thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TRƯỚC NGÀY CHÚA LẠI ĐẾN [2]
Kỳ trước: [1]

 

Ngày 10.3.2004. Anh Hai nói với Hồng Phượng: Em vừa ngon vừa ngọt.

Thèm không?

Thèm.

Cho anh bú liếm suốt ngày nhé.

Sướng.

Cho em về làm vợ anh.

Ok. Anh thuê nhà riêng cho em ở.

Ở nhà thuê có ma.

Nhưng về nhà anh sao được.

Thì mua nhà cho em.

Để anh tính.

Ngày 11.3.2004. Hồng Phượng gọi điện thoại cho anh Hai: Anh đến quán em chơi.

Hôm nay anh bận.

Ngày 12.3.2004. Hồng Phượng lại gọi điện thoại cho anh Hai: Anh có nhớ em không?

Nhớ.

Đến quán em chơi đi.

Hôm nay anh kẹt.

Ngày 13.3.2004. Hồng Phượng vẫn kiên nhẫn gọi cho anh Hai: Sao anh không đến chơi với em?

Anh rất muốn.

Đến đi, em cho anh bú.

Anh đang bị sưng lưỡi.

Ngày 11.11.1975. Người đàn bà trẻ nói với ông đại úy: Hình như em có bầu.

Thật không?

Thật. Anh không vui sao?

Anh không biết phải tính thế nào.

Thì cưới em đi chứ còn tính gì nữa.

Chưa được đâu. Vợ anh mới ở quê lên.

31.12.1975. Cái bầu của người đàn bà trẻ đã to lên, ai cũng nhìn thấy. Ông đại úy phải làm kiểm điểm với đảng ủy, ban chấp hành công đoàn, cơ quan cấp trên và bị cho nghỉ việc đồng thời bị khai trừ ra khỏi đảng và xuất ngũ. Lý do chính yếu không phải vì ông đã phá hoại đời một cô gái, mà ông đã quan hệ bất chính với phần tử nguy hiểm con của sĩ quan ngụy. Ông về quê với người vợ cũ. Đến khi người đàn bà theo ông làm cách mạng bản thân sinh con thì ông để bà vợ cũ ở dưới quê như hồi nào vẫn thế và lên thành phố ở hẳn với người mẹ trẻ của con mình. Dẫu sao thì ông vẫn là người có công với cách mạng, không khó khăn lắm, ông tìm cho mình một công việc mà ông tin rằng có thể kiếm tiền một cách dễ dàng nhất. Đi buôn gỗ.

Ngày 1.3.2004. Cái Nhớn, cái Nhỡ, cái Bé bỏ ruộng muối. Chỉ có mình cái Nhỡ ôm theo bọc quần áo. Hai đứa kia, mỗi đứa mặc hai áo. Chúng ra đường đón xe về thành phố. Chúng bảo muối làm hai bầu vú chúng teo lại và cửa mình chúng khô cong. Chúng muốn có quần áo đẹp và những chàng trai thành phố. Chúng không muốn suốt đời phải úp mặt xuống ruộng muối. Trong túi chúng, không đứa nào có tới một trăm ngàn đồng. Nghe nói, trong thành phố dễ kiếm việc làm. Cho dù có phải đi ở cho người ta thì cũng hơn ở cái xứ sở chỉ có cát và muối này. Ngày đầu tiên ở thành phố, chúng loanh quanh khu bến xe. Thành phố không ai biết chúng. Đêm đến, chúng ôm nhau ngủ. Mấy thằng bụi đời chen vào nằm giữa, bọn chúng sợ hãi vào ngồi với ông bảo vệ bến xe. Ông bảo vệ bảo muốn tìm việc làm thì nhờ mấy ông chạy xe ôm. Ông xe ôm bảo muốn xin việc làm thì gặp mấy bà chủ quán. Chúng mày muốn bán bia ôm, cà phê ôm hay vào động đĩ? Chỗ nào kiếm tiền cũng dễ. Không muốn dễ thì đi bán vé số. Chúng cháu không có vốn. Không có vốn thì đã có cái trời cho. Chúng mày cứ bán cái trời cho cho tiện. Xét cho cùng thì nó cũng đâu phải của chúng mày. Cứ tung hê cho cuộc đời phủ phê nồng ấm. Các bác khôn ngoan, xin các bác cứ dạy.

