Inrasara
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà thơ. Sinh năm 1957 tại Chakleng, Ninh Thuận. Hiện sống và sáng tác tại Việt Nam. Tác phẩm mới nhất: Lễ tẩy trần tháng tư (nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2002)

tác phẩm

TCHERFUNITH [chương 1] (kỳ 2)  (tiểu thuyết) 
... chạy xe đến làng Bal Caung thì bác ấy bảo dừng lại, cho bác ấy xuống. Ta vừa nhai viên thuốc định mệnh, bác ấy nói, đưa ta vào Bệnh viện, để còn có xe chở xác ta về, rồi cả đám biến mau đi, không cứu nổi đâu, đừng làm sai, công an tó cả lũ đấy, khai hay không khai tùy, khai ra sao cũng tùy, cảm ơn các bạn, cảm ơn thế hệ trẻ Cham đầy quả cảm, vĩnh biệt, kajap karo thuk siam, kajap karo po pajiơng... (...)

TCHERFUNITH [chương 1] (kỳ 1)  (tiểu thuyết) 
... Hắn là Thằng Hoang... Vậy là chuyện đã rõ mười mươi. Mấy năm trước, dù bị ông Pỏn cha hắn làm dữ, dòng họ cũng đã quyết làm cho bằng được đám tang hờ hắn, ngay ngáy lo hắn hiện hồn về phá phách con cháu trong dòng họ. Nay thì hết tang hờ nữa rồi, mà là thật... (...)

Và sống sót và kêu từ cõi chết lạ | Miền Trung đau khổ... quen rồi  (thơ) 
... ừ, nhân loại dễ quên / như quên những giấc mơ / những mảnh vụn giấc mơ / lũ cá chúng tôi thì không thể / lũ cá xác láng giềng phơi trắng bãi bờ / lũ cá anh chị em chết nằm sình dưới đáy biển / lũ cá mất nhà không nơi trú ẩn... | ... Ai thay đổi được quá khứ? / ai sắp xếp lại tương lai? / khúc ruột miền Trung oằn mình chịu trận / quen rồi...

1 xin lỗi, 2 cải chính & 2 nhắc nhở  (đối thoại) 
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Khánh Phương hơi lan man rồi, ví dụ như bạn lan man sang nhận định của tôi về Vi Thùy Linh ở đây, và... Nếu thế, thì biết thuở nào xong. Ta đang nói về nguyên tắc mà. Xin kéo lại cụ thể như sau nhé...

Khánh Phương đã quảng cáo THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ ‘NỮ’ như thế nào?  (đối thoại) 
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Sáng nay, mở mắt đọc ngay bài Khánh Phương quảng cáo cho tác phẩm sắp phát hành của tôi: Thơ nữ trong hành trình cắt đuổi hậu tố ‘nữ’ ... Tiếc là bạn quảng cáo hơi trật, trật từ chi tiết nhỏ trật đến trung tâm tinh thần cuốn sách...

Về một hiện tượng dị ứng nhai lại  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Thiếu hiểu biết mà đã vội phát ngôn, nên thành bừa. Cái bừa ấy rất tự tin chường ra mặt báo để người thiên hạ thưởng lãm, mới liều. Nỗi liều kia được ngụy trang bằng giọng điệu tỏ vẻ trí thức thì không phải không tác hại đến độc giả chưa quen thuộc nhiều với cái mới...

Top Ten thơ Việt - đố vui có thưởng  (đối thoại) 
[THƠ VIỆT] ... 10 năm thơ và xung quanh thơ Việt 2003-2013, không kể trong hay ngoài nước, chính hay phi chính thống, theo bạn đâu là (có thể kể 1-10) Top Ten?...

Ở nơi ấy, giấc mơ  (thơ) 
Ở nơi ấy tôi đã thấy / xác của giấc mơ / của / rất nhiều giấc mơ / giấc mơ lớn / bé con / vừa phải / giấc mơ lộ thiên hay / trì hoãn / nằm ngổn ngang / vô định hướng / như loài cá nhiễm xạ bị sóng đánh giạt vào bờ ở chiều tận thế...

Vụ án Nhã Thuyên: đính chính tư liệu & quan điểm học thuật  (đối thoại) 
[HỌC THUẬT & CHÍNH TRỊ] ... Việc chọn đề tài nghiên cứu nào đó thì không có gì gọi là sai lầm cả. Tôi từng cho Nhóm Mở Miệng bị “các Đại học thì làm ngơ”. Nay lần đầu tiên, Đại học đã “quan tâm đúng mức”, là tin mừng, sao lại gọi là sai lầm?...

Thời gian của một tiếng thở phào  (đối thoại) 
[VẤN ĐỀ MÔI SINH] ... Thở phào, vì rằng họ hi vọng nỗi “hoãn” kia sẽ kéo dài bảy năm, mười năm và hơn thế nữa [như chuyên gia điện hạt nhân Phạm Duy Hiển ước thế]... cho tới khi các nhà bác học tìm ra một loại năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân...

Văn học Việt Nam 2012, vài điểm nhấn  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Cứ một tín hiệu vui vừa loé lên là một tin buồn xuất hiện, tối với sáng cứ xen kẽ giằng co nhau, như thể muốn níu nền văn học nước nhà mãi ở lại cõi trung bình. Là tình trạng văn học Việt Nam năm 2012...

Hậu hiện đại khởi động cách mạng văn học Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
... Từ đó, trào lưu hậu hiện đại góp phần đánh thức ý thức tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân nơi mỗi nghệ sĩ sáng tạo. Cuối cùng, hậu hiện đại chấp nhận Cái Khác (The Others), và đòi hỏi những Cái Khác cần được đối xử bình đẳng với cái vốn được xem là chính thống, trung tâm. Tôi gọi đó là Đức lí hậu hiện đại... (...)

10 NĂM TIỀN VỆ — 10 năm sống, chiến và sáng tạo theo tinh thần tiền vệ  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Có thể khẳng định, 10 năm tồn tại, Tiền Vệ đã góp phần quan trọng làm thay đổi khuôn mặt văn học tiếng Việt đương đại, để hướng về một nền văn học tự do, và triển khai tối đa tinh thần tự do theo đúng nghĩa cao cả và nguyên ủy nhất của từ này... (...)

Đôi lời về ngộ nhận không đáng có  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Ba ngày qua (20-22-9-2012), website Inrasara.com bị trục trặc, lúc được lúc mất, cho nên vài phản hồi ở đây tôi chuyển qua nhờ Tienve.org đăng giùm. Như thế lại hay! Các trao đổi được nâng tầm, chứ không còn khoanh vùng ở blog hay web cá nhân nữa...

@TXB: HÈN!  (đối thoại) 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Website Inrasara.com vừa nhận được “phản hồi” của bạn đọc @TXB liên quan đến sinh hoạt văn học Việt Nam. Vì mạng của tôi có trục trặc nên không cho hiện được. Nhận thấy đây là vấn đề mà bạn đọc bức xúc, nên tôi xin chuyển nhận xét này đến Tiền Vệ, để rộng đường dư luận. Inrasara.

Lạc hậu bình phương, mâu thuẫn lập phương*  (tiểu luận / nhận định) 
Ở Việt Nam, vài nhận định sai lầm mang dáng dấp chân lí đinh đóng thường xuyên được lặp đi lặp lại lại, đã tạo nên hội chứng lây lan. Trên các trang báo, báo chuyên văn học và báo phổ thông; trong các hội thảo văn học lớn, nhỏ; trong các cuộc trả lời phỏng vấn của nhà phê bình và cả từ phát ngôn của các quan chức văn học. Thế kỉ trước, thập niên qua và cả… mới hôm qua. Rằng, “sáng tác chưa theo kịp hiện thực đời sống” và “phê bình không theo kịp đời sống văn học”... (...)

Từ hai câu chuyện ở biên giới, suy nghĩ về sự im lặng  (đối thoại) 
[CẢM NGHĨ] ... Thế nhưng có một em bé đã không “biết” im lặng... Cậu học sinh ấy chưa từng trải nỗi đời, nên đã dũng cảm hành xử như thế. Mỗi lần nhớ đến cậu bé ấy, tôi cứ miên man nghĩ về sự từng trải của mình...

