Diễm Châu
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh tại thành phố Hải-phòng, tổng thư ký tạp chí Trình Bầy ở Sài-gòn trước 1975. Rời Việt-nam năm 1983. Đã viết và cho in ở trong nước: Hạnh hoaSáng muôn thu (tuyệt bản); ở ngoài nước: Thơ Diễm ChâuMười bài ở Paris…(phổ biến hạn chế). Còn dịch một số thơ, truyện, kịch của thế giới...

----------------------------------------------------------------

Hoàng Ngọc-Tuấn nhận định về Diễm Châu:

Như một nhà thơ Việt Nam, Diễm Châu chọn vị thế của một người mãi mãi lưu vong, nhưng ông chưa bao giờ rời vòng tay ôm lấy đất nước. Bởi suốt đời thiết tha với đất nước, thời nào ông cũng phải chọn vị thế bất thoả hiệp, dù ở vị thế ấy ông phải chịu sự cô đơn, và không ít niềm đau đớn.

Như một dịch giả, từ bên ngoài biên giới của dòng văn chương chính mạch, suốt hơn bốn mươi năm qua, Diễm Châu cùng với một số rất ít người đã lặng lẽ bắc một chiếc cầu nối liền với thế giới bao la chung quanh. Đứng ở đầu cầu trong này, người ta nhìn thấy ở đầu cầu ngoài kia những sắc màu rộn rã của vô số những chuyển động và biến thái từ bốn biển.

Thật hiển nhiên, cho đến nay, trong việc mở rộng con mắt thơ Việt Nam ra thế giới, không ai có thể sánh với ông về số lượng và tầm tiếp cận. Ông làm việc như một con ong vô địch ở sức chuyển tải và tầm bay xa. Bao nhiêu mật hoa từ châu Á rồi châu Phi, từ châu Âu rồi châu Mỹ, đến tận châu Đại dương, ông đã mang về qua chiếc cầu biên giới.

(Xem: "Diễm Châu: ánh sao trên chiếc cầu biên giới”)

tác phẩm

Thư Lộ Trấn [II]  (tư liệu / biên khảo) 
... Tôi cũng đã đọc Trại súc vật, đã ngồi vẽ một con heo đội nón cối, đeo “sắc-cốt”, đạp xe đạp (Ø thắng?) xuống dốc..., để rồi ngồi thừ ra nhớ ông và các bạn bè còn ở VN. Ôi, chắc ông cũng đã qua những giây phút tương tự khi ngồi nhớ đến chúng tôi cách đây không lâu?... [Nguyễn Đăng Thường sưu tập] (...)

Thư Lộ Trấn  (tư liệu / biên khảo) 
... Ngày giỗ một năm đã trôi qua, và cũng vì không muốn để cho thời gian lặng lẽ trôi qua thêm nữa, nên tôi thiển nghĩ rằng, thay vì do tôi, sao lại không để cho nhà thơ Diễm Châu nói về chính mình? Bởi vậy mà tôi đã chọn ba lá thư đầu tiên anh gửi cho tôi khi anh vừa đặt chân lên đất khách... [Nguyễn Ðăng Thường biên tập và giới thiệu] (...)

Con đường đi tới  (tư liệu / biên khảo) 
[TƯ LIỆU VỀ DIỄM CHÂU] Lời phi lộ của tạp chí Trình bầy số 1 (ra ngày 1 tháng 8 năm 1970) do Diễm Châu viết, cùng hình bìa của số báo ấy do Hoàng Ngọc Biên vẽ và thiết kế... (...)

Những bài thơ về sự ra đi  (thơ) 
Nhà thơ / dịch giả Diễm Châu vừa vĩnh viễn ra đi vào sáng sớm ngày 28 tháng 12 năm 2006. Tiền Vệ xin mời văn thi hữu và độc giả cùng đọc lại một số bài thơ về sự ra đi mà Diễm Châu đã viết từ khi ông còn ở trên mặt đất này với chúng ta...

