Kiệt Tấn
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện đang sống tại Pháp. Tác phẩm đã in: Nụ cười tre trúc, Thương nàng bấy nhiêu, v.v...

tác phẩm

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một khi sự vật đã có đó rồi thì những giả thuyết bày đặt ra về sự không hiện hữu, về những cái “lẽ ra...” của sự hiện hữu của nó chỉ là vọng tưởng. Một sự vật, khi nó có đó rồi, thì nó “hiển nhiên”: tự nó là lý do hiện hữu cho chính nó. Tự nó là giải thích cho chính nó. Tự nó là sự thật cho chính nó. Mọi tranh luận xung quanh, mọi bàn cãi xung quanh, mọi lý thuyết được dựng ra xung quanh cái chuyện “không có lý do hiện hữu” của nó chỉ là hý luận. Bàn chơi cho vui. Thuyết chơi cho vui. Vậy thôi... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 3]  (tiểu luận / nhận định) 
... “Khái niệm” (và ý niệm) chỉ là một sản phẩm của trí tuệ, tự nó không có thực thể: nó do trí tuệ bày đặt ra, chớ không tự có trong Trời đất. Dựa vào một khái niệm không có thực thể mà tuyên bố là sự vật không ý nghĩa, không nguyên do, không lý do, phi lý, liệu khẳng định đó có vững chắc hay không? Phi lý? Thiệt vậy sao?... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Trước hết, cần minh định một điều: Khi đặt câu hỏi, khi đặt vấn đề mà không có giải đáp, có thể là đã đặt sai câu hỏi, hoặc đã ngụy tạo ra vấn đề ngay từ đầu. Triết học và siêu hình có rất nhiều vấn đề ngụy tạo. Chẳng hạn hỏi: “Tại sao (vũ trụ) khởi đầu lại có một cái gì, thay vì không có gì hết?” Đáp: “Phải có một cái gì để cho ông mới có chuyện để mà hỏi!” Cũng giống như “To be or not to be, that’s the question”, thay vì “that’s not the question”. Phải “to be” thì ông mới có “question” chớ... (...)

Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa [kỳ 1]  (tiểu luận / nhận định) 
L’existentialisme, Thuyết hiện sinh của Sartre là triết thuyết rất thịnh hành trong thập niên 1960. Buồn nôn, phi lý là thái độ rất thường thấy trong giới trí thức trẻ vào thời kỳ này. Lúc đó, người viết mới vào lứa tuổi 20 nên không rõ Thuyết hiện sinh là cái gì cho lắm. Bây giờ, hơn 40 năm sau mới có dịp trở lại tìm hiểu cái hiện tượng “buồn nôn, phi lý”, “rong rêu sỏi đá” của các bậc đàn anh mình thời trước... (...)

Đêm cỏ tuyết  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đậu xe lại ở gần ruộng dưa gang và dắt Tuyết xuống bờ đê. Tuyết ngoan ngoãn đi theo, thỉnh thoảng cười rúc rích. Còn tôi thì chẳng biết gì đến cười nói, thần kinh bị kích thích căng thẳng, có lẽ mặt tôi lúc đó hắc ám lắm. Câu quảng cáo trên toa thuốc bổ thận chắc cũng đúng đến chín phần: “Phàm một con hải cẩu, đến mùa rượn đực, ngày đêm chỉ nghĩ đến chuyện giao cấu, không thiết gì đến ăn uống, nghỉ ngơi...” (...)

Bụi loãng trong lòng thương nhớ  (truyện / tuỳ bút) 
“Anh còn nhớ em không?” Câu hỏi tiếp theo cái khều vai nhẹ. Tôi quay lại. Buổi chiều đang xuống, trời hâm hấp nóng. Trong bóng tối nhá nhem, người con gái mặc áo trắng ngắn tay, dáng tiều tụy. Tóc chải sát trên trán tròn, buộc túm lại phía sau, hai gò má nhô cao và cánh tay háp nắng, mắt mở lớn nhìn thẳng vào mắt tôi. Ngờ ngợ. Nàng mỉm cười nhẹ. Một chặp ngắn... (...)

