Nguyễn Thanh Hiện
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Lửa trên núi Voi Nằm  (truyện / tuỳ bút) 
... Vào một đêm, tôi ra hiên hè ngồi chờ lửa trên núi Voi Nằm, thấy ông lão thế kỷ nhìn tôi cười. Và thứ khái niệm mới ấy xuất hiện trong đầu tôi: Giặc! Nhất định chúng là giặc. Tôi nghĩ. Tôi biết khái niệm ấy hình thành trong nhận thức của tôi như hậu quả tất yếu của một cuộc sống luôn bị lệ thuộc quá nhiều vào những thứ thế lực đen tối, và luôn bị đè nén ở bên dưới quá nhiều những tầng áp bức... (...)

thi pháp của đất [3]  (truyện / tuỳ bút) 
... tôi đặt tôi trong hình thái phân rã để tôi nhìn tôi rõ hơn, những nỗi niềm vẫn giấu bên dưới sự điềm tĩnh thật ra chỉ là những lớp bụi thời gian lâu ngày trở thành sức che đậy, những khát vọng vẫn cứ là những sự thể lớn lao nhất trong nhận thức của tôi, chúng như thể những ngọn sóng ngầm luôn réo gọi, nhưng những khao khát của tôi luôn bị nén lại, luôn bị bớt đi, không phải tại tôi, mà tại những gì có vẻ hơi tàn nhẫn và điên rồ đang diễn ra bốn phía... (...)

Thi pháp của đất [2]  (truyện / tuỳ bút) 
... những người đang chết cũng thao thức nhiều như những người đang sống. về những ngọn núi mọc lâu đời. về những dòng sông chảy ngang qua mặt đất. về những con người còn đang giữ được hơi thở. biển không còn giống thời băng tuyết mỗi ngày mỗi đầy. biển mỗi ngày mỗi lưng. lòng trắc ẩn của con người cũng mỗi này mỗi lưng... (...)

tạo tác, nỗi do dự chết người  (truyện / tuỳ bút) 
tôi ngồi im nơi mặt đất nhìn mây bay, những đám mây phóng đãng, thứ vật thể thích thoáng cái ở nơi này thoáng cái ở nơi kia, nhưng dường đang phân vân do dự như thể đang bị cột chặt vào một nỗi niềm nào đó, một thứ khái niệm đặc, khép kín, khiến cho việc bay không như mong muốn... (...)

Cuộc hành trình thế kỷ của H.  (truyện / tuỳ bút) 
... anh đi, không còn nhớ đã trải qua bao nhiêu ngày tháng, vượt qua bao nhiêu xứ sở, chỉ biết là mình đang mệt mỏi và cô độc, sự cô độc của một kẻ lầm lũi đi tìm những thứ mình chưa hề thấy, và một hôm anh bỗng nhìn thấy hiện ra trước mắt những cảnh trí núi non đồng ruộng rất giống với cảnh trí núi non đồng ruộng quê anh, tiếng chim kêu trên rừng cũng hệt với tiếng chim ở khu rừng trước làng quê anh, và bầu trời mùa thu cũng buồn thấp như bầu trời mùa thu quê anh, H. bắt đầu cảm thấy hoài nghi về cuộc hành trình của mình, và liền đó thì anh thấy mình đứng trước ngôi nhà thân yêu của mình, nắng chiều sắp tàn, chiếc bóng mệt mỏi của anh đang đổ dài trên sân... (...)

Những ký ức vụn / sau những cuộc va chạm có vẻ khốc liệt  (truyện / tuỳ bút) 
... nàng có vẻ rất đỗi ngạc nhiên khi bỗng dưng nghe tôi đọc thơ của nàng, là cô bé mài mực cho các bậc thi nhân ngày ấy, Gác Kim Hoa một thuở nhộn nhịp khách văn, làm sao cái cô bé mài mực ở Gác Kim Hoa ngày ấy biết được tôi cũng là khách văn lui tới chốn ấy, mà giả như ngày ấy nàng có biết tôi, thì giờ đây cũng chẳng thể nhận ra tôi, những thế kỷ tro than đã làm cho tôi già đi, chẳng còn tuổi trẻ như thuở ấy... (...)

Những ký ức vụn / đêm tháng ba tôi nằm nơi bờ cỏ đồng làng  (truyện / tuỳ bút) 
... Vào một ngày cuối tháng chạp, làm như thể để tổng kết một khúc năm tháng vừa trôi qua, lũ cò trắng kéo về đồng làng tôi thật đông. Mẹ tôi và anh em tôi tất bật sắm sửa các thứ để đón tết, còn cha tôi thì đi thu dọn các thứ sách vở lên giá sách, rồi xách cuốc ra vườn dọn cỏ chuẩn bị đất cho việc gieo hạt bông vải. Lúc trở vào nhà ông kêu khó thở. ông lên giường nằm một lúc thì mất. Cha tôi chết cũng nhẹ nhàng như lúc ông cầm cày và thở ra thơ... (...)

Những ký ức vụn / cuộc đuổi bắt ảo ảnh  (truyện / tuỳ bút) 
... Đấy là một ngày mùa đông. Mưa như trút nước. Bác tôi mặc quần áo lụa trắng, mang dép da, đội nón lá lao ra ngoài mưa. Ta đã có cách sang sông rồi, ta đã có cách... Vừa chạy trong mưa, ông vừa la thật to. Cha con tôi đuổi theo ông. Nhưng không còn kịp nữa. Từ xa, tôi trông thấy bác tôi ngửa nón, thả nón xuống sông, rồi ngồi lên nón. Nhưng chỉ thoắt một cái, con nước lũ đã nhận chìm bác tôi... (...)

Thiên đường tuổi thơ  (truyện / tuỳ bút) 
... Khi tôi sinh ra thì thấy ở đất quê mình có lũ cu gù trên hàng tre sau nhà, thấy có đám cò trắng cứ mỗi chiều về thì từ cánh đồng làng cùng cất cánh bay về núi, thấy có lũ bò heo gà vịt. Và tất nhiên trong đám sinh vật nhiều vô kể ấy có lũ chuồn chuồn. Đông lắm... (...)

Những ký ức vụn / từ một câu hát ru  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngày nay, tôi biết chỉ là do sự tưởng tượng của tôi, cứ mỗi lần nhìn lên núi Chớp Vung tôi lại thấy mẹ tôi từ chân núi đi lên đỉnh núi nơi có lũ thỏ và mèo đang đùa giỡn. Và tôi lại không cầm được nước mắt. Có một thứ triết lý về tồn tại luôn ẩn khuất trong tình cảm con người đến giờ tôi vẫn chưa hiểu hết... (...)

Đây cũng chỉ là những trang viết cổ xưa  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi biết là tôi đang ôm chặt lấy nàng Khang, ôm chặt lấy người con gái tôi từng mơ tưởng như một cách đào thoát, trong khoảnh khắc, khỏi cảnh u ám của thời đại. Nhưng tôi cũng biết tất cả những chuyện đó chỉ là nội dung của một trang viết cổ xưa bị vùi lấp đâu đó... (...)

Những ký ức vụn / từ cuộc thương lượng với đất  (truyện / tuỳ bút) 
... Nằm dài trên đất ải tháng giêng, tôi mơ hồ hiểu ra đất là nơi nuôi dưỡng cả con người lẫn lũ chim trời. Lặng lẽ những nỗi niềm và sự hiểu biết nông cạn của một kẻ đầy quyền lực trong cuộc thượng với đất. Và giờ đây, tôi biết, chữ nghĩa của tôi cũng hình thành trong lặng lẽ và thấm đẫm mùi đất ải đồng làng... (...)

Người mang thông điệp của thế kỷ  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi chỉ nhớ là đã thức dậy vào lúc hừng đông, và nhìn thấy nàng nằm chết trên cánh tay mình. “Xin chia tay em, người con gái của dáng vẻ vô biên đã chết như truyền thuyết.” Tôi nói lời vĩnh biệt. Và đưa tay gõ một tiếng lên trời thử có lời giải đáp nào từ phía bí mật của thế kỷ. Nhưng chỉ nghe niềm lặng lẽ... (...)

ngẫu nhiên [XX]  (thơ) 
... những dòng sông mùa hạ rơi vào cơn mơ. chảy xiết. ai tắm trên đồi cao. giữa ngỡ ngàng con nước. bão tố lay động sự bền vững của mùa. lay động niềm tin của lũ chim. lay động những ảo ảnh vẫn ẩn nấp đằng sau niềm mơ ước. đá bỗng cất lời thở than sau nghìn năm lặng thinh...

Đám quí tộc ở làng N.  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi hét vang cả khu nhà giam. Tôi gọi đám quí tộc ở làng N. là lũ khỉ chó má. Chỉ vũ phu tới mức ấy tôi đã thấy nỗi căm tức nguôi ngoai. Rồi nằm dài trên nền ngục chờ bọn họ mang tôi ra chém. Sau đấy thì người cai ngục đến mở cửa nhà giam, và nói: Mời ông ra ngoài vì ông đã được tự do. Vừa ra tới sân nhà giam thì tay cầm đầu đám quí tộc ôm chầm lấy người tôi: Rất xin lỗi, vì chúng tôi đã không biết anh là người anh em đồng chí!... (...)

ngẫu nhiên [XIX]  (thơ) 
đằng sau vẻ tráng lệ của thế giới là những chông chênh hiểm trở. tôi mệt nhoài trong cuộc chạy trốn sự cạn kiệt lòng trắc ẩn. cháy những niềm mơ ước. những con đường dẫn về nơi có nhiều ánh mặt trời dường như tắt nghẽn. tôi nhìn thấy những ngày những đêm trườn đi trên nỗi âu lo...

ngẫu nhiên [XVIII]  (thơ) 
... đừng bao giờ để cho sự vật trở nên đơn độc. những chiếc lá rụng nơi mặt đất nói với sự trống trải đang bao phủ. hình như sự yên lặng nơi khu vườn đang khẽ rùng mình. vào cuối những chuyến đi tôi thường hay dừng lại những nghĩ ngợi về cảnh phiền tạp của bầu trời...

