Tú Trinh
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà thơ. Hiện đang du học tại Sydney, Australia.

tác phẩm

tháng Năm, dựng lại chân dung thơ Hoàng Ngọc Biên  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG NGỌC BIÊN (1938-2019)] ... ông là bạn tôi trong một nhà máy lưng chừng điện toán đám mây / cuộc đời đó tôi bận ăn rồi ngủ / còn ông / mỗi sáng mỗi chiều kiếm âm tìm nhịp chọn chữ lựa hình / mỗi sáng mỗi chiều ngẩn ngơ chọn lựa / đêm khuya khoắt vẫn còng lưng ngồi trước máy / đọc qua email nhưng thơ ông thơm mùi mực trên giấy / của ông ngày tuổi trẻ / của tôi ngày chưa sinh...

Kính biệt nhà thơ Tô Thuỳ Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở”  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM TÔ THUỲ YÊN (1938-2019)] Vậy là nhà thơ Tô Thuỳ Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam... (...)

Không thuộc về buổi sáng  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đang nằm trên mái nhà. Đêm thinh lặng. Đêm đầy sao. Đêm phủ lên người tôi một cảm giác thanh thản. Tôi bật cười với ý nghĩ một ngày nọ những vì sao lấp lánh trên cao kia sẽ cưới nhau. Và sinh con đẻ cái. Bầu trời rồi sẽ chật chội. Trẻ con sao – sao trẻ con đông đúc... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Bài ca của niềm lạc quan và hy vọng  (phỏng vấn) 
Trong thế giới đương thời, chúng ta dễ dàng cảm thấy bi quan và buồn chán khi đọc những bản tin hàng ngày về chiến tranh, thiên tai, giết chóc, nghèo đói, và sự xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, có những bài ca mà mỗi lần chúng ta lắng nghe thì chúng ta lại cảm thấy tâm hồn phơi phới với cảm giác lạc quan và hy vọng. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Phía sau vẻ đơn giản  (phỏng vấn) 
Đôi khi một tác phẩm nghệ thuật trông có vẻ đơn giản, nhưng ngay khi chúng tìm thấy cách đi xuyên qua bề mặt của nó, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều điều ngoạn mục. Một truyện ngắn của nhà văn Herta Müller (Nobel Văn Chương 2009) được phân tích như một ví dụ thú vị trong cuộc trao đổi giữa Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) ... (...)