Ai chịu trách nhiệm ‘định hướng’ thẩm mĩ độc giả?  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ... THẦN] ... Cụ thể hơn, các cuộc tọa đàm, hội thảo được mở ra để làm gì? Để đánh bóng tên tuổi một cá nhân, hoặc để thảo luận về hiện tượng chữ nghĩa nào đó ít liên quan trực tiếp đến tiến trình phát triển văn học? Để rồi sau đó chẳng thu hoạch được gì...

‘Hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Nguyễn Quang Thiều cứ mắc kẹt ở bên kia bờ hiện đại. Mắc kẹt và rớt lại phía sau... Cho nên không thể đòi hỏi Nguyễn Quang Thiều hậu hiện đại, như vài người viết phê bình đã cố tình đẩy anh về phía xa xôi ấy. Hướng tâm, Nguyễn Quang Thiều không thể không né tránh các vấn đề thời sự cộm, cái cộm khả năng va chạm cơ chế mà anh là một bộ phận khôn rời. Một nhà thơ còn escape from freedom thì vời xa cả vực thẳm với hậu hiện đại...

“Một cách khiêm tốn để níu người Cham ở lại với đất”  (đối thoại) 
[ĐỜI SỐNG NGƯỜI CHĂM] ... Ở đây là người Cham, một dân tộc thiểu số đã đóng góp rất nhiều cho đất nước Việt Nam ở hôm qua, nhưng hôm nay, khi Chính phủ lên Dự án ảnh hưởng toàn diện đến đời sống của họ, họ lại không được hỏi ý kiến...

TCHERFUNITH  (thơ) 
... Số phận một dân tộc / số phận một nền văn minh / số phận một vùng đất / đang bị lôi vào / cuộc chơi / ngu ngốc...

TAM TẤU THÁNG TƯ  (thơ) 
Đã muộn cho ngày sinh / mặt trời đến hơi sớm / thế kỉ đến hơi sớm, người cùng thời bỏ đi / cũng có thể thiên kỉ này, hoặc vạn kỉ sau... | ... vẫn còn chưa chuẩn bị để học nói, chắc thế / tiếng nói mạnh mẽ hơn dứt khoát hơn / chúng ta quá chậm cho bất cập Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận cho / bấp bênh thuỷ điện Sông Tranh cho / bất công Tiên Lãng... | ... không phải tư tưởng / không phải kinh tế không phải chính trị / không phải cá nhân hay tập thể lớn hay bé hi vọng hay tuyệt vọng / không phải quốc gia hay quốc tế không phải trái đất sắp nổ tung...

Dịch và dịch tác phẩm văn học  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn - tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch...

Đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận  (đối thoại) 
[ĐỜI SỐNG NGƯỜI CHĂM] ... Khi có họa hạt nhân, 30km bán kính bao gồm cả hai cụm tháp thiêng trên sẽ thuộc vùng cấm. Các nhà khoa học cho biết, phải mất vài thập kỉ mới có thể rửa sạch đất nhiễm xạ...

Đính chính chậm  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Nhưng “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ” thế nào? — Tai Vô Lề bỏ quên câu hỏi đó, câu hỏi làm nền cho cả bài viết, nên mang Nguyễn Huy Thiệp ra làm đối trọng với tôi ở đây là… sai! ...

Thơ Việt Nam: vùng trũng hay cường quốc?  (tiểu luận / nhận định) 
... Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi... (...)

Thơ Đồng Đức Bốn & Mai Văn Phấn, từ một hướng nhìn động  (tiểu luận / nhận định) 
Ngôn ngữ là của chung một dân tộc. Từ ngôi nhà chung đó, nhà thơ xây dựng ngôn ngữ cho riêng mình, và/ để cư trú trong đó. Một thứ ngôn ngữ đặc thù cá nhân, có khi trên dưới trăm từ, lặp đi lặp lại như một thứ ám ảnh, làm thành cái riêng nhất, không thể lẫn... (...)

Thử đặt nền tảng cho phê bình văn học Việt Nam đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Cộng đồng văn học có nhiều bộ phận: Người sáng tác, nhà phê bình và độc giả; ở mỗi bộ phận tồn tại nhiều “loại” khác nhau. Có thể phân “nhà” phê bình làm ba loại: nhà phê bình đại diện cho thị hiếu chung của xã hội, nhà phê bình phát hiện cái mới khác trong sáng tác đương thời, và nhà phê bình lí thuyết mở hướng đi mới cho khai phá sáng tạo. Mỗi loại phê bình hiện hữu có lí do chính đáng của nó. Và cần thiết. Bởi tất cả đều có ích cho cộng đồng và cho sự phát triển của văn học, miễn là nhà phê bình thức nhận và biết đặt nó vào đúng vị trí và vai trò của nó... (...)

Thơ đương đại Việt Nam: bước chuyển mạnh từ miền Trung và Tây nguyên  (tiểu luận / nhận định) 
... Họ viết - thế thôi. Liên tục chuyển động và thay đổi. Không nhiều nhà phê bình nhận ra điều đó. Rất ít nhà phê bình theo kịp sự chuyển động đó. Không theo kịp, nhà phê bình mãi ở lại căn chòi mĩ học cũ để nhìn về thơ đương đại, nhận định và phán xét nó... (...)

Văn học Việt Nam & tinh thần đảng [phe, bè] phái  (tiểu luận / nhận định) 
Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide nhận định sinh hoạt của văn chương Pháp, rằng vài nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái. Lời nhận định không sai, nếu áp dụng cho văn học Việt Nam hôm nay. Có khi ở ta, nó càng chính xác và có sức nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội rất đặc thù... (...)

Đối thoại hậu HÀNG MÃ KÍ ỨC  (tiểu luận / nhận định) 
... Với Chăm hôm nay, thứ nhất, hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu khái quát cũng được, hiểu sai chút đỉnh cũng không sao. Thứ hai, với quá khứ, giải sân hận và giải quá khứ. Giải quá khứ không phải là từ bỏ hay quay lưng lại quá khứ mà là, hiểu và buông xả. Với hiện tại: hành NHẪN. Thứ ba, phiêu lưu và sáng tạo. Dấn mình vào các lĩnh vực ngoài Chăm, sáng tạo cái mới, cạnh tranh với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, dù sống bất kì đâu, không chối bỏ Chăm, khẳng định Chăm với Việt Nam và thế giới... (...)

Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn  (tiểu luận / nhận định) 
... Vỉa hè liên quan chặt chẽ [hay đồng nghĩa với] ngoại vi và phi chính thống. Đó là một thái độ chọn lựa chứ không phải [hay ít khi] bởi hoàn cảnh đưa đẩy. Ở vỉa hè vẫn có mặt đủ đầy mọi hỉ nộ ai lạc của văn giới, nhưng tuyệt đối không có “dạ bẩm quan lớn” hay “vâng báo cáo anh”. Nó không quan tâm đến văn học chính thống, thỉnh thoảng nó liếc về phía chính thống, nhưng thường thì với con mắt khinh thị. Cho rằng văn chương vỉa hè “lợi dụng” vị thế vỉa hè “để nâng phông mình lên” (chữ của Nguyễn Hữu Hồng Minh) là lầm to... (...)

Hai cảm thức thơ Việt qua hai kì sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa  (tiểu luận / nhận định) 
Xung đột và tranh chấp ở Biển Đông vào cuối năm 2007 và giữa năm 2011 cùng các hệ quả của nó, là một sự kiện chính trị xã hội lớn nhất Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI qua hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở Sài Gòn, Hà Nội với những vụ bắt bớ, giam cầm tác động mạnh đến tâm thức người Việt khắp toàn cầu, qua đó tạo nên một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn chương tiếng Việt... (...)

Thơ ngày mai  (thơ) 
Thơ là thơ là thơ là / thái độ thay vì trí tuệ / khai mở thay vì ngoan ngoãn để cho định hướng / khai phá thay vì thử nghiệm / hành động thay vì phản ứng / truyền cảm hứng thay vì tìm cảm hứng / nhảy múa với ngữ ngôn thay vì gọt giũa ngôn từ / vui chơi thay vì tạo dựng sự nghiệp / nở hoa trên khổ đau thay vì héo khô trong đau khổ / tạ ơn và tôn vinh đời sống thay vì khinh bỉ với ta thán cuộc người...

Ở nơi ấy, thơ  (thơ) 
Ở nơi ấy / khi kèn đưa tang thơ gượng rúc tiếng cuối cùng / thơ dớn dác giành giật giẫm đạp nhau tìm chốn náu thân / ngôi nhà công sở giáo đường chùa chiền vỉa hè am hang cốc / thơ bám ghế thơ mua bán thẻ hội viên thơ tranh chức ủy viên hội đồng / thơ dựa hơi đại gia đỡ đẻ cuộc sinh non thơ chạy lo chầu nhậu nhẹt...