Những trò chơi gượng ép  (truyện / tuỳ bút) 
... Vào một ngày thời tiết rất đẹp. Bầu trời cao, nhẹ. Và nắng chỉ đủ để tạo niềm cảm hứng cho những ngọn gió đang thổi qua cuộc đời. Lũ con chúng tôi đã kéo đến trước chúng tôi. Đứa đầu đàn nói: Các người phải chết vì đã bày ra những trò chơi gượng ép... (...)

ngẫu nhiên [XVI-XVII]  (thơ) 
... ở phía bờ bên kia có kẻ đi nhặt những lãng quên còn sót lại sau cuộc hải hồ. lãng đãng giữa những điều có thể và không thể. và những đêm. những ngôi sao vẫn rụng xuống các số phận...

ngẫu nhiên [XIV-XV]  (thơ) 
trong ký ức của gió tôi nhìn thấy em. thoắt một dáng hình. cuộc hải hồ có cả những cung bậc sang trọng lẫn những ngọn sóng bạc đầu. tôi rong ruổi trong những tháng năm không có em. giẫm lên rối rắm...

ngẫu nhiên [XII-XIII]  (thơ) 
tôi quì dưới bầu trời tháng sáu. âm ỉ những cuộc dịch chuyển. giấu đằng sau vần điệu mặt trời là những ca khúc im vắng về sự huỷ hoại và hồi phục. tháng sáu. tôi tận mắt nhìn thấy bộ dạng mùa hạ. đi. như không thèm ngoảnh lại...

ngẫu nhiên [X-XI]  (thơ) 
đừng nói những lời vô ích, hỡi lũ ếch nhái trên đồng làng. khi những cơn mưa không còn muốn đổ xuống mặt đất thì những tiếng kêu gào của lũ ngươi cũng chỉ như những ngọn gió thoảng qua buổi sớm tinh mơ (bởi liền sau đó mọi thứ sẽ chìm vào cơn lũ âm vang của ngày) ...

ngẫu nhiên [IX]  (thơ) 
vào một ngày cuối thế kỷ tôi nhìn thấy những người đi lấp biển đang ngồi chờ dưới nắng mặt trời. những cơn sóng vẫn vỗ không ngớt vào rừng thông. khúc hát của ông già mù tựa câu kinh cổ. tôi nói, ông hát về nỗi ám ảnh của thế giới có được không. ông già mù bắt đầu ca ngợi những ngọn gió...

Sự lỡ tay của một cuộc tình  (truyện / tuỳ bút) 
... tôi luôn mơ thấy cuộc tình của mình, cuối xuân, thuỷ tiên vẫn chưa nở, tôi nôn nóng được làm quí tộc phong lan, liền đem chất kích hoa đậm đặc nhất và đắc tiền nhất tưới cho thuỷ tiên, tưới chất kích hoa hôm trước, thì hôm sau giò thuỷ tiên của tôi úa héo, tôi đi chôn cất thuỷ tiên vào một ngày đầu mùa hạ, chuyện của tôi là thuộc về sự ngu xuẩn của con người... (...)

ngẫu nhiên [VI-VIII]  (thơ) 
... có phải là ngẫu nhiên khi bỗng nhiên tôi gọi tên những ngày tháng không tên (sự lênh đênh của thời khắc) gió. và những cách thức lơ đãng của bầu trời. mặt đất dày đặc những bước chân. em. những ngày nghiêng nắng. tôi nhìn em qua nỗi buồn của con chim mỏi cánh đang chen giữa những khoảng cách vô định...

ngẫu nhiên [IV-V]  (thơ) 
... câu thơ bình dị vội vã chạy trốn khỏi những con đường đầy xác chữ. ai đi giữa những lời lẽ u ám. những ngày tháng cuộn mình trong thứ thời khắc được đo bằng hơi thở của đất. thơ cũng đi xe cát như lũ còng xe cát. em. giờ em đang ở đâu giữa lúc thi ca hoạn nạn...

ngẫu nhiên [I-III]  (thơ) 
bỗng, em làm cháy lên trong tôi một ngọn lửa, sáng và dịu dàng. thế giới bắt đầu trương nở. có nhiều tiếng chim hơn. có nhiều cây lá hơn, có nhiều dòng sông hơn. và có nhiều những kẻ đi về phía mặt trời mọc...

Những kẻ mắc kẹt giữa thời gian  (truyện / tuỳ bút) 
mới hôm qua thôi, tôi trông thấy đám quí tộc ở xứ sở này đem quân tấn công lâu đài tình yêu của lũ ong, đả đảo lũ khỉ, bọn họ luôn miệng hô đả đảo lũ khỉ, sao tấn công lũ ong mà đả đảo lũ khỉ nhỉ, đến chiều tối, một con ong mật, nạn nhân của cuộc tấn công của đám quí tộc lúc ban trưa, bay đến chỗ tôi, loài người các anh quá ư tàn nhẫn... (...)

Bức thư tình kỳ cục  (truyện / tuỳ bút) 
Các bạn biết không, tôi rất mê loài chim biết hót. Mê nhất là chim hoạ mi. Cũng chẳng biết mê vì tiếng hót như xoáy vào tâm can, hay là vì tên gọi của nó thường gợi tôi nghĩ về một vẻ đẹp đáng kể nhất trong trời đất: giai nhân... (...)

Chuyện làng tôi / chắc là do đất trời rộng lớn quá  (truyện / tuỳ bút) 
hôm nay có người đi làm đồng, đứng chống cuốc hát, rốt cuộc cục đất cũng chui vào túi kẻ cướp ngày, lũ cua cá trên ruộng kéo hết lên bờ, đám chim trời vói xuống, hỡi những bạn bè thân thiết của ta hãy đi mua áo gấm về khâm liệm nỗi buồn... (...)

Kịch bản  (truyện / tuỳ bút) 
... đây là kịch bản của thời đại, hễ còn xử sự tàn tệ nhau là còn thù hận, người đưa tin nói, đêm nghe tiếng chó sủa, người ta chẳng thể phân biệt được là chó sủa người đưa tin, hay sủa người chỉ huy cuộc thanh trừng, hay sủa những kẻ nông nổi đang bước vào cuộc thanh trừng của thế kỷ... (...)

viết tặng trăng rằm tháng giêng  (thơ) 
... cái thế kỷ bạc đãi với trăng nhưng không bạc đãi với cuội / hoặc ngồi ghế quan coi tiền / hoặc ngồi ghế vua trị nước / huyền thoại vỡ tung thành huyền thoại / trăng rằm tháng giêng / tròn / sáng / đủ để chuyện trò cùng thế kỷ...

cuộc chống trả mùa xuân  (thơ) 
... thì cứ bước giữa trùng vây cát bụi / có bao giờ thôi không còn cát bụi / dẫu nhỏ bé giữa trăng sao bốn cõi / cũng chờ nghe cuộc chống trả mùa xuân...

Vẫn ẩn ức một miển cổ tích  (truyện / tuỳ bút) 
... Ở làng này trẻ nhỏ phải tự trói tay mình trước khi ca hát, người lớn phải tự trói tay mình trước khi đi ngủ và đi cày. Lũ chúng nói. Và bắt đầu hát bài hát ngợi ca vua. Lũ con dân chúng con sống được là nhờ ơn vua. Hết thảy lũ chúng đều gân cổ lên mà hát. Như thế là thế nào? Ta đi hỏi thử một ông cụ, cũng đang tự trói tay ngồi trông coi nhà cửa. Khi con người ta đã mất hết tự do là thế. Ông cụ bảo... (...)

Lại là sự đùa cợt của thời gian  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi băng qua làng xóm tôi. Băng qua xứ sở đất nước tôi. Tôi chạy. Và không biết, ở ngoài kia, có bao nhiêu cuộc trốn chạy như tôi, sợ hãi như tôi. Tôi chạy trối chết. Tôi băng qua ngày đêm. Băng qua trăng sao. Từ đó tôi không còn có xứ sở quê hương. Không còn có mẹ cha anh em ruột thịt. Không còn có bè bạn. Không còn có người tình. Không còn có mơ ước tương lai. Không còn có mơ ước nào nữa hết... (...)

Khoảnh khắc tỉnh thức  (truyện / tuỳ bút) 
... Những con chuột cống được nuôi dưỡng nơi những cống rãnh sầm uất, những con chuột cống từ những cống rãnh bẩn thỉu ngoi lên mặt đất phá nát hết chữ nghĩa của tiền nhân để lại, phá nát hết những câu hát đẹp như bông hoa mùa xuân được hát đi hát lại bởi những cô gái xinh đẹp vẫn đi về giữa những đêm trăng đầy trời... (...)

Minh triết và tro than  (thơ) 
... Trên đường đến cội nguồn trí khôn của con người, lũ các ngươi đã nhìn thấy trong những tro than nơi mặt đất có cả xác của khôn ngoan minh triết, / Lời thần Apollo như lời chào thân thiết...

Triết học về những ngọn gió giữa ngày  (truyện / tuỳ bút) 
... Cũng chỉ là một tiếng khua nhỏ giữa mênh mông. Một tiếng khua rất nhỏ. Nhưng chẳng hiểu sao lại đánh động cảm xúc của người con gái tôi chưa hề quen biết. Em đã muốn cùng tôi nằm xuống bên bờ Mediterranean Sea, biển Giữa, để lắng nghe những cung bậc của tình yêu... (...)

Cuộc tẩu thoát vào lúc nửa đêm  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi vừa chìm vào những tưởng tượng về con tàu Philae lướt đi trên chốn hoang sơ Churyumov Gerasimenko, như để cho bớt căng thẳng trong nghĩ ngợi, thì nghe em gọi: Thành phố đã bị bao vây, súng nổ, người chết, bọn họ đã đem em giam trong một ngôi nhà mái vách và cửa ngõ đều bằng đá. Hết. Tôi thả ống nghe xuống bàn. Và lặng đi. Cứ thấy như đang tắt lịm một vầng trăng... (...)

Ghi chú về một giấc mơ  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngày thứ nhất là sự yên tĩnh. Để lấy sức cho cuộc tiếp nối tồn sinh. Mặt trời lên. Núi Voi Nằm ngập trong nguồn sáng vô tận. Nàng nhìn lên bầu trời trên đầu kêu: rộng lớn quá. Tôi nói: bầu trời rộng lớn ở trên đầu là do tôi và em nghĩ ra. Tôi nói: thế giới là nghĩ ngợi của tôi và em. Ngày thứ hai là ánh sáng... (...)

Tôi từ đất Bạt trở về  (truyện / tuỳ bút) 
... Một dòng sông máu bắt đầu cuộn chảy trước mắt tôi. Và ở cuối dòng sông ấy, tôi thấy rất nhiều người bước lên bờ, rũ sạch máu me, chăm chắm bước về phía tôi, dáng bọn họ hệt như dáng ngài Bạo Lực. Tôi cảm thấy rất sợ, vội vã rời khỏi chốn ấy. Từ đất Bạt trở về, tôi không còn mang trong mình cách nhìn thế giới như trước... (...)

Có vẻ như tôi đang sống trong sự điều khiển của cơn mê sảng  (truyện / tuỳ bút) 
... Trong cuộc thanh trừng đẫm máu của xứ sở tôi năm ấy, người ta đã cho treo cổ hết thảy những kẻ chủ trương bầu trời là vô hạn. Trong đó có anh trai của tôi. Năm ấy anh tôi bốn mươi lăm tuổi. Còn tôi xấp xỉ tuổi hai mươi bảy. Đứng nhìn anh tôi bị treo lủng lẳng trên chiếc xà làm bằng gỗ cây minh linh, tôi cứ nghĩ đến những gì cha tôi đã viết trong nhật ký của ông, và cứ có cảm tưởng như mình đang sống trong sự điều khiển của cơn mê sảng... (...)