Ra mắt Sydney World Music Chamber Orchestra  (ký sự / tường thuật) 
Một sáng kiến độc đáo mang một nhóm nhạc sĩ có nguồn gốc dân tộc khác nhau đến với nhau trong Sydney Sacred Music Festival 2014 (Nhạc Hội Tâm Linh Sydney 2014). Họ trao đổi và chia sẻ những quan niệm về tín ngưỡng và những kinh nghiệm trong cuộc sống, rồi họ cùng tạo ra một bài giao hưởng tâm linh, một thứ văn hoá phi vật thể vượt qua mọi ranh giới bình thường trong văn hoá và đức tin... Tú Trinh (SBS Radio) tường thuật. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về cái “hay”, cái “đẹp” trong nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói "bài thơ này thì hay", "bức tranh kia thì đẹp", "cuốn tiểu thuyết này thì tầm thường"... Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại, nhiều nhà tư tưởng, từ Plato, đến Aquinas, đến Montaigne, Spinoza, Kant... và những người khác, đã cố gắng tìm ý nghĩa của cái "hay", cái "đẹp", và dường như không ai có thể đạt được một định nghĩa mang tính hoàn vũ cho cái "hay", cái "đẹp". Thế thì chúng ta dựa vào những tiêu chuẩn nào để đánh giá cái "hay", cái "đẹp" trong văn chương và nghệ thuật? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhạc trong điện ảnh  (phỏng vấn) 
Thử tưởng tượng chúng ta xem những cuốn phim chỉ có đối thoại mà không có âm nhạc! Chán làm sao! Nhưng tại sao chúng ta lại cần âm nhạc trong khi xem phim? Âm nhạc có những chức năng gì trong điện ảnh? Có phải người ta dùng nó để tạo không khí? Để làm cho những cuốn phim đỡ chán? Để minh họa cho những cảm xúc? Hay âm nhạc còn có nhiều chức năng tinh tế khác nữa mà chúng ta thường không nhận ra? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Âm nhạc của thổ dân Australia  (phỏng vấn) 
Thổ dân Australia đã có mặt trên lục địa này trước đây ít nhất 40 ngàn năm. Họ có một nền âm nhạc rất độc đáo, phong phú và hàm chứa những ý nghĩa mang tính tâm linh và văn hoá sâu sắc. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh người cha trong văn chương & nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về hình ảnh người cha trong văn chương và nghệ thuật, đặc biệt trong những bài thơ Việt Nam và quốc tế đương đại. Người cha như một biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ, của minh triết, của kinh nghiệm, đồng thời là một nguồn cảm hứng và nơi nương tựa của tinh thần cho thế hệ sau... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Văn chương di dân  (phỏng vấn) 
Đã có rất nhiều cuộc di dân lớn diễn ra trên thế giới trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sống trên quê hương mới, những người di dân đã viết như thế nào? Đâu là những đặc tính của văn chương di dân?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Biển trong văn chương & nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Trong văn chương và nghệ thuật, biển là một trong những đề tài lớn mang rất nhiều ý nghĩa gắn liền với tình cảm và cuộc sống của con người. Vẻ đẹp của biển, sự mênh mông của biển, màu sắc của biển, âm thanh của biển... sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho nghệ sĩ. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ngôn từ và âm nhạc  (phỏng vấn) 
Xưa nay chúng ta thường thấy ngôn từ và âm nhạc kết hợp với nhau dưới hình thức ca khúc (gồm ca từ và giai điệu), ngâm thơ, thơ phổ nhạc, hay đọc thơ trên nền nhạc. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã sáng tạo những lối kết hợp mới lạ, chẳng hạn “truyện phổ nhạc” và “đọc thơ bằng mắt trong khi nghe nhạc bằng tai”... Những lối kết hợp mới lạ này đã đem đến cho khán thính giả những kinh nghiệm thẩm mỹ và cảm xúc mới lạ trong khi thưởng thức. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý thức nữ quyền trong văn chương quốc tế đương đại  (phỏng vấn) 
Phong trào nữ quyền đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt trong văn chương của những cây bút nữ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thơ của ca/nhạc sĩ  (phỏng vấn) 
Thơ là tác phẩm của các thi sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác cũng làm thơ, và đôi khi thơ của họ cũng nổi tiếng không kém thơ của những thi sĩ lớn. Hoàng Ngọc-Tuấn trò chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thơ của Georges Brassens (1921-1981) - một nghệ sĩ lừng danh trong lĩnh vực ca khúc, nhưng cũng là người được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng Giải Thưởng Lớn về Thơ (“Grand Prix de Poésie de l’Académie Française”) năm 1967... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng hát của con người  (phỏng vấn) 
Có lẽ từ thuở hồng hoang, trước khi có ngôn ngữ, con người đã thốt lên những tiếng hát không lời, như những con chim hót. Trải qua bao thiên niên kỷ, tiếng hát của chúng ta đã đi từ thiên nhiên vào các nền văn hoá và trở nên một nghệ thuật tuyệt vời của âm nhạc. Chúng ta sẽ tiếp tục hát cho đến ngày nào những con chim không còn hót nữa... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng mẹ đẻ và văn chương lưu vong  (phỏng vấn) 
Vì sao, sau nhiều năm sống ở hải ngoại, rất nhiều nhà văn / nhà thơ lưu vong vẫn miệt mài viết bằng tiếng mẹ đẻ? Phải chăng họ viết để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn chương của dân tộc của họ ở nước ngoài? Hay họ viết vì tiếng mẹ đẻ là ngôi nhà của tinh thần mà họ đã mang theo trong cuộc sống lưu vong của họ?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rác và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Rác ư? Trong tình trạng ô nhiễm của thế giới hôm nay, rác lại là một đề tài đã và đang được nhiều nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ lưu tâm. Người ta thường cho rằng rác thì không thơ mộng, không đẹp đẽ, không quyến rũ chút nào cả. Thậm chí, nhiều người không muốn nghe đến nó. Thế nhưng, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nói về rác hay sử dụng rác để làm chất liệu, và cũng đã có những dàn nhạc sử dụng các nhạc cụ chế biến từ rác. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Vườn — một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá  (phỏng vấn) 
Mỗi khu vườn đẹp đẽ là một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá. Vườn là một vũ trụ của thiên nhiên nằm gọn trên một mảnh đất nhỏ. Bước vào vườn, nhìn ngắm những cây, hoa, rêu, đá và những sinh vật trong vườn, chúng ta cảm thấy mình đang trở về với thiên nhiên. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lắng nghe phim câm  (phỏng vấn) 
Thời bây giờ hiếm khi chúng ta thấy một cuốn phim câm chiếu trong một rạp xi-nê, nhưng phim câm đã từng hiện hữu như một nghệ thuật và một món giải trí được nhiều người yêu thích suốt hơn ba mươi năm, trước khi nó bị truất ngôi bởi “phim nói” vào cuối thập kỷ 1920. Thật thú vị khi nhìn lại để xem phim câm đã được sản xuất như thế nào và được chiếu như thế nào trong những rạp xi-nê thời xa xưa ấy. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Đại dương trong một giọt nước  (phỏng vấn) 
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết được xét trên kích thước của nó hay trên khối lượng chất liệu mà nó chuyên chở. Một truyện cực ngắn, một bài thơ haiku, hay một bức tranh nhỏ... cũng có thể được xem là một tác phẩm có giá trị cao. Ngược lại, một cuốn tiểu thuyết dày cộm, một bài thơ dài lê thê, hay một bức tranh có kích thước rất lớn... cũng có thể chỉ là một tác phẩm thiếu giá trị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giai điệu của chim  (phỏng vấn) 
Những tiếng chim hót tuyệt vời vẫn luôn luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Giữa hàng vạn loài chim biết hót, sơn ca và hoạ mi hiển nhiên là hai loài chim được ca tụng nhiều nhất trong văn chương và âm nhạc của thế giới từ ngàn xưa cho đến hôm nay, và chúng đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa thu chết...  (phỏng vấn) 
“L’Adieu” của Guillaume Apollinaire có lẽ là một trong những bài thơ mùa thu nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới. Ở Việt Nam, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Mùa thu chết” và cũng đã được Bùi Giáng dịch thành vài bài thơ tiếng Việt với vần điệu khác nhau rất thú vị... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

