Võ Phiến
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện sống tại Hoa Kỳ. Tên thật Ðoàn Thế Nhơn sinh ngày 30.10.1925 (khai sinh ghi 20.10.1925) tại Trà Bình, Trung Bình, Phù Mỹ, Bình Ðịnh.
Ðã xuất bản rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, phê bình, tiểu luận, dịch thuật, và cả thơ).
Tác phẩm mới nhất: bộ sách phê bình Văn học Miền Nam, gồm 7 tập.

tác phẩm

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN  (biên khảo - phê bình) 

Sự chờ đợi  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Nó không hình không sắc / Tuyệt không có tiếng có lời / Nó không có gì. Chỉ là một sự chờ đợi lặng lẽ / Thế thôi. // Nó là sự chờ đợi từ vô thuỷ đến vô chung / Ai nấy lần lượt đến với nó, không ai gặp nó / Tất cả đều hướng về nó, như hướng về ý nghĩa cốt tuỷ của chính mình / Tất cả đi về hướng nó. Nó chờ...

Đấng vô ngôn  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Từ khi Thượng Đế nhón ngón tay thả con xuống cõi trần, con đã đi — đều đều, chăm chỉ — như con kiến li ti trong hàng, không gây một tiếng động. Giờ này tiếp giờ kia, năm này qua năm nọ; kiến đi không một ai hay. // Con đã sinh nhai — chăm chỉ — như con cu đất trong bầy. Cắm cúi, lúc thúc, mổ từng hột lúa rơi, từng chiếc bông cỏ. Con chim kiếm ăn lặng lẽ, cần cù, bên cạnh gốc cây già lặng lẽ sù sì, bên cạnh những xác lá khô nằm lặng lẽ tan rã...

Thẫn thờ  (truyện / tuỳ bút) 
... Chuyện đọc sách lang thang mà chạm, mà cọ phải nhau như thế, tôi cũng từng gặp. Tôi cũng nhiễm đây đó cái này cái nọ, sao cho khỏi. Nhưng tôi không có cơ hội thông báo cho người truyền nhiễm. Chuyện ông Nguyễn Hưng Quốc, tôi lấy làm một kỷ niệm lý thú, cái thú đã nín giữ bấy lâu. Đây tưởng là dịp nên tỏ bày sự biết ơn ông về cái thú ấy, nếu không e muộn. Nay mai, sang thế giới khác, mình có muốn nhắn gửi về trần gian bằng e-meo, bằng cách lên lưới lên mạng điều gì, biết có đến không?... (...)

Một người, một người  (truyện / tuỳ bút) 
... “Tôi sống thế này là ô-kê.” Bài thơ thật lạ lùng. Đọc qua mấy câu đã thấy lòng phơi phới: Ơ hay! người cũ biến mất đâu rồi? Trước mắt mình là một con người khác hẳn. Cũng là Nguyễn Bá Trạc đây sao? [...] Ông Tô, trước ngày ông sang Mỹ tôi cũng chưa từng quen biết. Vả lại, tôi nghĩ ông chẳng phải sinh ra để kết bè bạn với ai. Thế nhân chẳng mấy ai thực sự quen biết ông. Ông là người của Trời Đất nói chung... [...] Cách hăm lăm năm, gặp lại một người. Cách mười bảy năm, gặp lại một người nữa. Đều là những gặp gỡ đích đáng cả... (...)

Chà láng  (truyện / tuỳ bút) 
... Từ khai thiên lập địa đến nay, có bao giờ khí giới giết người được mạnh, có hiệu lực, tiện dụng, có số lượng đầy đủ (đúng ra là thừa thãi) như lúc này? Những kho bom nguyên tử, bom khinh khí, vũ khí hoá học, vi trùng... tích chứa ở Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ..., một khi tung ra thừa sức giết đi giết lại nhiều lần tất cả loài người, chà láng mặt địa cầu... Từ khai thiên lập địa đến nay, có bao giờ giữa người với người cái ý muốn giết nhau mãnh liệt như lúc này? Muốn da diết, không cầm lòng được... (...)