Ở nơi ấy, Việt Nam  (thơ) 
... đáng lẽ / ai đó đừng đi học / đừng biết chữ / đáng lẽ ai đó nên làm bài thơ thật nhiều vần / đừng có cai lon bo di nào đi qua đời ai đó đáng lẽ / không nên gặp Lý Đợi / không nên mở miệng đáng lẽ / không nên ra đời / tại / Việt Nam... | Anh thử rướn vòm họng để phát ra âm thanh lượt nữa / lượt nữa / anh thử cân đong nặng / nhẹ / vẫn / không thể / khi anh em bè bạn kẻ lạ người quen anh / im lặng / cả kẻ thù anh cũng im lặng / niềm im lặng câm lặng // Cả anh rồi cũng im lặng...

Vài nhận định về nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn  (đối thoại) 
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản do International Publishers Association (IPA) Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế trao tặng, tại Buenos Aires ngày 25-4-.2011 - là một vinh dự lớn cho cá nhân anh, nhà xuất bản và Nhóm Mở Miệng đồng thời là niềm khích lệ lớn đối với văn nghệ sĩ tự do khác...

Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi tin tưởng vào thiên tài. Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài. Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo... (...)

Cám ơn hồi đáp  (đối thoại) 
[THƠ VIỆT NAM] ... Ôi, điều kiện vượt vũ môn có mỗi hai con giun (~~) thôi, cũng thiếu, nói chi. Không ra nổi biển lớn là phải lắm, chớ trên đừng trách trời, dưới không oán người. Mà tội. Cho nên khi được Bùi Thị Lài nhắc vở thì tôi cám ơn vô ngần...

Phản ứng nhanh - hay Thư cho Bùi Thị Lài  (đối thoại) 
[THƠ VIỆT NAM] ... “Siêu hư cấu sử kí” là chữ tôi dùng lại của Hoàng Ngọc-Tuấn dịch thuật ngữ historiographic metafiction. “Thơ tịnh tiến” là cách làm thơ của Khải Minh. “Thơ phân thân” là chữ do tôi bày đặt ra khi bình luận về vài bài thơ của Nguyễn Hoàng Nam...

Khủng hoảng, phản kháng & dối lừa  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi bao nhiêu khuynh hướng chính lưu quy định mọi bộ phận sinh hoạt văn học, khi khí hậu văn học chính thống phủ trùm tất cả, khi sáng tác giả cách tân bắt tay với phê bình giả cấp tiến thao túng văn đàn, và khi tài năng văn chương bị bóp nghẹt, sức sáng tạo bị gặm nhấm, bị bào mòn ngày qua ngày, miệt mài và kiên trì — kẻ sáng tạo chán nản rồi bỏ cuộc. Họ không thể không bỏ cuộc, khi mục tiêu mất hút... (...)

Thơ trẻ Chăm đương đại: Thơ tiếng Việt  (tiểu luận / nhận định) 
... Dù truyền thống kia bị đứt mạch hơn hai thế kỉ, khi hội đủ tố chất để thừa hưởng tinh túy kia, các cây bút trẻ Chăm vẫn có thể biết “tiếp nhận và sáng tạo” từ kho tàng bản sắc văn học dân tộc... Và, cho dù họ làm thơ bằng tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ, hơi thở truyền thống thơ ca Chăm cùng vài thủ pháp đặc trưng của cha ông vẫn được họ mang vào tác phẩm mới đầy sáng tạo... (...)

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Như vậy, nhận diện sòng phẳng thơ đương đại, không phải cứ là thơ [của tuổi] trẻ; và muốn nhận định công bằng thơ đương đại, không thể không “đi vào trong” nó. Đi vào trong hệ mĩ học sáng tạo của mỗi nhà thơ, để đánh giá. Dù đại bộ phận nhà thơ Việt Nam vẫn viết theo cảm tính, hay viết theo trường phái nhưng chưa tiếp nhận đầy đủ tinh thần và thủ pháp của hệ mĩ học của trường phái đó; và dù không ít nhà thơ thay đổi vài hệ mĩ học khác nhau trong các thời kì sáng tác của mình, nhà phê bình không thể không rạch ròi chúng... (...)

[Nỗi] buồn của thơ hôm nay  (thơ) 
thưa quý đại biểu... dạ kính anh / chúng ta... phấn khởi hồ hởi... lâu đời / vô cùng to lớn... dạ... xin lỗi / [kiểm duyệt bỏ 2 chữ] / alô... 1... 2... 3... 1... 2... 3... thử máy // nền thi ca ngàn năm... nhiệt liệt // [kiểm duyệt 2 dòng] / niềm tự hào... / sứ mệnh... / hôm nay và mai sau / trăn trở đầy... tính... chiến lược / kiên trì... khắc phục...

Phản-sến, và... như là thông điệp phi thông điệp  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Người mù và kẻ theo đuôi. Mù, nên theo đuôi. Chúng ta, những nhà văn, nhà phê bình và nhà viết lách đủ loại quen sống theo, viết theo. Tất cả trở thành tín đồ Theo-ism trong cộng đồng văn chương “đã quen phán đoán theo cách của người mù”. Quen, chúng ta hành động trong, với và giữa những quán tính, như không cần thiết phải thay đổi. Vậy, phải giải phẫu để thay đổi...

Kí ức thời xa vắng  (thơ) 
canh sinh viên, rau muống, mì ấn độ / loa phường, khoa học & đời sống / coi chừng bọn cờ đỏ / rầy nâu hại lúa nhiệt đới / tất cả cho sản xuất, tất cả vì xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của / nhân dân đời tem phiếu / nhất nước nhì phân tam cần tứ giống / lao động là vinh quang lang thang là chết đói hay nói là / ở tù lù đù thì lên kinh tế / kinh tế mới & / trại cải tạo, sổ gạo & / cái nguýt của cô cán bộ mậu dịch, công nghiệp hóa & / hiện đại hóa đất nước xe than...

Thân phận “vấn đề lục bát”  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Vậy đó! Tương quan lục bát Việt - Chăm đã đặt ra một cách khoa học từ khá lâu (1992), ít nhiều gây chú í đến giới chuyên môn, trong đó không ít vị lên tiếng tán đồng. Trần Quốc Vượng là một trong những (2000). Nhưng mãi khi Tiền phong cuối tuần số Xuân 2010 in bài viết ngắn: “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”, nó mới đánh động dư luận. Nói thế, vì ngay trên tạp chí Thơ số tháng 9-2007, vẫn có tác giả cả quyết “lục bát, song thất lục bát... là bản sắc độc đáo riêng của người Việt ta”...

Không đề hậu hiện đại  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Phùng Thành Chủng: “không biết phải thưa lại với anh (Inrasara) như thế nào”. Chuyện không khó xử đâu. Nêu được như vậy thì hay lắm, và cám ơn anh nữa, bởi đã góp một nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Sau này nếu có độc giả hay nhà văn nào bổ sung thêm càng tốt. “Ăn chữ” sẽ được nối dài ra đến... vô tận...

“Tản mạn” [hay “tạp cảm”] về mượn  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy...

Nỗi niềm hậu hiện đại 2  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới...

“Khóc Tây Tạng”: xuất xứ, đại ý, cảm tưởng... và cảm tạ  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... “Khóc Tây Tạng” viết giữa hai thủ pháp “Một hôm gầu guộc...” và “Khóc Văn Cao”. Nó không [những, chỉ] khóc Tây Tạng mà [nhất, còn] là khóc cho người [không] khóc Tây Tạng. Tôi thấy bài thơ hỏng hóc đâu đó và có vẻ thất bại!...

Khóc Tây Tạng  (thơ) 
Tây tạng / tang tậy / tẩy tan / tan đàn xẻ nghé / nghé con / bê con / bê thui / bia hơi / nhậu nhẹt / có ai nhớ tây tạng không / còn ai thương em gái tây tạng không...

3 bài thơ lạc điệu  (thơ) 
Tôi sống trong cộng đồng mà mọi thứ / đều lùi. Những đám cây mọc lùi nhỏ / dần vào hạt mầm, tận kiếp trước hạt / mầm. Con sông chảy lùi, rất xiết... | ... Thây kệ tui / cả mấy ông nữa / đi mà sống cái đời đốn mạt của mấy ông đi / mầy có nhìn thấy cục gạch kia không / thằng chó... | Đã muộn cho ngày sinh / mặt trời đến hơi sớm / thế kỉ đến hơi sớm. Người cùng thời đã bỏ đi / cũng có thể thiên kỉ này. Hoặc cả thiên kỉ sau...