bài thơ mùa thu màu trắng  (thơ) 
dốc dài đường nhỏ / vòng quanh phố lá đỏ / ban trưa / như có vạn con bướm bay trong lòng chấp chới / đời bỏ mặc tôi ngồi đuổi theo đám lá đang rơi / bàn tay đã lạnh // có một dòng sông tuyệt vọng chuyện quê nhà vắt qua trời xanh...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Những dòng sông trong thơ và nhạc  (phỏng vấn) 
Những dòng sông dường như bao giờ cũng gợi lên trong chúng ta nhiều cảm xúc và ý tưởng; và dường như ai cũng có một kỷ niệm nào đó gắn liền với hình ảnh một dòng sông. Biết bao nhiêu thơ và nhạc đã viết về những dòng sông... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Gabriel García Márquez - hào quang và bóng tối  (phỏng vấn) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong suốt hơn một tuần qua, báo chí khắp nơi trên thế giới tràn ngập những tin tức về sự qua đời của nhà văn Gabriel García Márquez người gốc Colombia, người đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1982, và được xem như là một trong những nhà văn lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, bên cạnh vô số bài báo tuyên dương thành quả vĩ đại của ông trong văn chương, cũng có vô số bài báo phê phán thái độ chính trị của ông vì ông đã ủng hộ và bào chữa cho những tội ác của Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài của Cuba. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài gây nhiều tranh luận này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý niệm về sự ‘sống lại’  (phỏng vấn) 
Bây giờ đang là mùa lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-su mang một ý nghĩa rất lớn trong tôn giáo, và đồng thời điều đó cũng có những ảnh hưởng đến ý niệm về sự ‘sống lại’ trong những phương diện khác của cuộc nhân sinh. Trong văn chương và âm nhạc đương đại có rất nhiều tác phẩm đáng nhớ diễn tả những ý nghĩa phong phú của sự ‘sống lại’. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài nhiều ý nghĩa này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mơ làm cánh diều bay  (phỏng vấn) 
Thả diều là một trò chơi rất thú vị, mang niềm vui đến cho cả người chơi lẫn người thưởng ngoạn. Ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới, mỗi năm đều có những lễ hội thả diều với những con diều muôn màu, muôn vẻ. Con diều cũng là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa: diều bay cao khiến ta liên tưởng đến những niềm mơ ước cao vời; và diều đứt dây trông giống như một sự vỡ mộng hay một sự thoát ly... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thế giới của những kẻ vô hình  (phỏng vấn) 
Có lẽ bạn đã từng có lần tưởng tượng rằng mình là một người vô hình và có thể đi xuyên qua một bức tường đá… Nhưng, vô hình là gì? Phải chăng vô hình là một huyễn tưởng về siêu nhiên? Là một ảo ảnh quang học? Là một phép thần thông? Hay là một hiện hữu vô thừa nhận — kẻ vô hình thật ra vẫn hữu hình nhưng không hiện diện trong con mắt của xã hội chung quanh?... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cuộc sống muôn màu  (phỏng vấn) 
Màu sắc giữ những vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Thật vậy, chúng có thể là biểu tượng của quốc gia, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, và vô số điều khác trên đời. Màu sắc có thể gợi lên vô hạn hình ảnh trong trí tưởng tượng của chúng ta. Không chỉ các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia, mà các nhà văn và nhạc sĩ cũng đều bị quyến rũ bởi những màu sắc... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người và bóng  (phỏng vấn) 
Trong mọi ngành nghệ thuật, đối tượng để miêu tả là con người và tất cả những gì chung quanh con người. Trong số đó, có một cái rất gần gũi mà lại rất bí ẩn: đó là cái bóng. Có lẽ vô số nghệ sĩ đã viết về cái bóng, nhưng hình như đó là một nguồn ý tưởng không bao giờ vơi cạn. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa lá rụng  (phỏng vấn) 
Mùa thu ư? Mùa của nhiều sắc màu và nhiều vẻ đẹp làm say mê mọi nghệ sĩ trên đời... Mùa thu là mùa của những chiếc lá rơi. Mùa thu thường gợi lên trong tâm hồn ta một cảm giác buồn, có lẽ vì niềm vui của mùa hè đã trôi qua, và cái lạnh của mùa đông đang dần đến... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về những bài thơ và những ca khúc mùa thu... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mưa trong tâm hồn  (phỏng vấn) 
Mưa có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng và là một nguồn cảm hứng vô hạn cho các nghệ sĩ văn chương và âm nhạc. Các nghệ sĩ đã nhìn ngắm và lắng nghe mưa từ vô số góc độ khác nhau; và mưa đã được diễn tả trong rất nhiều tác phẩm tuyệt đẹp. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Sách không chết. Sách muôn năm!  (phỏng vấn) 
Thời bây giờ, càng ngày càng có thêm nhiều người thích đọc trên màn hình của máy vi tính, nhưng sách vẫn không chết. Nó vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thật vậy, sự thay đổi từ sách in đến sách điện tử chỉ là sự thay đổi công cụ, và chúng ta vẫn tiếp tục đọc sách, bất kể nó được làm bằng giấy hay bằng những microchips. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Như cánh chim bay  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, con người đã bị ám ảnh bởi những cánh chim bay. Chúng ta ao ước bay được như loài chim. Đó có lẽ là một giấc mơ bất khả, nhưng chúng ta đã dựa trên hình ảnh những con chim để phát minh những chiếc máy bay có thể giúp chúng ta "bay" vòng quanh thế giới và lên đến tận mặt trăng. Tuy nhiên, niềm khát vọng bay được như cánh chim trời vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong tâm tưởng con người. Trong câu chuyện hôm nay, Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) sẽ trao đổi về sự diễn tả của niềm khát vọng này qua những tác phẩm văn chương và âm nhạc... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa hè tuyệt vời  (phỏng vấn) 
Mùa hè có lẽ là mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Đó là mùa của những tiếng cười rộn rã trên bờ biển, mùa của những lễ hội triền miên trong các thành phố. Nhưng mùa hè cũng có những lúc yên ả như những khoảng lặng trong một bản hoà tấu... Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã viết những tác phẩm tuyệt vời về những hình ảnh và kỷ niệm đáng nhớ của mùa hè. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về những giấc mộng  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, những giấc mộng đã trở thành những mô thức vạn hoa trong văn chương và nghệ thuật. Một giấc mộng có thể mang nhiều ý nghĩa và mời gọi những sự diễn dịch khác nhau. Đôi khi nó được xem như là mặt đối lập của hiện thực, và đôi khi nó lại phản ảnh hiện thực. Giấc mộng có thể là một cách để thoát khỏi hiện thực, nhưng nó cũng có thể là một khát vọng mãnh liệt nhằm đạt đến một mục đích trong hiện thực... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Năm Mới với niềm hy vọng mới  (phỏng vấn) 
Chào đón ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam lưu vong thường cảm nhận một nỗi buồn pha lẫn với một niềm hy vọng cho quê hương. Tâm trạng này có thể được chia sẻ bởi người Tây Tạng lưu vong vì họ cũng đã và đang trải qua một hoàn cảnh tương tự. Ngày Tết của người Việt Nam trùng với ngày lễ Losar của người Tây Tạng. Những ngày lễ hội cổ truyền chào đón Năm Mới này đem mọi người đến với nhau và làm dâng lên tình đoàn kết trong tâm hồn của mỗi người... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Luân vũ dưới ánh đèn màu và trong tâm tư  (phỏng vấn) 
Từ ngàn xưa, những điệu múa đã được xem như là một hình thức thông tri vô ngôn giúp con người diễn tả và chia sẻ tâm tư với nhau, với vạn vật và với cõi siêu nhiên. Trong đời sống đô thị hiện đại, những điệu múa đôi (khiêu vũ) trở nên rất phổ thông như một cách giải trí và giao lưu xã hội. Những điệu khiêu vũ luôn luôn song hành với âm nhạc. Chúng đã là chủ đề của rất nhiều tác phẩm điện ảnh, và chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong văn chương như một hình tương thú vị với nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cửa sổ của tâm hồn  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và có lẽ vì thế nên các nghệ sĩ rất thích diễn tả những đôi mắt trong tác phẩm của mình. Từ ngàn xưa đến nay đã có vô số bài thơ và bản nhạc tuyệt vời về đôi mắt... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Con ve sầu trong thơ và nhạc  (phỏng vấn) 
Từ xa xưa, con ve sầu đã xuất hiện trong thơ và nhạc như một hình tượng thú vị. Tiếng kêu của nó, kiếp sống của nó, và những cuộc thay hình đổi xác của nó mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và không ngừng gây cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ. Nó đã trở thành nổi tiếng trong bài ngụ ngôn của thi sĩ Pháp thế kỷ 17 La Fontaine, rồi nó đi vào vô số tác phẩm thơ và nhạc trong suốt vài thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng gào trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường. Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh "Tiếng Gào" lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