Cuộc tiến công của những người mù  (truyện / tuỳ bút) 
... Những người mù đã dẫn cha tôi đi. Hình như đó là mật lệnh. Tôi khóc. Không sao đâu, trong cuộc đời của cha, cha vẫn thường thấy những chuyện như thế. Cha tôi nói. Tôi cũng không biết những người mù dẫn cha tôi đi đâu. Và bọn họ sẽ tiến công tới đâu... (...)

Cuộc triển lãm giữa tháng  (truyện / tuỳ bút) 
... Lời mở đầu cho cuộc triển lãm cũng là một thứ mê hồn trận. “Đây là xương của những kẻ phản bội. Có nhiều cách chết dành cho bọn họ. Chém. Bắn bằng đạn. Hay treo cổ. Nói chung đó là những cái chết dành cho những kẻ dám đi ngược lại nền văn minh do ngài trưởng xứ đề xướng.” Cô gái thuyết minh cầm mấy khúc xương người giơ cao lên trước người xem. Và nói... (...)

Cuộc giành giật của cha tôi  (truyện / tuỳ bút) 
tôi dám nói với người đời rằng cuộc chiến đấu của cha tôi là vô cùng oanh liệt, sau những ngày nằm mê man bất tận ở trên giường, sáng ấy, trước lúc vĩnh viễn ra đi, ông bỗng tỉnh ra để nói cho tôi biết về cuộc chiến đấu kỳ vĩ của ông, con trai ta hãy lại đây, ông gọi tôi... (...)

điệp khúc cho một đêm không ngủ  (thơ) 
tôi đi giữa mông quạnh của những vì sao đêm, con tắt kè ngủ say, cây vông đồng không biết con tắc kè ngủ dưới chân mình, làng quê không biết tôi đang đi về phía có em...

Như một khúc cầm ca  (truyện / tuỳ bút) 
tường là khách văn từ phương xa đến, người chép sử bằng đất đã tiếp tôi và em với nỗi niềm của kẻ đang khát khao một cuộc trò chuyện, sau khi tự nói mình là nhà chép sử kỳ cục của thời đại, ông bắt đầu nói như ngâm, một khúc cầm ca... (...)

ĐẤT  (thơ) 
... em chín cửa con sông phù sa bát ngát / ngực trần nghìn năm khoả hương sắc dậy thì / xôn xao lau lách / bờ bến bãi ngồi đứng không yên / ngọn sóng ba đào vỗ nên miền sử thi lộng lẫy / lũ quỉ ở bên kia bờ cõi luân thường nghìn năm rình rập...

Chuyện làng tôi / ông Tám Chửng  (truyện / tuỳ bút) 
tôi gần như sắp điên lên, và quyết định đi thẳng tới nhà ông Tám Chửng, thì nhất định là ông ấy chứ còn ai vào, tôi cũng chỉ nghe người ta rỉ tai, to nhỏ với nhau rằng thứ thi ca lục cục như ngựa chạy đường đá, thứ thi ca tràng giang đại hải gai góc đầy mình ấy là do ông Tám Chửng làm ra, không phải chỉ thời nay, mà tự thời còn vua chúa... (...)

Chuyện làng tôi / tôi gần như sắp điên lên với lũ trẻ nhỏ làng Cù của tôi  (truyện / tuỳ bút) 
... lũ quỉ đực đè lên lũ quỉ cái mặc trời gầm, đất gầm, lũ quỉ... lũ quỉ... cứ đè lên nhau, thời người, thời đất, đổi, với đổi, con chim rừng không còn muốn hát, bài ca buổi sáng, lũ quỉ giành nhau nói, ai nghe... (...)

U hoài [II]  (truyện / tuỳ bút) 
Vị cựu chủ đất nước nghe tiếng ếch nhái kêu. Thì khóc. Cả những tháng năm phiêu bạt, tiếng ếch nhái kêu như dáng vẻ đơn sơ của đất luôn nhắc nhở anh. Chỉ chờ cho con người chịu đổ mồ hôi ra thì đất chẳng tiếc. Hoang vu tựa sự vô tình của cỏ cây. Một dải đất phương nam ngày đêm phủ bóng thâm u. Thâm u trong tiếng gió gào buổi tàn đông. Thâm u trong tiếng chim thức giấc giữa trưa nắng chói... (...)

Những tháng năm tro bụi  (thơ) 
... máu, và những giọt nước mắt chưa khô, hình ảnh tro than đã trở thành gương mặt những tháng năm, và mặt đất đã trở thành nơi thể nghiệm những thuyết lý cũ nát đã bị thải ra từ xứ sở của các vị thần những nghìn năm trước, nhưng dẫu các người có nghĩ gì nói gì thì đất nước các người cũng đang rách nát dưới bàn tay của đám người tồi tệ...

Cổ tích của gió [3]  (thơ) 
tôi đi / và một hôm gõ cửa được cổ sơ / điều tôi nhìn thấy đầu tiên là một con rắn màu đen đang trườn bò về phía trước / và sau đó là cuộc trùng phùng ngẫu nhĩ đảo điên ở chốn kinh thành đổ nát / tình tang một cuộc ngày đêm / cổ sơ bừng con mắt vô ưu / con rắn đen hát và trườn bò về phía trước...

Cổ tích của gió [2]  (thơ) 
... tôi nói với lũ đá núi trên đỉnh núi Chơ Vơ / nhưng càng nói tôi lại thấy mình càng cô độc / và từ trong chốn thẳm sâu trong ký ức tôi cứ vang lên thứ âm thanh kỳ dị tựa hồ những âm vang phát ra tự chốn cổ sơ thuộc thuở tôi còn là thứ hạt giống lơ mơ trong huyết quản của tổ tiên tôi...

Cổ tích của gió [1]  (thơ) 
... ngọn gió ban mai vừa xe những cuộn chỉ rỗng ruột vừa hát / tôi nghe bài hát nói về điều gì đó tựa như con nước cuốn theo những cánh hoa mất hút tận phía cuối nguồn nhưng cũng không phải nói về những cánh hoa tàn trôi đi trong cơn lũ mà nói về một góc năm tháng nào đó có chàng trai trẻ nào đó đến hôn lên môi người con gái rồi ra đi biệt dạng...

Thế giới của cỏ [2]  (thơ) 
... bầu trời trên đầu và cỏ là những vật thể luôn gắn bó với tuổi thơ của tôi / nếu không có bầu trời trên đầu và cỏ chắc là không có tuổi thơ vui sướng của tôi / tôi vẫn thường hay nằm trên cỏ vui sướng nhìn ngắm bầu trời đêm và đôi khi nghe như vạt cỏ dưới lưng nâng tôi lên tận trời cao...

Thế giới của cỏ  (thơ) 
... tôi và em vẫn nằm dài trên cỏ để lắng nghe niềm im lặng khởi lên tự thuở con người mới bắt đầu việc yêu nhau, niềm im lặng tích tụ hằng bao thế kỷ được thể hiện qua sự lặng lẽ của những ánh mắt lặng lẽ của dòng sông sao nơi bầu trời tháng tư lặng lẽ, chẳng rõ là chờ đợi điều gì nhưng khi nhìn lên bầu trời tháng tư tôi và em biết là có sự đợi chờ, niềm im lặng tích tụ hằng bao thế kỷ được thể hiện trong tiếng chim thảng thốt gọi bạn tình...