Thế giới trong ngày  (thơ) 
... Tin nhắn ông bạn thơ qua điện thoại di động / Sáng sớm // Luật sư Lê Công Định vừa đọc bản tự thú và yêu cầu được khoan hồng / Nhiều người nổ bia ăn mừng không ít người bị hố / Amnesty International hố một nhà văn mới 5 hôm trước vỗ tay hoan hô bị hố / Kẻ bàng quan kẻ chờ đợi kẻ thất vọng...

Ở nơi ấy, có...  (thơ) 
Có đứa đi hoang kè kè kim chỉ nam trong túi áo / Có nhà phê bình kêu đòi người cầm tay chỉ đường / Có bà mẹ không biết hôn con / Có một nền thơ cần đến công văn định hướng... / Có đất nước tự do ở đó quan to được tự do phạm pháp / công nhân được tự do xin phép đình công / nông dân tự do mất đất...

Đối thoại hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
Chúng ta không có tự do, chưa sẵn sàng cho tự do, sợ tự do, thậm chí nói như E. Fromm – chúng ta chạy trốn tự do. Không tự do, bởi ta muôn đời lệ thuộc vào quyền lực đủ loại, đủ dạng. Từ ý thức hệ tôn giáo hay chính trị đến nền giáo dục ta thụ hưởng, từ truyền thống văn hóa đến nề nếp gia đình nơi ta sinh và lớn lên, từ uy tín của đạo sư hay lãnh tụ đến cuốn sách ta đọc, vân vân. Khi còn lệ thuộc vào bất kì một quyền lực nào là ta còn quy thuộc vào trung tâm. Còn trung tâm là ta còn chưa thể sẵn sàng cho hậu hiện đại... (...)

Thơ Chăm hiện đại, một nhập cuộc sôi động và mới mẻ  (tiểu luận / nhận định) 
... Mười lăm năm với bao biến chuyển cuộc thế, thay đổi cuộc người. Bằng nỗ lực vượt bậc, thế hệ Chăm yêu văn chương đã thu hẹp dần khoảng cách, ngày càng hẹp, ngắn hơn, để đến hôm nay, có thể nói, người viết văn, làm thơ đã nhập cuộc vào cộng đồng văn chương đại gia đình dân tộc Việt Nam... (...)

Nỗi niềm hậu hiện đại — Thay lời kết  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi yêu tiếng Việt, yêu các thi sĩ mà tôi nghĩ họ đang sáng tạo. Hết mình và sẵn sàng trả giá cho sáng tạo. Các nỗ lực đó nếu không được ghi nhận thì đáng buồn biết bao. Dù nhà thơ có vẻ đang mất thế giá trong xã hội, hay cho dù văn chương chẳng là cái đinh gì cả giữa vũ trụ vô cùng, thiên địa du du. Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại làm cái chuyện không là gì cả nhưng cần thiết đó... (...)

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Thơ hậu hiện đại sẽ đi về đâu? - Nó không về đâu cả! Thơ hậu hiện đại là trò chơi địa phương của những kẻ tự nguyện sáng tác ngoài lề trong thời đại toàn cầu hóa. Với tinh thần phá chấp triệt để qua tầm nhìn rộng mở và thái độ dân chủ tuyệt đối, thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay là kẻ sáng tạo tiền vệ đang đổi mới thơ Việt, đổi mới cách viết và cách đọc, qua đó thúc đẩy công cuộc giải lãnh thổ hoá (deterritorialize), giải quốc gia hoá (denationalize) và giải địa phương hóa (delocalize) văn học... (...)

Nguyễn Thế Hoàng Linh & hành trình ca dao cho thời hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Lối triết lí nhẹ nhàng được thể hiện bằng lối viết ngắn và sắc như thế của Hoàng Linh vẫn đầy ý nghĩa và thú vị. Nhưng ưu thế của Nguyễn Thế Hoàng Linh chính là lục bát. Có thể gọi đó là ca dao của và cho thời hậu hiện đại... (...)

Lê Thị Thấm Vân, tiếng thơ nữ quyền hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhận thức thế phận người nữ trong một xã hội còn chịu dư hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ của Khổng Mạnh, nhìn thẳng thực tế thảm trạng của người nữ Việt hôm qua và hôm nay, Lê Thị Thấm Vân đã dũng mãnh nói tiếng nói của mình... Sự sâu sắc trí tuệ và sức bùng vỡ bản năng đã giúp nhà thơ này làm được cuộc vượt thoát tâm thức hậu lãng mạn một cách ngoạn mục... (...)

Đặng Thân khai mở dòng thơ phụ âm Việt  (tiểu luận / nhận định) 
... Làm thơ, anh đặt câu hỏi về điều lâu nay chưa ai đặt câu hỏi, cả các nhà thơ lớn, ít ra là ở Việt Nam. Về một chuyện rất nền tảng: kĩ thuật, ở một khía cạnh rất nhỏ tưởng như chẳng có gì đáng đặt câu hỏi: phụ âm... (...)

Từ chối liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam làm được gì cho thơ?  (tiểu luận / nhận định) 
... Chối từ liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam đã làm được gì cho thơ? Nhiều, khá nhiều. Dù anh chưa in tập thơ riêng. Chối từ áp lực từ độc giả trông đợi cái quen thuộc, thơ Nguyễn Hoàng Nam hướng đến bộ phận độc giả mới và khác, độc giả tiềm năng. Hơn mười năm qua. Và không phải nó đã không tìm thấy được độc giả của mình... (...)

Chân Phương, lữ khách blues trong thơ đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Cảm thức hiện đại gần như xuất hiện đủ đầy và xuyên suốt các sáng tác của Chân Phương. Nhưng khác với nhiều nhà thơ hiện đại, Chân Phương không bị ẩn dụ và “tính trí thức” bí bức trong vòng quẩn khó hiểu và tối nghĩa của thơ. Vẫn hình thức phân mảnh và không liên tục, tính tự phát và ngẫu hứng được đẩy tới, nhưng đằng sau sự đứt quãng và rời rạc trong thơ anh vẫn hiện diện vô hình dấu kết nối để người đọc có thể ráp nối chúng qua ngôn từ chắt lọc không quá xa cách và thi ảnh gần gũi đời thường, từ đó tạo sự hiểu và đồng cảm... (...)

Khế Iêm, câu chuyện tân hình thức kể lại  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhưng nỗi thơ cũng như nỗi người, đâu có giản đơn thẳng đường mà tiến. Nó có thể tụt hậu hoặc lạc thời, quay trở vào kho lục lạo tìm xài lại cái cũ, xào xáo hay cải tiến. Tân hình thức không là ngoại lệ. Khế Iêm có cách nghĩ riêng. Anh đặt câu hỏi về thất bại của thơ tự do, và tự trả lời... (...)

Đỗ Kh. giải lưu vong trong thế giới toàn cầu hoá  (tiểu luận / nhận định) 
... Đỗ Kh. đã vượt qua tình trạng lưu vong bằng thái độ khác, tâm thức khác. Tâm thức giải lưu vong — nhẹ nhõm và khoái hoạt. Có thể nói, mười năm trở lại đây, Đỗ Kh. là một trong rất hiếm nhà văn Việt mang tâm thức giải lãnh thổ hoá toàn triệt... (...)

Như Huy khai vỡ hiện thực như thực từ giữa những câu phức  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhát cuốc đó có đánh động hoặc gây hứng thú chút nào cho kẻ sáng tác cùng thời không, là chuyện của ngày mai. Chỉ biết rằng, sau khi nhọc nhằn vượt qua bao nhiêu Những câu phức, Như Huy giúp tôi Trông-Rõ-Khuôn-Mặt anh, khuôn mặt em, khuôn mặt tôi và khuôn mặt mọi người... (...)

Nguyễn Đăng Thường nở ngày  (tiểu luận / nhận định) 
... “Nở ngày” là một ý niệm độc đáo. Từ ý niệm đó, ông thực hiện thơ. Nhưng để làm gì, thứ thơ ấy? Nó không để làm gì cả! “Thơ không cứu nổi thơ, thơ không cứu nổi người làm thơ, nói chi thế giới. Nhưng thơ — như cỏ — vẫn mọc và có thể hữu dụng vào việc gì đó biết đâu. Ai cấm ta mơ hiệu quả cánh bướm.” ... (...)

