thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
ONLAI... BALÔ [chương 22]

 

[chương 1] - [2][3] - [4][5][6] - [7] - [8] - [9] - [10] - [11]
[12] - [13][14][15][16][17][18][19][20][21]

 

22.

 

Ta (Zê) và Zăng Pôn Thọ có một món nợ nhỏ.

Gái.

Trong một lần cà phê Linh Lang ta nói:

“Xin ông cho tôi một lời dạy dỗ.”

“Ấy chết. Tôi có phẩm hạnh gì hơn được ông mà dám.”

“Phẩm hạnh thì không hơn. Có khi còn kém. Nhưng tuổi tác thì hơn.”

“Không dám đâu.”

“Tôi chân thành đấy. Có dám đi.”

“Một lời khuyên về... cái gì.”

“Đại loại... Ý nghĩ cuộc đời... Phải sống... Ở cái tuổi của chúng ta. Cái tuổi đã thọc một chân vào mả rồi.”

“Ông là nhà văn. Về cái vấn đề sặc mùi triết học này... Tôi tưởng ngược lại, ông phải dạy dỗ tôi chứ.”

“Cũng có thể. Nhưng tôi muốn nghe ông.”

“Thật ư?”

“Thật.”

Zăng Thọ nhún vai.

“Với tôi... bây giờ... chẳng có chuyện gì quan trọng cả. Cái gì tôi cũng thấy buồn cười. Thậm chí đến dự một đám tang nhìn kỹ một lúc là mình thấy buồn cười. Mẹc xà lù. Bệnh hoạn quá. Vì thế bây giờ... Thứ nhất. Thích cái gì thì làm cái ấy. Và...”

“Thứ hai.”

“Vâng. Hai là...”

“Là gì?”

“Là... yêu.”

“Yêu?”

“Đúng rồi.”

“Yêu trong mộng nhớ nhung hờn ghen hay là cử chỉ yêu trên giường trần truồng. Xếch?”

“Cả hai.”

“Ông theo một nửa thuyết trường thọ của người Tàu.”

“Người già được ngủ với gái non thì khoẻ mạnh và trẻ lại.”

“Ông có muốn kiếm một cô gái trẻ ở Việt Nam để mà vừa được yêu cô ta trong mộng vừa được cùng cô ta cởi truồng ra đú đởn vật nhau trên giường?”

“Tôi muốn. Và rất muốn.”

“Dễ ợt. Gái điếm bên này giá rẻ như bèo.”

“Ồ không. Tôi không gái điếm.”

“Con nhà lành.”

“Vâng. Ở bên Pháp, với thực trạng thu nhập hiện nay của tôi tất cả chỉ nhờ vào số tiền hưu còm cõi, tôi không bao giờ có cơ hội... cơ hội gì nhỉ... cơ hội cung gấp tài chánh nuôi được (bao, ok). Bao được một cô gái trẻ lương thiện để mà yêu để mà làm tình. Thú thật với ông tôi thường xuyên về Việt Nam cũng là để hy vọng tìm...”

“Tôi hiểu rồi. Yên tâm đi. Tôi giúp cho. Ông còn có cái mác Việt kiều. Cộng thêm điểm.”

Và ta (Zê) cũng đã tìm giúp cho Zăng Thọ một cô gái trẻ chỉ khoảng trên dưới hai mươi tuổi xưng tên là Tắn, mông lép kẹp, chuyên gãi đầu cho khách trong một hiệu cắt tóc ở cuối thị xã. Thú thật là ta cũng chẳng biết rõ Tắn có thật tên là Tắn hay không. Họ gì. Trần thị hay Nguyễn thị hay Lê thị. Ta cũng không biết. Chỉ biết hai người có vẻ quấn quýt ngay. Mặc dù thỉnh thoảng cô bé Tắn lại ghé vào tai ta (Zê): Anh Zăng Thọ dừ quá anh nhỉ. Zăng Thọ cong đuôi hơn cả con gà trống xăng xái chụp cho cô bé Tắn hơn trăm tấm ảnh kỹ thuật số đủ các tư thế nhảy nhót vui cười. Có cả kiểu cô bé Tắn hồn nhiên vắt vẻo ngồi trên cây bưởi. Tôi hỏi Zăng Thọ tuyệt chưa? Tuyệt rồi. Zăng Thọ xoè cả hai bàn tay ra: Chỉ có một khiếm khuyết nhỏ là mông lép quá. Con gái Tây (Đầm) đứa nào mông cũng to bự cong tếu. Zăng Thọ nhờ mua hộ hai chiếc gối, một cái chăn mỏng và một bộ quần áo ngủ loại rẻ tiền. Ta ngạc nhiên thì Zăng Thọ cười tủm tỉm đắc ý:

“Tắn đã đồng ý ngủ với tôi đêm nay trên cái giường kia.”

