyển chính trị quốc gia”... (...)

Chính trị... hôi của  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Theo sự trượt dốc của đạo đức và sự biến mất của lòng tử tế như có thể thấy qua những thí dụ tràn tràn trên mặt báo, người Việt ngày càng ác với nhau hơn, đê tiện với nhau hơn, nhưng ngờ nghệch và hèn hạ với kẻ thù truyền kiếp của mình hơn... Lịch sử sẽ giành một chỗ đứng như thế nào cho cái hệ thống cầm quyền đã liên tiếp hạ thấp nhân phẩm và ngu muội hoá dân tộc mình như thế?...

Chờ lão tám mươi  (tiểu luận / nhận định) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] ... Sáu mươi tuổi, anh giương cu “đái vung một đường cong ngoằn ngoèo — sông chảy”. Sáu mươi lăm tuổi, anh “ngỏng-cu buồn tè, thi hứng dội tuôn mưa dông ngàn trộ”. Bảy mươi tuổi, anh “trừng mắt, đèn chong nhìn xem các góc xó lịch sử, bầy muỗi lũng sâu trí trá đã làm gì”. Anh là Lê Văn Tài, một nhà thơ lửng lơ với hoạ, một hoạ sĩ lơ lửng với thơ và, sau hết, một nghệ sĩ lơ lửng với đời…. (...)

Lịch sử của bệnh dịch  (tiểu luận / nhận định) 
... Những kẻ a tòng trong vụ đấu tố luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan nên tìm đọc công trình nghiên cứu History of Shit của Dominique Laporte. Họ cần đọc để may ra ngộ thêm, sáng thêm một vài điều. Họ cần đọc để hiểu rằng bất cứ thứ gì liên quan đến con người và cuộc sống, dù vĩ đại hay bé tý, dù thanh cao hay ghê tởm như là shit, sản phẩm của quá trình bài tiết, cũng đều đáng để nghiên cứu cả. Và họ cần đọc để hiểu rằng, chính họ, như những quân binh chỉ điểm và đấu tố, cũng rất đáng trở thành đối tượng nghiên cứu trong một công trình hàn lâm tương tự... (...)

Tay mẹ nối đầu rồng  (tiểu luận / nhận định) 
... Chưa thấy nghệ sĩ nào làm xấu quê hương của mình như Phạm Văn Hạng. Cũng chưa thấy nghệ sĩ nào dai dẳng bám trụ cái công việc ngu muội hoá nhận thức thẩm mỹ dân mình bằng nhà điêu khắc ấy, qua hai công trình mang tính dấu mốc của Đà Nẵng, “Mẹ Dũng Sĩ” cứng đờ chỉ lối 1985 và “Cầu Rồng” loè loẹt bê vàng 2013, nghĩa là trải qua suýt soát ba thập niên... (...)

Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi hệ thống đã hiện nguyên hình là “giặc” thì chọn lựa tối ưu phải là cách nói thích đáng với “giặc”. Thích đáng như là “Thất Trảm Sớ” ở đó Chu Văn An đòi chém đầu bảy nịnh thần. Thích đáng như là “Thư Thất Điều” mà ở đó một trí thức như Phan Chu Trinh vạch ra bảy tội của Khải Định. Hay thích đáng như khi Nguyễn Trãi khi viết thư đánh vào ý chí của tên tướng xâm lược đến từ phương Bắc: bốn lần, bốn lá thư, là bốn lần mở đầu: “Bảo cho phường giặc dữ Phương Chính rõ”... (...)

“Anh có thấy nhục không?”  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ... Anh nói: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?”...

Phở bản vị, ống đồng bản vị  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Va chạy trốn và chui núp như thể một tên tướng xâm lược vì chính va cũng là một tên ăn cướp và xâm lược (ngay trên đất nước của mình). Nhưng nếu tên tướng xâm lược vẫn còn có chỗ để ẩn núp, để chạy về, thì va hoàn toàn không có. Vì sao? Vì tên tướng ấy là người phương Bắc, y xâm lược nước ta, cướp bóc dân ta. Còn va thì thì xâm lược chính đất nước của mình, cướp bóc chính đồng bào của mình...