Một người rất bận  (truyện / tuỳ bút) 
... Cũng bởi hay tranh luận nhì nhằng vậy đó mà một bận Tạ Ký nổi nóng vác ghế rượt tôi chạy ngờ ngờ trong Chợ Đủi. Bây giờ nghe nói Tạ Ký đã bỏ mạng. Tạ Ký ơi! Nếu ngày nào trở lại xứ mình, ta sẽ khuân một két la-de ra mả anh, ta sẽ uống một chai, rót một chai xuống nấm mộ tàn, như lời anh đã dặn bạn bè “nếu một mai tao chết…” và nhắc thơ anh “Ai làm cho tóc bạc đầu, cho câu kỳ ngộ thành câu giã từ”… (...)

Em điên xoã tóc  (truyện / tuỳ bút) 
Giờ này chắc người con gái tóc dài hãy còn thao thức. Cũng như tôi. Cũng như đêm qua, cũng như đêm kia, và biết bao đêm nữa. Trước khi nổi điên, người ta thường mất ngủ một thời gian dài. Có lần tôi đã mất ngủ cả năm nhưng không nổi điên. Lần này tôi mất ngủ ngót tám tháng, và tôi nổi điên. Nàng cũng vậy, nhưng không biết đã mất ngủ bao lâu. Điên? Làm sao biết mình điên? Chỉ biết chúng tôi đang bị giữ trong bệnh viện tâm lý cùng nhiều người khác nhưng, trong đám đó, tôi và nàng tương đối trẻ nhất. Sao chúng tôi nổi điên quá sớm? Và nàng còn sớm hơn tôi nữa. Nàng đẹp, phải công nhận nàng đẹp. Nhưng đâu phải là một lý do để nổi điên!... (...)

Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 (bỏ đi Tám!)  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Chỉ còn nước ngửa mặt lên trời khóc ba tiếng cười ba tiếng mà than rằng: “Tới nước này là hết ý kiến”! Điều ước duy nhứt: Hội Nhà văn Việt nam XHCN khuynh hướng thị trường sẽ đi thiệt sâu vào văn học sử cách mạng, vô sâu... hết biết đường ra!... (...)

Những vùng ảo tưởng  (thơ) 
... như loài cây nghiện nặng lục diệp tố / anh đánh cắp mặt trời trốn lên những vùng băng giá / mặt trời ru anh ngủ những mùa đông dài mississipi / mặt trời trụy thai mặt trời chết / bỏ anh một mình trong những ngục tù lạnh trắng mắt trong se...

Ngoài cửa kiếng  (truyện / tuỳ bút) 
... Thình lình từ phía bên ngón tay chỉ xuất hiện một người đàn ông có ria mép, mặt thỏn, màu da tái nhợt. Dù để ria nhưng trông vẫn còn trẻ hơn người đàn ông mặt đỏ, có thể là em (hay con?). Anh ta đưa một bàn tay lên trời và miệng nhóp nhép, há to. Có lẽ hai người đang cãi lộn. Ông nọ xỉa xói ngón tay vào mặt người đối diện, anh kia xoè bàn tay gạt ngang trong khoảng trống, lại nói, rồi xoay lưng đi ra khuất khung cửa, về phía khi nãy anh ta đã xuất hiện... (...)

Khi những người làm thơ im tiếng  (thơ) 
Khi những người làm thơ im tiếng / ngày vẫn bắt đầu bằng buổi sáng / mọi người vẫn thức dậy và đi làm việc / những chuyến xe buýt vẫn di chuyển trên lộ trình / nhất định / trái đất vẫn quay đúng chu kỳ / và đêm vẫn trở về bằng bóng tối...

Điểm hẹn cuối năm  (truyện / tuỳ bút) 
Nhiều tiếng nổ ầm ì vẳng lại từ xa. Tiếp theo những loạt phản pháo chấn dội phát ra từ khu rừng trước mặt. Một đoàn xe nhà binh mở đèn từ phía Tân Cảng Sài Gòn rầm rộ tiến trên xa lộ Bình Dương, kéo lê theo sau những thùng sắt khổng lồ chứa đựng quân lương và đạn dược. Bánh xe ép trên mặt lộ truyền từng cơn chấn động đến chỗ Cúc đang ngồi trong quán nước cạnh xa lộ... (...)

