Khánh Phương
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh năm 1975 tại Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Văn trường Đại Học Sư Phạm 1 Hà Nội năm 1994. Từ năm 1992 tới nay, sáng tác, viết báo, tiểu luận... .

Các bút danh: Diệp Minh Châu, Khánh Phương, Dương Vũ Phượng Vy, Trần Vũ. .

Hiện là biên tập viên Nhà xuất bản Nhã Nam. .

Vài tâm sự về nghề viết: .
Quan niệm của tôi, phê bình không hẳn là "đánh đập" hay khen tặng, để bày tỏ sự sắc sảo của người viết. Phê bình cần thiết phải chỉ ra điều gì có ích cho sáng tác ( cũng như điều gì có hại), người viết phê bình phải chứng nghiệm chứng giải những gì mà người sáng tác trải qua, từ xuất phát của tư tưởng đến các hình thức tổ chức tác phẩm..., với tư cách trong cuộc. Đồng thời, người viết phê bình cần nhìn rõ những vấn đề của sáng tác ở tầm cao hơn, đi vào những "vi mạch" bản chất của công việc sáng tạo. Trong mỗi người sáng tác văn chương cần thiết phải có một "nhà phê bình".

tác phẩm

Vĩnh biệt, Xà Cừ!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đừng bao giờ bạn hỏi rằng tại sao tội ác ngày càng lộng hành dã man và công khai thách thức mọi tầng lớp trong xã hội. Đừng bao giờ bạn hỏi rằng vì sao Việt Nam đứng thứ nhất từ dưới lên trong bảng xếp hạng những cống hiến cho sự phát triển của con người...

Truyện ngắn Phùng Nguyễn, những day dứt về lịch sử và văn hoá...  (tiểu luận / nhận định) 
TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN (1950-2015)] ... Các truyện ngắn của Phùng Nguyễn cho thấy bút lực mạnh mẽ trong việc khai phá những góc nhìn vào tâm tưởng và các vấn đề bản thể của con người, từ mỗi “bài tập” nhỏ cho đến những công trình của tâm huyết và sáng tạo nghệ thuật... (...)

Inrasara thân mến  (đối thoại) 
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Bạn không cần dàn trận rất nhiều từ ngữ xủng xoẻng, đao to búa lớn, các tiểu mục in đậm để chống chế cho cách lập luận sai lầm và khiên cưỡng của bạn mà tôi đã nhiệt tình, thành tâm chỉ ra...

Trao đổi ngắn với nhà thơ Inrasara về những sai lầm và phiến diện trong phương pháp phê bình “THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ NỮ”  (đối thoại) 
[TRANH LUẬN VỀ THƠ] ... Với một nhan đề chứa khái niệm thiếu tính khoa học và sẵn mang định kiến với một dòng thơ “tụt hậu”, thua kém, dù có gọi dưới bất kỳ tên gọi nào, cách tiếp cận của Inrasara cho thấy tính kỳ thị nặng nề đối với vấn đề “tính nữ” hay chữ “nữ”...

Bị giết  (thơ) 
Cây phong bị đốn / ngã xuống lối đi / như một bằng chứng / sự sống // Người và vật bước qua / những chiếc lá còn đỏ máu của cây / thân mình / bị xẻ thành từng đoạn / nằm trên cỏ / vẫn còn tiếp tục mọc lên / hình dáng cây / vươn mình trong gió bão...

Bài ca tuyết [I] & [II]  (thơ) 
... Màu trắng vô biên của tuyết / bạn không thể vượt qua / bạn không thể nhận ra / đâu là khởi đầu sự tinh khiết của tuyết... | ... Bông tuyết nhỏ xíu ơi / người chỉ có thể chạm vào trái tim ta / mà không hỏi trước / rằng liệu ta đau khổ hay không?...

Nhưng chúng ta sẽ không phải chọn chết, để có được Dân Chủ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Các bạn Hong Kong yêu mến... Chế độ độc tài núp dưới bóng ý thức hệ “cộng sản” để chiêu dụ, lừa mị những người nghèo (vốn chiếm số đông trong bất kỳ quốc gia nào) nổi dậy phá hủy xã hội, (rồi sau đó lại tiếp tục rơi vào nghèo đói) nay đã bị hầu hết loài người thẳng thắn và quyết liệt chối từ...

