thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TRƯỚC NGÀY CHÚA LẠI ĐẾN [3]
Những kỳ trước: [1] [2]

 

Năm 1963. Bà Trần Lệ Xuân bảo món thịt nướng của mấy ông sư ăn không được. Mì lên chùa Ấn Quang đốt hương cầu nguyện cho bố. Người đưa tin cho biết, miền Nam sẽ có nhiều biến cố khó lường, nếu Mì muốn, sẽ đưa Mì ra nước ngoài. Mì nói: Tôi đã một lần xa bố. Tôi không muốn đi xa hơn nữa.

Hai năm sau, Mì lấy chồng, một người làm dân biểu quốc hội phò các thày ở chùa Ấn Quang.

Năm 1945. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện Việt Minh để làm công dân một nước độc lập. Lý Công Uẩn lúc ấy đang ở Hàn Quốc thăm họ hàng, được tin ông vua cuối cùng của Việt Nam đã thoái vị, uống cạn ly rượu với hậu duệ, Uẩn thốt: Chế độ phong kiến đã cáo chung, nhưng các vương triều vẫn sẽ lần lượt trị vì thiên hạ. Ta và con cháu của ta sẽ trở lại.

Năm 1965. Lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam mang theo kẹo cao su, thuốc lá và kiểu cách làm tình mới. Con gái Việt Nam làm me Mỹ sướng hơn làm me Tây vì Mỹ thích bú lồn. Bà Phó Đoan bảo ngày xưa thằng Xuân tóc đỏ không biết chơi kiểu sáu chín.

Ngày 20.7.2001. Mì trưng bày 40 bức tranh sơn dầu ở Trung tâm triển lãm thành phố Hồ Chí Minh theo những hồi ức về cuộc tình lén lút với một cố vấn Mỹ. Không ai biết bà già sáu mươi học vẽ lúc nào. Cuộc triển lãm được Ban chấp hành Hội Mỹ thuật thành phố đánh giá là thành tựu đột biến của một tài năng. Các phóng viên báo chí dựa vào đấy cũng viết bài ca ngợi như một hiện tượng. Riêng các quan chức chính quyền và các doanh nhân giàu có thì được thúc đẩy bởi một sự đầu cơ chính trị đã đến vét sạch tranh của bà bằng cái giá tranh của bộ tứ Phái-Sáng-Liên-Nghiêm.

Tôi kể cho Hằng nghe: Có một tin đồn không biết xuất phát từ đâu, nói rằng bà Mì là con của ông Lý Công Uẩn. Những kẻ theo chủ nghĩa bảo hoàng muốn theo đóm ăn tàn, đón gió, hy vọng một ngày kia Lý Công Uẩn lên ngôi trở lại, sẽ trở thành người có công với vương triều. Bà Mì không phủ nhận tin đồn đó, chẳng những thế, bà còn cho mọi người xem album ảnh của bà chụp ở lăng và đền thờ nhà Lý tại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, cũng như những bức ảnh bà chụp ở ngôi nhà cũ của Lý Công Uẩn trong Chợ Lớn. Phần anh, đánh giá tác phẩm của bà ấy như thế nào? Hằng hỏi. Tôi nói: Đấy là tranh của người tập vẽ.

Ngày 25.4.1975. Ông cố vấn Mỹ gọi điện thoại cho Mì bảo: Em đi Mỹ với anh. Việt Cộng đã bao vây Sài Gòn.

Mì trả lời: Em không thể đi với anh. Cám ơn anh đã cho em những ngày hạnh phúc, cũng cám ơn anh những gì em đã được biết từ anh. Em phải ở lại để đón bố.

Năm 1954. Vô sản thế giới đoàn kết lại. Quân thù có cái bụng Xã Xệ. Quân thù có con mắt Lý Toét. Quân thù mang tên địa chủ. Quân thù là Khái Hưng. Quân thù là Nhân Văn Giai Phẩm. Quân thù là Vũ Trọng Phụng. Quân thù là Phạm Quỳnh. Quân thù là tư sản. Chúng ta đến xứ này để phanh thây xẻ thịt kẻ thù. Chúng ta phải giành lại bát cơm của nó và bắt nó phải ăn cứt. Chúng ta phải cướp lấy ngôi nhà của nó và cho nó xuống ở chuồng lợn. Chúng ta tru di ba đời nhà nó bằng chủ nghĩa lý lịch.

Rít cạn một hơi thuốc lào rồi chiêu ngụm trà, Lý Công Uẩn nhắm mắt không muốn nhìn thấy cảnh đấu tố hỗn độn ở sân đình. Nhưng rồi Uẩn đứng lên, bảo một người dưới quyền: Đồng chí hãy đánh chiêng trống lên cho thêm phần bi tráng.