Nguyễn Hoàng Tranh, bước chuyển từ THỞ sang CHỮ  (tiểu luận / nhận định) 
... Thi sĩ, chớ ngồi đó mà than khóc! Nguyễn Hoàng Tranh đã biết lùi lại, lùi lại để mở to mắt nhìn thực tại. Qua đó, CHỮ hết còn sự lưỡng lự của phản biện... CHỮ nói tiếng nói cảm thông với con người chịu đựng lịch sử. Những sinh phận mất khả năng tự vệ, những tuổi thơ vô tội, những giấc mơ của tuổi trẻ bị chà đạp, những tài năng đang bị thui chột khắp xung quanh. CHỮ đồng cảm với những tiếng nói phản kháng, dù yếu ớt nhất... (...)

Bùi Chát mở miệng qua Giấy Vụn  (tiểu luận / nhận định) 
... Như thế, Bùi Chát và kẻ cùng hội cùng bè tự chọn làm người phản biện lại xã hội. Thế nên ngay từ khởi đầu, họ chấp nhận tư thế nghệ sĩ ngoài lề, thoát khỏi sinh hoạt văn chương khép nép tù đọng trong cơ chế xin-cho áp đặt lên sự sáng tạo... (...)

Giáp mặt đêm, Lê Vĩnh Tài lần nữa, tập nói  (tiểu luận / nhận định) 
... Anh mang tiếng nói ngoại vi công phá vào trung tâm, không phải để chính mình trở thành trung tâm, mà là giải trung tâm. Trong thơ, cả trong thái độ thơ... (...)

Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu  (tiểu luận / nhận định) 
... Anh sẽ còn đưa thơ đi tới đâu nữa, không biết. Cả anh cũng không biết, trong cõi sáng tạo mù mờ đầy hứng khởi ấy. Điều người đọc biết chắc chắn là, với bút lực hãy còn đầy tràn, tinh thần tìm tòi khai phá không biết mệt mỏi ấy, Mai Văn Phấn vẫn chưa thấy có dấu hiệu ngừng lại... (...)

Thực hiện thơ với Nguyễn Tôn Hiệt  (tiểu luận / nhận định) 
... “LÀM đi! LÀM ngay đi! Viết mãi, đọc mãi những mớ chữ ấy thì sẽ ra cái chó gì!” Thi sĩ làm đã đành, anh còn thúc người xung quanh làm. Và sự làm ở đây là rất cụ thể và đầy chất kĩ thuật. Kĩ thuật thực hiện thơ như thế, ở Việt Nam, là ca đầu tiên... (...)

Trần Wũ Khang & “Quà tặng của quỷ sứ”  (tiểu luận / nhận định) 
... Trần Wũ Khang: một thực thể, bút danh hay thậm chí – một ảo giác chữ? Hoặc chỉ là loài ẩn ngữ hồ đồ gây hứng khởi, hồ nghi hay ngán ngại? Đột ngột có mặt như một phản kháng lại cái tù đọng của dòng chảy văn chương hôm nay hay chỉ như một giải toả ức chế nhất thời?... (...)

Lý Đợi không làm thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Ngày mai, sẽ mọc trên đó một cây thơ của một nền thi ca tự do trong một xã hội tự do được trồng bởi một nghệ sĩ tự do, tự do trong ý nghĩa nguyên uỷ và cao vời nhất của từ... (...)

Đinh Linh giải phẫu vành tai tiếng Việt  (tiểu luận / nhận định) 
... Anh làm cuộc giải phẩu. Quyết liệt, đột hứng và nhất là, vui vẻ. Mổ xẻ “Hậu Việt ngữ”, “Những từ chính”, “39 động từ”, “Từ túng”, “Ngôn ngữ và thịt”, “Bún và phở”, “Cơm và cháo” để, làm ra “Những từ điển mới”. Từ điển dùng cho tra cứu Lĩnh đinh chích khoái và các tập thơ tương cận. Xưa nay, chưa có nhà thơ nào làm [có ý định làm] cuộc giải phẫu toàn diện như thế, vành tai tiếng Việt... (...)

Trà Vigia và câu chuyện khác về SĂM HRI  (tiểu luận / nhận định) 
... Một câu chuyện về một hiện tượng hay sự kiện có thể làm cho hiện tượng hay sự kiện đó phong phú, đa diện và đa sắc thái. Nó là cái thêm vào, nối dài chứ không phải triệt tiêu. Chăm H’ri của Trà Vigia, ngược lại, có khả năng đưa huyền thoại cũ vào hậu trường lịch sử. Đúng hơn, hậu trường của quá trình nhìn nhận về lịch sử. Chúng chỉ còn là một giọng phụ, không hơn... (...)

MA NET, từ hiện đại đến hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Cảm thức hậu hiện đại rời bỏ niềm tin vào tương lai tươi sáng với điểm mười tròn trĩnh của cô bé trong kì thi tuyển sinh đại học về một rừng xà nu bạt ngàn gian nan mà anh dũng thuở nào. Cảm thức hậu hiện đại ý thức trắng phớ về bao hố hang cuộc sống rình rập con người, bao bóng tối tâm hồn sẵn sàng làm sa đoạ, bao đột biến khó lường của lịch sử và kẻ viết sử. Nó vứt bỏ khỏi mọi giả vờ, mọi ngây ngô, mọi xó xỉnh thơ mộng lãng mạn sót lại trong tâm hồn con người thời đại... (...)

Cái Mới: nhận diện và song thoại  (phỏng vấn) 
... Đó là thơ dân tộc thiểu số, thơ Chăm, thơ nữ quyền luận, hậu hiện đại, nhóm Mở Miệng, nhóm Ngựa Trời, sáng tác của các nhà văn hải ngoại... Tôi thấy chúng mang cảm thức mới-khác hay nảy ra từ một nền văn hoá khác, qua lối biểu hiện mới bằng các thủ pháp mới. Tôi song thoại với chúng, sòng phẳng. Còn cái cũ không cần và tôi không có nhu cầu song thoại với nó... (...)

40 km/h với Vũ Thành Sơn  (tiểu luận / nhận định) 
... Một thái độ thơ, một hành động nghệ thuật thể hiện qua một tập thơ của một tác giả chủ ý sáng tạo lệch pha, đã nhiếp dẫn thơ ca đi chệch khỏi quan niệm sáng tác cũ đang thao túng đời sống văn học hôm nay... (...)

Hậu hiện đại là hậu hiện đại là...  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự Thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại. Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ,… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại... (...)

Nhật Chiêu viết như là thở  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhưng lạ, ở đây không có các tình tiết hấp dẫn liên diễn hòng lôi cuốn người đọc theo dõi truyện; chuyện tình lâm li làm ta xúc động đến ứa nước mắt — không; cả thuyết thoại dông dài về hiện thực xã hội khiến ta suy ngẫm hay suy diễn cũng không nốt. Mà là: “bầu trời liên tục đổi mặt nạ của mình”... (...)

Tinh thần ‘tuỳ tiện’ Chăm & thông điệp GLƠNG ANAK  (truyện / tuỳ bút) 
... Ấn Độ không làm gì ra hồn cả, luôn nửa vời — một bậc đại thánh của họ nhận định thế, về dân tộc họ. Chăm cũng chẳng hơn gì. Đó là truyền thống văn hoá Bà-la-môn! Xin nhắc lại: truyền thống... (...)

Về một lối phê bình chỉ điểm  (tiểu luận / nhận định) 
Phê bình văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đó là chuyện ai cũng biết. Là khoa học, nó đòi hỏi người viết bao quát được vấn đề, lập luận vững chắc, dẫn luận phong phú và chính xác, bên cạnh lí giải thuyết phục. Không đạt các tiêu chí đó, người viết chỉ là kẻ hóng hớt tán chuyện đầy vô bổ... Phạm Quang Trung chỉ có mỗi nhai lại từ nhai lại từ nhai lại... (...)

Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ  (tiểu luận / nhận định) 
... Đạo sĩ Bà-la-môn khi đã rời bỏ rừng sống đời khất sĩ, trút mọi gánh nặng hay thành quả sau lưng, nhẹ nhõm như mây trời, làm cuộc phiêu lãng vô định và bất tận. Mãi mãi trên đường... (...)