Về “Đại hội Nhà văn Việt Nam”  (tiểu luận / nhận định) 
... Đại hội có diễn ra và có bầu cho những ai thì cũng chỉ là vậy, không ngoài cái quy luật này: Nhà cầm quyền muốn tìm những nhà cầm chữ biết ngắm trăng theo... nghị quyết... (...)

Thực dân, nô lệ, ăn mày  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi quyền lực chính thống tự tách mình ra, không nương tay bóc lột cộng đồng để phục vụ lấy mình như một cộng đồng con, nó đã là hiện thân của một thứ “thực dân”. Nội hoá hay ngoại hoá, đã đối phó với khát vọng sống của cộng đồng thì thứ thực dân nào cũng ngay ngáy kiểm duyệt để che đậy bản chất ăn cướp và bóc lột của mình. Nhưng kiểm duyệt cũng chỉ là một biện pháp cụ thể trong mục tiêu ngu muội hoá con người, như một đường lối nhất quán. Khi hệ thống toàn trị sắt máu hơn cả chính quyền thực dân trong chính sách ngu muội hoá ấy, nó đã sợ hãi sự thật và mong mỏi công dân của mình ngu dốt hơn cả thế lực cai trị bên ngoài đã từng sợ và từng mong...

Cầm quyền và cầm tri thức  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi những lời tán tụng phò chính thống càng ngày càng lấn át những tiếng nói trí thức dũng cảm, tôi không thể nào xoá bỏ những ý nghĩ vô cùng đen tối và bi thảm về đoạn kết ấy ra khỏi cái đầu của mình. Đen tối và bi thảm như khung cảnh bên trong gia đình Vương viên ngoại lúc cuộc đoạn trường của cô con gái đầu lòng thực sự mở màn: Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh... (...)

Giữa... cứt và người  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Ðọc Chiều chiều, hồi ký của Tô Hoài, cứ thấy thương cho Phùng Quán với cái lần phải đi ăn trộm... cứt. Trên bảo: văn nghệ sĩ phải về cơ sở học hỏi, họ phải học để giác ngộ từ giữa lòng quần chúng và từ giữa lao động vinh quang, loại vinh quang có thể đo lường qua... chỉ tiêu cứt, thứ cứt dùng làm phân bắc cho rau vườn ta thêm xanh, cho lúa đồng ta thêm hạt. Và để đạt chỉ tiêu... cứt vinh quang ấy nhà thơ chúng ta chỉ còn cách đi ăn trộm...

Hội chứng tình cờ  (tiểu luận / nhận định) 
... Văn hoá hương thôn của chúng ta đã sản sinh ra những Chí Phèo gian và bựa như vậy. Những Chí Phèo xôi thịt “tình cờ” ghé vào những nơi tiệc tùng nhậu nhẹt kiếm ăn. Những Chí Phèo văn hoá “tình cờ đọc” hay “tình cờ nghe” để xía vào những chuyện mà mình hoàn toàn ấm ớ hội tề bằng một thái độ vừa khệnh khạng bề trên, vừa giữ miếng chạy làng, chỉ để xả bớt những nộ ố sân si với cái giọng khinh bạc và bỉ thử của kẻ đã đắc đạo, thoát trần... (...)

Sơn - Sến - Sawyer - Sử: ả điếm và đồng chí  (tiểu luận / nhận định) 
[Bản mới, có hiệu đính và bổ sung] ... Lịch sử luôn phức tạp và nghiệt ngã nhưng chúng ta cứ thích nhét vào lỗ tai nhau những chuyện thần tiên. Thần tiên là chuyện chỉ nên dành cho con trẻ nhưng chúng ta vẫn cứ nhét là vì, nói theo Mark Twain, hiếm khi chúng ta tự nhắc nhở rằng mình đã từng là trẻ con. Chúng ta xử sự như những kẻ vĩnh viễn là trẻ con... (...)