Năm 975. Bà Phạm Thị vãn cảnh chùa Tiêu Sơn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, hứng tình với thần thánh về có bầu. Cùng năm đó đẻ ra Công Uẩn. Ba năm sau, xem tử vi cho Công Uẩn, biết đứa trẻ có số làm vua, sư Lý Khánh Văn mới nhận mình là cha và đem về nuôi.

Ngày 20.5.1976. Lan Thanh đẻ đứa con trai đầu lòng. Khi đứa trẻ vừa lọt lòng, người mẹ thấy một vầng sáng lớn xuất hiện ngay cửa ra vào, nên đặt tên con là Đại Quang. Hai tuổi, Đại Quang đã đọc được sấm Trạng Trình.

Năm 1010. Lý Công Uẩn làm vua, bỏ Hoa Lư chọn đất có rồng bay làm kinh đô. Lúc ấy có một thày địa lý người Tàu đến Thăng Long, ông ta sợ rằng người Việt sẽ làm bá chủ thiên hạ, bèn ếm bùa ngay mắt con rồng, chỗ sau này người Hà Nội gọi là Hồ Gươm. Bùa hiệu nghiệm đến nỗi, chỉ tám năm sau ngày đăng quang, Lý Thái Tổ đã không nhìn thấy đường vội sai người sang Tàu thỉnh kinh Tam Tạng về làm quốc đạo, xuất công khố đúc chuông, xây chùa khắp nước. Từ đó, quốc đạo của người Việt thời nào cũng phải thỉnh từ xứ người.

Ngày 14.3.2004. Hồng Phượng không điện thoại cho anh Hai nữa. Cô gái hiểu rằng tất cả đàn ông đi uống bia ôm đều là “người Việt nói dối”. Giữa lúc ấy Đại Quang về nước thăm mẹ. Hồng Phượng nhìn thấy hắn và nghĩ, con mồi này xem ra còn có dây buộc.

Anh Đại Quang ơi, anh là ánh sáng là chân lý của đời em.

Em là cái bánh bao khai.

Không phải, em là đặc sản nhà hàng Lan Thanh.

Cho anh nếm mùi đi.

Em cho anh luôn đời em.

Anh chỉ cần ít ngày thôi.

Lan Thanh không thích mối quan hệ này, bà nói với Đại Quang: Không được quá trớn. Mày muốn vui chơi đi chỗ khác.

Tuy thế, Hồng Phượng vẫn tìm cách gặp Đại Quang với hy vọng gắn bó đời mình với bà chủ.

Năm 1976. Ông đại úy, bố của Đại Quang cùng vài người bạn đã xuất ngũ quay trở lại rừng. Họ thuê người đốn cây và chở về thành phố bán cho các xưởng cưa. Kẻ nào muốn làm luật thì có luật. Tiền vãi ra trên đường, họ vẫn giàu lên nhanh chóng. Chủ nghĩa xã hội muôn năm. Cha chung không ai khóc. Những kẻ ưu tú là những kẻ sống trên sự ngu dốt của người khác. Trong lúc con cái của nhân dân lớn lên bằng khẩu hiệu thì cậu ấm Đại Quang lớn lên bằng sữa ngoại. Năm tám tuổi, cậu ấm được gửi đi vượt biên đến ở với bác Đại, bởi vì cha mẹ cậu biết rằng, trong một xã hội giả dối, sự giàu có nào cũng bị coi là gian lận.