Nỗi [lảm] nhảm [về &] của thơ & Hạnh  (sổ tay) 
... Dù đã nửa đời hư. Bài thơ nhảm nhưng nó vẫn cứ là định mệnh. Như một câu thơ của Ariya Glơng Anak, của Rilke. Như sợi tóc vắt ngang màu mắt của Hạnh vào buổi tối vô nghĩa kia... (...)

Nhà thơ, nỗi hôm nay  (sổ tay) 
Nhà thơ Việt Nam hôm nay chưa “nghe ra” nhau, sự vụ đó không lạ. Bởi chúng ta chưa sẵn sàng để nghe nhau. Chưa là hội thoại, chưa chịu ngồi lại cho hội thoại... (...)

Giải sân hận (hay "Sống dưới dấu hiệu GLƠNG ANAK")  (tiểu luận / nhận định) 
... Chăm hầu như không biết căm thù. Thù đậm, thù dai, thù truyền đời. Giận thì có, nhưng thù, hận, căm thù, hận thù – không, có lẽ. Lạ! Trong văn chương Chăm không có dấu vết căm thù. Lẽ ra với người Kinh, họ “cần” căm thù mới phải lí chớ, nhưng thực sự – không!... (...)

Ở nơi ấy, HẢO HẢO HẢO  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] Như chưa hề có gì xảy ra... / Như chưa hề có chuyện gì sắp xảy ra... / ... Như chưa hề có chuyện gì đã xảy ra // Ngày 16 / Ngày mai / Ngày mai / Que sera sera / Ai biết chuyện gì xảy ra, ở nơi ấy...

3 bài thơ trích từ tập Ở NƠI ẤY [thơ thời cuộc] (2)  (thơ) 
Tao không muốn mầy làm thơ tình buồn / Tao không muốn mầy làm thơ tình / Tao không muốn mầy làm thơ / Tao không muốn mầy làm / Tao không muốn / Tao không / Tao / T... | Kẻ nào muốn / Kẻ nào muốn tôi / Kẻ nào muốn tôi, anh, chị / Kẻ nào muốn nông dân và thợ thuyền thầy tu hay nhà văn / Giáo sư với sinh viên hết thẩy / Nói, nghĩ, viết, làm / Theo chúng muốn / Theo chúng / Theo... | đêm cắt từng mùa trăng lập thể / sương siêu thực và em / thế giới nằm nghiêng...

3 bài thơ trích từ tập Ở NƠI ẤY [thơ thời cuộc] (1)  (thơ) 
... những sinh phận không biết đến tự do / chưa hề nếm, ngửi, sờ mó tự do / lầm lũi, câm lặng, đi lại, thở trong lồng như thể / đang sống... | Người đàn bà đội gia sản đi theo triền sông / cùng dòng người lọt thỏm giữa lòng sa mạc... | Và nỗi nhớ lại bắt đầu với gió...

Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?  (tiểu luận / nhận định) 
... Dù chúng mang tên trào lưu hậu hiện đại hay tân hình thức, dù nhóm thơ đó là Mở Miệng hay Ngựa Trời, và cho dù tất cả chúng chưa có thành tựu lớn như độc giả đòi hỏi, nhưng chính các trào lưu và nhóm thơ này đã mang luồng khí mới mẻ, dũng mãnh thổi vào khí hậu văn học Việt Nam hôm nay... (...)

Văn chương Sài Gòn thời Hậu Đổi Mới, khởi đầu cho một khởi đầu – Nhìn qua lăng kính thơ ca  (tiểu luận / nhận định) 
Thơ Đổi Mới khởi đầu cùng thời với Thời kì Đổi Mới, nghĩa là từ khoảng năm 1985. Mở cửa – các nhà thơ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo. Họ biết không còn có thể viết như trước. Họ cần làm mới... (...)

TAGALAU — Bảy năm nhọc nhằn và kiêu hãnh  (phỏng vấn) 
Inrasara đối thoại xung quanh dư luận về TAGALAU — tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm (2000-2007) ... (...)

Chuyện chữ [3]: Đám tang chữ  (tiểu luận / nhận định) 
... Hoelderlin: Và để làm gì, thi sĩ, trong thời đại bần nhược, điêu linh? Thi sĩ không làm gì cả, ngoài định phận mà hắn tự ban cho mình: Canh giữ nỗi buồn kia... (...)

Chuyện chữ [2]: Cười/klau  (tiểu luận / nhận định) 
... Căng quá chỉ đau tim phổi thôi, lây lan sang bao tử nữa. Cố gắng cười đi, rồi thế giới sẽ thay đổi. Còn nếu thế giới không thay đổi thì ít ra tâm hồn chúng ta thay đổi. Từ đó thơ văn chúng ta sẽ thay đổi theo... (...)

Chuyện chữ [1]  (tiểu luận / nhận định) 
Chữ có cuộc sống riêng của nó, từ sinh thành cho đến lúc lâm chung. Thăng trầm và biến dịch khôn lường. Chữ sống, bước đi, đứng, ngủ, thở dốc; chữ an ủi vỗ về, tạo ảo tưởng, thăng hoa hay hành hạ tâm hồn con người; chữ bị thương, bị làm biến nghĩa, biến dạng, biến chất; chữ đau bệnh, kiệt sức, hết hơi, giẫy chết; cuối cùng chữ bị khai tử và được mang trưng bày trang trọng trong viện bảo tàng... (...)

Ngụ ngôn hậu hiện đại  (tiểu luận / nhận định) 
Phạm Lưu Vũ đặt câu hỏi lớn: “Phải mất bao nhiêu năm mới tạo ra những phản xạ (sợ) thường trực ấy ở trong mỗi con người?”. Câu hỏi không có nửa âm vọng phản hồi! Và điều cay đắng nhất là “một khi con người đã biến thành hèn hạ, thì sự thật không còn chốn nương thân”... (...)

Cafe Văn Học tháng 7 của Hội Đồng Anh, “Phê bình văn học trên báo chí — lí tính và cảm tính?” [Biên bản lập chậm]  (sổ tay) 
Sau mỗi cuộc hội thảo lớn nhỏ, luôn có các cách đưa tin và nhận định khác nhau. Cafe Văn Học tháng 7 của Hội Đồng Anh không là ngoại lệ. Đã có 5-6 bài báo ngắn về cuộc này. Mỗi người đọc cũng sẽ tiếp nhận và hiểu nó mỗi khác, chắc chắn thế. Theo tôi, tốt hơn cả là ta cứ ghi biên bản cụ thể, chính xác, đầy đủ. Sự việc sẽ nói lên tất cả... (...)

Du ca mùa đông  (thơ) 
Tôi ngủ sớm mùa Đông / chỉ em ngoài kia thức canh tình yêu sắp hạt / kiên nhẫn và tín thành / hơn cả gió mùa trong kiên trì mưu toan chia cắt...

Lối “biên tập” văn học chính thống ở Việt Nam hôm nay  (sổ tay) 
... Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ưu tiên đăng báo Hội mới phải lẽ; nhưng nếu bộ phận biên tập cứ làm ăn kiểu như thế, hỏi có đồng bào nào còn... cười nổi không? Và có nhà văn nào còn đầy đủ sức chịu đựng gởi bài đăng báo nhà nữa không?... (...)

Con đường vỡ | Ngụ ngôn loài xương rồng | Truyền thuyết về ngôi nhà  (thơ) 
... bất chợt chiều nay tôi thấy con đường vỡ / đang nhìn tôi trong tiếng nói không lời... | Khi những trận gió cuồng nộ của mùa hạ đã xa và cơn mưa ngọt lịm của mùa thu chưa tới / Đêm tối tràn qua bãi trống cánh đồng đến nằm vạ trên ngọn đồi chỏng chơ... | Ngôi Nhà / Bộ y trang truyền đời bước sang chu kì rã mục / Cắp theo linh hồn lửa hoa văn / Vữa đất giã từ nồi gốm, thớ gỗ từ bỏ hòm rương / Ra đi gươm rỉ sét, ấm sứt vòi, mảnh vỡ...

Thơ như là con đường  (tiểu luận / nhận định) 
... Thi sĩ ném mình trong vùng đêm sáng khai mở, buông xả trên con đường. Khi buông xả như thế, không phải thi sĩ an cư vĩnh viễn như thể một về vườn hưu trí mà, luôn ở tư thế sẵn sàng chịu bị đẩy rơi vào miền tối trở lại. Cắt lìa khỏi Quê hương... (...)

