thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Âm nhạc của thổ dân Australia

 

Từ cuối tháng 4/2013, nhà thơ Tú Trinh (Radio Producer của đài phát thanh quốc gia SBS, Úc) đã thực hiện những cuộc nói chuyện truyền thanh dài khoảng 15 phút vào mỗi đêm Chủ Nhật dưới hình thức phỏng vấn với nhà văn / nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Bắt đầu từ Chủ Nhật 21/10/2013, Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng lại những cuộc nói chuyện ấy. Mời các bạn thưởng thức.
 
Tiền Vệ

 

ÂM NHẠC CỦA THỔ DÂN AUSTRALIA

 

Thổ dân Australia đã có mặt trên lục địa này trước đây ít nhất 40 ngàn năm. Họ có một nền âm nhạc rất độc đáo, phong phú và hàm chứa những ý nghĩa mang tính tâm linh và văn hoá sâu sắc. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này...

 

Link Youtube:

 

Link Tiền Vệ:

“Âm nhạc của thổ dân Australia”

 

 

------------

Đã đăng:

Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về hình ảnh người cha trong văn chương và nghệ thuật, đặc biệt trong những bài thơ Việt Nam và quốc tế đương đại. Người cha như một biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ, của minh triết, của kinh nghiệm, đồng thời là một nguồn cảm hứng và nơi nương tựa của tinh thần cho thế hệ sau... (...)
 
Đã có rất nhiều cuộc di dân lớn diễn ra trên thế giới trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sống trên quê hương mới, những người di dân đã viết như thế nào? Đâu là những đặc tính của văn chương di dân?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Trong văn chương và nghệ thuật, biển là một trong những đề tài lớn mang rất nhiều ý nghĩa gắn liền với tình cảm và cuộc sống của con người. Vẻ đẹp của biển, sự mênh mông của biển, màu sắc của biển, âm thanh của biển... sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho nghệ sĩ. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Xưa nay chúng ta thường thấy ngôn từ và âm nhạc kết hợp với nhau dưới hình thức ca khúc (gồm ca từ và giai điệu), ngâm thơ, thơ phổ nhạc, hay đọc thơ trên nền nhạc. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã sáng tạo những lối kết hợp mới lạ, chẳng hạn “truyện phổ nhạc” và “đọc thơ bằng mắt trong khi nghe nhạc bằng tai”... Những lối kết hợp mới lạ này đã đem đến cho khán thính giả những kinh nghiệm thẩm mỹ và cảm xúc mới lạ trong khi thưởng thức. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Phong trào nữ quyền đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt trong văn chương của những cây bút nữ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Thơ là tác phẩm của các thi sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác cũng làm thơ, và đôi khi thơ của họ cũng nổi tiếng không kém thơ của những thi sĩ lớn. Hoàng Ngọc-Tuấn trò chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thơ của Georges Brassens (1921-1981) - một nghệ sĩ lừng danh trong lĩnh vực ca khúc, nhưng cũng là người được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng Giải Thưởng Lớn về Thơ (“Grand Prix de Poésie de l’Académie Française”) năm 1967... (...)
 
Có lẽ từ thuở hồng hoang, trước khi có ngôn ngữ, con người đã thốt lên những tiếng hát không lời, như những con chim hót. Trải qua bao thiên niên kỷ, tiếng hát của chúng ta đã đi từ thiên nhiên vào các nền văn hoá và trở nên một nghệ thuật tuyệt vời của âm nhạc. Chúng ta sẽ tiếp tục hát cho đến ngày nào những con chim không còn hót nữa... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)
 