Ngọn khói còn bay về Mường Then  (truyện / tuỳ bút) 
... Và tôi cần phải nghĩ rằng, nếu một lần nữa chiến tranh xảy ra (chứ không phải duy ý chí mà mong rằng, chiến tranh sẽ không bao giờ còn xảy ra), thì với suy nghĩ và tầm nhìn như hiện nay, dân tộc tôi có thể thêm một lần nữa đánh bại kẻ thù, với tất cả những gì chúng tôi đã có và đang có hay không?... (...)

Người bạn | Thành phố đại dương  (thơ) 
... Và giục tôi / Thả hết những con chim / Cánh mềm mại từ trái tim / Giục tôi / Bước nhanh / Không cần biết / Sóng ùa láng ướt / Xoá hết dấu chân... | Hằng đêm tôi mơ / Biển dâng nước nhận chìm thành phố / Tôi thở biển đầy ngực / Xác những con tàu đắm / Hoá bầy cá mập bơi đi / Tôi tới trường / Những trang sách rập rờn trong nước...

Đọc Chú Đại Bi [II-IX]  (thơ) 
Những màu sắc nào đến tìm hoa? / Màu biết reo cười, màu biết an ủi / Khi màn đêm xoá nhoà mọi vật / Người chỉ còn chạm vào ta / Theo cách / Một tiếng chuông đứng lại trong tim // Tự bao giờ / Hận thù thấm vào ta / Theo cách / Mực nhỏ xuống giấy trắng / Của tàn sát dối lừa tước đoạt? / Bất cứ tội ác nào cũng đóng vai cái tốt...

Đọc Chú Đại Bi | Gọi... | Yên tĩnh  (thơ) 
Cần mất bao lâu để học yêu thương? / - Từ khi trái anh đào rụng xuống đỉnh núi tuyết // Làm thế nào trồng được một cái cây? / - Bạn cần có bầu trời... | Cánh rừng / Thường tới tìm bạn và tôi ban đêm / Khom mình nhìn vào cửa kính / Chạm vào bạn / Bằng cái miệng giá lạnh của tuyết đêm... | Đợi chiều xuống / Một ngày thấm vào tôi / Những con chim cất tiếng hót vào ngực / Vòm cây âm u kiên định...

Tiếng | Deven | Con thuyền | Tia chớp  (thơ) 
Chuông gió kêu / Như bầy chim sắp mổ vỏ / Tiếng kêu thấm khắp bình nguyên / Thâu tóm mọi con đường... | Đôi tai đựng nhiều nỗi buồn / Cặp mắt chứa tình yêu / Cái mũi đánh hơi / Những đốm nắng co rúm trên sàn... | Lướt trên sương mù / Nhanh hơn ý nghĩ / Không đi mà tới / Giữa biển đêm...

Bông hoa nở sớm nay | Trong phòng đợi | Thơ cho người cai nghiện ma tuý | Thêm ánh sáng  (thơ) 
... Cái Chết / không cho chúng một cơ hội / đặt bàn chân lên rìa / mảnh đất chênh vênh nhất / nơi khu vườn vĩ đại / Của Người... | Giữa nhiều người khác / người đàn bà / tay nắm chặt một vật vô nghĩa / (cây bút bi không dùng được) / Cái nhìn không còn ánh sáng dẫn đi / Gương mặt để lại dấu vết vận rủi... | ... Ai bước qua / cơn giằng co hỗn loạn / của tuỷ xương / những tế bào thần kinh / bị bóc hết sự sống... | ... vào góc phố rất trong / cây nhói xanh / người đi như trong thước phim quay chậm...

Trong nắng | Trong khoảng không | Cây dâu của chị Hà Thị Kim Liên | Chiếc bình bát  (thơ) 
... chiều chúng ta ngồi bên cửa biển / Gợi nhớ nhiều cánh cửa khác / nhưng không đâu như ở đây / có thể chạm vào / thế giới của loài hải âu trắng / bay trong mưa / những con tàu chết / linh hồn còn lẩn khuất...