Sầu ca trên đỉnh tháp  (thơ) 
Ngươi đứng trên đồi trọc kia cô độc ngàn đời / như ngươi, giữa hoang mạc người ta khát / khát khi trên tay ta li bia sủi bọt / cả khi từ suối nguồn ta dòng nước mát tuôn tràn...

Khởi động của khởi động  (thơ) 
Trong khởi đầu khó nhọc này / chỉ có vẫy gọi khác lạ / hơn cả vẫy gọi của loài hổ mang biển / hoặc loài ma trơi nhiệt đới / hoặc oan hồn nhà tu khổ hạnh bị chối từ / mới mong một lần đánh thức linh hồn hoang hóa chúng ta...

Trong khoảng tối của gió mùa  (thơ) 
Da và xương / Mắt buồn và khói thuốc / Tờ giấy trắng và đêm trắng / Bơi ngang dòng nước tối ẩn hình. // Anh / Đến và đi / Chiếc ghế trống bỏ lại. // Không cả ngoảnh lại / Những âm tiết đen mang khuôn mặt loài cú biển / Đóng cửa một bắt tay...

VĂN CHƯƠNG NGOẠI VI / VĂN CHƯƠNG TRUNG TÂM — từ một góc nhìn  (tiểu luận / nhận định) 
... Người thiên hạ coi ta là vùng ngoại vi, đã đành. Chính ta tự coi mình và coi nhau như thế. Mới lạ!... (...)

Yêu nhau 3 thì  (thơ) 
Chùm thơ gồm ba bài: 1. Thì Lãng Mạn hậu kì; 2. Thì H[ậu h]iện Đại; 3. Thì Cổ Điển mới...

Chuyện người đời thường [22 & 23]  (thơ) 
Nó nhìn mâm cơm canh rau muống lỏng bỏng / trừng trừng ……… có lẽ nó nhớ / hai mươi năm ……… Qua ……… nhanh // Tôi thấy mâm cơm nhìn đăm đăm / nó... | Sáng dậy / chiếc bàn trống ……… sạch / đôi khi đậu vài bông giấy ngủ muộn / lạnh lùng dõi sợ hãi tôi / uể oải ……… thức // Tách. Muỗng. Bình trà. Phin. Ly. Giấy. Bút. / xếp hàng...

Chuyện người đời thường [21]  (thơ) 
Chim cu bặt tăm / chai không còn / Nét chữ cong queo ............ âm tiết run rẩy / kêu vào khoảng rỗng / c ứ u ................. c h ú n g................. t ô i ...

Chuyện người đời thường [18, 19 & 20]  (thơ) 
... Cần thoát / khỏi ao làng khung rào lễ lạc... / ... Cần / một lần / thoát khỏi / lý lịch của / chính hắn... | Những người chị Chakleng / trói lưng ngồi hết ngày đời / ngồi lấn cả đêm / những người chị lưng phản / ngồi quên lấy chồng / vòm vú teo không biết... | Có lẽ chỉ có anh còn tin / vào sự mầu nhiệm. Chỉ có anh có lẽ / và một ít người thôi / trong khởi đầu khó nhọc này / nhỏ nhoi còn hơn hạt thóc có lẽ...

ĐA TẠ — Đáp lời Phước An về «sự thua sút của cánh chị em»  (tiểu luận / nhận định) 
Đọc “vài ý kiến ngắn gọn” của Phước An, tôi có 3 điều vui. Vui, bởi bài viết có bấc chì qua lại xôm cuộc chữ nghĩa, vui nữa là được bổ sung sự quen biết vài tên tuổi xa lạ vào nỗi nhiệt tình với thơ ca của mình, và vui cuối cùng là nhân cơ hội có được …đôi dòng tâm sự... (...)

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ : Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay  (tiểu luận / nhận định) 
Chưa vội bàn chuyện văn học nước nhà có cái gì đáng đọc hay không mà vấn đề là: chính thái độ đà điểu đó đẻ ra nỗi trớ trêu khác: các ý tưởng [lớn/bé] dẫm đạp lên nhau mà không biết! Trong đó không ít người viết trẻ [tự nhận] cấp tiến vô tình dẫm lên dấu chân của cánh [anh/chị ta cho là] bảo thủ và cả người cùng thế hệ... (...)

Chuyện người đời thường [13, 14, 15, 16 & 17]  (thơ) 
Thân đó, nằm kia! / từng dọc ngang chinh phục quý cô nõn nường / đại náo khắp làng trên xã dưới / bắp tay bò mộng đó... | May, Glang Anak chưa là đối tượng luận văn tiến sĩ / chưa bị đóng khung trong công trình hàn lâm. Và may / chưa nhập kho thư viện... | như thể sắp mưa / như thể sự thành khẩn, như thể một bài thơ / như thể bữa cơm thân mật / như thể một bài phê bình / như thể cơn gió lạ sắp quét qua đồi trọc... | Có lẽ chỉ có anh còn tin / vào sự kì diệu. Chỉ có anh có lẽ / và một ít người thôi... | Chẳng có gì trầm trọng cả / khi lũ mây đen mang nặng hơi nước không chịu làm mưa xuống đám rẫy khan / cô gái họ Likuk chưa biết đến nụ hôn đã yểu...

Chuyện người đời thường [8, 9, 10, 11 & 12]  (thơ) 
Ở đó gió không còn nhảy múa trên ngọn đồi sớm mai nữa / ở đó con gà trống chờ hiến tế không gáy tiếng cuối cùng... | ... Khi tất cả con sông bị lấp cánh đồng đã chết con trâu lần lượt rời bỏ đời cày / có người suốt ngày ngồi quán càphê lẩm nhẩm / không gì cả / chỉ những cái tên... | Là hạt giống cuối cùng của hoàng tử bị bỏ rơi / khi / năm tháng qua đi lịch sử qua đi / bóng tối qua đi ánh sáng qua đi / ông ở lại... | Ông chưa nghe tên Nietzsche bao giờ / và chắc sẽ không bao giờ / nhưng / ông thét lên: “Thượng đế đã chết”...

Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần  (tiểu luận / nhận định) 
... Có bao lí do văn hóa-văn chương câu thúc và trì níu thơ Việt phát triển, thì cũng có bấy nguyên nhân ngoài văn chương làm teo tóp mọi mầm mống thay đổi thơ Việt. Thay đổi thôi, chứ đừng vội nói to đến cách mạng... (...)

Màu cứu độ, hay Chuyện về bầy cừu  (thơ) 
& chúng chạy ùa ra & chúng lũ lượt đi / vội vã // về phía đồng, những đồng tràn nắng / những đồng không cỏ xanh / không cỏ khô / không cả gốc cỏ / về phía mương, suối to, nhỏ / không dòng nước, không vũng nước, không cả giọt nước...

Chuyện ông Klơng Man  (thơ) 
Không gì buồn hơn khi ông hiểu / ông đã hết thời. Xa / công văn đi và đến xa / giọng ba đời cô thư kí với tiếng máy chữ cũ kĩ xa / cửa văn phòng mở, đóng đúng giờ không gì / buồn hơn // ông về vườn nhưng / ông hiểu vườn đã hết thời...

Bế tắc trong sáng tạo  (tiểu luận / nhận định) 
... Thâu tóm sự bế tắc sáng tạo vào một định nghĩa là điều không thể. Chỉ biết rằng hiện tượng này là có thật. Nó là bạn đồng hành của sáng tạo, như thể cái bóng của sáng tạo. Cái bóng chỉ có thể biến mất, khi sáng tạo đạt đến đỉnh điểm của ngọ trưa. Với nhà văn, thời đoạn của đỉnh điểm ngọ trưa luôn hiếm... (...)

Nhà thơ đọc thơ mình  (thơ) 
Tôi ngáp đến ba lần / khi mới đọc qua hai câu thơ nhảm, nhàm, sáo và mòn, ẩm và hụt hơi / những câu thơ chết tiệt...

Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn  (tiểu luận / nhận định) 
Khủng hoảng – khi đất nước mở cửa, người viết trẻ học được cái khác lạ với những gì họ từng được dạy ở giảng đường Đại học; kĩ thuật vi tính phát triển làm bùng nổ thông tin, thêm lưng vốn ngoại ngữ, họ cơ hội tiếp cận trào lưu văn chương thế giới trùng điệp nẩy nở, lớn mạnh và tàn lụi... (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Inrasara]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Inrasara  (phỏng vấn) 
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Chuyện người đời thường [6 & 7]  (thơ) 
Giấc mơ bị giam cầm từ rất sớm / dẫu bé con / Đã chết những dấu chân / dấu chân vẫn con đường mòn ấy / từ làng lên đồi và ngược trở về / làm quen thuộc hơi gió... | Từ Paris em mail cho anh / Chúng mình gặp nhau ở quê, anh nhé / Ừ, chúng mình gặp nhau ở quê...