“Đụ” như là lịch sử  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta nói tới “đụ” như là lịch sử. Lịch sử, trong cách hiểu đơn sơ nhất, là những quá khứ đã được đông cứng, và “đụ”, như là hành trạng tìm kiếm khoái lạc hay truyền giống của người Việt của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã được nhà truyền giáo đạo mạo Alexandre de Rhodes “đông cứng” trong bộ tự vị xuất bản vào thế kỷ 17. Nhưng “đụ” không đã không chịu hoá thạch trong bộ tự vị ấy, mà sống mãi với chúng ta, nóng hổi... (...)

Sự sa đoạ của Trương Nghệ Mưu  (tiểu luận / nhận định) 
... Cơ hồ, càng nếm vị vinh quang, một Trương Nghệ Mưu đầy nét nhân văn trong những tác phẩm đầu tiên càng thụt lùi và, có thể nói, lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 là bước thụt không thể thụt thêm. Bước sa đoạ cuối cùng... (...)

Đại diện và nhân danh | Hãy trừ bớt lời tôi  (truyện / tuỳ bút) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Ông Lê là phát ngôn viên ngoại giao của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đại diện nước “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc”. Nước có hai phép trừ mai phục giữa những ngữ từ cao đẹp... (...)

Bi hài kịch khai trương*  (truyện / tuỳ bút) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Đạo diễn đưa tay xuống — Giặc Tàu đã chiếm Hoàng Sa rồi / Hoàng Sa là nơi bác Hồ chưa từng ở! Sáu năm trước chúng tôi đã xin kính gởi Đồng chí Tổng lý Quốc vụ viện lời chào rất trân trọng... (...)

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — “Đơn giản” hay “ăn liền”?  (tiểu luận / nhận định) 
[THẢO LUẬN] ... Từ thẩm mỹ của bộ óc đến thẩm mỹ của con tim hay con mắt, luôn có sự mập mờ hay lẫn lộn như thế và, thường, sự mập mờ lẫn lộn nào cũng là chỗ để chính trị và thương mại chen chân. Chính trị hay thương mại chen chân bởi, nhiều khi, “văn chương đơn giản” chỉ... đơn giản là sự mạo xưng của văn chương ăn liền... (...)

Ngôn ngữ và quyền lực  (tiểu luận / nhận định) 
... Nếu xã hội là một hệ thống mẹ bao hàm nhiều hệ thống cấu trúc con thì, bất kể ở đâu, khi mà quyền lực can dự vào ngôn ngữ riêng của một hệ thống, ít hay nhiều, ngôn ngữ của hệ thống đó cũng bộc lộ những dấu hiệu méo mó và nhiễu loạn... (...)

Và bún, và phở, và...  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái đất mà người ta khư khư với một vị phở hay một vị bún giáo điều, hóa ra, cũng là cái đất mà ở đó người ta khư khư bảo thủ hay nghiệt ngã cực đoan với những tim óc giáo điều... (...)

Truyền thống | Người Mỹ, người Pháp, người Tàu | Chân dung  (sổ tay) 
... Nói thật, nước tôi bây giờ giàu truyền thống, giàu di sản một phần cũng là nhờ cái... truyền thống này!... | ... Đáng hãi phải là vụ “chat” với ông ở bên Tàu. Nước này không trọng luật như người Pháp, người Mỹ nhưng họ thâm, họ biết cách trồng người... | ... hễ đọc một bài phê bình kiểu du kích thì tôi lại nghĩ đến chân dung của những anh chàng không cu, kẻ đang đau đớn tưởng tượng là mình xuất tinh... (...)

Hia bảy dặm  (truyện / tuỳ bút) 
[TRUYỆN CỰC NGẮN] Nôn nóng tiến nhanh, tiến mạnh, nên Hoàng xỏ nhầm giày, và tôi chớp ngay đôi hia bảy dặm... (...)

Bóng đá và... phê bình văn học  (tiểu luận / nhận định) 
... Bóng đá phải ồ ạt tấn công. Phê bình phải thẳng thắn, không khoan nhượng. Bóng đá nhạt thếch vì nơm nớp phòng ngự. Phê bình nhạt thếch vì hoang mang, thiếu tự tin. Bóng đá hấp dẫn ở những cú sút căng phồng lồng ngực. Phê bình hấp dẫn ở những luận điểm chan chát sát phạt... (...)

