Thế Uyên
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Tác phẩm mới nhất: Không một vòng hoa cho người chiến bại (truyện dài, 1998).

tác phẩm

Ngưỡng cửa thiên đường “nóng”  (ký sự / tường thuật) 
... Khi phi công trưởng loan báo vừa rời không phận Việt Nam, tôi thở ra đến ‘phào’ một cái, nghĩ: Thế là thoát! Kể từ nay tôi có thể bắt đầu sống lại, sống thực cuộc đời mình... (...)

Võ Đình, người bạn chưa gặp mặt  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] ... Tôi là một Phật tử không thuần thành, nhưng anh thì thuần thành khỏi chê. Anh có tin ở luân hồi chứ, vậy kiếp sau anh sẽ chọn làm gì? Làm một con bướm thẫm màu, vỗ cánh rất êm ái? Còn tôi, kiếp sau sẽ chọn làm một con bò Ấn-độ, đủng đỉnh dạo chơi giữa thành phố đông người... (...)

Xoá bỏ Thái Độ  (ký sự / tường thuật) 
... Sáng hôm sau tôi trở về Sài Gòn, và trong buổi họp vào thứ Sáu gần nhất, sau khi bá cáo những gì đã xẩy ra, tôi tuyên bố giải tán nhóm Thái Độ, và riêng tôi phải nghỉ viết ba năm. Khi mọi người gần như im lặng ra về, phụ tá chính của tôi là Nguyễn Tường Giang bắt tay tôi và nói: “Ông có lẽ là người lãng mạn sau cùng của Việt Nam!” ... (...)

Nhóm Thái Độ: những người lãng mạn cuối cùng  (ký sự / tường thuật) 
Vào những năm chót 60 và đầu 70, ở Sài Gòn xuất hiện một nhóm văn hoá lấy tên là THÁI ĐỘ, xuất bản một tập san in ronéo không xin phép chính quyền, phổ biến hạn chế, lấy tên là Thái Độ, một nhà xuất bản in typo cũng tên Thái Độ có xin phép Bộ Thông tin kiểm duyệt như mọi người, và tổ chức buổi những sinh hoạt khác có tính cách văn nghệ và không có tính cách văn nghệ. Mục đích là để tiến tới thực hiện một cuộc cách mạng không cộng sản, theo một khuôn mẫu tương tự các nước xã hội Bắc Âu như Na-uy, Thuỵ-điển... (...)

Phỏng vấn nhà văn Thế Uyên  (phỏng vấn) 
Hoàng Khởi Phong phỏng vấn Thế Uyên về đề tài tình dục trong văn chương và về những quan niệm cá nhân của ông trước thời cuộc... (...)

Những thoáng Diễm Châu  (ký sự / tường thuật) 
... Anh đứng dậy băng qua lộ để trả tiền cà phê của mình, rồi đưa tay bắt tay tôi thật chặt, nồng ấm. Tôi hiểu là vợ chồng anh sắp rời quê hương, bằng cách nào chưa biết, nhưng không nói gì vì có một bàn có công an ngay gần. Tôi chỉ thì thầm với mình: “Thượng lộ bình an nghe, bạn hiền”... (...)