Khí hậu mát mẻ của nước Mỹ làm Đại Quang lớn nhanh như thổi. Năm mười lăm tuổi, Quang đã như một thanh niên trưởng thành. Bà chị Mỹ đen trông thấy cậu trong hành lang của tòa nhà tháp đôi ở New York đang giáo dác nhìn ngó những cặp vú lủng lẳng qua lại. Bởi một sự mẫn cảm của loài thỏ, bà chị Mỹ đen ngửi thấy mùi sữa tinh khiết trong háng cậu và chị không cưỡng được cơn thèm muốn uống cái nước trắng đục ấy của cậu. Chị vỗ vào mu của mình, gọi cậu: “Come here”. Cậu đi theo mùi cháy khét bí ẩn và bị đẩy vào thang máy. Trong một khoảng chật hẹp đầy hơi người, cậu thấy con cu của mình bị nắm chặt. Đến tầng thứ năm mươi ba, con cu cậu vẫn bị nắm và kéo vào một phòng làm việc nhỏ. Ở đó, cậu bị tụt quần và bà chị Mỹ đen quì xuống mút điên cuồng con cu của cậu. Vẫn không làm chủ được mình, cậu bị bà chị Mỹ đen ấn đầu cậu xuống bắt ngửi cái mùi hôi nhất của chị, khi chị đã tốc váy lên và ngồi trên bàn. Cậu chịu không nổi cái mùi vừa hôi vừa khét của chị. Nhưng có một nguồn cơn nào đó không hiểu, đun đẩy cậu ngoạm vào cái miếng thịt bầy nhầy đầy lông ấy như một con chó con giúi mõm vào hũ bơ. Cái mùi hôi dần dần tan biến và trên sóng mũi của cậu, chỉ là mùi lúa chín trên cánh đồng vàng của quê hương dâng lên dào dạt. Mùi lúa chín trở thành nỗi ám ảnh của cậu và nó khỏa lấp tất cả sự thông tuệ của một thần đồng nơi cậu.

Năm 975. Con rồng trên mái chùa Tiêu Sơn cũng đã ngửi thấy mùi lúa chín trong háng bà Phạm Thị. Đợi cho lúc ánh nắng chiếu vào mắt bà, con rồng quẫy đuôi bay xuống sân chùa và nó cũng không thể cuỡng nổi cơn thèm muốn uống cái mùi nồng nàn đồng ruộng của bà. Nó chui vào trong váy bà quẫy đạp làm nổi cơn cuồng phong suốt vùng Kinh Bắc. Từ ngày ấy, con gái Kinh Bắc lúc nào cũng dậm dật hát quan họ, chèo kéo một nỗi niềm xa vắng.

Năm 1894. Lý Công Uẩn luân hồi tái sinh trong một gia đình trọng Nho học ở Chợ Lớn. Với vốn chữ Hán trong kinh Tam Tạng mà Uẩn đã học được từ năm 1018, Uẩn làm thơ tiếng Hán để bày tỏ chí khí của mình, nhưng thơ không thể cứu được nước mất và kinh Tam Tạng không phải là vũ khí chống được quân thù. Trong một buổi chiều nắng cực, Uẩn ra bến sông Sài Gòn hóng gió. Chiến hạm của Pháp đậu kín mặt sông. Uẩn nghĩ, cọc gỗ của Ngô Quyền hay Trần Hưng Đạo không thể đánh đắm được những con tàu sắt. Thời nào cần có giải pháp của thời đó. Vốn là một minh quân, Uẩn nhận ra chân lý và ngay chiều hôm đó Uẩn xin xuống tàu làm tạp dịch với mong ước đi khắp thế giới tìm tâm kinh về cứu nước. Lòng nhiệt thành đến nỗi Uẩn không kịp về nhà từ giã cha mẹ, anh em.

Năm 1914. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Uẩn được đưa đến mẫu quốc làm công nhân trong một xưởng đúc súng. Ở đó, đêm đêm Uẩn đọc sách của Voltaire, Montesquieu và cả Machiavel, tránh xa những khu nhà thổ đang mọc đầy lên khắp nước Pháp.