trống rỗng ợ lên ký ức  (thơ) 
tôi còn sống không mà chẳng nghĩ ra gì hết / giữa lúc nhân loại hân hoan đếm ngược chờ giây phút / giao thừa / tôi học cộng đồng bản địa Úc không dùng số đếm / chỉ có một và khác một / nên tuổi tôi chỉ qua tròn năm / nên biển cả chỉ mới đầy tháng / nên thời gian lưu vong chỉ hơn một ngày / nên từ 1975 đến 2014 chỉ là cái chớp mắt...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giữa sự kết thúc và bắt đầu  (phỏng vấn) 
Chào đón Năm Mới, chúng ta đang ở cuối một năm sắp qua và đầu một năm sắp đến nghĩa là ở khoảng giữa của sự kết thúc và sự khởi nguyên, của quá khứ và tương lai và, như thế, chúng ta giã từ những gì đang trôi đi và đón nhận những gì đang dần đến... Biết bao nhiêu lời nhạc, ý thơ đã được viết về thời khắc đặc biệt này để nói lên những tâm trạng tiếc nuối hay hân hoan, lo lắng hay hy vọng... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thời khắc đặc biệt này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tuyết trắng và đôi giày Giáng Sinh  (phỏng vấn) 
Ngày Giáng Sinh là một trong những ngày đặc biệt nhất trong năm, cả về ý nghĩa tôn giáo lẫn văn hoá, và trong Mùa Giáng Sinh, có nơi trầm lặng yên bình, có nơi nhộn nhịp biết bao lễ hội, tiệc tùng, quà cáp... Trong thời điểm đặc biệt này, các văn nghệ sĩ có những cảm tưởng gì và họ diễn tả những cảm tưởng ấy như thế nào trong tác phẩm của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

Phỏng vấn “Thơ Lê Văn Tài”  (thơ) 
[CHUYÊN ĐỀ LÊ VĂN TÀI] Tú Trinh: ... Thưa, tôi biết ông là Lê Văn Tè, tôi biết ông hiện hữu. Nhưng ông là ai? Ông tự vẽ chân dung mình đi? // Thơ Lê Văn Tài: Chân dung tự hoạ (theo bút pháp hồn nhiên) / From a real paradise A man sings for his fate / Từ đáy thuỷ dâm tôi bước ra / Tôi - con bò đực bị vắt sữa / Kẻ tự do giữa đất trời / Kẻ ăn mày quê nhà trên trái đất vô trú xứ...