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [19]  (tiểu thuyết) 
... và dường như mọi người đều có vẻ ngơ ngác khi nghe ta hỏi thời hậu tương lai là thời nào, người đàn ông trông thấy ta đầu tiên sau khi nói cho ta biết là ta đang đứng ở thời hậu tương lai đã biến mất lúc nào chẳng rõ, mọi người ở đây dường như không hiểu được tiếng người, ta hỏi điều chi bọn họ cũng đưa tay ra dấu là không biết... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [18]  (tiểu thuyết) 
... tất nhiên là chẳng bao giờ chấm dứt chuyện đánh nhau, ta đã đi khắp mặt đất, trông thấy không biết bao nhiêu cuộc đánh nhau, cũng là do con người chưa tìm ra được con đường để đi, đánh nhau là do không đi trúng đường, nhưng con biết không, không phải kẻ nào cũng nhìn thấy được con đường để đi... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [17]  (tiểu thuyết) 
... hoan hô ngài trưởng bối, đám quân áo xanh lại hô vang, và ta bắt đầu thấy sinh nghi trong lòng khi nhìn thấy ngài trưởng bối làm gì đó như thể là cố rượt bắt lũ chuột đang ngược về phía ông ấy, nhưng đến lúc ta mửa thốc mửa tháo vì không còn chịu nổi mùi máu người bám ở áo quần ta thì điều ta sinh nghi chẳng còn là điều sinh nghi, có nghĩa, đấy là chuyện thật, ngài trưởng bối đang ngấu nghiến nhai những con chuột... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [16]  (tiểu thuyết) 
... quả tình là rất kỳ lạ, càng chửi ta lại càng thấy tức tối, chẳng hiểu sao chửi cái giống chim chuyên đánh hơi xác người mà đầu óc ta lại cứ thấy ra lung tung thứ, bấy giờ thì ta thấy con chim cú ấy cứ bay qua bay lại trong đầu ta, mới đầu thì đúng là con chim cú xẹt qua trong đầu ta, ta biết chắc đấy là con chim cú vì đã bao nhiêu lần ta trông thấy chim cú bay về đỗ ở bờ rào nhà ta... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [15]  (tiểu thuyết) 
... thì ra ngài tù trưởng cao sang vốn là ông vua của xứ sở giàu sang nhất mặt đất nên cả đời chỉ ăn rặt máu tuỷ con người là tinh hoa của loài giống vốn làm chủ muôn loài trong trời đất, cuộc nổi dậy là của những người từng hầu hạ ngài tù trưởng cao sang, những người còn sống sót sau những cuộc cung phụng tinh hoa cho con người cao sang ấy... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [14]  (tiểu thuyết) 
... thực ra vào cái ngày con người biết mình là con vật biết nghĩ ngợi thì con người đã mang lửa đi khắp thế gian, vào cái ngày ấy của thế kỷ ấy, một ngày tro than, cũng chỉ có vài kẻ ngu ngốc cứ tưởng mình là thông thái có thể vẽ lại gương mặt thế giới theo ý muốn của mình bẳng cách phun ra những lời mộng mị rồi đem lửa rải ở một vài nơi trên mặt đất, ta gọi là ngày tro than, bởi lửa là thứ vật thể chẳng thể đứng im, vào cái ngày ấy, lửa đã lan tới khắp nơi, những kẻ ngu ngốc đã mục rã ở bên dưới mặt đất... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [13]  (tiểu thuyết) 
... chưa bao giờ trong đời ta lại nghĩ có ngày mình sẽ ngủ với lũ khỉ trên rừng, thế mà cái ngày chưa bao giờ nghĩ tới ấy đã xảy ra với ta, tức là ta đã ngủ với lũ khỉ ở trên rừng, lần đầu tiên trong đời được nằm với cái đám thú có vẻ rất giống với con người, ta cứ có cảm tưởng như mình đang rơi vào một câu chuyện đời xưa nào đó, chứ chẳng phải là chuyện thật... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [12]  (tiểu thuyết) 
... bọn chúng vừa hét lên, vừa tuôn ra khỏi hang núi, có vẻ như rất thành thạo trong việc vừa tuôn ra khỏi hang núi vừa hét lên như thế, thì ra cái đám khỉ ấy dùng đá để xua đuổi đám ăn lông ở lỗ đã xâm chiếm chỗ ở của chúng, giữa lúc ta còn tần ngần đứng nhìn đám khỉ hiền lành đang nhe răng ra cười với ta, thì đám ăn lông ở lỗ đã biến mất hết... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [11]  (tiểu thuyết) 
và vui ơi là vui, từ việc trốn chui trốn nhủi ở bên dưới lá ủ, đương không ta trở thành nhân chứng của lịch sử, có điều, vui thì vui thật, nhưng ta chẳng hiểu nhân chứng lịch sử là cái quái gì, lại còn thứ quỉ quái khác là tư liệu lịch sử, em sang bên ấy thì sẽ biết, người đàn ông ấy nói, và đưa ta đến một nơi có nhiều người đang tụ tập ở đó, ai nấy cũng có vẻ như đang háo hức chờ đợi điều gì đó, ta thấy bọn họ đứng lên, ngồi xuống, đi qua, đi lại, rồi lại đứng lên, ngồi xuống... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [10]  (tiểu thuyết) 
ta đếm đến người làng Cù thứ năm mươi mốt thì có người đến vén quần đái lên chỗ ta nằm, sở dĩ biết đấy là đái vì ta nghe thứ nước âm ấm chảy lên người ta, lúc đầu chỉ nghe chảy ở cánh tay của ta nhưng sau đó chảy khắp thân thể của ta, đã là anh hùng thì sợ chi ai, người đang đái lên người của ta nói... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [9]  (tiểu thuyết) 
... cho đến lúc ấy ta mới hiểu sở dĩ cả ba đều tranh làm trưởng làng bởi các vị đều là những người nhất làng: thấp bé nhất làng, to mập nhất làng, và nói lớn tiếng nhất làng, một cuộc chơi dường chỉ ở cái ngôi làng heo hút ấy mới nghĩ ra được, cứ thấy mình nhất làng là có thể ra tranh làm trưởng làng... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [8]  (tiểu thuyết) 
... kể từ giây phút này con cứ gọi ta là mẹ của làng, người đàn bà trùm kín nửa người nói, rõ ràng là bà ấy vừa đỡ ta đứng lên, nhưng vừa đứng lên thì ta đã thấy bà ấy lủng lẳng ở trên đầu mình, lúc bấy giờ thì cái cách bà ấy treo tay đứng ở giữa trời cứ khiến ta có cảm tưởng là mình đã lạc vào một cõi bờ yêu ma quỉ quái nào đó, như vậy là coi như ta cũng đang bị treo lủng lẳng ở trên mặt đất... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [7]  (tiểu thuyết) 
... bấy giờ, một thân một mình đứng giữa cái đám kên kên, cá sấu, thằn lằn, ta cứ hét lên là ta chẳng hiểu gì cả, vừa nhìn đám quái vật, ta vừa hét lên, khi tỉnh lại (ta đã gục ngã lúc nào chẳng hay) thì thấy mình đang nằm ở một nơi nói là núi rừng cũng được mà nói là xóm làng cũng được, nghĩa là ở đó có cả rừng cây, suối đá, có cả ruộng lúa tươi tốt, lũ bò đang gặm cỏ... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [6]  (tiểu thuyết) 
... ta chẳng yên lòng chút nào khi những quả cây rừng đã bị lấy đi bởi loài sóc háu đói, nếu những quả cây rừng bị lấy đi thì khó tránh khỏi một cuộc đại huỷ diệt của rừng cây, ta chẳng yên lòng chút nào khi lũ cua cá trên những con suối đầu nguồn cứ liên tục gặp nắng hạn, ... ta chẳng yên lòng chút nào khi phía trước còn có nhiều những khu rừng gai góc, ... ta khóc khi còn có người chết trên đường đi... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [5]  (tiểu thuyết) 
... cô ta đặt một bàn tay lên hai bầu vú căng đầy của mình, vừa đặt tay lên hai bầu vú, vừa nói về một chuyện gì đó chẳng ăn nhập chi với cảnh trí đó, tức là cái cách làm cho người ta chẳng hơi đâu phải chú ý tới câu chuyện chẳng ăn nhập chi ấy, tức là làm cho người ta chỉ chủ ý đến hai bầu vú căng đầy nơi bộ ngực trời cho, quê em có nuôi bò hay không, ta hỏi... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [4]  (tiểu thuyết) 
... hãy lắng nghe đây, giữa lúc ta đang chuẩn bị nghị lực để đưa ra chất vấn quan trọng ấy thì ông ấy chợt nói to và xoa nhẹ bàn tay lên vầng trán của ta, y như mỗi lần cha ta tỏ cho ta biết là ông rất thương yêu ta, ta mừng sắp được biết là mình đang ở đâu, nhưng không phải, đây là chuyện đạo đức của loài người, thì ra ông ấy bắt đầu giảng đạo đức cho ta nghe... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [3]  (tiểu thuyết) 
... và cái cuộc diễn xuất lần đầu ta mới được trông thấy được tổ chức trên một khoảng đất rộng, có lẽ gần đó có một thị trấn hay một thành phố gì đó, vì ngồi ở đó thì nghe thấy tiếng xe ô tô chạy, nghe thấy tiếng máy thu thanh, tiếng người rao hàng, tiếng người họp chợ, và nhìn thấy ánh đèn điện soi sáng cả một vòm trời đêm, mọi người hãy lắng nghe, đây là xiếc rừng, ông bầu bước ra sân diễn, nói... (...)

RỐT CUỘC THÌ BỌN HỌ LÀ AI? [1 & 2]  (tiểu thuyết) 
cho đến lúc này, khi nhớ lại vụ việc, ta cũng chẳng biết bọn họ có còn tồn tại ở vùng rừng núi mà ngày nay thuộc về rừng đầu nguồn, rừng cấm, còn thời ấy thì thuộc về một phạm trù vừa có vẻ ngu xuẩn vừa ra vẻ thông thái, vì theo đồn đoán, ngọn núi thiêng nhất vùng rừng núi này, núi Nung, là nơi cư ngụ của các vị thần vừa hiếu chiến vừa hiếu sắc... (...)

Những nghĩ ngợi vu vơ về chuyện văn chương [III]  (truyện / tuỳ bút) 
... Có phải đêm hôm qua em đã thức để cùng ta để bay lên giữa bầu trời sao của các vị thần. Có phải là ta đã đưa em về miền thi ca có tên là ngàn năm một thuở. Hãy gìn giữ lấy mảnh đất ấy nghe em. Bởi trong một đời người, nếu có thể xảy ra, thì chỉ xảy một lần. Mảnh đất ấy, ta vẫn chiêm nghiệm một cách chân thành nghiêm túc, vừa nửa trần thế, vừa nửa cuộc ngàn năm một thuở... (...)

Nửa bước phù vân  (truyện / tuỳ bút) 
... như con chim trốn gió bão em bước vào nơi các loài hoa và muông thú tưởng chừng đang sống trong sự bình yên, nhưng có hôm, đang trong nỗi ưu tư của thế kỷ, ta nghe như có ai thở than ở nơi đó, có tiếng thở than hay lời trần tình về nỗi luyến tiếc nhớ nhung đang thốt lên ở nơi đó... (...)

Như ở phía bên ngoài trần thế  (truyện / tuỳ bút) 
... Chưa. Chúng tôi chưa gặp nhau giữa thế kỷ u buồn. Thì đấy cũng chỉ là giả định. Giả định là chúng tôi hẹn nhau giữa niềm bí ẩn của thế kỷ. Có nghĩa, chúng tôi hẹn nhau giữa những tro than của những cuộc cháy lớn nơi mặt đất, hẹn nhau giữa những hò hét của những tham muốn cùng tột của thế kỷ, hẹn nhau giữa tiếng cười man dại của lũ người phù phiếm, thì mấy trăm năm nay bọn chúng vẫn cười vui trên niềm thương đau thuở trước... (...)

Những nghĩ ngợi vu vơ về chuyện văn chương [II]  (truyện / tuỳ bút) 
... ngày xưa là luân lạc giữa sa mạc Sinai, còn ngày nay là luân lạc ngay giữa cuộc trần ai, giọng con vượn hú trên ngàn cũng khác xưa, lời trần tình của một kẻ bạc tình cũng khác xưa, cách dối trá của một nhà làm xiếc trên sân khấu cũng khác xưa, tiếng đàn cầm đứt dây cũng khác xưa... Còn giao ước là giao ước với cả thế giới, giao ước với cả cuộc đời, rằng hết thảy những trình thuật mới ấy là sẽ được ghi một cách đầy đủ trong những sách Xuất Hành mới, còn có một cách gọi khác là thi ca... (...)

Em là ngọn gió thổi về miền cố thổ  (thơ) 
em là ngọn gió thổi về miền cố thổ làm dấy lên trong ta những nghĩ ngợi về mặt đất vào một ngày mùa thu cũng có thể là vào một ngày mùa xuân khi các loài hoa trên rừng đang nở còn lũ chim thì đã nghĩ ra được cách ca ngợi về lũ ong rừng hút mật nhưng ta thì nghĩ ngợi về một ngày mùa thu...

Những ý nghĩ màu khói  (thơ) 
em, đứng nơi sông nước miền cố thổ ta cứ thấy mình như ngọn khói lam chiều bay lên từ những mái rạ năm xưa, những ngọn khói mang hình thù cuộc trường kỳ tìm kiếm, suốt những nghìn năm qua con người nơi mặt đất luôn đi tìm cho mình một khoảnh trời luôn có lũ chim trời sải cánh giữa những trùng điệp mây bay...

Những gương mặt miền cố thổ  (thơ) 
em trở lại miền cố thổ cài lên ký ức mơ hồ ai đi nửa mùa thu cũ / màu xanh của bầu trời và quãng cách mang mùi năm tháng lặng lẽ rơi vào tâm tư sông nước / là sông Nile sông Amazon hay sông Hồng hay sông Hậu sông Donau / cuối cùng thì con sông nào cũng rời mặt đất để mang theo những mùi phù sa chín cửa biển Đông...

Những nghĩ ngợi vu vơ về chuyện văn chương [I]  (truyện / tuỳ bút) 
Độ nén của một thứ ký ức nào đó của người viết một lúc nào đó sẽ bật ra thành chữ. Tồn tại là một thứ hổ lốn và đầy bất trắc. Dường chẳng có xác tín nào, chẳng có một thứ chuẩn mực nào đúng nghĩa là chuẩn mực. Thì anh cứ thử đưa ra những thứ gọi là xác tín, gọi là chuẩn mực, coi nào?... (...)