Ngôn ngữ, văn học và chính trị  (tiểu luận / nhận định) 
... [T]rước khi thoát khỏi cái bóng của những con ngáo ộp chính trị thì cũng phải thoát ra khỏi cái bóng của những ngáo ộp văn nghệ, những kẻ chuyên tái chế suy nghĩ của mấy con ngáo ộp chính trị... (...)

Lập lại cuộc tranh luận cũ?  (tiểu luận / nhận định) 
... Bây giờ câu chuyện “dâm uế” ngày nào đã được hâm nóng trở lại cho dù cái nhìn về những tác phẩm “dâm uế” của 70 năm trước đã khác đi rất nhiều sau một thời gian dài bị bôi đen và bị loại trừ vì những yếu tố chính trị hơn là văn học... (...)

Thi pháp White House  (sổ tay) 
May mà có đệ nhất phu nhân Laura Bush, nếu bà không chịu tiết lộ thì chẳng ai biết đến tài thơ của ông Tổng thống George Bush... (...)

Thi ca Pentagon  (sổ tay) 
Ở đời luôn có những chuyện mà chúng ta không thể nào ngờ trước được (...)

Mới và chính thống  (tiểu luận / nhận định) 
Mới, nhưng không ngụ ý cái sự phiêu lưu và tìm tòi. Mới, nhưng lại dựa trên những định chuẩn đã biết chắc. Mới, nhưng luôn ray rứt với sự bảo chứng của giá trị chính thống. Với một tư duy như thế thì những nỗ lực “đổi mới”, trên bất cứ phương diện nào, cũng chẳng đưa chúng ta đến đâu cả... (...)

Rắn độc và đĩ ngựa  (tiểu luận / nhận định) 
[...] rắn và... phụ nữ, hai thân phận cùng bị ruồng bỏ như nhau [...] ngựa như một con đĩ ngựa và ngựa như một con ngựa hồng tự vẽ ra... (...)

Khu đĩ và lồn mèo  (tiểu luận / nhận định) 
... Vấn đề là: tại sao, tại sao khi đi chúng ta ra ngoài thì gặp toàn là “cặc” mà về nhà chỉ thấy toàn “lồn”, dù là những cái “lồn” trên khung cửi?... (...)

Chữ dâm  (tiểu luận / nhận định) 
Dâm chỉ... tà khi quan hệ nam nữ trở nên phức tạp hơn với những ràng buộc trinh tiết, vốn là sản phẩm của ý niệm sở hữu, nền tảng của trật tự phụ quyền... (...)

Tôi cãi, tôi vẫn tồn tại  (tiểu luận / nhận định) 
Nếu René Descartes: Tôi tư duy, do đó tôi tồn tại; nếu Dominique Laporte: Tôi đi ỉa, do đó tôi tồn tại, như có thể nhận thấy trong Lịch sử của Cứt; bất cứ ai trong chúng ta cũng phải tìm kiếm những thế cách nào đó để tồn tại chứ? (...)

Tiếng Việt không biết cãi?  (tiểu luận / nhận định) 
[...] trong khi cúc cung tận tụy như thể những tên nô lệ đối với những tư tưởng và ngôn ngữ vay mượn bên ngoài, chúng ta lại du di, tùy tiện và nhếch nhác với ngôn ngữ hay những di sản văn hoá-lịch sử của mình... (...)

Trong và ngoài chiến tranh  (tiểu luận / nhận định) 
[...] nếu không lăng xăng thể hiện những vai chiến bại anh hùng chúng ta cũng lấn ca lấn cấn và khổ sở trong vai trò của những kẻ chiến thắng ngượng ngùng... (...)

Dĩ Vãng ở Cali!  (truyện / tuỳ bút) 
“Đến Cali chưa vào Dĩ Vãng chưa phải là đến Cali”, đâu đó, thấp thoáng trên mấy tờ báo Việt, lại thấy những quảng cáo đầy ấn tượng như thế. (...)