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh con đường trong văn chương  (phỏng vấn) 
Người ta thường nói “đi và viết”, nhưng thực sự có phải những cuộc du hành bao giờ cũng có ích cho việc sáng tác văn chương? Đối với nhà văn, những cuộc du hành bằng các phương tiện di chuyển trên những con đường cụ thể có cần thiết hơn những cuộc du hành bằng trí não trên những trang sách? Còn những cuộc du hành ẩn mật bên trong tâm hồn của mỗi người thì thế nào? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lê Văn Tài, hoạ sĩ / nhà thơ  (phỏng vấn) 
Lê Văn Tài nổi danh là một hoạ sĩ tài hoa, và đồng thời ông cũng là một nhà thơ tài hoa đã sáng tác hàng trăm bài thơ với bút pháp độc đáo và ý tưởng hết sức phong phú. Tập thơ mới nhất của ông, với nhan đề Thơ Lê Văn Tài, sẽ được ra mắt tại Fairfield City Museum & Gallery (cnr. Horsley Drive & Oxford St., Smithfield NSW) vào lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy 14/12/2013. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về nghệ thuật của Lê Văn Tài... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ánh trăng trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Ánh trăng có lẽ là một trong những đề tài được yêu chuộng nhất trong văn chương và nghệ thuật. Từ ngàn xưa vẻ đẹp của những đêm trăng đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... và đã trở hình ảnh chủ yếu trong nhiều tác phẩm tuyệt vời. Qua những góc nhìn và những lối diễn tả độc đáo của các nghệ sĩ sáng tạo, ánh trăng trở nên thiên hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người cầm bút và vai trò trí thức  (phỏng vấn) 
Những người cầm bút vẫn thường xuyên bị bắt bớ, giam cầm dưới những chế độ độc tài, chỉ vì họ dùng ngòi bút để thực hành vai trò trí thức trong việc phê phán những thực trạng xấu xa trong chính trị và xã hội. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhà văn và văn chương phản kháng  (phỏng vấn) 
Sống dưới những chế độ độc tài, các nhà văn đã phản kháng thế nào trong những trang viết của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rượu và nghệ sĩ  (phỏng vấn) 
Từ Đông sang Tây, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, dường như rượu vẫn luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cà-phê và nghệ sĩ  (phỏng vấn) 
Cà-phê và nghệ sĩ dường như có một mối quan hệ quá thân thiết. Cà-phê đã gây cảm hứng cho nghệ sĩ, và cà-phê đã đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mây trong văn chương và nghệ thuật  (phỏng vấn) 
Mây là một nguồn cảm hứng vô hạn cho nghệ sĩ từ ngàn xưa đến nay. Vì mây không bao giờ ngừng thay hình đổi dạng, chúng luôn luôn gợi lên những ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng nơi người xem. Dù bạn là một họa sĩ như John Constable, một nhiếp ảnh gia như Berndnaut Smilde, một nhà thơ như William Wordsworth, một nhạc sĩ như Claude Debussy, hay chỉ đơn giản là một người yêu cái đẹp, mây sẽ luôn luôn làm rung động tâm hồn bạn. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Alice Munro, bậc thầy của truyện ngắn đương đại  (phỏng vấn) 
Nhà văn Canada 82 tuổi Alice Munro (1931~), “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”, vừa được trao tặng Giải Nobel Văn Chương 2013. Từ thập kỷ 1960 đến nay, Munro đã là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, và bà cũng đã từng đoạt nhiều giải văn chương quan trọng, kể cả giải Man Booker International Prize 2009 cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên một nhà văn chuyên viết truyện ngắn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về bút pháp và thế giới quan của Munro, và về lý do vì sao bà đã chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết... (...)

Trong một lần sinh sự  (thơ) 
Tôi đang viết, / để truyền đi một thứ gì đó / Chuyện tôi có thứ năng khiếu trời ban hay không, chẳng quan trọng / Chuyện tôi có được đào tạo bài bản hay không, chẳng liên quan / Tôi cũng không quan tâm liệu những điều tôi viết có gây nên ngân vang âm vọng / Ủa, chẳng để làm gì cả à?...

Đôi co với Thiện  (thơ) 
... Tôi còn rất nhiều lúc cần nhìn lên trời. Tôi còn những mảnh ý nghĩ vụn như mây trời trôi dạt, hoá mưa rồi lại lần nữa thành mây. Thiện chia cho tôi với, một chút kiêu ngạo vô biên đó. Để tôi đứng thẳng như cột đá linh thiêng của người thổ dân mà làm người chờ mặt trời mỗi sáng...

thành phố mưa ban sáng  (thơ) 
... không ai biết nàng đang ngủ vùi / trong giấc ngủ nàng làm thơ / trong bài thơ có con chim hong nắng / trong nắng có cánh đồng hoa diên vỹ / trong một bông hoa có con sâu mắt một mí / ngủ vùi // không ai biết con sâu đang ngủ vùi / trong giấc ngủ con sâu trình diễn thơ...

cuối năm ợ lên nhai lại  (thơ) 
như thể là con lạc đà không bướu alpaca / ở cao nguyên phía bắc Bolivia / ư ử ậm ừ nhẩn nhơ gặm cỏ / sau hồi khạc nhổ phun nước bọt loạn xạ / [ở dơ đến phát rầu] // như thể là cái chết có thể nhìn xuyên thấu...

chim ở nghĩa trang & ở nghĩa trang chim  (thơ) 
dưới bầu trời thấp tôi còn biết làm gì ngoài úp mặt vào cỏ ngủ vùi những con chim chỉ hót ở nghĩa trang nắng hạn giữa khúc điếu ca sầu thảm giữa lời kinh nguyện râm ran cũng đã bỏ đi giữa đời chang chang...