Vì sao, sau nhiều năm sống ở hải ngoại, rất nhiều nhà văn / nhà thơ lưu vong vẫn miệt mài viết bằng tiếng mẹ đẻ? Phải chăng họ viết để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn chương của dân tộc của họ ở nước ngoài? Hay họ viết vì tiếng mẹ đẻ là ngôi nhà của tinh thần mà họ đã mang theo trong cuộc sống lưu vong của họ?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Rác ư? Trong tình trạng ô nhiễm của thế giới hôm nay, rác lại là một đề tài đã và đang được nhiều nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ lưu tâm. Người ta thường cho rằng rác thì không thơ mộng, không đẹp đẽ, không quyến rũ chút nào cả. Thậm chí, nhiều người không muốn nghe đến nó. Thế nhưng, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nói về rác hay sử dụng rác để làm chất liệu, và cũng đã có những dàn nhạc sử dụng các nhạc cụ chế biến từ rác. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Mỗi khu vườn đẹp đẽ là một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá. Vườn là một vũ trụ của thiên nhiên nằm gọn trên một mảnh đất nhỏ. Bước vào vườn, nhìn ngắm những cây, hoa, rêu, đá và những sinh vật trong vườn, chúng ta cảm thấy mình đang trở về với thiên nhiên. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Thời bây giờ hiếm khi chúng ta thấy một cuốn phim câm chiếu trong một rạp xi-nê, nhưng phim câm đã từng hiện hữu như một nghệ thuật và một món giải trí được nhiều người yêu thích suốt hơn ba mươi năm, trước khi nó bị truất ngôi bởi “phim nói” vào cuối thập kỷ 1920. Thật thú vị khi nhìn lại để xem phim câm đã được sản xuất như thế nào và được chiếu như thế nào trong những rạp xi-nê thời xa xưa ấy. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết được xét trên kích thước của nó hay trên khối lượng chất liệu mà nó chuyên chở. Một truyện cực ngắn, một bài thơ haiku, hay một bức tranh nhỏ... cũng có thể được xem là một tác phẩm có giá trị cao. Ngược lại, một cuốn tiểu thuyết dày cộm, một bài thơ dài lê thê, hay một bức tranh có kích thước rất lớn... cũng có thể chỉ là một tác phẩm thiếu giá trị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Những tiếng chim hót tuyệt vời vẫn luôn luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Giữa hàng vạn loài chim biết hót, sơn ca và hoạ mi hiển nhiên là hai loài chim được ca tụng nhiều nhất trong văn chương và âm nhạc của thế giới từ ngàn xưa cho đến hôm nay, và chúng đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
“L’Adieu” của Guillaume Apollinaire có lẽ là một trong những bài thơ mùa thu nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới. Ở Việt Nam, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Mùa thu chết” và cũng đã được Bùi Giáng dịch thành vài bài thơ tiếng Việt với vần điệu khác nhau rất thú vị... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Những dòng sông dường như bao giờ cũng gợi lên trong chúng ta nhiều cảm xúc và ý tưởng; và dường như ai cũng có một kỷ niệm nào đó gắn liền với hình ảnh một dòng sông. Biết bao nhiêu thơ và nhạc đã viết về những dòng sông... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong suốt hơn một tuần qua, báo chí khắp nơi trên thế giới tràn ngập những tin tức về sự qua đời của nhà văn Gabriel García Márquez người gốc Colombia, người đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1982, và được xem như là một trong những nhà văn lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, bên cạnh vô số bài báo tuyên dương thành quả vĩ đại của ông trong văn chương, cũng có vô số bài báo phê phán thái độ chính trị của ông vì ông đã ủng hộ và bào chữa cho những tội ác của Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài của Cuba. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài gây nhiều tranh luận này... (...)
 
Bây giờ đang là mùa lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-su mang một ý nghĩa rất lớn trong tôn giáo, và đồng thời điều đó cũng có những ảnh hưởng đến ý niệm về sự ‘sống lại’ trong những phương diện khác của cuộc nhân sinh. Trong văn chương và âm nhạc đương đại có rất nhiều tác phẩm đáng nhớ diễn tả những ý nghĩa phong phú của sự ‘sống lại’. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài nhiều ý nghĩa này... (...)
 
Thả diều là một trò chơi rất thú vị, mang niềm vui đến cho cả người chơi lẫn người thưởng ngoạn. Ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới, mỗi năm đều có những lễ hội thả diều với những con diều muôn màu, muôn vẻ. Con diều cũng là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa: diều bay cao khiến ta liên tưởng đến những niềm mơ ước cao vời; và diều đứt dây trông giống như một sự vỡ mộng hay một sự thoát ly... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)
 
Có lẽ bạn đã từng có lần tưởng tượng rằng mình là một người vô hình và có thể đi xuyên qua một bức tường đá… Nhưng, vô hình là gì? Phải chăng vô hình là một huyễn tưởng về siêu nhiên? Là một ảo ảnh quang học? Là một phép thần thông? Hay là một hiện hữu vô thừa nhận — kẻ vô hình thật ra vẫn hữu hình nhưng không hiện diện trong con mắt của xã hội chung quanh?... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)
 