Chuyện người đời thường [3, 4 & 5]  (thơ) 
Có người thơ tấp tểnh đi buôn / lận lưng ít nắng quê làm vốn / đi, cứ đi phiêu giạt đất trần / chân sạn, buồn đầy, hai tay trắng... / Em đồng nội lang thang sông suối bàn chân trần nhỏ bé em mưa núi nắng đồi lũ đồng bão cát bãi nắng pharang cháy da cũng là em tuyết laval cắt thịt...

Chuyện người đời thường [1 & 2]  (thơ) 
Không bình thường chút nào kẻ hai lần mổ thận tại Chợ Rẫy với hai bận tận Khiu Sim vẫn cứ chơi rượu gạo như chưa hay chẳng có gì xảy ra... | ... một ngày như mọi ngày, hắn bước chậm rãi về phía chuồng bò dáng cao lớn khom khom, hắn dừng lại nấn ná hồi lâu rồi bước tới...

Hành hương về bên kia đêm tối  (thơ) 
Họ là đoàn hành hương cuối cùng / ra đi từ đêm của thế kỷ cũ / ra đi – dù không ngọn gió nào xua đuổi / dọc theo đường biên bóng tối. Ra đi...

Bài ca cổ điển  (thơ) 
Giữa nhúm tinh thần hun khói này / ai người hát tiếng ca du lãng / tiếng hát tối tăm làm nẩy mầm nắng / thế hệ nghèo hèn này ai kẻ / khuấy đục thanh bình ngột ngạt / chối từ ve vuốt hôm nay / Hãy để họ lên tiếng nói...

Tặng phẩm của dòng sông  (thơ) 
Cho và đi. Cho và đi mất về biển xa. / Từ đồi cao dòng sông chắt về miền đất quê phù sa để qua từng luống cày khơi dậy mùa hy vọng trên vầng trán anh nông dân mộc mạc...

Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo  (tiểu luận / nhận định) 
Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ thực tiễn cuộc sống của quần chúng lao động; không phải do chúng ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết... (...)

Bất ngờ nhiều cái nghĩ tối nay  (thơ) 
con ma nào đưa tôi ngồi quán / tôi rơi vào mắt cô gái Cham đầu tiên bán bia ôm / em ngồi sát vào khiến tôi rụt cái đầu con nít./ ồ tôi có thể dòm gì, làm gì em cũng được / nhưng tôi muốn dòm / làm gì!?...

Phan Nhiên Hạo: lưu vong chuyên nghiệp ở thiên đàng bằng nhựa  (tiểu luận / nhận định) 
Thế giới trong thơ Phan Nhiên Hạo là một hiện thực nơi con người tồn tại giữa quá nhiều giá trị nhân tạo và giả tạo. Tất cả đều bằng nhựa, nhựa nguyên chất hay nhựa tái sinh, cùng các thứ tương cận nhựa. Những chân trời bằng nhựa dẻo, các vì sao bằng nhựa tái sinh, người nhập cư bằng nhựa, cặp vú sứ, mắt bù-loong, người tài xế bằng đồng, nhà tiền phong hàng mã, bọn thi sĩ màu mè, nước đóng chai, con đường giãn dây thun, hoa nilon... (...)

Những ngày rỗng: 1 | 2 | 3 | 4  (thơ) 
... tôi không bay nữa / và tôi không / còn phải kêu ồm ộp nữa. Tôi bước đi... | ... tinh thần kẻ giàu nhất thế giới / đang rất nghèo / nghèo rớt...

Một giấc nhà thơ  (thơ) 
Nhà thơ xách cái cặp đen và thắt cà vạt xanh / trên đường Lê Thánh Tôn / nhà thơ trung niên đi quẹo vào siêu thị / nhà thơ thắt cà vạt như kẻ sắp thắt cổ...

Chuyện8. Mộng độc  (thơ) 
Mẹ mộng độc. Thầy kalơng thôn cuối / đung đưa quả lắc báo năm nay / đại hạn. Mang thai bọc khối buồn / tôi chín tháng thiếu ngày, mẹ đẻ...

Qua lại với Trần Wũ Khang  (sổ tay) 
Thiên hạ nói chính phủ bù nhìn, quốc hội bù nhìn, thủ tướng bù nhìn hay thậm chí ông chồng bù nhìn, ai lại: nhà văn bù nhìn. Lạ đấy! (...)

Chuyện7. Ông phok  (thơ) 
Ông không làm gì cả, đi loanh / quanh. Ông không đi đến đâu cả, / đi rồi về. Ông không làm gì / cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra...

Mai Văn Phấn: Ra đi sau TIẾNG --- KẸT --- CỬA  (tiểu luận / nhận định) 
... [C]on người xé rào vượt ra ngoài khuôn định. Khai vỡ vào miền vô định. Rồi từ trùng khơi xa lạ đầy bất trắc, họ chở về quê hương bao của cải. Để nhập kho... (...)

Chuyện6. Trâu khóc  (thơ) 
Những con trâu khóc vào đời tôi. Chàng / Mok hiên ngang một cõi dẫn đàn qua / đồi cọp tát...

Chuyện5. Sống lùi  (thơ) 
Tôi sống trong cộng đồng mà mọi thứ / đều lùi. Những đám cây mọc lùi nhỏ / dần vào hạt mầm, tận kiếp trước...

Lục bát Chăm  (tiểu luận / nhận định) 
... Tìm hiểu một thể thơ gần giống lục bát Việt từ kho tàng văn học dân tộc Chăm, vừa giới thiệu một “bản sắc” độc đáo của văn chương dân tộc thiểu số này, đồng thời hi vọng mở hướng đi mới cho các nhà thơ hôm nay... (...)

Chuyện4. Sông Lu  (thơ) 
Sông Lu sinh ra cùng tôi năm đinh / dậu. Hai mươi tháng hạn sông Lu nằm...

Nguyễn Hoàng Tranh - Thơ như là một giải trừ thói quen  (tiểu luận / nhận định) 
Tập thơ xuất hiện như một làn gió mới. Thơ Việt cần có những làn gió mới, cần một thay đổi lớn. Nhưng nội dung chỉ có thể thay đổi trên nền một hình thức thay đổi... (...)

Chuyện3. Chờ tàu  (thơ) 

Chuyện2. Ăn chữ  (thơ) 

Chuyện1. Chạy dịch  (thơ) 

Tiếng trống Ginang  (thơ) 

Sáo chộn với Bùi Trát (giới thiệu tập thơ 'Xáo Chộn Chong Ngày' của Bùi Chát)  (tiểu luận / nhận định) 
Thứ thơ rác (rưởi) đặc hiệu này có lẽ đây là lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Nó mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ chúng ta. Nó buộc chúng ta quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! – Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không!? (...)

3 khúc quê  (thơ) 

Tháp Chàm muôn mặt  (thơ) 

Sáng tác văn chương Chăm hôm nay  (tiểu luận / nhận định) 
... Tiếng Chăm ngày càng bị phủ bụi, lai tạp và đang đứng trước nguy cơ trở thành tử ngữ. Trong lúc chính thi sĩ là kẻ có bổn phận canh giữ ngôn ngữ dân tộc, phủi bụi, tắm gội và làm mới ngôn ngữ dân tộc. Nhưng lúc này, có mấy ai và còn ai sáng tác bằng tiếng Chăm?... (...)

Không ai có thể hát thay chúng ta  (thơ) 

Những ngày rỗng: 5 | 8 | 10 | 11 | 14 | 15 | 17  (thơ) 

Ði tìm chân dung văn học Chăm  (tiểu luận / nhận định) 
...Tuyệt tác văn chương là linh khí trời đất kết tủa. Người Chăm nghĩ thế nên hầu như toàn bộ nền văn chương này thiếu bóng tác giả. (...)

Tam tấu ở ngưỡng thế kỷ XXI  (thơ) 

Những dấu chân ơn nghĩa  (thơ) 

Hạt mùa mới  (thơ) 

Những linh hồn tháng Mười  (thơ) 

Phác thảo ở biển Vũng Tàu  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021