Ai ca  (thơ) 
Một người nằm bên biển / một người không còn đi biển nữa / trưa nay gió biển đưa ông trở lại / ông nằm vật lên bãi / lưới cá tan hoang còn đó / và cát bãi nhè nhẹ rải lên người ông / con thuyền ông và tất cả...

Đi tìm một ngôn ngữ đã mất: AGNON GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI  (tiểu luận / nhận định) 
Trong tác phẩm của Agnon, những đam mê của con người chiếm phần quan trọng chính, nhưng Agnon có một lối viết, một ngôn ngữ diễn đạt điềm tĩnh lạ thường, khác hẳn thứ ngôn ngữ đầy xúc cảm của những nhà văn Hy-bá trước ông... (...)

Kiến & những móng tay m.  (thơ) 
Những con kiến tụ lại dưới chân— / Anh buồn buồn / Khi trở thành cột mốc im lìm cho chúng vượt qua. // Nơi hang động thời tiền sử / Những con bò rừng nghiêng đầu trên bức vách...

VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [III]  (thơ) 
Khi Kha-luân-bố tìm đường đi vòng quanh thế giới / ông gặp Tân thế giới / khi tôi tìm đường đi vòng quanh sự sống / tôi gặp em / ở nơi em tất cả đều là châu Mỹ / biển mênh mông sóng nước / đập vào những dấu hỏi triền miên...

VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [II]  (thơ) 
Việt Nam, mi đã sinh ra ta và cho ta những lòng rãnh đầy bóng tối / mi đã hái từng trái bàng xanh và đánh đáo lỗ với ta / VN, những ngày chạy bom đồng minh mi làm gì? / VN, những ngọn đồi Kiến An, con đường Cầu Đất lầy lội còn in dấu chân ta...

VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM [I]  (thơ) 
Từ biển cả mênh mang với những đồng cát trắng / tôi trở về thành phố ngủ yên / buổi chiều thức dậy trong khe núi / đá khô chờ giọt mưa rưng rưng...

MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI [II]  (thơ) 
Tập thơ của Diễm Châu, gồm 57 bài thơ sáng tác sau khi tác giả đã rời Việt Nam. Tập thơ được đăng thành 2 kỳ...

MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI [I]  (thơ) 
Tập thơ của Diễm Châu, gồm 57 bài thơ sáng tác sau khi tác giả đã rời Việt Nam. Tập thơ được đăng thành 2 kỳ...

Vĩnh biệt  (thơ) 
... Thơ là điều có thật nhưng tôi đã hoài công tìm kiếm / Ở cõi đời kỳ quặc này đó em bởi sau cùng tôi đã hiểu / Ấy là mồi nhử của cuộc sống để đưa ta tới...

Để tưởng niệm cố hương  (thơ) 
Tôi hài lòng nhận thấy / tôi không có biệt thự gần nhà ông tổng bí thư đảng / tôi không có tên đường như đồng chí nọ có tới hai lần trong cùng một thành phố / tôi không có ruộng vườn hay con gà con qué (?) / tôi không có nhà «tháp nhọn»... / Tôi ở lầu cao thuê mướn giá rẻ gần Trời...

Vĩnh biệt tháng Năm  (truyện / tuỳ bút) 
Hôm nay là ngày cuối tháng Năm, tháng của hoa muguet, tháng của nước Pháp nói không, day dứt như một chuyện tình còn dang dở. Cánh cửa mở vào trống không đã được hỏi tới, đã trả lời, giải thích mọi sự bằng một lý do thiết thực, có tính cách sinh học!... (...)

Của những người sinh ra  (thơ) 
Có những người cười như khóc / có những người khóc như cười / khi ta sinh ra ít nhất cũng có hai người cười...

Cửa mở  (thơ) 
Cửa mở cửa mở / không cần gõ... / bạn đến bạn đi... lúc nào tôi chả biết, / sao không đẩy cửa vào? // tôi vẫn để cửa mở...