Ngày 16.3.2004. Trong quán bia ôm, Hồng Phượng đổ bia lên người mình. Bia chảy đến đâu, Đại Quang liếm đến đó. Mùi lúa chín khét của bà chị Mỹ đen năm nào vẫn ám ảnh khiến mũi hắn khụt khịt vì sặc nước trong cửa mình Hồng Phượng tuôn ra.

Ngày 30.10.1979. Trên vùng biên giới Kampuchia, những cây gỗ bằng lăng to hai người ôm lần lượt ngã đổ, để lộ ra một toán lính Khmer đỏ với súng AK Trung Quốc và đạn dược quấn quanh người. Ông cựu đại úy, bố Quang, nhìn thấy sát khí hừng hực trên mặt bọn Khmer đỏ, biết ngay tình nghĩa quốc tế vô sản đã không còn nữa. Ông ta bỏ chạy. Bọn Khmer đỏ nổ súng. Tiếng súng quen thuộc của chiến trường năm xưa làm ông sợ hãi, nhưng vẫn đủ tỉnh táo để luồn lách giữa những lằn đạn thù hận. Khi được bộ đội biên phòng cứu thoát, ông mới hoàn hồn nhận ra mình bị thương ở bọng đái.

Người vợ tận tụy trung thành năm xưa của ông ở dưới quê mang ông về nuôi.

Năm 1918. Thằng Kuzu ở xứ Congo thuộc Pháp lôi Uẩn ra khỏi đống sách, nó bảo:

Mày muốn làm cách mạng thì cần phải biết đàn bà là gì, nhất là đàn bà mẫu quốc.

Uẩn nói: Tao ăn chay trường.

Cũng được. Nhưng chắc mày biết Đức Phật cũng đã lấy vợ và đẻ con. Chúa Giêsu cứu thế cũng đã yêu say đắm Madalenna.

Ngày xưa họ Lý nhà tao đã mất ngôi vì mấy con thị mẹt. Tao thù đàn bà.

Nhưng nếu mày không biết đàn bà thì không bao giờ mày hiểu được cái xã hội cần giải phóng là gì.

Tao không cần biết cái xã hội cần. Tao chỉ cần biết cái tao cần.

Đấy là phục hồi ngai vàng nhà Lý?

Không, tao muốn bọn Tây phải cút khỏi đất nước tao.

Chuyện này để tao chỉ cách cho mày. Nhưng trước hết mày vẫn cần phải biết mùi đàn bà.

Cách gì?

Sang Nga. Nhưng mày không thể đi một mình.

Kuzu dẫn Uẩn đến một khu nhà ổ chuột. Céline như một đám mây trước giờ mưa bão đón họ. Kuzu nói: Mày muốn đến được Moscou an toàn thì phải lấy Céline. Phòng nhì Pháp đang đặt câu hỏi về tính cách bất thường của mày.

Uẩn và Céline ra tòa thị chính đăng ký kết hôn.

Uẩn nói: Anh là người chay tịnh.

Céline cười: Còn em là loài ăn thịt sống.

Con thú ăn thịt sống đè kẻ chay tịnh xuống đất và bảo: Cuộc cách mạng vĩ đại nhất của nhân loại là phụ nữ nằm trên.

Ngày 15.10. 1980. Bố của Lan Thanh được tha khỏi trại cải tạo. Ông là một trong những người đầu tiên làm đơn xin đi Mỹ theo diện HO do chính phủ Mỹ bảo lãnh. Ông bảo: Đã chịu đựng được cái nhục khi phải nhận tội cái mình coi là lý tưởng, thì không còn cái nhục nào không chịu đựng được.