Năm 1920. Phan Chu Trinh gặp Lý Công Uẩn ở Paris. Trinh nói: Tôi cho rằng cuộc cách mạng dân trí mới là cuộc cách mạng căn bản.

Uẩn cười: Kinh nghiệm của tôi từ thế kỷ mười một cho thấy, nhân dân lúc nào cũng là bầy cừu. Vấn nạn của một dân tộc là vấn nạn của người chăn dắt.

Năm 1882. Quan huyện Từ Sơn Lý Công Chính treo ấn từ quan, thác là bệnh nhưng thật ra ông chán cảnh luồn cúi. Chính bảo hoặc làm vua, hoặc làm dân. Làm quan ở giữa giống như con cu bí đái. Ông về làng dạy học. Nhưng ông như cái gai trong mắt bọn quan lại, chúng tìm cách hãm hại ông, vu cho tội tuyên truyền phản động. Chính phải bỏ làng vào Nam sống lẩn lút trong Chợ Lớn với người Hoa, để lại người vợ với hai đứa con cho thành hoàng và tổ tiên chăm sóc. Bang trưởng Quảng Đông thấy Chính có cốt cách bèn vời Chính về nhà làm phụ đạo cho con mình. Ba năm sau, Chính được bang trưởng đặc cách mai mối cưới một cô gái lai Việt. Cũng nhờ ông bang trưởng này mà khi Lý Công Uẩn về Trung Quốc, đã được người Hoa giúp đỡ.

Năm 1972. Mì gặp đại tá Custer tại hồ bơi của chuẩn tướng Bách ở Thủ Đức. Lúc ấy người Mỹ đã thấm mệt trong cuộc chiến Việt Nam. Nhìn cái thân thể ướt đẫm đầy lông của Custer từ dưới hồ lên, Mì chợt có cảm giác con dã thú này sẽ ăn thịt mình. Custer nói: Đàn ông thường giải quyết sự mệt mỏi của mình bằng cách tìm một mệt mỏi khác với đàn bà. Tôi đã thấy sự sợ hãi trong mắt bà, Mì ạ, và bản năng đàn ông trong tôi vừa muốn che chở bảo vệ bà, vừa muốn chiếm đoạt bà.

Mì phản ứng tự vệ: Người Mỹ đang bỏ cuộc. Tôi nghĩ ông cần phải chạy trước.

Custer cười: Lẽ ra người ta phải đưa bà tới cuộc đàm phán ở Paris.

Nếu tôi có quyền quyết định, tôi không đàm phán.

Bà định bắc cầu ngang Thái Bình Dương qua đánh San Francisco?

Mì cười. Custer cũng cười. Con thú nói:

Bà thật khiêu khích. Tôi không thể nào không chiếm đoạt bà trước khi bà đến được Washington DC.

Lần gặp thứ hai, Custer nói: Tôi muốn mời bà đến Mỹ khảo sát địa hình trước.

Tôi sẽ cùng đi với chồng chứ?

Không, tôi sẽ thu xếp cho ông ấy đến Australia.

Lần gặp thứ ba, Custer hỏi: Em có ý định chiếm hết nước Mỹ không?

Em nghĩ chỉ cần New York, Washington DC, Los Angeles là đủ.

Năm 1949. Những người bạn Trung Hoa của Lý Công Uẩn đã đẩy Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan. Uẩn được chứng kiến một trong những cảnh tượng hoang đường nhất của lịch sử nhân loại. Từng người một bị vặn cổ oặt ra phía sau, nên mắt họ thường nhìn mông của mình. Cu đàn ông biến thành đuôi và vú đàn bà biến thành hai cái gù như gù lạc đà. Người ta bảo rằng dị dạng như thế là đẹp.

Năm 1973. Mì đến Mỹ cùng với Custer. Ở đó, lần đầu tiên trong đời Mì mới biết âm hộ đàn bà quí giá và đáng kính dường nào. Mỗi lần muốn bú, bao giờ Custer cũng lạy ba lạy trước cửa lồn Mì. Custer bảo đấy là lễ giáo Đông phương. Trong chỗ thân tín, Mì cũng tán tụng: Cặc Mỹ ngon nhất thế giới.

Ông chồng dân biểu của Mì không phải là thằng đần. Ông biết chuyện vợ ngoại tình với Custer, nhưng ông muốn lấy điểm với Mỹ cũng như cần lòng từ bi của các thày ở chùa Ấn Quang.