Nàng Tố của Vũ Hoàng Chương  (ký sự / tường thuật) 
... Đoàn xe để lại trên vỉa hè đâu đó xác pháo tươi hồng và vài chàng thất tình vì người đẹp đã đi lấy chồng, trong đó có chàng Vũ. Nhưng khác với mọi chàng, chàng Vũ biết làm thơ từ nhỏ, bây giờ sự thất tình, như một chất xúc tác kỳ diệu, làm chàng trở thành một thi sĩ lớn của Việt Nam... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 19]  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi có được đọc ở đâu đó một tài liệu nói về cách đối phó với loài thú dữ, nhất là chó. Tài liệu cắt nghĩa rằng đối với loài chó, nhìn vào mắt chúng có nghĩa là khiêu khích: chó ta sẽ nhe răng xông tới ăn thua đủ. Tốt nhất là tránh mặt chúng, nhìn tai hay đuôi chẳng hạn, im lặng đi từ từ giật lui cho đến khi ra khỏi tầm hoạt động của chúng... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 18]  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi nhìn và nghe thấy như thế, mới chỉ trong dự tưởng thôi, đã muốn đi ra bờ sông, nhìn tràng giang đang ào ào ra đại hải, mang trả lại biển rộng một vài con tàu viễn duyên xuôi dòng từ Phnom Penh, mà hét lên vài tiếng thực to, không cần thiết phải hì hục leo núi cao, trước khi ném vào cõi sắc không của trời đất một vài tiếng hét, như thiền sư nào đó một buổi sáng lâu rồi... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 17]  (ký sự / tường thuật) 
Tôi đã thuật ở đâu đó cái bản mặt của tôi không biết ra sao, mà đụng độ với ai trong đời sống, cũng hay bị khuyên “về đi học đi”. Vậy thì... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 16]  (ký sự / tường thuật) 
Tàu đã cặp một bến khu Khánh Hội, cầu thang đã được hạ xuống và những người Công giáo di cư bắt đầu xuống thang, đặt những bước chân đầu tiên lên vùng đất mới. Họ, cũng như tôi, đều không thể nào biết được vùng đất này sẽ ưu đãi họ, hơn cả những gì các cha cố đã hứa hẹn... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 15]  (ký sự / tường thuật) 
... Đầu năm 1955, rời Hà Nội xuống Hải Phòng để trở lại miền Nam, tôi không tuân theo đà phát triển nam tiến của dân tộc, mà là do chọn lựa của cá nhân. Có dịp để sống ở cả hai miền theo hai chế độ khác nhau, tôi cân nhắc so sánh, đối chiếu... Chọn lựa ở lại, là vô ở trong chum trong lọ, là gia nhập một tập thể đoàn ngũ hoá tới kẽ tóc chân lông... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 14]  (ký sự / tường thuật) 
Nhiều năm về sau, chính xác ra là 40 năm sau, tôi mới có dịp trở lại thành phố Hà nội, lúc đó chưa “Đổi Mới” nhiều, còn đầy rêu và mốc meo... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 13]  (ký sự / tường thuật) 
... Khi tôi trở lại, bốn mươi năm sau, không còn chi để thăm để viếng... Kể như xong đời một phụ nữ nghèo vùng châu thổ sông Hồng triền miên đói này. Sống âm thầm và chết cũng âm thầm, không có đến cả một nấm mồ cho cháu chắt tìm đến thắp một vài nén hương... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 12]  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi ngủ một giấc ngon lành không mộng mị, khi mở mắt ra, tôi phải định thần một chút mới nhớ ra mình đang ở đâu trên đất nước Việt Nam. Trời đã sáng từ lâu... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 11]  (ký sự / tường thuật) 
... Phương thuốc tôi cho là hiệu lực nhất là “dĩ độc trị độc”, lấy tình mới trị thất tình cũ: “Mi đau buồn vì một cô gái phải không? Hãy tìm một cô gái khác mà thay thế (hơn phân nửa thế giới là phụ nữ, lo gì?)...” (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 10]  (ký sự / tường thuật) 
Tôi đã tưởng mối tình (tình một chiều và thất tình một phía) hồi mười chín tuổi đã bị xoá trong bộ nhớ não tôi; gần nửa thế kỷ, bao nhiêu là nước chảy qua chân các cầu rồi còn gì. Nhưng tôi lầm... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 9]  (ký sự / tường thuật) 
Năm 1954 tôi theo gia đình rời Hà Nội di cư vào Nam, định cư tại thành phố Sài Gòn. Năm đó tôi vừa 19 tuổi. Đủ lớn để có một, không phải một người yêu, mà là một người để yêu. Nàng đầu tiên là Mặt Trăng... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 8]  (ký sự / tường thuật) 
Yêu một cô bé xinh đẹp con nhà và được yêu lại, được lấy nhau làm vợ chồng, còn niềm vui nào lớn hơn. Ngồi ở công trường vắng lặng Ban Mê Thuột uống một ly đậu đỏ tồi ơi là tồi, bùn đỏ xứ này còn như muốn nở hoa, buồn làm sao được... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 7]  (ký sự / tường thuật) 
Trong danh sách những nghề bố bảo nên gia nhập, tôi còn kể sót một trường là Quân Y ngay gần nhà. Bố tôi mặn mà với trường này lắm vì ra trường vừa là trung úy vừa là y sỹ, vừa có chữ thọ to tướng vừa có thể làm ngoài, thiếu gì tiền... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 6]  (ký sự / tường thuật) 
... Bố tôi không khoẻ, và thuốc phiện còn làm ông suy yếu hơn. Tự ông cũng biết mình sẽ không thọ (và đúng vậy, ông chết khá sớm, năm 56 tuổi) và khả năng kiếm tiền đã thấp (sau thời kỳ làm quản lý cho Phong Hoá Ngày Nay), ông thường làm công chức cấp nhỏ, lương thấp, đông con... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 5]  (ký sự / tường thuật) 
Trong khi theo học đại học ở Mỹ, tôi dần dà khám phá ra nền giáo dục xứ này không đề cao tinh thần thượng võ và ít chú trọng đến việc xiển dương, đề cao, khích động lòng yêu nước, nhiều như ở Việt Nam. Nếu lấy đơn vị là một cho dễ nói, nền giáo dục miền Nam Việt Nam đề cao tinh thần thượng võ và lòng yêu nước mười lần hơn Hoa Kỳ, và miền Bắc Việt Nam lại mười lần cao hơn miền Nam... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 4]  (ký sự / tường thuật) 
Thời gian xẩy ra sự cố nói trên, tôi đang cộng tác với nhật báo Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Mới đầu tôi viết mỗi tuần một đoản văn... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 3]  (ký sự / tường thuật) 
Nguyễn Tường là họ ngoại của tôi. Còn họ nội của tôi ra sao? Bố tôi là đứa con cuối cùng của giòng họ Cát ở Vân Đình, Hà Đông, không có gì lẫy lừng từ nhiều đời, ông nội tôi (chết sớm) chỉ là ông đồ... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 2]  (ký sự / tường thuật) 
Không phải tôi bắt chước họa sĩ Picasso mà đặt tên các thời kỳ văn học bằng mầu sắc xanh đỏ vàng, mà vì văn chương viết thời kỳ cộng tác với tạp chí Tân Phong, thuộc dòng lãng mạn cổ điển kiểu Pháp thế kỷ 19, kiểu tiền chiến Việt Nam. Đặt tên màu xanh êm đềm như thế để phân biệt với vàng, đỏ như máu, văn chương có lửa, văn nghệ xám của nhóm văn hóa Thái Độ sau này... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 1]  (ký sự / tường thuật) 
... “Những hạt cát” là tên của truyện ngắn đầu tiên tôi viết trên đời. Động cơ thúc đẩy không có gì là oai hùng, siêu hình siêu linh, hay sứ mệnh văn học hiện đại chi hết...: tôi viết chỉ vì bắt chước mọi người chung quanh, nhất là anh tôi, nhà văn Duy Lam... (...)