Tháng 10. 1954. Cô bé Mì mới bảy tuổi được bố đem gửi cho người bạn thân di cư vào Nam. Bố Mì nói: Tôi cảm thấy có điều gì đó dường như sai lầm, nhưng không thể sửa chữa được nữa. Tôi không muốn nó phải gánh chịu sự sai lầm của mình. Anh mang nó đi càng xa càng tốt. Nó là con anh.

Bố Mì trở về Cao Bằng, tiếp tục cầm súng trong nỗi xao xuyến về địa ngục.

Năm 1925. Uẩn nói với Céline: Anh phải về nước. Em ở lại nuôi con. Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp nhau lại, nếu em chờ anh.

Céline không nói gì. Bà hiểu rằng, không điều gì có thể ràng buộc được một người đam mê chính trị, ngoài chính tham vọng của anh ta.

Uẩn không về nước ngay mà cùng với Kuzu đi Moscou. Suốt hai năm, Uẩn ăn ngủ trong thư viện của trường đệ tứ quốc tế, đọc và học thuộc lòng tất cả các sách của Marx, Engel, Lénine. Uẩn nói với Kuzu: Sự thuận hòa của Phật giáo chỉ là thứ chính trị của thời bình. Tôi đã tìm thấy đạo cho dân tộc mình bằng sách lược của Lénine.

Chia tay Kuzu, Uẩn theo con đường tơ lụa của nhiều thế kỷ trước về Trung Hoa thăm dò tình hình.

Ngày 16.3.2004. Đại Quang đã chếnh choáng buồn ói. Hắn nằm gối đầu lên đùi Hồng Phượng. Mùi thơm của những cánh đồng lúa chín vàng tràn vào phòng. Hắn hỏi: Thực tại hay hư vô?

Hồng Phượng không hiểu hắn nói gì. Cô nói: Cứ vô đi thì biết thực hay hư.

Ừ thì vô. Chăm phần chăm nhé.

Hồng Phượng đổ bia vào hư vô. Đại Quang uống bia từ thực tại. Cho đến khi Đại Quang đã chui cả trí khôn và mình mẩy vào trong âm ty của Hồng Phượng thì lại một lần nữa hắn trở nên thông tuệ. Hắn nói: Mùi lúa quê hương cứu rỗi những linh hồn xa xứ.

Năm 1932. Uẩn đứng trên bờ biển Hồng Kông nhìn về phương Nam thấy lửa khói mịt mờ. Từng đoàn người gậy gộc trong tay rời bỏ cánh đồng, họ đi về phía lửa cháy, hô vang: Không làm nô lệ. Tiếng hô của họ làm rách một bên màng nhĩ của Uẩn. Trong lòng bồn chồn, Uẩn nhìn thấy họ chết trong đống lửa. Về sau này, Uẩn chỉ nói mà không nghe được người khác nói.

Hằng hỏi: Năm 1968, anh ở đâu? Tết Mậu Thân anh ở Kontum. Sao người ta bảo anh làm chánh án tòa án nhân dân ở Huế? Ngày ấy, người ta nhuộm máu nhau, nhưng anh không giết người. Có người lại bảo, anh là một trong những người lập danh sách những kẻ phải chết? Không, anh không giết người. Vậy những kẻ đã chết thì do ai giết? Anh không biết. Ai biết? Nhân dân.