Mì Quảng không biết cãi?  (tiểu luận / nhận định) 
Bản sắc của mì Quảng là cái gì đó chông chênh, bất định. Không nói gì đến vùng này và vùng kia, từ nhà này đến nhà kia, mì Quảng đã có thể khang khác chút đỉnh hay khác nhau rất nhiều, khác từ màu của sợi mì, khác ở những cọng rau và khác cả ở phần hồn nằm trong màu nước sềnh sệch. (...)

Ánh mắt Lê Thành Nhơn  (truyện / tuỳ bút) 
Lần đầu tiên gặp Lê Thành Nhơn, tôi gặp giữa những tường tranh hực lửa, trên tầng hai của một phòng phòng triển lãm tư, đâu đó ở South Melbourne. (...)

Văn chương và lý thuyết mất trinh  (tiểu luận / nhận định) 
Tác giả cần thất tiết với chính hình bóng cũ của mình đã đành, tác phẩm cũng thế, thậm chí với từng tác phẩm. Như những trinh nữ e ấp và phong nhuỵ, một lần đến với người đọc là một lần nó hiến dâng mời mọc, là một lần gọi mời khám phá; tác phẩm chỉ có thể sống mãi bằng khả năng dâng hiến phong phú của mình, đó là khả năng mở ra những hướng cảm thụ khác nhau, trên những đưòng đi lối về chập chùng ẩn hiện chưa từng thông tỏ khác nhau. (...)

Phê bình du kích  (tiểu luận / nhận định) 
Một thói quen mà kéo dài mãi, trong sự đồng tình của đám đông, sẽ trở thành tập tục. Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của chúng ta, phê bình du kích đang có nguy cơ biến thành tập tục. (...)

Viết về một nền văn học quá độ  (tiểu luận / nhận định) 
Trên vách tường u ám trong căn nhà nhỏ tối tăm, ở một miền đất heo hút nghèo vào hàng bậc nhất Trung Hoa, diễn tả trên những thước phim của Trương Nghệ Mưu, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng thị thành xa: vành môi khoé miệng mấy giai nhân màn bạc, đường da nét thịt những siêu người mẫu... (...)

Tinh thần tiểu nông trong văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
Thế kỷ 21 mở ra bát ngát, và - như gã hoạn quan giữa chốn cấm cung tràn ngập những gợi nhắc bản năng - văn học Việt Nam luống cuống bước vào. Viên hoạn quan thì ngậm ngùi với những ẩn ức bất lực. Nền văn học thì chới với trước khoảng rộng vô cùng đang bày ra trước mặt. (...)

Viết, giữa tưởng tượng và hiện thực  (tiểu luận / nhận định) 
Viết, ai cũng khao khát cái ngây ngất của một Van Gogh lúc cảm thấy mình là Thượng Đế trước một thế giới hoàn toàn của mình. Họ muốn khơi động từ những con chữ những ý tình vời vợi, mênh mông (...)

Màu lá nho  (tiểu luận / nhận định) 
Kể lại chuyện xưa: Người hoạ sĩ muốn lột tả vẻ đẹp của thân thể con người nhưng ái ngại cho phần thân thể 'chuyên đảm trách những chức năng thầm kín': Sự 'thầm kín' ngụ ý một nhu cầu che đậy. Và ông ta vẽ thêm chiếc lá nho. (...)

Chín nẻo thuyền quyên  (tiểu luận / nhận định) 
Với văn chương, bình dân hay bác học, nàng thường là cái gì đó yếu đuối, nhỏ nhoi. Chốn mom sông quãng vắng nàng lặn lội thân cò. (...)

Cái mới: bản chất của sáng tạo  (tiểu luận / nhận định) 
Cái mới của văn chương chính là cây trái của sự sáng tạo. Nhưng khái niệm sáng tạo lại rộng lớn và bao quát quá! (...)

Sim và nho đều tím ngắt như nhau?  (tiểu luận / nhận định) 
Sống? Thì từ lúc khóc choé chào đời cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng ai mà chẳng sống. Viết? Thì cũng từ lúc mới tập nắn nót bằng bút chì hay ngòi bút lá tre ai mà không viết, chí ít giờ đây cũng phải viết... bill hàng tháng! (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021