Kẻ viết, người đọc  (truyện / tuỳ bút) 
... Niềm nở phát lộ cách hồn nhiên như tiếng vỗ tay đã là khoái rồi. Niềm nở mà đến cao độ, phát biểu cách nồng nhiệt như những nàng thính giả đã quẳng lên sân khấu cho Elvis Presley cả chiếc chìa khoá phòng đính kèm địa chỉ của mình, thì nghệ sĩ làm sao bỏ nghề cho được? Ở mỗi ngành có mỗi cách tỏ bày hâm mộ riêng. Hình như người hoạ sĩ không có dịp được ái mộ nồng nhiệt như ca sĩ. Nhưng nếu lảng vảng trong phòng triển lãm người vẽ vẫn được bắt gặp đây đó những vị khách nhìn tranh mê mẩn. Dù sao, kẻ hoạ còn hơn người viết nhiều. Văn sĩ thua xa mọi thứ sĩ khác... (...)

Hạ hồi  (truyện / tuỳ bút) 
... Chao ôi! Đêm nay một con quạ đen, đêm mai cả bầy cáo trắng, rồi vài sợi tóc mai lơ phơ, một màu áo nhàn nhạt v.v... chúng từ một cuốn sách, một câu thơ trót viết ra đã lâu, lén lút mò về tìm tác giả, ngó đăm đăm. Ông tác giả nào, bà tác giả nào chịu thấu hả trời! Cặp mắt, tiếng kêu, làn da, hơi thở v.v... của những người nọ vật kia có liên hệ xa gần thế nào với ông bà tác giả? Ông bà tác giả có liên hệ gì, nợ nần gì với chúng? Không rõ đâu. Mơ hồ lắm. Rắc rối lắm. Xa xôi lắm... (...)

Nhà cũ | Tiếng rú vô âm  (thơ) 
... Bên hè, vũng nước ướt / cạnh vò nước / tưởng vẫn còn ướt. / Nắng sáng vắng vẻ khắp vườn / Cái nắng trống trơ... | Buổi sớm mai đang cùng ta cùng nhau thanh thản / Ngoảnh đi, trông lại: buổi sáng đâu còn đấy nữa! / Đã trượt sang trưa tự lúc nào. / Một cành non ưỡn à ưỡn ẹo lả lướt / Thoắt cái trân lại, cứng đờ, khẳng khiu, khô quắt. / Vạn vật không ngớt kêu lên hãi hùng / về nỗi bị cuốn trôi vùn vụt không ngừng...

Cách mấy hơi thở  (truyện / tuỳ bút) 
... Bạn nghĩ coi: Thuở sinh thời Lý Bạch phóng khoáng, xem trời bằng vung. Danh vọng là cái gì vậy? Ngay cả cuộc đời cũng chẳng ra cái thá gì, chẳng qua một giấc mộng; tội gì phải nhọc thân vì đời. Suốt ngày cứ say rồi lăn kềnh ra ngủ ngay trước thềm nhà, quên luôn ngày tháng. Tỉnh dậy nghe tiếng chim, hỏi là ngày nào? Có kẻ bảo là ngày xuân đấy. Bèn lại uống rượu nữa, hát nghêu ngao. Hát xong quên tuốt mọi sự. Lý Bạch là như thế. Người như thế mà đến lúc sát kề cái chết, mấp mé Hư Vô... Xin lỗi. Tôi không dám nghĩ ta chết xong sẽ để lại cái gì: linh hồn linh hiếc, kiếp nọ kiếp kia chẳng hạn... Tôi không dám nghĩ tới cõi này cõi nọ nào cả. Nói gọn: chết là hết. Vậy cụ Lý, tới lúc chỉ cách Hư Vô có mấy hơi thở mà cụ còn lều phều nói về chuyện in sách với tựa sách! Chao ôi... (...)

Người ơi, người ở dài dài  (truyện / tuỳ bút) 
Tưởng tượng là khả năng riêng của loài sinh vật người. Con ong, cái kiến, con cọp, con voi..., muôn loài sống theo cái mật mã gửi nơi mỗi di tử. Trong di tử mật mã (code génétique) Tạo Hoá đã có lệnh đặt ra để điều khiển cuộc sống các loài hết đời này đến đời khác. Riêng loài sinh vật người thì chọn tự do: Nó được trang bị cho khối óc để tự hướng dẫn lấy cuộc sống của mình. Nếu có sự hướng lầm về cửa tử: trách nhiệm thuộc về nó thôi. Mình nó tự do, mình nó có trí thông minh, có suy tưởng, loài người hả hê: trong vũ trụ chỉ mình nó cất tiếng cười, cho tới nay. Trong vũ trụ im lìm, trái đất đến đâu tiếng cười (nhiều kiểu) nổi lên inh ỏi tới đó: Nó đấy. Người đấy... (...)