U hoài  (truyện / tuỳ bút) 
... Không nói, không phải vì không biết. Mà vì sợ gông cùm. Thành ra kẻ trị nước cứ việc lừa dối đám ngu dân, tiếp tục làm điều xằng bậy. Thành ra đám ngu dân cũng phải lừa dối kẻ trị nước bằng lặng im, để sống. Thành ra lừa dối thành gương mặt xóm làng giữa thế kỷ của trí tuệ con người... (...)

khúc tháng giêng  (thơ) 
Nguyễn Thanh Hiện sáng nay ta lại nghĩ về em và những người ra đi từ tháng giêng những ngàn năm trước / có thể là bấy giờ chưa có gì cả / chưa có tiếng gà cất lên vào những buổi mặt trời lên ở nơi trú ẩn vừa mới hình thành từ những ý nghĩ ban sơ / chưa có ngọn lúa lên đòng...

Khúc tháng chạp  (truyện / tuỳ bút) 
... Tự thuở nào, ở nơi chôn nhau cắt rốn của ta và em, tháng chạp là chấm hết một khúc đoạn tháng năm. Chấm hết. Nhưng chẳng hết. Bởi năm sau lại có tháng chạp. Em. Nếu như việc ta và em nhận ra nhau như một kỳ tích nơi mắt đất này, thì có nghĩa gì việc đánh dấu một khúc đoạn tháng năm đã hết... (...)

Những gợi mở về cách nhìn thế giới  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... có thể nói suốt mười năm qua, trang mạng tienve.org đã làm được công việc đi tiên phong trong việc giới thiệu những cái mới của văn học và nghệ thuật thế giới, cả trong lĩnh vực hư cấu lẫn lĩnh vực phi hư cấu... (...)

Miền cổ tích  (truyện / tuỳ bút) 
... Con ngựa của ta cứ nhảy chồm lên. Và rống lên. Còn bọn họ thì cứ lặng lẽ làm công việc của mình. Những người không bị trói thì dùng búa để bửa đầu người bị trói. Để coi nó có còn đầu óc chống lại vua hay không. Những người không bị trói vừa bửa đầu người bị trói ra nhiều mảnh, vừa nói, vẻ khiên cưỡng, như thể là bọn họ đang phải nhắc lại những lời ai đó buộc họ phải nhắc lại... (...)

Bài ký núi Cô Quạnh [II]  (truyện / tuỳ bút) 
lần này lên núi ta mang theo cả dấu vết của những giấc mơ chưa tròn, mái tóc thơm mùi hoa khế của em, và giọng nói hiền như mây mùa thu ta chưa được một lần nghe, cái lấp lánh của lá rừng buổi sớm mai có làm ta thấy vui hơn lúc mới bắt đầu có ý nghĩ lên núi, những chuyến đi bao giờ cũng để lại cho ta một chút nghi ngờ về thế giới... (...)

Bài ký núi Cô Quạnh [I]  (truyện / tuỳ bút) 
... Xưa, Nguyễn Dữ viết “Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa”, Đặng Trần Côn viết “Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu”, chẳng biết có khó khăn thế không. Thì ta cũng chỉ muốn viết tặng người đã cho ta một khoảnh trời văn chương thanh khiết, nhưng cứ thấy sợ hãi trong lòng... (...)

SAU BIG BANG [XX]  (tiểu thuyết) 
... ta thấy trên khắp mặt đất chỗ nào cũng có đánh nhau, lửa khói đang bốc lên ngút trời, và từ khắp mọi nơi đang vọng về tiếng khóc than, chúng đang chia nhau để chiếm đất, ta có hơi hoảng khi nghe ông bạn xứ găng của ta nói thế, nếu mấy thằng cha đại cường chia nhau đánh chiếm mặt đất này, thì cái xứ sở chôn nhau cắt rốn nhỏ bé của ta bị xoá tên tuổi khỏi bản đồ mặt đất là cầm chắc... (...)

SAU BIG BANG [XVIX]  (tiểu thuyết) 
... cả xứ găng đang rối lên, bởi có tin quân thợn thợn đi tới đâu thì đến con gà con chó cũng không thể sống sót nổi, và hết thảy đám người xưng vương đã bị bọn họ giết hết, chỉ có một người là trốn thoát được, tới lúc đó ông bạn xứ găng của ta mới rỉ tai ta, rằng có thể là sẽ xảy ra đại chiến, ta hỏi làm sao mà biết, ông ấy lại lắc đầu, im lặng, sau đó không lâu thì có nhiều tiếng chân ngựa tiến về phía xứ găng... (...)

SAU BIG BANG [XVIII]  (tiểu thuyết) 
... trong lúc đám người xưng vương choảng nhau dữ dội thì quân thợn thợn tràn qua biên giới phía bắc, bọn ta sang dập lửa cháy bên nhà bọn ngươi đây, bởi nhà bọn ngươi cháy là sẽ lan sang nước của bọn ta, có tiếng gào lớn ở phía biên giới phía bắc xứ găng, ông bạn xứ găng của ta bảo đấy là giọng nói của vị thống lĩnh nước đại cường thợn thợn, ôi, không vua thì con gái cả nước mở thanh lâu, con trai cả nước muốn xưng vương, giờ thì cái thằng cha thợn thợn lại tràn qua chiếm đất, nghe ông bạn xứ găng của ta thở than, ta cũng không cầm được tiếng thở dài... (...)

SAU BIG BANG [XVII]  (tiểu thuyết) 
... bầy đàn này thì cho rằng sau khi chết con người hoá thành bùn đất, bầy đàn kia thì bảo chết là thành hư vô, bọn họ là những kẻ đam mê đến chết thứ học thuyết trắng đen, bởi anh khoái bùn đất bảo anh khoái hư vô là ngu xuẩn, và, anh khoái hư vô thì bảo anh khoái bùn đất là quân bá láp, có thể nói tóm lại là thế này: tất cả những ai chưa phải là, hay không phải là bầy đàn của chúng tôi, thì đều sai lầm cả... (...)

SAU BIG BANG [XVI]  (tiểu thuyết) 
... những lời lẽ minh triết của kinh tựa những ngọn gió trời chẳng biết là thổi lại từ cõi nghìn thu giá buốt hay từ chốn lấp lánh biển dâu, trong cái cõi minh triết ấy, ta cứ có cảm tưởng ta không còn là anh danh sĩ đất bạt thích đi chân đất trên những con đường đầy rơm rác và phân súc vật, ta đang bay đi giữa những chữ nghĩa phù vân... (...)

SAU BIG BANG [XV]  (tiểu thuyết) 
... và tất nhiên là ta phải giã từ cái xứ sở buồn thảm ấy, phải giã từ người bạn đường tri kỷ không dễ gì gặp lại, cốt là để cho cuộc rong chơi của ta giữ được cốt cách hào hoa của nó, nghĩa là không được để cho bất cứ thứ nỗi buồn nào len vào nó, và cũng do là để giữ cái cốt cách hào hoa ấy mà ta phải dừng chân quá lâu ở cái xứ sở lắm rắn ấy... (...)

SAU BIG BANG [XIV]  (tiểu thuyết) 
... và chẳng còn gặp một ai, một đất nước trống rỗng, thằng cha chủ xe chó thở dài, nói, và cho xe chạy thẳng tới hoàng cung, chẳng còn ai, ngoài vị vua vừa mất, thần dân đang ngồi buồn bã trên ngai vua... (...)

SAU BIG BANG [XIII]  (tiểu thuyết) 
... người ta nói cái giống vật thân thiết với con người này vốn ở trên rừng, là chó hoang, có bầy đàn đường hoàng, biết hợp sức nhau để chống lại những con thú hoang hung dữ khác, có khi chống lại một con sói hung hăng, có khi chống lại một con gấu đang đói, chống bằng cách đứng chụm đít lại nhau, xoay đầu ra bốn phía, và nhe răng ra mà sủa, người ta bảo chính là con người đã bắt chước cái cách lập bầy đàn của chó, nhưng lại chẳng biết sủa theo cái cách của chó, tức là cái cách sủa sao cho con sói con gấu phải bỏ đi chỗ khác, chẳng bắt chước được cái cách sủa ấy, nên con người cứ sủa theo cái cách của con người... (...)

SAU BIG BANG [XII]  (tiểu thuyết) 
... ta vừa từ thuyền độc mộc bước lên bờ thì cái thằng cha râu ria như cỏ mọc từ hai mang tai vòng xuống tới cằm ấy đã dang cả hai tay ra đón chào ta như một vị anh hùng thắng trận trở về, hoan hô ông bạn từ đất liền mới tới... (...)

SAU BIG BANG [XI]  (tiểu thuyết) 
... Văn chương là cái vẻ sáng đẹp của con người, cho nên văn chương sẽ tàn phá hết thảy những gì không phải là văn chương... (...)

SAU BIG BANG [X]  (tiểu thuyết) 
... các vị nguyên thủ đất nước, dẫu gọi là vua, là hoàng đế, hay quốc trưởng, hay là gì gì, thì dường các vị đều thích làm công việc nhuộm như các vị công huân ở đất nước mạ mạ, bấy giờ thì việc nhuộm ở công quốc mạ mạ đã nổi tiếng trên toàn mặt đất, hầu như ngày nào cũng có sứ giả các nước cử đến mạ mạ để học cách nhuộm, có nước thì muốn nhuộm cho giống ý vua, có nước thì muốn nhuộm cho giống ý của một vị thần linh hay của một kẻ kiệt xuất nào đó... (...)

SAU BIG BANG [IX]  (tiểu thuyết) 
... vào một ngày mặt đất trở nên lạnh lẽo, ta nghe có tiếng kêu gào ở đằng trước, đây chỉ là kẻ đi tìm dung mạo của đất, ta nói, tiếng kêu bỗng dưng im bặt, và ta, kẻ đi tìm dung mạo của đất bỗng dưng nghe thấy toàn thể hình hài quá khứ, đấy là một ngày có tiếng thở hổn hển của người mẹ đang mang trong mình bao nhiêu thứ quí giá, sự dung dị, bộc bạch, và những lời trần trụi, chân tình... (...)

SAU BIG BANG [VIII]  (tiểu thuyết) 
... cái giống dân mang trong mình thứ định mệnh trôi dạt ấy vốn hiền lành chất phác, nhưng rốt cuộc cũng đã học được cái cách áp bức trong những lần bị chiếm đóng, nghĩa là cái anh dân phi lu sa nào lên nắm quyền trị dân thì đều biết cách áp bức, có người đã thử tính, trong lịch sử của đảo quốc phi lu sa, ở trên đầu mỗi anh dân ngu khu đen phi lu sa có đến ba vạn sáu nghìn tầng áp bức... (...)

SAU BIG BANG [VII]  (tiểu thuyết) 
... sách chép về những điều kỳ lạ trên mặt đất nói kỳ lạ thay giống người a tì ma la rằn ri, khi ngồi trên mặt đất thì hiền lành như đất, nhưng khi đã ngồi lên được trên ghế cao thì trở nên tàn nhẫn... (...)