Viết cho Machzumi Dawood, II | Thơ viết cho anh | Lá  (thơ) 
... Tôi bơi / giữa những mỏm đá ngầm bị nung chảy / không kịp nhận ra quê hương / trong xác tàu đắm ngàn năm / nằm nghiêng ngập đầy biển... | Đêm cuối trong ngôi nhà chúng ta / Tựa vai nhau / Ngày tháng mọc lên cỏ non bốn phía / Sinh ra những cái chuông... | ... Khô đi khô đi / không ai còn biết rằng / có trái tim trong đó / từng bị mặt trời đốt cháy...

Thành phố [II-IV]  (thơ) 
... Biển trùm lên thành phố / không ai tìm thấy ranh giới / các hoạ sĩ gắng sức vẽ bức tranh có lằn đường bờ biển / vệt đen bị sóng xoá mất // Những người dân mất biển / những người bị cướp đi thực tại / còn con mắt trắng... | ... Những đứa bé chết ở Afghanistan / Những thuyền nhân Việt Nam / Những nhà thổ ở Trung Quốc / Những người chịu nhục hình vì tự do / ... Còn chưa đủ...

Lặng im | Vết cắt | Thành phố  (thơ) 
Với tất cả can đảm / Mở cửa / Bước vào / hơi sương, cơn gió / Một cuộc đời khác / trong màu cỏ tươi... | ... Gieo tóc anh xuống khu vườn / Mọc lên cây / Chùm trái tóc như trái phá / Gọi tới ăn / Bầy chim biết nói tiếng người... | Được một người đàn bà sinh hạ / trên đường chạy giặc / cơn đau làm rung chuyển sạp thuyền...

Bích Khê, cơn mộng tỉnh thức...  (tiểu luận / nhận định) 
... Tin cậy vào năng lượng hồi tưởng, tưởng tượng mãnh liệt, khao khát một tâm thế tự do, an nhiên và dân chủ, đồng thời sẵn sàng đắm chìm trong niềm khoái thú của đời sống cũng như tinh thần, tiếng thơ Bích Khê là tiếng lòng độc đáo, riêng biệt nhưng lại đủ ý nghĩa đại diện cho một lớp người Việt đầy sức sống, cởi mở, tràn đầy ham muốn sáng tạo của những năm đầu thế kỷ XX.... (...)

Dương Kiều Minh: “Thuở niềm tin chưa có trên đời”  (tiểu luận / nhận định) 
Thế giới thơ Dương Kiều Minh hiện lên bằng vẻ đẹp, cái đẹp hiu quạnh, trong suốt và mang vẻ lạ lùng đến đường tơ kẽ tóc của một thế giới hướng nội hoàn hảo, bất khả xâm phạm. Trong những nhà thơ cùng thế hệ với ông, chưa có ai say mê cái đẹp một cách thuần khiết và mãnh liệt như Dương Kiều Minh.... (...)

Chakti | Dọc theo...  (thơ) 
Bờ biển một ngày nở phồng lên / Tôi quên mình là ai / Trần truồng đi xuống bến tắm / Tự do phải trả bằng máu / Hoặc là thả tiếng hát của bạn đi xa bằng sợi dây vô hình... | ... Chúng ta chưa bao giờ nói cánh chim bay hết biển / con tàu được hạ thuỷ cắt đứt mọi đường chân trời / chúng ta đàn trẻ bơ vơ không tìm được mẹ suốt đời trên thế gian / tụm lại lúc xế chiều...

Lòng say mê: Động lực riêng tư  (tiểu luận / nhận định) 
Nếu như có điều gì gắn bó tôi với việc viết, cho đến bây giờ, thì đó là lòng say mê. Cuộc sống, ở trong tác phẩm văn học, khác với cuộc đời thường, ở chỗ nó được tạo dựng nhờ lòng say mê, từ sự bị quyến rũ một cách khủng khiếp của người viết. Người viết bị quyến rũ bởi vẻ đẹp, hiểu theo nghĩa rộng là những thang bậc mang tính chất cá nhân một cách tuyệt đối, nhưng cũng mang những dáng vẻ chắt lọc từ quan niệm bình thường, vốn có về cái đẹp, người viết bị quyến rũ bởi khả năng tự mình tạo ra những vẻ đẹp chưa bao giờ xuất hiện... (...)