Ngày 16.3.2004. Hồng Phượng hỏi Đại Quang: Anh mỏi mồm chưa?

Mỏi rồi nhưng vẫn thèm.

Thèm thì bú tiếp đi.

Năm 1995. Cha mẹ Lan Thanh đã xuất cảnh được một năm. Nàng ở lại vì ghiền cái măng sữa của cậu-bé-hoa-hồng. Nhưng cậu bé đã cảm thấy mật của Lan Thanh có vị tanh, sữa của Lan Thanh có mùi ôi. Cậu đi tìm sữa tươi hơn và mật ngọt hơn. Buồn chán, Lan Thanh kinh doanh nhà hàng mong tìm được niềm vui trong sự sa đọa của mình và của những người chung quanh.

Hằng đã rất ít liên lạc với tôi. Tôi hỏi: Em tìm thấy cái gì ở Mỹ? Hằng chọc tức tôi: Một thằng Custer. Tôi bảo: Nếu là một thằng Custer thì mừng cho em, nhưng anh sợ là một nàng Rosa. Hằng chửi: Anh là thằng khốn. Nhưng không lâu sau, Hằng lại viết cho tôi: Rosa rất dễ thương, tụi em đi ăn với nhau và Rosa dẫn em về nhà. Rosa cho em coi những dụng cụ cầm tay của nó. Nó hỏi có thích thì nó cho một cái. Em bảo không xài hàng giả. Nó bảo hàng giả nhưng chất lượng thật. Tại sao anh không ở đây với em?

Năm 1947. Những người bạn Trung Hoa bảo Lý Công Uẩn: Đồng chí nên làm một người bình thường trước khi trở thành vĩ nhân.

Thì tôi vẫn là người bình thường.

Không, đồng chí đang đóng vai thánh nhân. Ngô Đình Diệm đã vào tu viện. Đồng chí cần chứng tỏ mình thật sự là đàn ông. Bọn lại cái hay đồng tính không có chỗ đứng ở phương Đông.

Tôi đã có vợ rồi.

Đồng chí cần phải làm lại lý lịch của mình, thể hiện triệt để tính giai cấp. Đồng chí phải xóa bỏ dấu tích hoàng tộc, phủ nhận vợ ngoại bang để làm một bần nông bất khuất, lấy vợ công nhân kiên cường, và đẻ một lũ con trung dũng. Khi thời cơ thích hợp, chúng tôi sẽ đưa đồng chí về nước.

Tháng 3.1975. Ông dân biểu, chồng Mì, tất tưởi đi lại chùa Ấn Quang, tìm một chỗ đứng trong thành phần thứ ba của Hiệp định Paris. Ông thỉnh ý các thày: Con phải làm gì?

Các thày bảo: Khi lũ đổ xuống thì người biết bơi cũng có thể chết.

Ông bảo vợ: Em hỏi Custer xem, liệu có thể thành lập chính phủ liên hiệp không?

Custer bảo Mì: Chỉ có thể có một liên hiệp là liên hiệp giữa ba chúng ta.

Ngày 16.3.2004. Giữa lúc Đại Quang vẫn còn đang bú Hồng Phượng thì Khánh My xô cửa vào phòng. Hồng Phượng quát: Mày làm gì vậy?

Khánh My trơ tráo nói: Tao vã quá.

Đại Quang bảo Khánh My: Đến đây với anh.

Năm 1951. Sau khi chứng kiến cuộc thảm sát Khổng Tử, Lão Tử và Thích Ca Mâu Ni trên đất Trung Quốc, Lý Công Uẩn đã bị dao động mạnh. Staline giết người hàng loạt. Mao Trạch Đông giết người tập thể. Hai mươi bốn năm sau, Pôn Pốt cũng giết người đại trà. Lý Công Uẩn đọc kinh sách của Marx, Lénine chữ nào cũng thấy nhỏ máu. Đêm hạ huyền, ngày nguyệt tận, Uẩn âm thầm rời bỏ vợ con, lội qua sông Nậm Thi trốn về nước. Ở Lào Cai ít ngày, Uẩn đóng bè chuối thả trôi theo dòng chảy sông Hồng xuống đồng bằng. Hào cửu nhị: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”. Quẻ Bát thuần càn. Uẩn nói với những người chung quanh: Khi thánh nhân xuất hiện thì đức của người làm cho cây cỏ tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Nhưng năm ấy trên toàn cõi Việt Nam khô hạn, mùa màng thất bát, một nửa dân số phải cạp đất tìm giun dế bỏ vào mồm.