Cái sống  (truyện / tuỳ bút) 
... Cuộc yêu đương kết thúc; nền trời xanh bao la tiếp tục xanh cách thản nhiên, như không hề có gì vừa xảy ra. Xanh như muôn đời vẫn xanh. Mây trắng từng vạt đây đó khắp nơi vẫn một mực trắng thản nhiên. Phải chú ý kỹ mới thấy mây có nhẹ nhàng di chuyển: trôi lặng lẽ, rất chậm. Vờ vĩnh, như không trôi... (...)

Cái sống hững hờ  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái chết của chính mình, cái ấy khó nghĩ đến một cách nghiêm chỉnh. Khó lắm. Cứu cánh cuộc đời, ý nghĩa hiện hữu của vũ trụ, của muôn loài, v.v..., về những cái này cứ tha hồ suy tưởng. Nhưng về chỗ sự chết ngỏm của con người (và đặc biệt là của chính mình) thì đố biết. Càng nghĩ càng rối thôi. Ngại rối ren, bèn trốn tránh hết mình. Nhưng trốn mà thoát được à? Vào những lúc bất ngờ nhất, tưởng mình đang an toàn thảnh thơi, có thể ta vừa ngẩng đầu lên bỗng thấy nó chình ình ngay trước mặt. Cực kỳ sỗ sàng... (...)

Hình bóng cũ  (truyện / tuỳ bút) 
... Cuốn sách cũ, những cuốn sách cũ thời ấy vẫn còn đây. Thỉnh thoảng tôi dừng lại trước một trang sách, nhìn kỹ: không tìm ra dấu vết hình bóng gì. Những gợi nhắc mỗi ngày mỗi mơ hồ thêm. Một cốt cách ở đời, nó loáng thoáng khó bắt. Cái còn lại của một cốt cách: ít oi quá, mong manh quá... (...)

Viết lách  (truyện / tuỳ bút) 
... Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện của viết lách. Trẻ sinh ra đầy năm vẫn có lệ cúng thôi nôi. Hôm cúng thôi nôi trẻ nào quơ tay tóm phải cây bút, lớn lên sẽ loay hoay trong những hoạt động chữ nghĩa, viết lách. Trẻ ấy tha hồ thấm thía cái vạ cô liêu. Cầm bút là cái cầm bất hạnh?... (...)

Viết lách  (truyện / tuỳ bút) 
... Viết văn là một nghề? Cái nghề mà khách hàng là bạn, bạn có khi chí thiết, trao hết cuộc đời cho mình, cùng sống chết với mình. Cái nghề mà phương tiện hành nghề là con cái, là cơm cháo, là chăn gối v.v... của mình, là những cái những ai sẽ theo mình xuống mồ cùng một lượt! Gớm, nghề với nghiệp... (...)

Người nghĩa  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái "nghĩa", chỉ bắt gặp nó trong ca dao lều tranh, trong thơ nghiệp dư của đám lao động: từ thuở tách rời cái tình, nó lẩn xuống từng lớp thấp. Ở chỗ thấp ấy mỗi sáng con chim không còn buông tiếng ngọc xuống hư vô, con người không còn người nghĩa ngồi cặm cụi họa từng bức thư, cũng không còn ngồi nhớ từng cái vảy lá bên đường... (...)

Nghĩ mông về bạn  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi không rành về rượu, cũng không rành về thơ phú gì, chẳng qua trong lúc không có ai bên cạnh để tán gẫu cho khuây khoả, chợt gặp hai tiếng "bạn hiền" sinh động lòng về cái tình bạn đậm đà của cổ nhân... (...)

Trưa nào cũng bay  (truyện / tuỳ bút) 
... Phút ân tình của chim xảy ra trong chốc lát, mây trắng bay lặng lẽ, ơ hờ... Cái phù vân nó đâm ra là cái lâu dài. Mà chút hạnh phúc của một loài (cũng như mọi loài) sinh vật chẳng qua thoáng chốc. Bạn không nao lòng? Tốt. Bạn tha hồ tốt. Cái sinh cái diệt, nó đến nó đi hờ hững, thản nhiên. Như cái đuôi con chim mái, như mây trôi từng đám giữa trời... (...)