“Phê bình là đưa ra bằng chứng nghệ thuật, từ góc độ khám phá cá nhân”  (phỏng vấn) 
... Một nhà phê bình, sau 20 năm, hoàn toàn có thể có những ý kiến khác về đối tượng trước đây của mình. Như thế không có nghĩa ý kiến của 20 năm trước là “sai”, mà nó là kết quả của một lối tư duy khác... (...)

Tiếng đàn | Hiện thân  (thơ) 
... Chàng còn tới đâu? / phím tiêu nhớ ngón / ánh trăng trên đôi môi nhợt nhạt // Hãy nằm nghỉ nơi đây / mái nhà ta / trong tiền kiếp / mặt trời sẽ vén lên ngực chàng / mảnh chăn ấm của em... | ... Đấng Từ bi, / Sao Người lại hiện ra / bằng thân thể người đàn ông yếu đuối / nằm ngủ thiếp trong lòng / cánh sen Tịnh độ?...

... sang ngực anh  (thơ) 
... Người ta cắt động mạch / những bình minh / em làm sao thoát sống / máu chúng ta nhuộm đen những câu chuyện / xưa / ngực anh giấc mơ quay lại...

Con tàu như cây kim trên mặt biển | Trong rừng Pahang  (thơ) 
Machzumi Daood / buổi cầu kinh sáng của anh / có con chim kêu điềm dữ / khi chúng ta đứng lên nó vút bay / mang điềm dữ tới nơi không cùng / Nơi ấy có điều gì che chở?... | Sương đêm dâng tới cửa sổ tầng bảy / nhoà trắng những ngọn đèn / những con đường không dấu tích trên cao / Anh yêu / chỉ tình đôi ta / mới làm nên điều đó...

Viết cho Thuý  (thơ) 
... Không ở đây, không ở đấy, không ở kia / Dòng sông run lên và bầu trời lui về vị trí của nó / một ngày lách qua những khe hở / của gió đang tràn lên ngợp khu vườn ngôi nhà như một ống sáo không hình dạng / Nocturne số 33 Gabriel Fauré / lẳng lặng...

Thơ viết cho anh ngày bệnh  (thơ) 
... Tìm hơi anh dưới tấm chăn bệnh / sợi tóc li ti / đứt nửa chừng / mạch máu vừa cạn // Em còn một nửa người đàn ông / nửa kia là biển / đổ vào em những sóng...

Tôi thấy  (thơ) 
Trong đêm / chiếc ô tô có chân / đi về phía khu rừng // Con cá bơi khỏi bức tranh / bầy con đang đợi ngoài biển... | ... Nếu bạn là câu chuyện / hãy kể / về những vùng biển đã mất / bầy hải âu chết trên cánh rừng / những người không thể trở về nhà...

Ca dao  (thơ) 
Chàng sẽ về với em / Như ánh trăng rơi trên lưỡi kiếm, con đường xa khỏi bàn chân, nụ cười sâu tận đáy tim // Về với em / Như giọt sương tan dần, phiến đá ấm mặt trời, trái anh đào vừa chín, giếng sáng mắt đêm sâu...

Kan-ji [6-7]  (thơ) 
... Ánh sáng chậm / như bóng tối / trời anh đào ngực em / Còn thở // Mạch máu chảy thành những con đường nước Nhật // Mặc áo cho biển / vạt áo thêu hoa dạ hội / Tiếng chuông đánh mặt trời... | Chiếc rốn / Bông anh đào biến mất // Anh đừng gọi tiếng vọng / cắt lối Genji / Những hồn ma / Là người...

Cảm hứng “nữ quyền” trong thơ Xuân Quỳnh  (tiểu luận / nhận định) 
... Xuân Quỳnh thông qua những vui buồn day dứt của một người phụ nữ Việt nam để khắc hoạ sâu xa hơn những giá trị mà chị cho là tinh tuý của con người. Cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ, trái tim độ lượng vị tha và một thẩm mỹ cổ điển nhưng luôn cởi mở, hướng tới sự khai phóng, đã kết tinh trong thơ Xuân Quỳnh dòng cảm hứng nữ quyền tự nhiên, vừa gần gũi với những tiêu chí nữ quyền đương đại đồng thời mang vẻ đẹp riêng tư sâu sắc... (...)