Màu sắc giữ những vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Thật vậy, chúng có thể là biểu tượng của quốc gia, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, và vô số điều khác trên đời. Màu sắc có thể gợi lên vô hạn hình ảnh trong trí tưởng tượng của chúng ta. Không chỉ các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia, mà các nhà văn và nhạc sĩ cũng đều bị quyến rũ bởi những màu sắc... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Trong mọi ngành nghệ thuật, đối tượng để miêu tả là con người và tất cả những gì chung quanh con người. Trong số đó, có một cái rất gần gũi mà lại rất bí ẩn: đó là cái bóng. Có lẽ vô số nghệ sĩ đã viết về cái bóng, nhưng hình như đó là một nguồn ý tưởng không bao giờ vơi cạn. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Mùa thu ư? Mùa của nhiều sắc màu và nhiều vẻ đẹp làm say mê mọi nghệ sĩ trên đời... Mùa thu là mùa của những chiếc lá rơi. Mùa thu thường gợi lên trong tâm hồn ta một cảm giác buồn, có lẽ vì niềm vui của mùa hè đã trôi qua, và cái lạnh của mùa đông đang dần đến... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về những bài thơ và những ca khúc mùa thu... (...)
 
Mưa có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng và là một nguồn cảm hứng vô hạn cho các nghệ sĩ văn chương và âm nhạc. Các nghệ sĩ đã nhìn ngắm và lắng nghe mưa từ vô số góc độ khác nhau; và mưa đã được diễn tả trong rất nhiều tác phẩm tuyệt đẹp. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Thời bây giờ, càng ngày càng có thêm nhiều người thích đọc trên màn hình của máy vi tính, nhưng sách vẫn không chết. Nó vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thật vậy, sự thay đổi từ sách in đến sách điện tử chỉ là sự thay đổi công cụ, và chúng ta vẫn tiếp tục đọc sách, bất kể nó được làm bằng giấy hay bằng những microchips. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ ngàn xưa, con người đã bị ám ảnh bởi những cánh chim bay. Chúng ta ao ước bay được như loài chim. Đó có lẽ là một giấc mơ bất khả, nhưng chúng ta đã dựa trên hình ảnh những con chim để phát minh những chiếc máy bay có thể giúp chúng ta “bay” vòng quanh thế giới và lên đến tận mặt trăng. Tuy nhiên, niềm khát vọng bay được như cánh chim trời vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong tâm tưởng con người. Trong câu chuyện hôm nay, Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) sẽ trao đổi về sự diễn tả của niềm khát vọng này qua những tác phẩm văn chương và âm nhạc... (...)
 
Mùa hè có lẽ là mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Đó là mùa của những tiếng cười rộn rã trên bờ biển, mùa của những lễ hội triền miên trong các thành phố. Nhưng mùa hè cũng có những lúc yên ả như những khoảng lặng trong một bản hoà tấu... Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã viết những tác phẩm tuyệt vời về những hình ảnh và kỷ niệm đáng nhớ của mùa hè. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ ngàn xưa, những giấc mộng đã trở thành những mô thức vạn hoa trong văn chương và nghệ thuật. Một giấc mộng có thể mang nhiều ý nghĩa và mời gọi những sự diễn dịch khác nhau. Đôi khi nó được xem như là mặt đối lập của hiện thực, và đôi khi nó lại phản ảnh hiện thực. Giấc mộng có thể là một cách để thoát khỏi hiện thực, nhưng nó cũng có thể là một khát vọng mãnh liệt nhằm đạt đến một mục đích trong hiện thực... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Chào đón ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam lưu vong thường cảm nhận một nỗi buồn pha lẫn với một niềm hy vọng cho quê hương. Tâm trạng này có thể được chia sẻ bởi người Tây Tạng lưu vong vì họ cũng đã và đang trải qua một hoàn cảnh tương tự. Ngày Tết của người Việt Nam trùng với ngày lễ Losar của người Tây Tạng. Những ngày lễ hội cổ truyền chào đón Năm Mới này đem mọi người đến với nhau và làm dâng lên tình đoàn kết trong tâm hồn của mỗi người... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)
 