Mai sau  (truyện / tuỳ bút) 
... Ðời sống tiến tới, biến cải. Sự đào thải cái cũ, xưa chậm nay nhanh. Kỹ thuật truyền thông tiến mạnh, cách viết cách xem văn thơ, cách thưởng thức mọi thể loại nghệ thuật đổi khác vùn vụt, quan niệm thẩm mỹ nhảy từng bước dài. Những cái mình đang hè hụi thực hiện lúc này, chúng nó sẽ chịu sự đối xử kiểu nào mai sau? "Mai sau" không phải là vài ba thế kỷ tới, e cũng không phải một thế kỷ tới đâu. Ngắn ngủi hơn thế nhiều... (...)

Hạt bọt trà  (truyện / tuỳ bút) 
Trà Tàu để nhấp từng tí, là thứ trà của sự suy tưởng mơ màng. Còn chè Huế, không ai uống nó mà uống từng hớp rời. Đã tợp vào là cứ thế thừa thắng xông lên ào ào, cứ ráo riết dồn dập cho đến cùng... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [23. Kết]  (tiểu luận / nhận định) 
Trong hai mươi năm văn học — từ cuối 1954 đến đầu 1975 — ba phần tư thời gian Miền Nam bị chìm trong xáo trộn, trong chiến tranh. Nhưng loạn lạc không ngăn trở sự phát triển của văn học: Ở Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy đã phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [22. Các bộ môn: Ký]  (tiểu luận / nhận định) 
Giữa ký với bút có đôi điều chưa dứt khoát: tên gọi chưa nhất trí, ranh giới phân biệt chưa minh bạch. Trước kia, Vũ Ngọc Phan phân làm hai bộ môn: bút ký và phóng sự. Sau này, có người (như Phạm Văn Sĩ) gộp lại làm một, gọi chung là ký... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [21. Các bộ môn: Kịch]  (tiểu luận / nhận định) 
Tình hình kịch ở Miền Nam sau 1954 có chỗ lý thú. Tháng 11 năm 1974 (tức đã vào cuối thời kỳ 54-75) ông Nguyễn Đông Châu của báo Văn đến phỏng vấn ông Vũ Khắc Khoan. Ông Nguyễn bảo (hai lần) là ngành kịch bế tắc, ông Vũ cho là kịch “đang đi lên và không hề bế tắc.” Hai bên không biện giải; sự khác biệt không được giải quyết... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [20. Các bộ môn: Thi ca]  (tiểu luận / nhận định) 
Thiết tưởng thi ca của chúng ta trong thời kỳ 54-75 sở dĩ không được quần chúng thiết tha, truyền tụng, đó không phải là vì lý do giá trị, lý do nghệ thuật. Đó là vì cái nội dung, cái tinh thần của nó... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [19. Các bộ môn: Tuỳ bút]  (tiểu luận / nhận định) 
... Số người viết tùy bút ở ta không nhiều. Từ cuốn Vũ trung tùy bút hồi thế kỷ thứ XVIII vẫn được coi là tác phẩm đầu tiên của loại này cho đến nay lâu lâu mới lại thấy có một vài người viết tùy bút... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [18. Các bộ môn: Tiểu thuyết]  (tiểu luận / nhận định) 
... Cho đến bây giờ, chưa thấy chúng ta chứng tỏ cái sở trường, hay ít ra là cái khả năng về những công trình nghệ thuật hùng vĩ bao la, mặc dù thời cuộc ba mươi năm trở lại đây trên khắp đất nước đã cung cấp cho nhà văn những đề tài sôi động, “nồng nàn, đặc sắc, đầy hứng thú.”... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [17. Giai đoạn 1964-1975: Văn học]  (tiểu luận / nhận định) 
Trước hết là sự thất vọng. Những quấy đảo liên miên trong thành phố, tình hình an ninh suy sụp ở nông thôn, khiến người ta lo sợ cho số phận của Miền Nam. Những tham vọng thiển cận điên rồ của một số chính khách và tu sĩ làm cho người ta chán nản, phẫn nộ... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [16. Giai đoạn 1964-1975: Bối cảnh]  (tiểu luận / nhận định) 
Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, Việt Nam tiếp tục tồn tại hơn mười năm trong những điều kiện khó khăn: tình hình chính trị lắm lúc rất bất ổn: kinh tế suy sụp, vật giá tăng cao; bất công xã hội thêm trầm trọng; chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt, gây thiệt hại lớn lao, gây xao xuyến hoang mang trong dân chúng; quân đội Hoa Kỳ tham chiến đông đảo, làm đảo lộn nếp sống địa phương, làm tổn thương tự ái dân tộc v.v... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [15. Giai đoạn 1954-1963: Văn học]  (tiểu luận / nhận định) 
Về phía văn nghệ sĩ trong hoàn cảnh bấy giờ, sự hoạt động tưng bừng hẳn lên. Những nhân vật tiền chiến bấy lâu im tiếng bây giờ lại xuất hiện. Họ cảm thấy đến lúc có thể yên tâm mà tung chăn không ngượng ngùng trước dư luận, đến lúc có điều kiện ổn định cho những dự định qui mô, những công trình dài hơi... (...)