SAU BIG BANG [VI]  (tiểu thuyết) 
... vua ku ki thứ 108 gọi đám quan dưới trướng của mình là đồ đểu, bởi chẳng có điều gì bọn chúng tâu lên vua là thật, ngược lại, trước vua thì bọn quan lại ấy một hai đều tung hô vạn tuế, nhưng sau lưng thì cũng chửi vua là đồ đểu, bởi bọn họ biết tỏng là vua đang lừa cả quan dân trong nước, cho nên thời vua ku ki thứ 108 các sách cổ sử còn chép là thời đồ đểu... (...)

SAU BIG BANG [V]  (tiểu thuyết) 
... kẻ không có chữ thì có cái thú là đem những thứ mình mù đặc ra mà bình phẩm theo cái cách không có chữ của mình, vừa bình phẩm, theo cái cách mù đặc của mình, vừa cười cợt, cũng theo cái cách cười cợt của mình, cái thời mà nếu thu thập được hết các trước tác bằng mồm thì cũng đầy mấy nghìn kho lẫm, còn các trước tác trên giấy thì chẳng có lời lẽ nào diễn nổi, ôi, cái thời mà sách vở nhiều hơn lá mùa thu... (...)

SAU BIG BANG [IV]  (tiểu thuyết) 
... các vị đứng đầu dân nước đã thay nhau trị nước trong vòng một trăm lẻ tám năm, cả thảy là mười một vị, để đủ sức làm công việc trị nước, các vị đã bán hết thảy rừng biển của bôn la mới có đủ tiền bạc để cung cấp thức ăn cho những chiếc bướu trên lưng các vị, cho đến lúc đã bán hết rừng biển trong nước thì nước bôn la của vị cầm quyền cuối cùng ấy chỉ còn bằng một cái xóm nhỏ... (...)

SAU BIG BANG [III]  (tiểu thuyết) 
... ta chỉ có mỗi mong ước nhỏ nhoi là làm sao hiểu được, chỉ một phần nào thôi cũng được, rằng tổ tiên con người là ai, chẳng lẽ là cua, là cá, nhưng nếu chẳng phải là cá thì sao nay vẫn còn chuyện cá đẻ người, còn nếu như chẳng phải là cua thì sao nay vẫn coi bóng đêm như một thứ bí tích thiêng liêng, cả vận mệnh con người lẫn đất nước là đều được nói ra từ thứ đêm trường u ám... (...)

SAU BIG BANG [II]  (tiểu thuyết) 
... “nhưng chẳng lẽ nhà ngươi không biết trường thành cao dày là đang làm cho cả nước ngộp thở hay sao?” “thưa, có biết” “nhưng chẳng lẽ nhà ngươi không biết khi cả đêm ngày tai óc bị nhồi nhét những lời giả dối thì con người trở nên điên cuồng ngu ngốc hay sao?” “thưa, có biết” “nhưng nhà ngươi chẳng biết những gì đang diễn ra là đang làm cho tri thức thối rữa, hơi thở con người chứa toàn tri thức thối rữa đã làm cho cá chết, lúa chết và cả người cũng chết hay sao?” “thưa, có biết”... (...)