Thanh Tâm Tuyền  (tiểu luận / nhận định) 
Thơ Thanh Tâm Tuyền là bước đột khởi thành tựu của ngôn ngữ thi ca tiếng Việt hiện đại, đồng thời bao hàm nhiều yếu tố đang diễn tiến, lan toả từ một tâm thức “mở” và những vận động đương đại. Hai mặt “tựu thành” và “đang vận động” thực ra gắn bó xuyên thấm lẫn nhau, là cơ hội của nhau để xuất hiện một thế giới thơ ca mới tinh khôi, bao hàm dung lượng tri thức đầy tràn, với nhiều ám ảnh cả quen thuộc lẫn mới mẻ, với khuynh hướng thẩm mỹ lạ lùng cũng như cái biến hoá vô hình trạng khó lòng nắm bắt... (...)

Nguyên Sa  (tiểu luận / nhận định) 
... Hành trình thơ Nguyên Sa là hành trình tự nhiên của con người kiếm tìm tình yêu và chân lý của cái đẹp cũng như của cuộc đời, chân lý như một khát vọng không bao giờ đứng lại, chứ không phải một nội dung nhất định. Sống giữa cuộc đời hệ luỵ, mệt nhọc, bị tước đoạt dần những thụ cảm tự nhiên, bình thường vốn dĩ, trong lòng một dân tộc đau khổ, bất hạnh, với những bi kịch mù loà, Nguyên Sa là một nhà thơ đắm đuối và hết lòng với thi ca như với cuộc đời, để đi qua cuộc đời, cất trọn chén sống một cách an nhiên, đường hoàng và can đảm... (...)

Hành trình xoá bỏ ẩn dụ như một lối tìm đến ngôn ngữ thi ca mở: 2. Hoàng Cầm  (tiểu luận / nhận định) 
... Cái tráng tâm, cao cả trong thơ Hoàng Cầm không giống như “mối sầu vũ trụ” bàng bạc mà người ta dễ dàng gán cho một số nhà Thơ Mới. Ông dám đem lòng mình trang trải nợ vô biên, đem cái nghịch biến trớ trêu của vũ trụ cao xanh hoá giải những đau thương, uất khí của sinh linh hữu hạn. Không hùng tráng, uy nghi, cao cả, không khát khao vô tận, thì cũng đâu còn là phút thăng hoa của một giống nòi nhỏ bé phải chịu cảnh giam cầm... (...)

Hành trình xoá bỏ ẩn dụ như một lối tìm đến ngôn ngữ thi ca mở: 1. Lưu Quang Vũ  (tiểu luận / nhận định) 
Lưu Quang Vũ là trường hợp đặc biệt, khi những chuyển dịch trong sáng tạo ngôn ngữ thơ của ông đến từ biến chuyển tự nhiên của tâm thức, chứ ít có liên quan trực tiếp đến những ảnh hưởng từ sách vở. Tiếp sau thế hệ vàng, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Văn Cao... với những cách tân âm thầm, nhẫn nại xói mòn thứ cảm thức chiếu lệ và kiểu ngôn từ sáo rỗng, áp đặt cùng thời, Lưu Quang Vũ là nhà thơ duy nhất của miền Bắc tự tìm đến những phạm vi hiện thực khác biệt sâu sắc của thơ ca, làm phát lộ những đường biên mới mẻ trong con người sáng tạo, và bước đầu khơi mở một dòng ngôn ngữ vừa mang tính siêu thực - tượng trưng, vừa tiềm ẩn những lối phá vỡ kiểu trữ tình truyền thống, đạt tới lối biểu tượng hiện đại và đương đại... (...)

Trả lời Phạm Chí Diệp về “lý tưởng của nhà văn”  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Những nhà văn tài năng và kể cả những nhà khoa học tài năng, chắc chắn không chỉ là những người có lý tưởng, mà còn là những người biết hy sinh cho lý tưởng đó. Nếu không, họ sẽ không bao giờ trau dồi được tài năng của mình đến mức phải làm cho chúng ta nhận thấy hoặc kinh ngạc...