Nằm tròn trong đáy mắt  (truyện / tuỳ bút) 
... Giờ này là mấy giờ ở Paris? Gã đang ngồi trong một hiệu cà phê ở Xóm Học? Gã đang vùi đầu vào những quyển sách tâm lý? Gã đang dạo chơi bên bờ sông Seine văng vẳng tiếng phong cầm trong sáng? Sous les ponts de Paris, lorsque descend la nuit... Sông Seine đổ ra biển, sông Đồng Nai cũng đổ ra biển, vậy mà rồi hai đứa mình cách xa nhau. Gã có đang nhớ tới nàng? Gã có thực sự yêu nàng? Ví dầu tình chẳng yêu đang, Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về... (...)

Sáng dậy nghe em khóc  (truyện / tuỳ bút) 
“Em xấu lắm phải không anh?” Thấy tôi nằm im không trả lời, nàng nắm vai tôi lắc: “Em xấu lắm phải không anh?” Tôi không ừ hử. Nàng bật khóc. Khóc thút thít. Rồi tiếng khóc lớn dần. Nàng lại lắc vai tôi: “Em xấu...” Câu hỏi bỏ ngang. Tiếng khóc vắng xa. Hình như nàng day mặt qua bên kia và tiếp tục khóc... (...)

Người em xóm học  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi nằm phủ lên người Diane, gối tì giữa hai đùi tươi chắc, hai tay luồn dưới nách vòng lên kìm giữ đôi vai thon nhỏ, môi áp lên gáy nàng, động tác tự nhiên của con thú đực cắn giữa da cổ thú cái khi làm tình. Nàng ưỡn đồi lên, bông hoa dưới lũng kín đón nhận trận mưa tình. “Thôi anh... chết em... đừng... đừng...” lời xô đẩy trở thành tiếng réo gọi mời mọc cuốn hút không thể kham hãm dừng lại gọi về. “Nữa... nữa đi... chết em...” đắm đuối mê ngất... (...)

Tĩnh vật | Nhóm lửa | Hoà đồng  (thơ) 
chiếc áo đen ngủ trên lưng ghế / chiếc quần jeans ngủ dưới chân / chiếc xú chiên ngủ trên mặt gối / đôi giầy gót cao ngủ trên sàn nhà... | ngủ yên bằng mắt trong phổi / thở nắng bằng phổi trong tim / yêu đương bằng tim trong bàn tay / ái ân bằng bàn tay trong ngực... | khi uống nước là cá / khi ăn quả là chim / khi nằm xuống là cây...

Em về  (thơ) 
... chiều phẳng chiều phẳng lặng / ngày xanh ngày xanh xao / chuông chùa chuông chùa vẳng / mưa rạt mưa rạt rào // trúc thưa trúc thưa vắng / gió thổi gió thổi ào / đường không đường không nắng / em về em về mau...

LỤC BÁT ĐIÊN [1]  (thơ) 
Lục Bát Điên là một nỗ lực nhằm đưa lục bát trở về với đời thường, nơi nó xuất phát. Đồng thời, cũng là một nỗ lực khai phóng. Lâu nay, ngoài Bùi Giáng và một ít bài lục bát hiếm hoi của những người làm thơ khác, lục bát đang rơi vào ngõ cụt, dẫm chưn tại chỗ với những đề tài cũ, những rung động cũ, những hình ảnh cũ, những ngôn từ cũ. Thơ đọc nghe được được, mà không có hồn. Đọc xong đó, quên liền đó. Nói tóm, nước đọng ao tù...

Biết bao giờ  (thơ) 
Khi hơi thở vàng về đậu lên màu đỏ / màu đỏ về đậu lên cây diệp / cây diệp về đậu lên ký ức / khi đó dù đang đi trên đường ra bến tàu / dù trên đường đến công sở / dù trên đường ra pháp trường / dù đang đặt chân lên bực đầu tiên của cầu thang ngoại tình / dù đang cử động trong bốn bề thời gian đặc cứng / cũng sẽ dừng lại / một bước...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021