SAU BIG BANG [I]  (tiểu thuyết) 
... đằng sau mỗi tiếng khóc nhân gian là có hằng loạt những xô đẩy, những chen lấn, những cướp bóc, những hoán đổi, những mưu mô, những gian dối, những băng đảng, những nụ cười khả ố, những lời chói tai như tiếng sủa của lũ chó không còn đủ tư cách để sủa... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXVIII]  (tiểu thuyết) 
... Anh sắp tan ra thành cát đây. Tôi vừa hôn nàng, vừa rên rỉ. Em cũng thế, cũng sắp tan ra thành cát đây. Nàng cũng rên rỉ. Rong rêu. Trong lúc đang hôn nhau thì bất chợt cả hai chúng tôi đều sờ thấy rong rêu đang mọc ra ở khắp thân thể của mình. Trời đất ơi, rong rêu. Chỉ kêu lên được chừng ấy. Và lập tức cả tôi lẫn nàng đều phải ra dấu cho nhau biết là mình chẳng thể nói năng được nữa, chẳng thể bước nổi nữa, và cũng chẳng thể suy nghĩ được nữa... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXVII]  (tiểu thuyết) 
Hoá ra chuyến đi ấy, điều chúng tôi muốn tìm, chẳng thấy đâu, nhưng tôi và nàng thì luôn là nạn nhân của những sự kiện lịch sử kỳ dị. Lần trước tôi với nàng phải bò ra khỏi ngôi làng ấy. Còn lần này thì phải nhờ đến sự dẫn dắt của một vị nữ thần xinh đẹp mới thoát khỏi tai hoạ. Cho đến khi thuật lại chuyện này tôi cũng chưa nghĩ ra được vị nữ thần là ai... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXVI]  (truyện / tuỳ bút) 
... Kẻ này mà được làng tín nhiệm cho làm trưởng làng thì sẽ nguyện đem hết tâm sức ra mà lo việc làng nước, bởi bấy lâu kẻ này nhìn thấy ở trong làng việc dân làm chủ như không còn nghe thấy ai nhắc đến, nếu không nói là dường như mọi người đã lãng quên thứ tinh thần dân chủ, bởi đây là buổi văn minh của loài người đã đạt tới đỉnh cao, cho nên con người sinh ra là phải biết thật rõ cái quyền làm chủ cuộc sống của mình... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXV]  (tiểu thuyết) 
... Nhân loại là loài giống kỳ cục, khi có ngọn gió nào mới thổi tới thì bảo là thức tỉnh, là tân dân, ra sức đón nhận, làm như ngọn gió mới ấy làm thay đổi được mọi thứ của con người, nhưng khi gió tan rồi lại thấy giật mình. Ông trưởng làng sắp mãn nhiệm nói. Chúng tôi hỏi sao gió tan rồi lại thấy giật mình, thì ông chỉ im. Tôi với nàng bảo câu chuyện về ngôi làng ấy có vẻ huyễn hoặc là do mỗi thời người làng ấy lại thêm vào một chút, thành ra không còn phân biệt được trắng đen... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXIV]  (tiểu thuyết) 
... Đói khát, dốt nát, và khốn khổ lầm than... là man rợ. Xin bằng an cho những xác chết của những đứa trẻ không còn đủ sức chờ một cuộc di chuyển đến một nơi văn minh hơn nơi chúng đã chết, những xác chết vẫn nằm rải rác nơi những bụi gai đơn sơ trên những bãi cát đơn sơ như dài đến vô tận. Xin bằng an cho cả những nền văn minh đã lụi tàn và chưa lụi tàn. Xin bằng an cho hết thảy những vong hồn những kẻ đã nằm xuống vì sức công phá của man rợ... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXIII]  (tiểu thuyết) 
Như một thứ định mệnh hài hước luôn phủ lên cái nhúm người cư ngụ nơi góc trời heo may gầy guộc. Cũng đủ cả những chi tiết núi sông để có thể dự vào hàng giang sơn gấm vóc, có điều đây là thứ gấm vóc như còn nằm trong cuộc thể nghiệm của trời đất, cuộc thể nghiệm như một cách thức của tồn tại, nghĩa là không còn thể nghiệm thì không còn tồn tại. Có thể là tự ngày người làng đầu tiên có mặt ở ngôi làng ấy, cuộc thể nghiệm ấy đã được coi như một thứ định mệnh có tính cách áp đảo, khó lường... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXII]  (tiểu thuyết) 
... Con người thuở đầu nói bằng tiếng của cóc ếch nhái, nhưng tiếng cóc ếch nhái thì chẳng thể diễn đạt những giả dối, bèn chuyển sang nói tiếng nói của giun dế, nhưng tiếng giun dế thì chỉ để mô tả những cay đắng lầm than, mà con người lại cần sự chiến thắng, phải bước qua xác những kẻ khác, nên phải chuyển sang nói tiếng của cọp, nhưng tiếng con cọp chẳng thể nói ra trong những phút yêu đương, nên con người phải chuyển qua nói tiếng nói của chim... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXXI]  (tiểu thuyết) 
... Ngày xưa có một người con gái đủng đỉnh bước giữa cuộc đời, xin chào hạt bụi, vào một hôm nàng đang đủng đỉnh bước thì nghe có tiếng ai nói từ thinh không, xin chào thinh không, nàng liền đáp, và lập tức từ thinh không bước ra một hạt bụi... Hoá ra hạt bụi là thinh không?... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXX]  (tiểu thuyết) 
... Một nền hoà bình cho con người không phải chỉ là không có tiếng súng, mà còn làm sao cho con người có cơm ăn áo mặc, ngay tự lúc có tổ chức nhà nước thì người ta đã nói đến những thứ đó, người đứng đầu nhà nước nào cũng nói đến những thứ đó, nhưng suốt mấy trăm nghìn năm lịch sử của loài người thì súng vẫn cứ nổ, và con người thì vẫn cứ thiếu đói. Các vị đã rõ chưa?... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXIX]  (tiểu thuyết) 
Từ những ý nghĩ về khủng long, nàng đã chuyển sang những ý nghĩ về cọp. Tiếng động kiểu ấy nhất định là tiếng chân của chúa sơn lâm. Nàng lại khẳng định. Ta hãy dừng lại để nghe kỹ thử sao? Tôi đề nghị. Và dường như từ một chỗ tăm tối nào đó trong trí nhớ của nàng, những con cọp thời thơ ấu của nàng đã lần lượt hiện ra.... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXVIII]  (tiểu thuyết) 
... Nàng bảo mọi thứ trên đời là do con người nghĩ ra, mới đầu nghĩ mặt trời quay quanh trái đất, sau lại nghĩ trái đất quay quanh mặt trời, nghĩ ra rồi, thì đi tìm chứng cứ, tìm có chứng cứ rồi, thì la toáng lên quá khứ là sai lầm, cứ thế, công cuộc chống sai lầm dường như bất tận... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXVII]  (tiểu thuyết) 
... Giữa nghiêm túc với hài hước, em thích thứ nào hơn? Chẳng rõ bấy giờ nàng đang nghĩ gì, nhưng rồi cũng trả lời được câu hỏi nảy ra một cách ngẫu hứng từ dòng suy nghĩ hỗn tạp của tôi. Theo nàng, hài hước là nghiêm túc. Và, nghiêm túc là hài hước. Nàng đã nói ra những điều tôi đang nghĩ. Tình yêu chúng tôi bấy giờ coi như đạt tới đỉnh cao. Có nghĩa, chỉ bước thêm một bước nữa là tới chỗ vĩnh hằng... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXVI]  (tiểu thuyết) 
... Không bắt được con cá vượt thác, mà lại bắt được hai con người vượt thác. Chưa hiểu thác là gì, và vượt thác là sao, nhưng chỉ nghe bắt được hai con người vượt thác, thì chúng tôi đã tính đến con đường chết. Ta lại gặp đám ăn thịt người! Nàng rỉ tai tôi. Không dám thể hiện nỗi sợ hãi của mình, mà cũng chẳng muốn người yêu của mình rơi vào nỗi sợ hãi, tôi gượng cười, rồi rỉ tai nàng, bảo chớ nghĩ quấy. Thuyền đã cập bờ... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXV]  (tiểu thuyết) 
... Các nhà thông thái có vầng trán vừa đủ để tỏ ra mình là thông thái đang rao giảng thứ thuyết lý cao siêu vốn lấy từ kinh điển của thế kỷ trước nhưng đã được sửa sang qua nhiệt tình cháy bỏng của các vị. Nếu không có nó, đám trẻ tuổi các người hỏng bét hết... Cứ sau một hồi giảng thuyết, các vị lại thét vào tai đám cử toạ trẻ tuổi thứ lửa hoả ngục chết người ấy... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXIV]  (tiểu thuyết) 
... Trên các dòng sông ta đi lại đã bắt đầu nghe thấy mùi máu. Máu của các cuộc thể nghiệm về các cuộc cãi vã. Lịch sử là biên niên sử về các cuộc thể nghiệm các cuộc cãi vã. Cho đến lúc nước trên các dòng sông pha màu máu, thì ta, kẻ náu mình trên sông nước, chỉ còn biết thở dài. Thì còn biết làm sao khi các cuộc thể nghiệm đã thuộc về cách thức tồn tại của con người... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXIII]  (tiểu thuyết) 
... Vào một ngày có lũ khỉ đùa giỡn trên cây còn lũ chim bồ chao thì làm như núi rừng là của chúng, một người đàn ông và một người đàn bà ngồi ở nơi gộp đá ấy nhìn trời đất đang chìm trong hoang dã. Làng xóm của ta là ở đây. Người đàn ông nói. Người đàn bà lấy một viên sỏi cuội vạch lên gọp đá như viết lên một lời thề... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXII]  (tiểu thuyết) 
... Thời mà cha ông bọn này chỉ ăn củ mài để sống có phải là thời thần thánh nhập vô các vị vua quan, khiến các vị chỉ lo chuyện bòn rút của dân mà không lo việc cơm áo cho dân? Tôi với nàng đã điên đầu với những câu hỏi như thế. Có vẻ như khi vây hỏi chúng tôi về nỗi bất hạnh, bọn họ đã từ cảnh trí siêu hình tụt xuống cảnh trí trần thế? ... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XXI]  (tiểu thuyết) 
... Con người đang hô hoán lên khắp nơi rằng mình đang toàn cầu hoá. Nhưng máu lại đang chảy rất nhiều trong các cuộc chiến nhằm để chia tách một quốc gia cũ ra thành nhiều quốc gia mới. Con người đương tự hào với nhau rằng mình đương củng cố ngôi nhà chung của mình trên mặt đất. Nhưng ta nghe dường như đây là thời mà một tay đại bịp cũng muốn dựng tượng đài riêng cho mình? Dường như đây là thời trăm nhà đua tiếng, kẻ đê hèn cũng có thể nói được lời cao cả?... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XX]  (tiểu thuyết) 
... Em chết mất. Nàng chỉ kịp nói thế. Và bị dòng nước cuốn phăng đi. Dốc hết cả sức lực, tôi lao theo nàng. Bấy giờ thì tôi nhìn thấy quá rõ cái tương lai chẳng mấy tốt đẹp của chúng tôi. Nên đã đi đến quyết định có chết là phải chết cùng nàng. Nhưng rồi tôi cũng chẳng thể thực hiện được cái quyết định đó. Bởi con nước đã đẩy tôi dạt vào bờ. Có nghĩa là không chết. Còn nàng thì chẳng hiểu là con nước cuốn về đâu... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XIX]  (tiểu thuyết) 
... Nàng hỏi có phải anh ta đang nói đến ảo ảnh cuộc đời hay không? Anh ta bảo con người là sinh vật duy nhất biết có ngày mai, trong cái gọi là ngày mai thì có cái chết, biết là chết mà vẫn cố tạo ra bao nhiêu chuyện để hướng tới gọi là tương lai, nếu như cái ảo ảnh ấy không phải là vĩnh hằng, tức chết trước cái chết, thì loài người đã treo cổ chết cả từ lâu... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XVIII]  (tiểu thuyết) 
... Đây là thời hết thảy các chính phủ trên mặt đất này mở miệng là nói phải làm giàu đất nước, là thời mà sự giàu có được coi như niềm đam mê mới mẻ nhất trong việc trị nước của các vị nguyên thủ của hầu hết các quốc gia hiện đang có mặt trên bản đồ thế giới, là thời mà việc xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia được coi như chìa khoá mở cửa vào cõi giàu có, bởi từ cân đường cân thịt cho đến tri thức của con người đều được xem là hàng hoá... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XVII]  (tiểu thuyết) 
... Chúng tôi lại lặng đi trong giây lát. Trí tuệ con người lớn lao biết bao mà cũng nhỏ nhoi biết bao trước vẻ kỳ bí của tự nhiên. Nàng nói. Và khẽ rùng mình. Tôi cũng khẽ rùng mình... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XVI]  (tiểu thuyết) 
... Nhưng nàng bảo để có nền văn minh đương đại, các nhà khoa học đã phải cống hiến cho nhân loại cả tinh thần lẫn thể xác của họ. Việc làm cái nhà máy thuỷ điện là thừa hưởng thành quả của văn minh đương đại, nhưng người chỉ huy công việc làm này lại nói về nền văn minh này theo ngôn ngữ của loài chim là điều chẳng thể chấp nhận. Bởi trong mối quan hệ giữa các loài trong hiện tại thì chỉ có loài người nói về loài chim, chứ không thể có chuyện loài chim nói về loài người... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XV]  (tiểu thuyết) 
... Ta phải nói thế nào với các người đây? Sự cư trú của con người trên mặt đất này thì có vẻ ngẫu nhiên. Chẳng ai muốn chọn những nơi nghèo nàn như ngôi làng ấy để sống. Mà chuyện ngẫu nhiên như thế xảy ra khắp nơi trên mặt đất này. Và bằng trí tuệ của mình, con người đã vượt qua được biết bao cái ngẫu nhiên để làm nên những cuộc đổi thay có tên là những nền văn minh nhân loại... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XIV]  (tiểu thuyết) 
... Các vị đại diện nhà nước bắt đầu thay nhau nói, rằng cái gò hoang không phải là nghĩa địa, nghĩa địa sao lại không có mồ mả, mà chỉ là nghe kể lại rằng tổ tiên của dân làng đã chôn ở đó, nên việc yên nghỉ đó cũng chỉ là khái niệm, cũng như nói cái gò đó là gia phả chung của các dòng họ thì cũng là khái niệm, nói gọn lại, dẫu cái gò hoang đó không còn thì những khái niệm kia vẫn còn. Nhưng về chỗ này thì đám dân làng không dễ gì mủi lòng để các vị đại diện nhà nước biến mồ mả tổ tiên thành những khái niệm... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XIII]  (tiểu thuyết) 
... Khi kể ra những sự tích đó, người làng muốn nói với chúng tôi, mà họ vẫn đinh ninh là những nhà báo của chính phủ, rằng cái gò hoang là bản gia phả chung của các dòng họ trong làng, rằng những thế kỷ đã trôi qua, các dòng họ đó vẫn giữ gìn bản gia phả đó như giữ gìn dòng máu tộc họ của mình... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XII]  (tiểu thuyết) 
... Hãy nói cho tôi nghe là ngài căn cứ vào đâu để bảo đó là sự thật? Một văn bản bằng giấy ư? Hay một văn bản bằng đá? Mà chép trên giấy, hay trên đá, thì đều là ngôn ngữ của con người, ai dám bảo với ngài rằng ngôn ngữ ấy thuật lại đúng sự kiện đó, xin ngài hãy nhớ cho, khi ngài tham gia vào việc nói về sự kiện đó thì nó không còn là nó, mà sẽ hiện ra theo cái cách của ngài nói về nó... (...)

Phù sa và gió  (truyện / tuỳ bút) 
... anh chớ nói với ta một lời nào về những bài hát đất phương nam, bởi ta cứ muốn những thứ đó mãi mãi là bí tích của tình yêu, ta vẫn muốn nói với em về những bài hát rặt mùi phù sa và gió, những bài hát buồn bã của đất phương nam sẽ dày vò ta đến chết... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương XI]  (tiểu thuyết) 
... Một người đàn ông nằm trên mặt đất, chắc là đã chết, trước mặt có con bò rừng đứng trong tư thế kỳ lạ, như đang sắp ngã xuống, ruột gan tràn ra bên ngoài, bên sườn có cắm một ngọn lao. Đó là nội dung một phiên bản tranh hang động thời tiền sử treo ở nhà vị trưởng tế... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương X]  (tiểu thuyết) 
Quả tình mùa thu ở đây vàng một nỗi ám ảnh. Ám ảnh bởi một thứ quá khứ đã được tinh kết thành thứ từ vựng tinh tế, kiêu sa, và không phải cứ nghe thấy là hiểu. Ám ảnh bởi một thứ hiện tại được biểu lộ trong một diện mạo có vẻ minh bạch, nhưng không dễ gì cứ trông thấy là hiểu. Đúng là tôi với nàng không dễ gì rời khỏi một nơi chốn như thế... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương IX]  (tiểu thuyết) 
Mùa thu năm ấy chúng tôi ngược về thượng nguồn một nhánh sông của con sông quê nàng. Và bị cầm chân ở ngôi làng ấy. Khoa học hiện đại dù đã phát hiện được bao nhiêu là luật lệ của trời đất, nhưng những con người ở ngôi làng ấy vẫn khăng khăng vị thần làng của mình là thần của tất cả các thần, là tổ thần, không có vị này thì không có người làng và cũng không có cả loài người... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương VIII]  (tiểu thuyết) 
... Lại hỏi về cây thong dong. Thưa, có bao giờ thấy mặt trời mặt trăng vội vã đâu, nếu là biển, thì sáng tinh mơ, mặt trời trườn đi trên nước, nếu là bầu trời đêm có nhiều mây, thì mặt trăng ẩn hiện ở trong mây, cái cách như thế của mặt trời mặt trăng thì gọi là thong dong... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương VII]  (tiểu thuyết) 
... Có cái gì là chẳng ngoi lên từ cõi hỗn mang? Một vùng trời đất âm thầm, từ đấy ngân vang những giai điệu nguyên sơ. Sáng tỏ và u uẩn. Ôm ấp và cô đơn. Mở và khép. Gặp lại và chia xa... Buổi ban đầu ấy là một cuộc lưu luyến kỳ cục giữa ngẫu nhiên và tất yếu. Ai đã ngang qua đất trời lãm thuý?... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương V-VI]  (tiểu thuyết) 
... Xin chào bác homo sapiens! Đám đồng bào của ta nơi mặt đất đã bớt lạnh lẽo gọi ta là bác homo sapiens. Là homo sapiens, hay không là homo sapiens, thì có hệ trọng gì đâu. Bởi điều đáng nói là ta đã vượt qua cuộc thử thách lớn nhất trong trời đất, cuộc thử thách diễn ra hằng triệu triệu năm, để được thiên hạ trong trời đất gọi ta là con người... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương III-IV]  (tiểu thuyết) 
... Rằng từ khi loài người biết truyền những ý nghĩ cho nhau bằng máy móc thì thần không còn trực tiếp cai quản núi rừng, nhưng không phải là không để mắt đến chuyện con người, rằng trong cuộc chuyển lưu lớn lao của vạn hữu thì không phải hễ là thần thì nhìn thấy được sự thật của mọi sự, rằng ngày xưa, ngay chính bản thân vũ trụ cũng chưa biết mình do đâu mà có, thì lớp cha ông của thần quả đã cho rằng hễ là thần thì biết hết mọi sự, từ đó mới có chuyện toàn trị của các vị thần... (...)