Cửa sổ  (thơ) 
... Từ phía cửa sổ, ánh mặt trời ùa vào chói chang. Hoá ra mình không hề thức dậy; mình bị đập dậy tàn bạo...

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [14. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình từ 1954]  (tiểu luận / nhận định) 
Trước hết cuộc ngưng chiến đem lại một cảm tưởng hòa bình. Hiệp định Genève rồi đi tới đâu? ... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [13. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình trước 1954]  (tiểu luận / nhận định) 
... Tóm lại vùng quốc gia miền Nam trước 1954 sống đời vật chất đầy đủ, nhưng tình trạng xã hội, chính trị, văn hóa thật là bại hoại. Xã hội bất công, nạn tham nhũng lan tràn, cờ bạc đĩ điếm công khai tổ chức dưới sự bảo trợ của chính phủ; nhân tài xa lánh chính quyền, quốc gia lệ thuộc ngoại nhân, lãnh đạo bê bối làm dân chúng thất vọng; trong hoàn cảnh chán nản lòng người hướng về “ngoài kia”... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [12. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Đối chiếu thành tích]  (tiểu luận / nhận định) 
Thành tích văn học Miền Nam từ 54 đến 75, so với thời trước đó, hoặc với nền văn học cùng thời ở Miền Bắc, có chỗ hơn lại cũng có chỗ kém, và ở những chỗ không có vấn đề hơn kém thì nó vẫn có những nét khác biệt đáng chú ý... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [11. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách tự do]  (tiểu luận / nhận định) 
Cùng một thời với nhau, Nam Bắc cũng khác nhau nhiều lắm. Cái khác Nam Bắc nói đây không phải là cái khác do địa phương mà là do chế độ chính trị, xã hội gây nên... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [10. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & vai trò của miền Nam]  (tiểu luận / nhận định) 
Gác những đảo điên với tao loạn, khủng hoảng với chấn động sang một bên, thời kỳ 1954-75 vẫn có cái đặc biệt của nó: vai trò của miền Nam trong văn chương... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [9. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách cực đoan]  (tiểu luận / nhận định) 
Ngược xuôi tìm kiếm, xao xác hơn bao giờ hết vì triết học; mà lại thất lạc, hoang mang, ngờ vực hơn bao giờ hết. Sinh hoạt tôn giáo dấy lên tràn lan, sôi động, dữ dội hơn bao giờ hết; mà con người lại thiếu tin tưởng, bơ vơ hơn bao giờ hết. Cái khủng hoảng tinh thần đã thế, đến như các chấn động tình cảm trong thời kỳ này cũng lại thật nặng nề... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [8. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tôn giáo / triết học]  (tiểu luận / nhận định) 
Giữa thế hệ tiền chiến với lớp sau Genève sự khác nhau không phải chỉ ở một mối ưu tư về chính trị. Dương Nghiễm Mậu không phải là một Trần Tiêu ưu thời mẫn thế, Trần Thị NgH, không phải là một Anh Thơ ham nói chuyện đại cuộc. Họ khác nhau từ trong tâm hồn cho tới lời ăn tiếng nói, từ quan niệm nhân sinh tới cách hưởng lạc, cách yêu đương... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [7. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & chính trị]  (tiểu luận / nhận định) 
Hai mươi năm đảo điên, thảm khốc vừa qua trong tình hình Miền Nam Việt Nam tất nhiên cũng là hai mươi năm đổi thay xáo trộn trong tâm hồn người Miền Nam. Xáo trộn đổi thay thật là sâu xa. Bởi vậy giữa tâm hồn con người thời này với tâm hồn con người thời tiền chiến, giữa văn chương thời này với văn chương thời tiền chiến có những khác biệt lớn và đột ngột... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [6. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Bối cảnh]  (tiểu luận / nhận định) 
Thời kỳ 1954-1975 mở đầu tưng bừng, kết thúc bi đát. Trong hai mươi năm ấy Miền Nam trải qua nhiều diễn biến dồn dập, và toàn là những diễn biến lớn lao, ảnh hưởng đến xã hội, đến đời sống mọi người một cách sâu xa, căn bản... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [5. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Xuất bản]  (tiểu luận / nhận định) 
Sau tác giả và độc giả, nên nhìn qua một chút vào giới xuất bản. Trong sinh hoạt văn nghệ, ngoài kẻ viết người đọc ra, hoạt động xuất bản lắm lúc cũng có một ảnh hưởng đáng kể... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [4. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Độc giả]  (tiểu luận / nhận định) 
... Viết theo thị hiếu là do văn sĩ mềm lòng, đừng trách độc giả nặng quá. Dân ta từ trước vốn ít đọc, gần đây khối quần chúng độc giả được mở rộng thêm, thế đã là một điều quí hóa rồi. Cái đám quần chúng độc giả mới gia nhập ấy thoạt đầu trình độ thấp, rồi dần dần sẽ cao, cao như ở Âu Mỹ, ở Nhật Bản. Trước mở rộng phạm vi, sau nâng cao trình độ: cứ tuần tự tiến dần... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [3. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Nhà văn]  (tiểu luận / nhận định) 
Ở Miền Nam văn nghệ sĩ không bị đè bẹp dí dưới chân lãnh tụ, nhưng văn nghệ sĩ cũng không còn ngất ngưởng như xưa... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [2. Khái quát]  (tiểu luận / nhận định) 
1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 một cuộc di cư, 1975 lại một cuộc di cư nữa; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... (...)

VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [1. Lời nói đầu]  (tiểu luận / nhận định) 
Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, và được sự đồng ý của nhà văn Võ Phiến, Tiền Vệ đăng lại cuốn Văn Học Miền Nam: Tổng Quan thành nhiều kỳ. Cuốn sách này không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975... (...)

Nhớ làng  (truyện / tuỳ bút) 
... Anh Năm Hà thấy một bàn chân đàn bà đang nằm, bàn chân của chị ấy. Trên mặt chiếu, bàn chân xuôi xuống, cố hết sức chúc mũi xuống, như kiễng chân nhón gót. Bốn ngón chân quắp xuống, còn ngón chân cái thì rướn cong lên. Nó rướn cong, ôi chao, quá sức nó, làm nổi cao một sợi gân. Trời, ngón chân cái, nó rướn cong như cái đuôi con chuột trong cơn hấp hối, bị kẹp nát đầu trong chiếc bẫy, cái đuôi oằn lên trước khi con vật chết hẳn... Anh Năm Hà cuống cuồng, run bấn. Cái gì vậy? Trước mặt anh, ngón chân cái oằn lên... Anh Năm Hà nghẹn cứng ngang cổ, không thở được nữa. Cuối cùng, cổ phát ra một tiếng hực, rồi nước mắt anh tuôn ra... (...)

Xong cả  (truyện / tuỳ bút) 
... Trong chuyến đi Úc năm đó, tôi ghé thăm anh bạn ở Melbourne ở chơi ba hôm. Trước, Tần và tôi chơi thân; từ ngày anh ta vượt biển sang Úc, chúng tôi chưa gặp nhau... (...)