Nhà văn già và cô bé gù  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông đã hôn lên môi cô bé. Mới đầu nhẹ nhàng để an ủi nhưng mỗi lúc đôi môi ấy nóng lên, mấp máy đầy quyến luyến. Thế rồi mọi sự lôi cuốn ông đi... (...)

Lynh Bacardi  (tiểu luận / nhận định) 
Cái làm độc giả ngạc nhiên khi lần đầu tiên đọc văn (những truyện ngắn) của nhà văn này là bút pháp, là văn phong của cô... (...)

Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh đồng bất tận”  (tiểu luận / nhận định) 
Cầm tập truyện ngắn mới xuất bản của cô lên đọc, suốt 13 truyện đầu, thấy cô vẫn dùng bút pháp cũ, vừa bổ vừa lành, già trẻ lớn bé kể cả các đảng viên Cộng Sản lẫn đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản HCM, đều thoải mái đọc được. Nói theo ngôn ngữ xếp loại phim ảnh và TV Mỹ, thì thuộc loại mang chữ G (general audiences). Đùng một cái đến truyện cuối cùng, “Cánh đồng bất tận”, cô chuyển bút pháp từ loại G sang loại R (restricted, giới hạn người được coi), hay M (mature, dành cho người trưởng thành). Nghĩa là nội dung truyện vừa có V (violence, bạo lực), vừa có N (nudity, khoả thân), có S (sex), có R (rape, hiếp dâm)... đủ mục mà các nhà thanh giáo và đảng viên Cộng Sản rất ghét... (...)

Sống và viết trên đất Mỹ  (tiểu luận / nhận định) 
Có những người bạn ở hải ngoại, và gần đây cũng có cả những người bạn ở nội địa nữa, hỏi tôi một câu thoạt nghe có vẻ giản dị: "Anh sống và viết như thế nào ở hải ngoại?" Cùng gia đình, tôi định cư ở Hoa Kỳ từ lâu và trở thành công dân xứ này, tôi vẫn viết văn nhưng bằng tiếng Việt. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021