CHUYỆN NGƯỜI TUỲ NỮ và “người đàn bà thép” của văn chương hậu-hiện đại thế giới  (tiểu luận / nhận định) 
... Dòng chảy kỳ thú và ngạo mạn của chủ nghĩa hậu hiện đại, với tính chất giả định, tính chất trò chơi, và sự bất tín vào ngôn từ khái niệm, trong kết hợp của từng cá nhân với phong cách lịch sử độc đáo, đã tạo ra những đỉnh cao mới trong hành trình khám phá những biên độ của tâm thức con người. Margaret Eleanor Atwood (1939~), nhà văn lớn của Canada và thế giới, là một trường hợp như vậy... (...)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Vương An Ức  (tiểu luận / nhận định) 
... Vương An Ức dụng tâm khắc hoạ bầu khí quyển lịch sử, không phải bằng những miêu tả trực tiếp dài dòng cái thê lương, đau xót của sự kiện, mà chính là bằng thái độ của các nhân vật. Cái bình thản lồ lộ, tâm trạng ngoài cuộc của các nhân vật chính là lời phủ nhận một cách mạnh mẽ đối với giai đoạn lịch sử phi lý... (...)

Ngoài rìa thế giới | Tặng vật  (thơ) 
Juliette dám yêu / vì cô ấy ở thế kỷ mười lăm, / một chàng Montague / em thì không // Roméo dám chết thêm lần nữa / vì yêu và tự do / Anh thản nhiên mang Khổng Khâu tới khu đèn đỏ... | Một ngày yêu em / Anh tặng em sáu năm sống // mười ngày được yêu / tặng gần hết cuộc đời anh / đãi bôi khóc cười công danh đạo mạo giao phối sinh nở đau bệnh / anh sao dám?...

Bức tranh | Toả sáng  (thơ) 
... Nơi ta gặp nhau / nụ hôn làm dấu / đừng cho nó rơi xuống / cỏ mượt xanh sắc hơn dao... | ... Không phải khu vườn đựng đầy đêm trăng / mà những vì sao không vừa bầu trời nào / Chúng ta sống lại, vì thế // Con đường chiều không dẫn về nhà...

NƯỚC ĐỎ của Pascale Roze: Cái nhìn mới về bi kịch “thực dân” nước Pháp  (tiểu luận / nhận định) 
... Không phải ngẫu nhiên bà viết “Một người đàn ông uống nước trong lành ở chiếc mũ. Anh ta uống nước trong lành, phải, anh ta uống nước trong lành, nhưng không biết vì sao, nước lại hoá thành máu, và anh uống thứ máu đó.” Câu hỏi mà Pascale đặt ra cho con người, cho lịch sử, cũng giống như một lời hối lỗi, tại sao lại bằng những phương cách lầm lạc để đến với nhau và để bộc lộ bản thân, vốn là trong trẻo và dễ bị thương tổn như nhau... (...)

Cái hài hước, giễu nhại trong BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ của Bùi Ngọc Tấn  (tiểu luận / nhận định) 
Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là trường hợp hiếm gặp, khi tiếng cười cân bằng và ngang hàng với cảm hứng bi thương. Bởi vì tiếng cười thường được xem là hình thái có sau, dù bao hàm ý nghĩa phê phán triệt để nhưng ít khi được coi bình đẳng với cái bi thương, vốn là phạm trù cao cả... (...)

Chín phần còn lại của thế giới [10-12]  (thơ) 
... Anh đứng dậy / khi phát hiện bàn tiệc máu // nhưng cây đã chết / gió đã đông / trong lành đã vẩn / muộn rồi // vết cắt trên cổ tay anh năm nào / cái chết của dòng sông...

Chín phần còn lại của thế giới [7-9]  (thơ) 
... Em chẳng biết đến ngày mai / nhưng anh thấy không / ngày mai đang thấm dần vào vòm lá tối / tiếng chim đang rụng xuống đất nâu... | ... Hoa thu hải đường nở rộ / bỗng nhiên bầu trời đàn mây trắng ngang qua... | Trong ánh sáng bình thường / bóng đêm hằng đêm / mình vẫn trong tay nhau // con ngựa hồng đã đi ba nghìn thế giới / đứng rũ bờm bên hiên...