MỘT CÁCH NÓI KHÁC CỦA NIỀM KHAO KHÁT [chương I-II]  (tiểu thuyết) 
... Mặt đất này thì rộng lớn, và con sông nào cũng có chỗ bắt đầu của nó, mà các người đi tìm nguồn con sông nào? Ông hỏi. Tôi nói là con sông chảy qua quê nàng. Con sông quê của người mình yêu. Ông quảng diễn thêm câu nói của tôi. Rồi bảo hai chúng tôi có vẻ khăng khít nhau thế còn đi tìm nguồn con sông đó chi nữa. Tôi nói đó là bí mật của tình yêu. Hoá ra không phải chỉ tôi với nàng mới có bí mật của tình yêu. Đêm đó, nơi căn nhà lá ở giữa rừng, người coi rừng đã nói cho chúng tôi biết ông cũng có một bí mật của tình yêu... (...)

Bài ký thôn Mộ Đình  (truyện / tuỳ bút) 
... đám dân của ngài bề trên đã không đến kịp trước khi ta dùng cả sức lực còn lại để đập vỡ gương soi, chiếc gương đổ loảng xoảng, và ta bỗng nghe lạnh ngắt tư bề, tư bề im ắng, ngoài ta ra là chẳng còn gì nữa cả, ngay cả nửa bóng dáng của đám quỉ người, khi hiểu ra sự thật ấy ta cứ hét lên, hét lên, hét lên, thì ra cái lũ quỉ người làm khổ ta suốt mười ba năm ấy chỉ là hình bóng của một thứ vật thể có tên là giả dối... (...)

Thác sinh  (truyện / tuỳ bút) 
... người ta cho là ngài quá buồn bực mà đi tới quyết định phải ăn dần xương thịt của mình cho mau tới cái chết, ngài bắt đầu ăn những ngón tay của bàn tay trái của mình, không ai nhớ đích xác khi còn sống có phải ngài trưởng làng cầm đũa tay phải hay không, chỉ đoán là ngài cầm đũa tay phải nên mới quyết định ăn những ngón tay trái trước như thế... (...)

Bảng thứ hạng mới giữa các loài  (truyện / tuỳ bút) 
ta với nàng cứ ngồi tựa lưng vào nhau như thế, đêm, rừng núi đã bắt đầu trở lạnh, ngôi sao hình cánh bướm ở biên dải ngân hà là của nàng, còn ngôi sao hình đầu chó, cạnh đấy, là của ta, ta giảng giải, có lầm lẫn hay không, nàng hỏi, không lầm lẫn đâu, ta nói, máu, nàng kêu... (...)

Một cuộc phiêu lưu trong ý nghĩ  (truyện / tuỳ bút) 
... một hôm, nàng thủ thỉ nói với ta, chính là cái lô gích đang diễn ra trong ý nghĩ của ta đã giết chết nàng, để cho hả dạ của kẻ bất ưng ở trong lòng, ta đã cho thằng con cả của ta chết, ta đã để cho nó làm vua ở một xứ sở nghèo nàn trên mặt đất này, một vì vua giả dối hèn hạ đã bị đám dân chúng trong nước đem ra treo cổ... (...)

Lũ sinh vật cần mẫn ấy còn thì nền văn minh của ta còn  (truyện / tuỳ bút) 
... Đã chết mà vẫn còn khổ. Ta nghe như có ai đó trong đám dân làng thì thào lúc ông cố của ta quày trâu ra đi. Đã đi được một đoạn, ông còn quày lại căn dặn ta: Đừng giết lũ cò, dẫu chỉ là mỗi một con, vì lũ sinh vật cần mẫn ấy còn thì nền văn minh của ta còn... (...)

Như một thứ quy luật trên mặt đất  (truyện / tuỳ bút) 
... vẻ đẹp của hòn đảo thì bền lâu hơn bất cứ nền văn minh nào của con người, và con Minotaur thì vẫn luôn sống ngang nhiên trong lòng nền văn minh sản sinh ra nó, ta hỏi là nàng có còn nói gì nữa không,vị khách thương bảo bên dưới những lời trên là ghi chú: đấy là lời của một vị thần của đảo Crete... (...)

Quá khứ chẳng làm gì được ta?  (truyện / tuỳ bút) 
... quả là cuộc tình có vẻ huyễn hoặc, ông ấy lại đi yêu con gái của kẻ ghép ông vào tội chết, nhưng tại vì sao chỉ mỗi chuyện sách nói đến tính khí của đất lại đem kẻ chép sách ra chém... (...)

Rốt cuộc thì cũng trả được mối thù  (truyện / tuỳ bút) 
... ta nhớ lúc bấy giờ lão nhìn ta cười, vừa mới bước ra khỏi cuốn cổ thư lão đã nhìn ta cười ngạo mạn, chúng khạc nhổ ra trên giấy rồi bẹo môi léo lưỡi bảo là tinh hoa trí não, đồ lừa lọc nhân gian, lão chửi kẻ làm ra sách, tất nhiên ta phải lên tiếng, sách là do lớp người đi trước làm ra, nhưng đang nằm trên giá sách nhà ta, nên sách là của ta, phỉ nhổ sách hay đốt sách không phải là việc làm hay ho... (...)

Thì cứ coi như ông ấy là cha đẻ hệ thống triết học ấy  (truyện / tuỳ bút) 
... Phải nói là ông ấy chết chỉ mấy chục năm mà cách thức nói năng khác hẳn với hồi còn sống. Ông ấy mô tả về sự tồn tại của một cái cối xay lúa như là sự tồn tại của cái yếu tố là làm sao cho bộ răng xay của nó làm được công việc bóc vỏ lúa, sự tồn tại của cái này là đặt trên sự tồn tại của cái kia, cái cách nói của một kẻ có tư duy hẳn hoi. Chẳng lẽ sau khi chết thì ông Hai khép cối xay lúa đã trở thành nhà tư tưởng?... (...)

Cuộc gặp hơi bất ngờ  (truyện / tuỳ bút) 
... Cao Bá Quát, người bị xử chém sau cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương ư, chẳng lẽ con người quyết xoá bỏ cái triều đại họ Nguyễn ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ mười chín lại là tri âm tri kỷ của con người cộng tác với triều đại ấy suốt hai mươi năm đầu thế kỷ mười chín, ông già có vết sẹo ở cổ đã quay lại, vừa đặt cái bọc vải lên bàn, vừa bảo ta rằng đấy là đá lấy ở Hoả tinh các nhà thám hiểm không gian đã tặng cho tác giả truyện Kiều... (...)

Vì sao mỹ nhân?  (truyện / tuỳ bút) 
... sử sách hoá thành ký ức, và ký ức lại dày vò ta, lần này thì ta nhìn thấy hình thù sử thư một cách tường tận, đáy sử đầy xương khô, còn bờ sử vẫn cứ tiếp tục chảy những dòng sử sự đen ngòm... (...)

Khủng khiếp  (truyện / tuỳ bút) 
... đúng là hắn từ trên trời rơi xuống lúc ta vừa bước ra sân, từ trong nhà vừa bước ra sân ta đã nghe đánh bịch một tiếng và liền trông thấy hắn nằm bẹp trên sân, cũng khó mà nói hắn là kẻ thế nào, bởi hắn không phải người ta gặp trên một chặng đường nào đó trên mặt đất mà là từ trên trời rơi xuống, a như thế là bọn chúng đã ném ta ra khỏi đất nước, hắn nói... (...)

Mesopotamia, tạm biệt  (truyện / tuỳ bút) 
... và, đứng nơi bờ con sông ấy, ta một mình một ngựa, bơ vơ giữa cõi người đa phương rối rắm, người ta sắp treo cổ một vị nguyên thủ của đất nước, ba nô áp phích treo đầy các ngả đường trên mặt đất, các vị chủ nhân các học thuyết mới như đang kiệt sức trong giai đoạn nước rút hoàn thành các học thuyết về luân lý đương đại, chữ nghĩa giấy bút giữa thời của trí tuệ cũng mệt nhoài như những gái điếm ở những thành phố hiện đại... (...)

Những cách thức của tồn tại  (truyện / tuỳ bút) 
... kẻ nào không nghe ta, kẻ ấy chẳng phải người, ở cái làng Cù của ta, vào bất cứ thời nào, dường như ông trưởng làng nào cũng thích nói câu ấy với người làng của mình, vào cái ngày ấy, ở làng Cù của ta cũng hơi xôn xao vì có tin ông trưởng làng đã thành thần, làm sao mà thành thần và thành thần từ khi nào... (...)

Như ai đó đánh một cái thật mạnh vào nhận thức của ta  (truyện / tuỳ bút) 
... ta quyết định chết trong ba hôm để cho nàng thấy lòng chung thuỷ của ta , có nghĩa, trong tình yêu ta đã dám chết vì nàng, chỉ ba hôm thôi, em hãy gắng chờ, ta nói, nàng bảo là nàng thấy sợ, em cứ thấy lo lỡ xảy điều gì, nàng nói, ta chết đây là chết vì em còn xảy điều gì, ta nói, để chuẩn bị cho cái chết của ta, nàng cũng sắm sửa cho ta một bộ quần áo mới, một đôi giày mới và một chiếc mũ mới, anh cứ nằm ở giường của chúng ta mà chết để em vẫn luôn ở bên anh... (...)

Sự sai lệch của những cảm thức nguyên thuỷ  (truyện / tuỳ bút) 
... thật tình là ta đang đói, đang thèm một bữa cơm cho thật no, nhưng không thể không vui vì hết thảy bọn nhỏ trong làng đương háo hức gặp mặt nhà truyền giáo trẻ tuổi, người mà ngay cả những người già đương hấp hối vẫn còn háo hức gặp, đây là thời chẳng còn bi kịch... (...)

Ta đã tìm thấy em ở chốn ấy  (thơ) 
Em đi giữa những giấc mơ màu đen / Cơn thèm muốn chạy dọc theo biên giới của những phân biệt / Bất chấp mọi hình thù của những ý tưởng hình thành tự những thiên niên kỷ trước / Con nước dội ngược dòng tiến hoá...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021