của nét vẽ nguệch ngoạc  (thơ) 
đủ cho chiều dài những đêm mưa / là em loay hoay dưới nắng / phơi nịt ngực đăng-ten viền hồng trắng / trong câu chuyện bắt đầu bằng: ngày xưa...

của mùa không tiếng chim  (thơ) 
... bạn chọn vẻ đẹp cô độc của một người đọc / mật ngọt nằm sâu nơi những con chữ lạnh lùng / mặc kệ đám đông ngoài kia ồn ào điên loạn / lặng lẽ cùng lũ bồ công anh cánh mỏng / bay xuyên những trang sách suốt mùa đông...

của mặt trời không ngủ  (thơ) 
đêm đọc Federico García Lorca / Thơ Trầm Ca sâu hút / trong tiếng thở dài miền Nam xa lắc / nơi những cây ô-liu đang trổ bông // thức giấc / trong tiếng thông reo / chào buổi sáng, chếnh choáng và bối rối...

Bút nữ Tiền Vệ  (nhiếp ảnh) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] Tác phẩm nhiếp ảnh ghép (photo collage), thực hiện vào tháng 11.2012...

Lưới nắng [3]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh, thực hiện vào tháng 10/2012...

Lưới nắng [4]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh, thực hiện vào tháng 10/2012...

Lưới nắng [1]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh, thực hiện vào tháng 10/2012...

Lưới nắng [2]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh, thực hiện vào tháng 10/2012...

In between | Khoảng giữa  (thơ) 
in between Circular Quay and West Ryde station / on a moving train / I have an idea to answer the question of where I indeed belong / in between / here and there / mom and dad / gay and les / Australia and Vietnam... | ở giữa Circular Quay và ga West Ryde / trên một chiếc xe điện đang chạy / tôi nảy ra một ý để trả lời câu hỏi tôi thực sự thuộc về đâu / lưng chừng khoảng giữa / đây và đó / mẹ và ba / gay và les / Úc và Việt Nam...

Rất chậm rãi  (truyện / tuỳ bút) 
... Đêm đó. Giấc ngủ tôi treo ngược nơi những giàn nho xứ Provence. Nắng trải vàng mật ong khắp thung lũng núi đồi. Làn da trẻ con mùa hè ngâm ngâm màu mật ong. Nụ cười nàng rạng rỡ óng ánh mật ong. Tiếng hát cất lên từ những ruộng nho thơm hương mật ong. Thành phố được ngày ấm áp. Thức dậy. Tôi sờ sờ tay lên mặt mình. Có con ong nào miền đông nam nước Pháp cắn tôi sao?... (...)

Chị em bạn dì  (truyện / tuỳ bút) 
[TRUYỆN CỰC NGẮN] ... Sống chung nhà. Ngủ chung phòng. Cùng sợ chuột. Đồng bệnh tương lân. Thân nhau lắm. Đến đầm ngủ cũng mặc giống nhau: hình Xì Trum Lười. Đêm nào cũng rúc rích cười... (...)

Như là tiểu thuyết  (truyện / tuỳ bút) 
... Tiếng Anh. Cây xanh. Trời biếc. Thư viện. Giảng đường. Những toà nhà gạch đỏ. Ngôi trường nhiều tuổi. Thành phố Cambridge, bang Massachusetts. Ngày ngày đi qua chạm vào chân tượng John Harvard. Ước mơ không cần lý do. Qua nhiều năm. Vẫn cứ thôi thúc. Veritas. Truth. Sự thật. Thứ duy nhất nghiêm túc. Thật sao?... (...)

Hẹn bạn không thân  (truyện / tuỳ bút) 
... Ra khỏi quán, bắt đầu xuýt xoa vì lạnh. Cùng đi bộ ra trạm Town Hall. Gió từ biển thổi vào lồng lộng. Chúng tôi nói về văn hoá hai thành phố không mấy liên quan gì nhau. Cùng ở Thái Bình Dương. Nơi chúng tôi sinh ra, lớn lên. Nhưng không còn thuộc về nữa. Những quán cà-phê dịu dàng của ký ức. Những hiệu sách làm quên mất thời gian... (...)

Autumn / Mùa thu [6, 7, 8 & 9]  (thơ) 
I forgot to brush my hair, I forgot / A loose and rumpled dress is what I’m wearing / Enjoy, my dear autumn winds!... | Sáng nay quên chải tóc rồi, thật đãng trí / Lại đang mặc chiếc váy rộng thùng thình và nhàu nhỉ / Tha hồ nghịch nhé gió mùa thu!...

Autumn / Mùa thu [3, 4 & 5]  (thơ) 
April lost everything, including its past. / I still have dried leaves along the path / within my infinity... | Tháng Tư lạc mọi thứ, lạc cả quá khứ. / Tôi vẫn còn lá khô trên lối nhỏ / trong vô tận tôi...

Phải lòng một cây cam / In love with an orange tree  (thơ) 
... Dưới bóng mát cây cam mà tôi phải lòng / loài mèo yêu nhau... | In the shade of my beloved orange tree, / cats are making love...