Những chiếc bóng  (thơ) 
Một đêm trở về với khu rừng cổ tích / tôi tìm lại được chiếc bóng / chiếc bóng đã chăm chút / đã thương yêu âu yếm vuốt ve / tuổi thơ tôi chập chững...

Của chuột và người  (thơ) 
Đêm qua tôi viết một lá thư / bày tỏ nỗi lo ngại / rằng một ngày kia / những lá thư của một nhà thơ / sẽ không còn tới nữa...

«và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng...»  (tiểu luận / nhận định) 
«và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng...» là một câu thơ của Mahmoud Darwich, được dùng làm tựa nhỏ cho toàn bộ tuyển tập Thơ Palestine hiện đại... (...)

Ana Blandiana, thơ dưới sự đàn áp ở Ru-ma-ni  (tiểu luận / nhận định) 
... Với những người như Ana Blandiana, sự thật ở trên cái vinh quang có được nhờ thỏa hiệp. Bởi thế, họ sẽ giành được vinh quang thực sự và bất tử... (...)

Rolf Jacobsen, một nhà thơ lớn của Na-uy  (tiểu luận / nhận định) 
Rolf Jacobsen rất thiết tha với đổi mới, với «tiến bộ» khoa học kỹ thuật..., ông tìm thấy thơ nơi máy móc, đường rầy, các phương tiện hiện đại, nhưng ông cũng không bỏ qua những khía cạnh tiêu cực của chúng, đôi khi còn có những cái nhìn thật nghiêm khắc. Ông đi lại thường xuyên giữa đồng quê và thị thành, ông «bơi lội» thoải mái giữa những chủ đề hiện đại, nhưng cũng không quên những tiếng gọi của xa vời, của huyền thoại... (...)

Về Johannes Bobrowski  (tiểu luận / nhận định) 
Thoạt kỳ thủy tuồng như không có Lời. Ấy là những sức mạnh của Tự nhiên thô bạo, bất ngờ, ào ạt tới, che lấp tất cả, dìm con người vào thực tại nguyên thủy. Những núi, sông, đất, đá, cát, bãi, sò, ốc, chim, cá, cây cối, lau sậy... trong giông bão, ánh sáng, lửa, nước dưới mọi dạng... (...)

Ghi chú về cuộc đời và quan niệm thơ của Ted Hughes (1930-1998)  (tiểu luận / nhận định) 
... Thơ, đối với ông, là «một hành trình vào vũ trụ bên trong», «một cuộc khám phá ra bản ngã đích thực», «một cách thế khiến sự vật xảy ra theo cách ta muốn chúng xảy ra»... (...)

Fernando Pessoa và người thày của ông  (tiểu luận / nhận định) 
[Kỷ niệm ngày sinh Fernando Pessoa (13.6.1888)] «... Tôi đã xây dựng nơi tôi nhiều nhân vật khác nhau, phân biệt với nhau và với chính tôi, những nhân vật mà tôi đã gán cho những bài thơ khác nhau, những bài thơ chiếu theo cảm nghĩ của tôi, không phải là những bài tôi sẽ viết...» (...)

Gửi một nhà thơ ở Nam bán cầu...  (thơ) 
Một biển hoa hồng chào đón anh / khi anh không còn đó / khi anh không bao giờ tới nữa...

Vấn thuốc điếu  (thơ) 
Tôi vấn một điếu thuốc – hiệu con Cọp / Trong lúc hồi chuông mảnh khảnh lần những hạt chót / Đã mười sáu năm tôi sống ở đây / Và mỗi lần nghe thấy hồi chuông tôi vẫn thường vấn một điếu thuốc...

Bài ca trên đồi  (thơ) 
giản dị như nụ cười ngày đầu / đôi môi chúng ta lại gặp nhau / 13 năm thiêu trong vàng gió / paris ngoan như một bầy cừu...

Tưởng niệm  (thơ) 
Trần Tuấn Nhậm đã chết / Thế Nguyên - Trần Trọng Phủ đã chết. / Nguyễn Khắc Ngữ đã chết / Nguyên Sa đã chết / Đỗ Long Vân mới chết...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021