Anh vừa mở thùng thư với hy vọng nhận được một cái gì đó của em. Nhưng chỉ có hai tờ giấy bạc năm trăm và hai trăm không biết của ai bỏ vào đấy. Anh nghĩ, rồng đã đi qua đây. Rồng bảo năm 1956 rồng đã khóc vì những ai oán trong cuộc cải cách ruộng đất. Năm 1968 rồng cũng đã khóc vì những xác người vô tội bị chôn vùi ở Bãi Dâu, Huế. Từ năm 1975 đến nay, ngày nào rồng cũng khóc vì những cuộc ra đi tủi nhục của rồng con.

Năm 1954. Pháp rút khỏi Việt Nam. Mì xuống Hải Phòng và lên tàu há mồm di cư. Trên đỉnh núi Yên Tử, Lý Công Uẩn cùng ba vị sư tổ của Trúc Lâm thiền phái ngậm ngùi nhìn dòng người ra biển. Uẩn chảy nước mắt, hỏi: Tại sao họ lại từ chối chúng ta?

Trần Nhân Tông bào chữa: Không, họ mang chúng ta đi thì đúng hơn.

Pháp Loa bình tĩnh: Đi hay ở cũng là đạo.

Huyền Quang không nói gì vì ngài có nhiều kinh nghiệm của người làm chính trị. Những biến thiên của lịch sử chỉ là tâm vọng động.

Một số đệ tử Phật xuống núi di cư. Lý Công Uẩn lại hỏi: Cả các ngươi nữa cũng bỏ ta ư?

Các đệ tử thưa: Chẳng lẽ hoàng thượng cũng muốn chúng tôi phải chết?

Không. Nhưng Pháp cần phải được hoằng trong u tối và Đạo cần phải sáng giữa vô minh. Đức vô úy của các ngươi đâu?

Thưa hoàng thượng, tránh voi chẳng xấu mặt nào.

Người săn voi ở Bản Đôn đã lấy người vợ thứ sáu và đẻ được hai mươi mốt đứa con. Ông ta bảo không có khoảng cách giữa sự ngu xuẩn và lòng dũng cảm, nhưng tiếng tù và có thể khiến được voi qui phục. Ông ta cũng nói, những con voi cuối cùng đang đi về phía biển. Rừng không còn phải là chỗ cho thú hoang.

Năm 1232. Lễ tế tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Dương, huyện Đông Ngạn, Bắc Ninh, Trần Thủ Độ sai bọn lính tâm phúc đào hầm, làm nhà lá bên trên. Tất cả tôn thất nhà Lý đến lễ đều bị sập hố, Trần Thủ Độ cho lính lấp đất chôn sống, không tha một ai. Trước đó, Lý Huệ Tông đã trốn vào chùa Chân Giáo nhổ cỏ làm công quả mong thoát khỏi nghiệp chướng, nhưng Trần Thủ Độ bảo nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ cái. Huệ Tông hiểu ý, vào sau chùa thắt cổ tự vẫn. Trần Thủ Độ cũng ra lệnh, con dân trong nước, ai là họ Lý muốn sống phải cải thành họ Nguyễn. Từ đó, họ Nguyễn trở thành họ đông nhất ở xứ Rồng.

Năm 1954. Ở miền Bắc, dòng dõi đáng để kiêu hãnh nhất là con nhà bần cố nông. Lý Công Uẩn khai lý lịch, bố: Lý Khánh Văn quét lá đa chùa Cổ Pháp. Ông nội: Lý Khánh Vũ cày thuê cho địa chủ ở Từ Sơn.

Năm 1975. Ở miền Nam, dòng dõi an toàn nhất là con nhà gia đình có công với cách mạng. Mì khai lý lịch, bố: Lý Công Uẩn hoạt động bí mật. Ông nội: Lý Công Chính là bạn của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Ngày 16.3.2004. Khánh My và Hồng Phượng đồng thanh nói với Đại Quang: Tụi em cho anh làm vua. Rồi đặt Đại Quang nằm trên bàn, hai cô xoay vòng bú liếm hắn từ lỗ tai xuống ngón chân.

Ngày 30.4.1975. Chế độ Sài Gòn đổ sụp, Đại chạy ra bến Bạch Đằng, tất cả tàu hải quân đã nhổ neo. Một người nào đó nói xuống Rạch Giá, Phú Quốc chắc còn kịp. Người ta vội vã tìm đường ra các cửa biển. Đại đeo một chiếc xe đò ra Vũng Tàu. Sau ba đêm canh me, Đại đã lên được một chiếc tàu đánh cá ra khơi.