Lại thư nhà  (truyện / tuỳ bút) 
... Bốn Thôi không phải người có số đào hoa, có thói ong bướm, lả lơi. Người lúc nào cũng rầu rĩ và có vẻ nghiêm khắc, mặc dù là ngơ ngẩn. Không ai tin anh thích những mơn trớn của xác thịt đàn bà. Cũng không ai có thể tin là anh được hưởng cái thích thú tỉ tê, thủ thỉ tình tự bên cạnh đàn bà: anh ít lời lẽ quá. Vậy mà liên tiếp mười mấy năm trời, chỉ có mỗi một điều choán tất cả đầu óc anh, chiếm tất cả sự hoạt động của anh, thu hết tất cả tâm trí anh, khiến anh lao đao thất thểu: ấy là những người vợ. Anh hì hục vất vả với những người vợ, như là con người khổ não hì hục một cách tuyệt vọng trước định mệnh của mình... (...)

Giọt cà-phê  (truyện / tuỳ bút) 
... Thực vậy, giọt cà-phê thường khi nhắc nhở những điều nhảm nhí... (...)

E ị!  (truyện / tuỳ bút) 
... một hôm Đỗ tự bắt gặp mình chờ đợi một tiếng kêu lớn. Chờ đợi mơ hồ, nếu không tình cờ để ý có lẽ không biết đến... (...)

Một chỗ thật tịch mịch  (truyện / tuỳ bút) 
... Mỗi tối, trong tiếng muỗi vo ve bên màn, chàng lắng nghe sự tàn tạ của cuộc đời. (...)

Thác đổ sau nhà  (truyện / tuỳ bút) 
Khi tôi khép hai đùi lại, dùng dằng, ông ta không hấp tấp vội vàng. Ông đặt một bàn tay lên bắp đùi trần của tôi làm tôi rùng mình; ông ngừng lại một chút, rồi vỗ nhè nhẹ vào phía trong bắp vế, nói nho nhỏ: “Em! Em!” Giọng ông ta nửa như than phiền trách móc, nửa như dỗ dành nài nỉ. Ông ta lại đặt yên bàn tay, ngừng lại, và chờ đợi. Tôi dạo ấy mới hăm hai hăm ba tuổi... Vắng đàn ông lâu ngày... Đêm khuya vắng vẻ... Chậc!... (...)

Bà con chòm xóm  (truyện / tuỳ bút) 
Một buổi chiều cuối năm, nằm tưởng nhớ lan man về làng quê, tôi mấy lần tự bắt gặp mình nghĩ tới chị Bốn Chìa Vôi... (...)

Mười giờ  (truyện / tuỳ bút) 
...Hơi hướng một cuộc tình đã dai dẳng, ông nghĩ đến cái hơi hướng của cuộc đời. Của cả cuộc đời... (...)

Viết sách, nuôi cây  (tiểu luận / nhận định) 
... Những nghệ sĩ viết truyện phần nào giống như người nghệ sĩ bồn tài. Họ cũng thành công và thất bại cùng do những nguyên cớ gần giống như trong việc nuôi cây bồn tài... (...)

Mùa xuân, con én  (tiểu luận / nhận định) 
Người ta vẫn có một cách chăm sóc các giống vật bằng... từ ngữ. (...)

Cái còn lại  (truyện / tuỳ bút) 
...Bây giờ là ba mươi năm sau. Cuộc sống thường nhật càng đầy dẫy những cái vô danh mù mịt, lu lít, nối nhau kế tiếp lướt qua đời chàng, không một khua động. Một buổi sáng, bỗng nhiên chàng nhớ đến cô y tá đêm nọ ở phòng mạch một bác sĩ trực.... (...)

Xem sách  (truyện / tuỳ bút) 
...Giã từ cái dạ con của mẹ để ra ngoài đời, con người vẫn luôn luôn mơ hồ nhớ về chỗ quê hương nguyên thủy của mình, nơi mình đã trải qua một thời cô đơn trong ấp ủ ấm áp... (...)

Thương hoài ngàn năm  (truyện / tuỳ bút) 
... Và chỉ trong yên lặng cô độc như thế người con gái mới tự thấy mình nở ra như hoa lan nở trong đêm khuya... (...)

Chiếc áo dài  (tiểu luận / nhận định) 
Áo dài Việt Nam thắng lớn trong nước và ngoài nước, do đâu mà được vậy? (...)

Người ơi người ở dài dài  (tiểu luận / nhận định) 
... Loài người là loài sinh vật giết nhau hăng say nhất. Từ thuở xuất thế đến giờ không lúc nào người ngưng giết người... (...)