Từ ngàn xưa, những điệu múa đã được xem như là một hình thức thông tri vô ngôn giúp con người diễn tả và chia sẻ tâm tư với nhau, với vạn vật và với cõi siêu nhiên. Trong đời sống đô thị hiện đại, những điệu múa đôi (khiêu vũ) trở nên rất phổ thông như một cách giải trí và giao lưu xã hội. Những điệu khiêu vũ luôn luôn song hành với âm nhạc. Chúng đã là chủ đề của rất nhiều tác phẩm điện ảnh, và chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong văn chương như một hình tương thú vị với nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và có lẽ vì thế nên các nghệ sĩ rất thích diễn tả những đôi mắt trong tác phẩm của mình. Từ ngàn xưa đến nay đã có vô số bài thơ và bản nhạc tuyệt vời về đôi mắt... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ xa xưa, con ve sầu đã xuất hiện trong thơ và nhạc như một hình tượng thú vị. Tiếng kêu của nó, kiếp sống của nó, và những cuộc thay hình đổi xác của nó mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và không ngừng gây cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ. Nó đã trở thành nổi tiếng trong bài ngụ ngôn của thi sĩ Pháp thế kỷ 17 La Fontaine, rồi nó đi vào vô số tác phẩm thơ và nhạc trong suốt vài thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường. Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh “Tiếng Gào” lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Chào đón Năm Mới, chúng ta đang ở cuối một năm sắp qua và đầu một năm sắp đến nghĩa là ở khoảng giữa của sự kết thúc và sự khởi nguyên, của quá khứ và tương lai và, như thế, chúng ta giã từ những gì đang trôi đi và đón nhận những gì đang dần đến... Biết bao nhiêu lời nhạc, ý thơ đã được viết về thời khắc đặc biệt này để nói lên những tâm trạng tiếc nuối hay hân hoan, lo lắng hay hy vọng... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thời khắc đặc biệt này... (...)
 
Ngày Giáng Sinh là một trong những ngày đặc biệt nhất trong năm, cả về ý nghĩa tôn giáo lẫn văn hoá, và trong Mùa Giáng Sinh, có nơi trầm lặng yên bình, có nơi nhộn nhịp biết bao lễ hội, tiệc tùng, quà cáp... Trong thời điểm đặc biệt này, các văn nghệ sĩ có những cảm tưởng gì và họ diễn tả những cảm tưởng ấy như thế nào trong tác phẩm của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Người ta thường nói “đi và viết”, nhưng thực sự có phải những cuộc du hành bao giờ cũng có ích cho việc sáng tác văn chương? Đối với nhà văn, những cuộc du hành bằng các phương tiện di chuyển trên những con đường cụ thể có cần thiết hơn những cuộc du hành bằng trí não trên những trang sách? Còn những cuộc du hành ẩn mật bên trong tâm hồn của mỗi người thì thế nào? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Lê Văn Tài nổi danh là một hoạ sĩ tài hoa, và đồng thời ông cũng là một nhà thơ tài hoa đã sáng tác hàng trăm bài thơ với bút pháp độc đáo và ý tưởng hết sức phong phú. Tập thơ mới nhất của ông, với nhan đề Thơ Lê Văn Tài, sẽ được ra mắt tại Fairfield City Museum & Gallery (cnr. Horsley Drive & Oxford St., Smithfield NSW) vào lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy 14/12/2013. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về nghệ thuật của Lê Văn Tài... (...)
 
Nhà văn Canada 82 tuổi Alice Munro (1931~), “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”, vừa được trao tặng Giải Nobel Văn Chương 2013. Từ thập kỷ 1960 đến nay, Munro đã là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, và bà cũng đã từng đoạt nhiều giải văn chương quan trọng, kể cả giải Man Booker International Prize 2009 cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên một nhà văn chuyên viết truyện ngắn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về bút pháp và thế giới quan của Munro, và về lý do vì sao bà đã chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết... (...)
 
Mây là một nguồn cảm hứng vô hạn cho nghệ sĩ từ ngàn xưa đến nay. Vì mây không bao giờ ngừng thay hình đổi dạng, chúng luôn luôn gợi lên những ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng nơi người xem. Dù bạn là một họa sĩ như John Constable, một nhiếp ảnh gia như Berndnaut Smilde, một nhà thơ như William Wordsworth, một nhạc sĩ như Claude Debussy, hay chỉ đơn giản là một người yêu cái đẹp, mây sẽ luôn luôn làm rung động tâm hồn bạn. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Cà-phê và nghệ sĩ dường như có một mối quan hệ quá thân thiết. Cà-phê đã gây cảm hứng cho nghệ sĩ, và cà-phê đã đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ Đông sang Tây, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, dường như rượu vẫn luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Sống dưới những chế độ độc tài, các nhà văn đã phản kháng thế nào trong những trang viết của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này...
 
Những người cầm bút vẫn thường xuyên bị bắt bớ, giam cầm dưới những chế độ độc tài, chỉ vì họ dùng ngòi bút để thực hành vai trò trí thức trong việc phê phán những thực trạng xấu xa trong chính trị và xã hội. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Ánh trăng có lẽ là một trong những đề tài được yêu chuộng nhất trong văn chương và nghệ thuật. Từ ngàn xưa vẻ đẹp của những đêm trăng đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... và đã trở hình ảnh chủ yếu trong nhiều tác phẩm tuyệt vời. Qua những góc nhìn và những lối diễn tả độc đáo của các nghệ sĩ sáng tạo, ánh trăng trở nên thiên hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021