Đứng ở sân chùa Ấn Quang, Lý Công Uẩn hỏi thượng tọa Thích Trí Sáng: Tại sao ngày nào cũng có hàng ngàn người bỏ chạy?

Thượng tọa Thích Trí Sáng nói: Vì rồng đã chết rồi.

Lý Công Uẩn lại hỏi: Kể cả ta nữa ư?

Vâng, thưa hoàng thượng.

Hai năm sau, Đại liên lạc được với gia đình, nói: Cố gắng đi được thì đi. Lúc ấy, người cha đã nằm trong trại cải tạo, Lan Thanh lại lấy một đại úy Việt cộng. Nhưng dẫu sao, quà từ Mỹ của Đại cũng đã đến đúng lúc trong nhà không còn gì để bán.

Năm 1954. Hơn mười ngàn bộ đội chết ở Điện Biên Phủ. Hơn mười bảy ngàn lính Pháp chết và bị bắt làm tù binh. Ngày ấy, Lý Công Uẩn làm dân công khiêng đạn. Các cố vấn Tàu nói: Chiến thuật biển người, từ lớp này đến lớp khác lao vào chỗ chết, là một cảnh tượng ngoạn mục nhất của chiến tranh. Bọn hậu thế không tin thì cứ xem phim Trương Nghệ Mưu khắc biết.

Hằng nói, nước Tàu nó thừa người, thí bao nhiêu chẳng được.

Ngày 30.4.1975. Lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh qua sóng phát thanh như lưỡi dao cắt đứt sợi dây thừng treo cổ. Ông dân biểu chồng Mì bảo: Có lẽ chúng ta phải xuống đường đón quân giải phóng.

Mỗi người cầm một lá cờ, họ hòa vào dòng người nô nức của ngày hòa bình đầu tiên, nhưng tâm trạng bất an. Số phận của họ không thuộc về họ. Chỉ đến khi thoát khỏi bị bắt vào tù, họ mới cảm thấy được rũ bỏ với quá khứ. Đấy là cái may của ông dân biểu khi cán bộ hoạt động nội thành để tên ông trong danh sách khoảng hai mươi ngụy quân, ngụy quyền được miễn phải tập trung cải tạo, vì được coi là yêu nước.

Năm 1968. Chưa bao giờ có nhiều xác chết đến vậy. Xác người chật các ngõ hẻm và la liệt trên các cánh đồng. Lý Công Uẩn được phân công nhặt xác bộ đội trên tất cả các mặt trận, từ Bình Trị Thiên tới đồng bằng sông Cửu Long. Xác thường dân thì để cho thân nhân tự lo. Bọn lính ngụy thì mặc cho quỉ tha ma bắt. Không có xác con thú nào chết hôi thối bằng con người, Lý Công Uẩn lấy bông gòn bịt hai lỗ mũi, miệng nối với bình rượu đế, ngày nào Uẩn cũng đi từ sáng sớm cho đến khi mặt trời lặn.

Hằng hỏi: Hôm nay Uẩn vẫn còn đi nhặt xác bộ đội chết phải không? Ừ, nhưng Uẩn không phải bịt mũi và uống rượu đế nữa, vì xác người đã tan thành đất. Vả lại, mũi của Uẩn cũng tịt rồi.

Tháng 3.1975. Dân Kontum bỏ chạy. Dân Pleiku bỏ chạy. Dân Phú Bổn bỏ chạy. Dân Huế bỏ chạy. Dân Đà Nẵng bỏ chạy. Dân Quảng Ngãi bỏ chạy.

Anh có bỏ chạy không? Hằng hỏi. Không, anh đã ở lại.

 

[còn tiếp]

 

Đã đăng:

Chiếc chiếu hoa cạp điều bay lờ lững từ tây sang đông, ở giữa in hoa văn chữ “song hỷ”, hai bên có dòng chữ tiếng Việt “gia đình – hạnh phúc” viết theo kiểu chữ triện. Trên những ngọn cây tràm, lũ chim ngóc mỏ tò mò nhìn theo chiếc chiếu bay, không có một hạt thóc hay con sâu nào trên chiếc chiếu đẹp đẽ ấy... (...)
 
... Ngày rồng hạ sinh, có mây ngũ sắc phủ trên mái nhà. Để cho cuộc đản sinh của rồng mãi mãi là huyền thoại, người mẹ đã phải chết trong sự sợ hãi bởi những bóng ma tật nguyền của tương lai đứng trước cửa đòi báo oán. Rồng không khóc. Bà mụ đỡ đẻ cho rồng bảo: Đứa bé có năm tràng hoa quấn cổ này về sau gan lì lắm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021