Autumn / Mùa thu [1 & 2]  (thơ) 
Trên đường ta đang qua / mắt bồ câu thao thiết / nắng mùa thu pha... | On my way home / the ardent dove-eyes / mingle with the autumn sun...

nhắm mắt viết bưu thiếp  (thơ) 
người nhận: Phạm Công Thiện / hay là người uống cà phê trộn lẫn coca-cola / hay là người hút thuốc và nhả khói và ho khục khặc ‘cool’ nhất khắp tạo vật / hay là người bay cùng con bướm trắng băng qua đại dương nhiều cá mập / hay là người sở hữu một dòng sông // địa chỉ: tổ chim chiền chiện / hay là vỉa hè đâu đó Paris...

trải nghiệm thoả hiệp  (thơ) 
làm sao vui / làm sao buồn / thành phố không còn cánh cửa sổ nào cả / cho em mở tung rồi reo lên khi gặp người hát rong / thành phố không còn bệ cửa sổ nào cả / cho em trèo lên và cứ thế ngồi lặng im / thành phố không còn khung cửa sổ nào cả / cho tôi định vị một đường chân trời...

The Phantom P  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng...

quanh tổ chim cúc cu  (thơ) 
tôi chết đuối những ngày chim kêu ầm ĩ buổi sáng / lúc hấp hối còn kịp thấy nắng thành thị tô vẽ trên mái nhà / thứ graffiti biết đổ mồ hôi / em đâu rồi? / mantra nào dành cho những bình minh / cho một dấu chấm hỏi một dấu chấm than và một dấu chấm hết...

vì những cái hàng rào là điều có thật  (thơ) 
... buổi chiều lần nữa ngủ vùi / để giải quyết vấn đề triết học / cái cây hay người trồng cây / trên hệ trục nhiều chiều của hàng rào // chiều đã không gặp chiều / vì những cái hàng rào là điều có thật / một loại sự thật rốt ráo...

bay theo những cánh jacaranda  (thơ) 
người đàn bà đẹp hơn khi nàng cầm kim đơm lại một chiếc nút áo / người đàn bà đẹp hơn khi nàng cầm que đan một cái khăn choàng / người đàn bà đẹp hơn khi nàng thỉnh thoảng cũng đi hoang / và đẹp nhất là khi nàng nổi loạn...

Xám  (thơ) 
... không cần thực hành sự lặng im / cơ thể loài động vật bật cao nhất huyên thuyên bằng máu / về sự chuyển hoá từ đa bào sang đơn bào / sớm mai thức dậy thấy mình đã là cây dương xỉ / xanh rì giữa tháng tám buốt giá...

Mây  (thơ) 
thơ cất lên từ những buổi chiều chập chùng mây / từ chân trời của sự sợ hãi / tôi đi về đâu giữa cơn mưa đông // ngày tháng bảy với gió / bụng chơi điệu trống cồn cào không cưỡng nổi / nhớ nụ cười chết trẻ từ đầu thu...

Những dòng chảy âm thanh  (thơ) 
... Những dòng chảy âm thanh, chảy đi, chảy đi / Như dòng nắng ấm mùa đông hân hoan sau cả tuần mưa buốt giá / Len qua người tôi và giục tôi ngồi dậy / Đi tìm con bướm trắng nhỏ...

Mùa thu — merde à la la la  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đưa cho Rimbaud. Biết rõ chàng như biết cái bụng mập của mình chính xác size nào mỗi lần phải mua quần áo may sẵn để che thân. Mà đúng y chang, Rimbaud cầm tiền chạy đi mua thuốc hút. Tôi cầm ngay viên phấn, viết bên cạnh dòng chữ: “Merde à Trinh”. Tôi viết, viết, viết, lặp đi lặp lại đúng câu đó thôi, trong hoan hỷ sướng vui, kín cả một khoảng sân không bị cỏ và lá vàng của cây phong phủ lấy. Trong đầu mơ màng nhớ rằng, à, bây giờ cũng là tháng tư, tháng tư này gọi tháng tư kia, vùng trời này gọi vùng trời kia, người yêu này gọi người yêu kia, cơn điên loạn này gọi cơn điên loạn kia... (...)

Chuyện tình  (thơ) 
... chúng ta / đã bận rộn suốt một mùa dài / để thoả thuận / để lấp đầy / để mất mát // không còn đứa trẻ nào trên đường / chúng đã lớn và đã đi rất xa / không còn dấu vết / Hallelujah nghe nơi đâu cũng thế...

thời điểm nàng đang sống  (thơ) 
thuốc tỏi mùi bạc hà / bao cao su mùi dâu, cam, chuối / chocolate vị ớt / cá vị cua / trứng gà và gạo làm bằng nhựa / và vũ khí hạt nhân có mùi vị nhân ái...

tường trình từ tầng 3  (thơ) 
... lặng yên đến mức nghe đêm ngáy / công thức pha rượu đầy màu mè mà cuối cùng chỉ cầm chai mà tu / nhảy lò cò lên xuống cầu thang mua vui chờ đến ngày cảm nhận được thế nào là dân chủ...

tường thuật từ tầng 1  (thơ) 
trần nhà gắn camera / bí mật chơi trò sưu tập những cái nhíu mày nghi ngại / khi loài người thỉnh thoảng nhìn màn hình computer nhau / kín đáo / chuông báo cháy hết pin chưa nhỉ? // tivi giờ vàng săn tìm siêu đầu bếp, thần tượng Úc và nhân tố X / xen kẽ tin nhanh về động đất, sóng thần và ma tuý trong sân bay / loài người và nhà trời đều thích chơi trò cút bắt...

Nằm nghe [2]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh đen/trắng...

Nằm nghe [1]  (nhiếp ảnh) 
Tác phẩm nhiếp ảnh đen/trắng...

Bệnh và cáu  (thơ) 
Đừng xông đến làm quen và hỏi rằng tao có phải đến từ Trung Quốc không nữa! Cả châu Á chỉ biết mỗi Trung Quốc, tụi mày dốt địa lý vậy sao được lên lớp mà làm du học sinh? Cũng đừng hỏi tao Việt Nam thế nào, còn chiến tranh không? Tụi mày chỉ dùng Internet để coi phim sex và tán gái à?...