Năm 1893. Hồn Lý Công Uẩn bay phất phơ trên mái Lăng Ông, Bà Chiểu. Uẩn tiếc nuối cơ hội mở mang bờ cõi về phía Tây của Lê Văn Duyệt. Vì lòng nghi kỵ, Minh Mệnh đã cản đường Duyệt. Lê Văn Duyệt không có người nối dõi, Uẩn đành chọn cô gái có lòng thành tín lúc ấy đang xin xăm trong lăng để đầu thai. Cô gái đầm đìa nước mắt khấn: Thần thánh có thiêng xin cho con tấm chồng. Cô gái nóng lòng lắc ống xăm. Quẻ xăm có nội dung như sau: “Nhà rồng có một đứa con, không chồng mà chửa mới ngon hơn người. Số này đến chín phần mười, đẻ con quí tử rạng ngời tông môn”. Cô gái bồi hồi bước ra ngoài, nắng mùa hè làm cô lóa mắt, dường như có một ánh chớp mang hình con rồng đánh vào người cô. Tháng ấy, cô tắt kinh. Một nỗi xao xuyến từ trời đổ xuống lòng cô. Ngày ngày, cô vào lăng, lắc mình trong ống xăm tìm lời giải đáp của định mệnh. Quẻ xăm càng nhiều, lòng cô càng rối. Thày đồ chuyên viết thư pháp ở cổng lăng, vốn dòng dõi nhà Lý, tên Công Chính, nhìn thấy sự hoang mang lo lắng của cô, ngỏ ý đón cô về làm thiếp. Cô gái từ chối lời cầu hôn của Công Chính, trốn vào Đồng Ông Cộ chờ ngày lâm bồn. Bởi một linh tính của huyết thống, Công Chính đi lại thăm nom cô.

Ngày rồng hạ sinh, có mây ngũ sắc phủ trên mái nhà. Để cho cuộc đản sinh của rồng mãi mãi là huyền thoại, người mẹ đã phải chết trong sự sợ hãi bởi những bóng ma tật nguyền của tương lai đứng trước cửa đòi báo oán. Rồng không khóc. Bà mụ đỡ đẻ cho rồng bảo: Đứa bé có năm tràng hoa quấn cổ này về sau gan lì lắm.

Lý Công Chính đem rồng về nhà mình nuôi nấng và gọi là Uẩn. Uẩn lớn lên trong sự thù ghét của những đứa con bà cả. Chính vì thế, sau này Uẩn không bao giờ về thăm nhà, cho đến khi tất cả anh em đều chết.

Ngày 8.3.1980. Cậu bé nhỏ hơn Lan Thanh mười tuổi mang đến cho nàng một bó hoa hồng, nói: Hoa hồng mang tôi đến tặng cho chị.

Hoa hồng nghĩ là tôi sẽ nhận cậu?

Vâng, vì tôi yêu chị.

Người đàn bà một con thiếu đàn ông đã lâu nhìn cậu bé chăm chú. Cậu có đôi mắt buồn gợi cảm, nhưng đôi môi lì lợm. Lan Thanh nói: Lại đây với tôi.

Cậu bé bước tới ngồi dưới chân Lan Thanh. Nàng xoa đầu cậu bé: Biết mùi đàn bà chưa?

Rồi.

Thật không?

Cậu bé im lặng. Lan Thanh kéo đầu cậu bé vào lòng mình cho ngửi mùi lúa chín.

Ngày ấy, Đại Quang đang ở Mỹ với ông bác. Lan Thanh sống một mình buồn tẻ. Nàng mang cậu-bé-hoa-hồng về nhà mình giúp giặt quần áo, lau nhà và làm tình để cảm thấy cuộc đời không vô vị. Nhưng cậu bé lãng mạn bẩm sinh ấy tiềm tàng một sức mạnh tình dục không bờ bến đã đẩy nàng đến một thói quen trần truồng hoang dã. Cứ ở cạnh nàng là cậu cương cứng. Cậu dùng cả thân xác mình và những ý tưởng sáng tạo phụng hiến cho sự dâm đãng ẩn giấu của nàng bất kể sáng trưa chiều hay đêm tối.

 

[còn tiếp]

 

Đã đăng:

Chiếc chiếu hoa cạp điều bay lờ lững từ tây sang đông, ở giữa in hoa văn chữ “song hỷ”, hai bên có dòng chữ tiếng Việt “gia đình – hạnh phúc” viết theo kiểu chữ triện. Trên những ngọn cây tràm, lũ chim ngóc mỏ tò mò nhìn theo chiếc chiếu bay, không có một hạt thóc hay con sâu nào trên chiếc chiếu đẹp đẽ ấy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021