Chín phần còn lại của thế giới [4-6]  (thơ) 
... Người ngồi kiết già dưới núi phía tây / đàn dê trắng ngang qua / Tặng lại sữa và làn bụi mỏng. // Cây an tức hương còn chưa gọi bồ đề / đoá sen tuyết khổng lồ đang nở / sông Hằng dâng lũ // Người đứng dậy / người rũ áo / người bước vào dòng nước...

Chín phần còn lại của thế giới [1-3]  (thơ) 
... Đến với em nguyên lành và ra đi tội lỗi / đến với em tội lỗi và ra đi nguyên lành / chối từ thứ trí khôn tấm vỏ bọc / tầm thường chán ngắt / thời gian không gia tốc / còn mãi sáng mùa hè rực rỡ / khi ta cầm lên cuốn sách trên giá và viết lên đó lời của mình...

Lượn sóng | Minh bạch  (thơ) 
Khi ta vẽ lại biển, hãy để tự do của anh hiện ra trên ngọn sóng cao ngất. Có buồn khi em chọn lại màu xanh cũ, mắt cừu con mới sinh, ngôi sao trên thành Bethlehem...? |... Thường xuyên làm vỡ đĩa trước khi chặt được thịt gà, ai biết được em sẽ còn tiếp tục làm vỡ những gì, vì thế những long trọng kiểu cách không dễ đền bù hãy cất ở xa em...

Từ đáy sâu  (thơ) 
Thẳm sâu đường chân trời phá huỷ / Thành phố đáy biển không lục địa quá khứ. // Không nỗi tuyệt vọng / mà cơn đau và những giấc mộng / chọn con đường trong nước khuất sâu...

Thở theo nhịp điệu  (thơ) 
Phố không đẩy mà trôi xe vận tải / thương binh ba bánh đi rất gấu không / giành đường nổi Mẹc bóng loáng biển số / NN và container mười sáu bánh khủng bố // Xe máy ngáng nhau là chuyện nhỏ bỏ / qua bên đường bất động một xe đạp / người thanh niên đứng bán lũ thỏ con / trong lồng buộc chặt sau xe đen trắng...

Đừng chảy | Hai bầu trời | Đoán xem...  (thơ) 
... Đêm buông thòng lọng / Người đi dọc đêm / đá lát đường nuốt hết những bước chân... | ... Hai bầu trời chạm nhau loé sáng / Vui buồn phân huỷ / Những giọt mực cuối cùng cũng làm nhoè mí mắt chúng ta... | ... mỗi vệt sao đổi ngôi nhoi nhói trong lồng ngực / biển chiều nào cũng ngập tháp chuông...

Nín thở | Cầu vồng trắng  (thơ) 
Thức cùng dân chơi bi-da / giữa hai cú đập / thấy mình là nô lệ những vì sao... | Mười tám giờ để anh từ kẻ nô lệ thành người tự do. Mỗi tàn cây đều cất giữ thâm u khu rừng tuổi nhỏ, đợi mặt trời trong ngực anh. Chặng dừng của chuyến đi qua nửa bầu trời là cây cầu vồng quy ước...

Kan-ji [1-5]  (thơ) 
Tôi được học viết chữ Hán thật vuông / Những ô kính trồng hoa mướt xanh chạy dài nét móc... | Ừ thì cá ngừ xa biển không vì món Sushi kể cả tàu săn cá voi / Váy tôi quá ngắn mà đùi quá dài đố ai viết thêm chữ khẩu... | Bóng tối từ truyện Genji phá bung giới hạn những căn phòng / Gọi anh từ nửa bên kia thế giới... | Chiếu tatami đã trải nếu chàng đồng ý em múa kagura nhịp mê hoặc không dứt làn khói mỏng vờ mơn man những dấu chân trên sàn dần tan biến... | Ghép lên tường bông bụt đỏ chói biển cả lấp đường chân trời xanh những con sóng bất động đẩy quầng nắng lên cao...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021