I. Tôi.  (thơ) 
Tôi cấu trúc tôi bằng những dải DNA mới cố xoá dấu vết của yếu tố thừa hưởng và di truyền đặc trưng. / Tôi đóng khung tôi trong biên độ dao động vạch sẵn tạo nên những hình dáng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm...

Thơ của cộng đồng người Trung Hoa trên đất Kangaroo  (thơ) 
Chú thích cho có chú thích: nhặt dọc đường khu China Town ở trung tâm Sydney, 12/2008; ngay lúc nhặt thì lập tức hiểu đó rõ ràng là một bài thơ. / Kangaroo: không có con kangaroo nào! / Đọc bài thơ bằng tiếng Việt thế này: ...

Bài thơ song sắt  (thơ) 
[Thơ hình ảnh] Hướng dẫn đọc: Thật ra chẳng có hướng dẫn gì, hướng dẫn cho có hướng dẫn vậy thôi. Bài thơ còn tiếp tục thêm một chút nữa...

Bài thơ xanh lá cây  (thơ) 
[Thơ hình ảnh] khổ thơ thứ nhất [hình] khổ thơ thứ hai [hình] hết.

không liên quan đến hoa cúc  (thơ) 
nụ tầm xuân nở ra xanh biếc / sao nóng sốt như những câu chuyện khác trong vườn / hoa cúc hồng nở ra hoa cúc trắng / hoa cúc nước khoáng nở ra hoa cúc caro / hoa cúc mango nở ra hoa cúc sausage / hoa cúc sofa nở ra hoa cúc cá ngừ...

Bơ vơ  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... trước đó, em đã cẩn thận tự khắc bia mộ cho mình bằng tiếng Việt hoàn chỉnh: “Nơi đây an nghỉ một người từ lúc sinh ra đến khi chết đi vẫn không biết làm thế nào để thể hiện tình yêu nước” ...

FJWZ  (thơ) 
chúng ta không cần dao nhọn / những vết đâm tự hiện hình // chúng ta là những nghệ nhân tài hoa chạm khắc / những vết xước quét lên da bằng ánh mắt...

Displace 1  (thơ) 
xoá một tôi năm cũ bằng cuộc trốn chạy có chủ đích, dõng dạc tuyên bố ra đi trong tiếng rít xé mây của động cơ máy bay. ừ, tôi đi, ừ tôi bay. lại thèm như chim. tiếng vỗ cánh kiêu hãnh của loài chim di trú bé nhỏ nghe kiêu hùng trong siêu âm. những thanh âm hình hạt cát...

một lần ra đi và về lại, mùa thu  (thơ) 
những ngón tay / loay hoay tìm những ngón tay / dùng dằng vĩnh biệt một sợi dây trói kim loại — hiện thân của gắn bó / con đường dài hơn trong nắng quái...

Lời tựa của mùa thu (0)  (truyện / tuỳ bút) 
Thay mặt thượng đế, tôi là thượng đế của chính mình, cho mình cái quyền được lựa chọn, quyền được có quyền. Cho mình được quyền viết, kể từ phút giây khá muộn của hôm nay, sau một buổi chiều cứ cắm đầu chạy mãi theo một tia nắng cuối ngày, giữa sự đông đúc, ồn ào vật chất giờ cao điểm của Saigon-không-thuộc-về-mình. Sao không phải là một cơn gió nhỉ?... (...)

Giấc mơ lạc chiều, chiều đã muộn  (thơ) 
sao dòng sông cứ lầm lì miết về xuôi? / trong tia sóng nhỏ thoát thai ra biển là chiều / chiều dài hơn mọi chiều cộng lại / trong con ốc là một người đàn ông hát tình ca thật buồn...

Tháng 10, những khi...  (thơ) 
khi yêu thương sắp thành cổ tích / thành phố lên cơn sốt / hầm hập thân thể hơn 300 tuổi / nhiệt độ sinh-vật-em như một liều thuốc an thần / ru thành phố sốt chìm vào giấc ngủ...

Sóng đêm  (thơ) 
... trong giấc mơ mình, em mặc khải một dòng sông / lều bều trôi mảnh nhau và dây rốn / ta nghe sóng // những chuyến đò dọc một đời người hữu hạn / chờ một lần đeo tang...

ư a muối  (thơ) 
nhặt bằng hai tay / dẫu bé xíu xiu / cho mình một tinh thể muối / lấp lánh như kim cương, / giác n góc, / thứ kim cương thời kì đồ đá / giác mặn / ừ ........ ứ ........ ừ...

viện cớ  (thơ) 
... không còn cánh đồng xanh xanh đỡ nâng / nền ximăng cũng còn mềm, trọ vài đêm cũng thấy giống nệm / nệm tơ lông chó / ban sáng sủa gâu gâu khi thấy nỗi đau (lại một dạng thức khác) trong tưởng tượng của nó...

cánh đồng sang mùa  (thơ) 
tôi cắm sâu mình vào cánh đồng / hít vào / khen khét đất cằn vẫn ngủ quên hun hút / ít cọng rơm khô chẳng kịp đốt mùa tàn / thở ra / bồng bềnh lam khói nhàu hiện thực...

một bài thơ khác về niềm tin  (thơ) 
hơi thở duy trì sự hiện hữu ở chợ trời thông tin / ngoi ngóp góp nhặt, phân loại, tổng hợp, rồi quyết định / làm sao tin được ai khi chẳng thể tin nổi chính mình...

Ngày nặng nề quán cũ  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021