Nghĩ về Truyện Thật Ngắn  (tiểu luận / nhận định) 
… Cụ thể (không trừu tượng), động (tránh cái tĩnh), mạnh mẽ, cực đoan (tránh cái nhẹ nhàng, lớt phớt, tinh tế), ngắn gọn (tránh cái dông dài) v.v... có phải đó là những đặc tính của phương tiện truyền thông mới? (...)

Những người chị trong thơ Nguyễn Bính  (tiểu luận / nhận định) 
[...] cái khác thường nhất của Nguyễn Bính, mà ông không chịu nói đến, đó là các bà chị. Vâng, khác thường không phải là Nàng — vị thần linh — mà là những bà chị của thần linh. (...)

Ăn và đọc  (tiểu luận / nhận định) 
... Cơ thể chọn món ăn riêng cho nó và có những yêu ghét rõ rệt; tâm hồn chọn cái đọc lại dễ dàng hơn sao? (...)

Vươn ra ngoài cuộc sống  (tiểu luận / nhận định) 
...Giết nhau vì cạnh tranh sinh tồn còn có cách giải quyết; giết nhau bên ngoài chuyện sinh tồn thì vô phương can thiệp. (...)

Bình thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Thơ đẹp như gái đẹp. Hoặc nhất kiến bị cú sét đánh: bắt ngay, mê ngay. Hoặc như lửa gần rơm, chung đụng chầy ngày, cứ dần dần ngộ ra, đâm mê mẩn. Ngoài ra, đừng làm gì cả. (...)

Ðố kỵ cái trừu tượng  (tiểu luận / nhận định) 
...con người có xác có hồn. Chữ xác là tiếng thuần Việt. [...] Hồn là tiếng Tàu. Ta không có tiếng gọi tên cái hồn [...]. Sao mà dân tộc ta đố kỵ trừu tượng đến thế! (...)

Thơ dịch  (tiểu luận / nhận định) 
Tôi nghĩ: Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch. (...)

Văn phong, nhân cách  (tiểu luận / nhận định) 
Nguyễn Tuân là một nhà văn lỗi lạc; khen ông không lo bị hố. Có nhiều người khen, có nhiều cách khen. (...)

Gà gáy trong thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Bây giờ sống ở Mỹ, một hôm đi chơi phố Tàu thấy trong tủ kính bày bán mớ gà trống linh động quá, một bà mua vài con đem về cho cháu. Cháu trông qua, hỏi là thứ chim gì, rồi bỏ qua. (...)

Cái chết như một phát biểu  (truyện / tuỳ bút) 
Trong mấy năm cuối thế kỷ người Nhật bỗng nhiên tự tử dồn dập. Người Nhật vốn đã hay tự tử, tự tử nhiều hơn các dân tộc khác; đến lúc này lại tăng vọt: năm 1998 so với 1997 tăng 35%, riêng trong giới trẻ mức tăng lên tới 85%. Vào năm chót của thế kỷ, càng thêm rần rộ. Nhiều kẻ lo ngại, đòi cấm sách dạy tự tử. (...)

Viết chơi  (tiểu luận / nhận định) 
Trước có lần nói chuyện ăn chơi, giờ sẵn trớn nói luôn qua chuyện viết chơi. (...)

Cái tiếng mình nói  (tiểu luận / nhận định) 
Không tiếng nước nào giống tiếng nước nào, dĩ nhiên là vậy. Nhưng tiếng của ta có chỗ rắc rối đặc biệt, lắm khi nó làm khó ta. Lắm khi, mới mở miệng ra đã gặp ngay cái khó: xưng hô thế nào với người đang nghe mình nói? (...)

Cô Quì còn không  (truyện / tuỳ bút) 
Bình Nguyên Lộc có tập truyện bằng văn vần, gọi là Thơ Ba Mén. Truyện ấy hình như chưa bao giờ xuất bản. Thơ Ba Mén là thơ thế nào, tôi chưa biết. (...)

Nằm chơi  (truyện / tuỳ bút) 
Hồi xưa, khi vừa biết chữ võng (Hán tự) có nghĩa là cái lưới, tôi liền hoan hỉ thấy công việc tầm nguyên chữ nghĩa xem ra thoải mái quá. Cái võng do cái lưới mà ra: Đích rồi. Mặt võng khác gì mặt lưới? Giằng ra bắt chim bắt thú, gọi là lưới; còn treo nó lên để nằm đu đưa thì gọi là võng. Cũng nó thôi. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021