“Chúc mừng.”

“Cám ơn.”

“Tiền nong thế nào?”

“Tôi nhờ ông đưa Tắn một trăm đô. Một pớ ti ka đô.”

“Tốt.”

Ta (Zê) bèn gọi ngay cô bé Tắn đến ngồi trước mặt Zăng Pôn Thọ và nói toạc ra:

“Ông bạn Việt kiều của anh tặng em một trăm đô. Tiền đây. Anh đưa trước cho em mười đô. Sáng mai đưa nốt cho em chín mươi đô.”

Cô bé Tắn chỉ nhoẻn miệng cười.

Đêm đó ta (Zê) ôm chăn chiếu chui váo cái lán tranh muỗi như trấu ở cuối vườn, nhường gian phòng cho đôi tình nhân quốc tế vui hưởng chuyện gối chăn. Ta ngủ một mạch tới bốn giờ sáng thì choàng thức giậy vì nghe có tiếng đập muỗi phành phạch ở ngoài sân. Ai nhỉ? Vén màn nhìn ra thì thấy Zăng Pôn Thọ sơ mi trắng xi líp đang ngồi trên mấy viên gạch vỡ. Có lẽ chàng đang thụ hưởng một mình cái khoái cảm cô đơn giống đực rời khỏi con cái sau một cuộc làm tình dai dẳng quyết liệt. Ta ngủ tiếp. Bảy giờ sáng bạch. Nắng chói lọi. Choàng dậy. Cô bé Tắn đã biến mất. Zăng Pôn thọ vẫn ngồi trên mấy viên gạch vỡ. Hai ống chân đã hoá thành hai vầng bánh đa kê chi chít nốt muỗi đốt. Ta hỏi:

“Lên thiên đàng chứ.”

Zăng Pôn thọ lắc đầu.

“Địa ngục.”

“Tại sao địa ngục?”

“Tại vì khi tôi bò lên giường nằm xuống ôm lấy Tắn thì cô bé lại đẩy tôi ra và lắc đầu nguây nguậy: em không đồng ý đâu.”

“Sao nữa?”

“Ông hỏi thế tôi không hiểu.”

“Kể tiếp đi.”

“Thế là tôi đành xin lỗi và đi ra ngoài sân ngồi.”

“Ông ngu như chó.”

“Tại sao lại rủa sả tôi?”

“Vì ông ngu quá.”

“Tại sao lại ngu quá?”

“Con gái Việt Nam đứa nào mà chẳng như vậy. Thích mê đi rồi nhưng vẫn lắc đầu nguây nguẩy: em chẳng đồng ý đâu. Thế ông tưởng rằng khi ông trèo lên giường là cô bé Tắn giạng ngay háng ra à?”

“Tôi không hiểu.”

“Vì thế ông mới ngu như chó.”

“Nhưng mà có lẽ tôi không ngu hơn chó đâu vì cô bé Tắn không đồng ý thật.”

“Ông vẫn ngu như chó.”

“Tại sao?”

“Tại vì nếu con ranh đó có lật kèo, thì cứ lột truồng nó ra mà zịt.”

“Như thế là cưỡng hiếp.”

“Đúng rồi.”

Zăng Pôn Thọ ngồi chết lặng. Rồi ông ta bỗng nhảy chồm lên xỉa vào mặt Ta (Zê) và thét lên

“Tôi không phải là loại người man rợ xài cái văn hoá cưỡng hiếp khốn khiếp đó.”

Đó là lần duy nhất Zăng Pôn Thọ nổi giận. Hai hôm sau ta (Zê) gặp lại cô bé Tắn và hỏi tại sao thì cô bé lại cười: nói rồi mà. Anh Zăng Thọ ấy nom già quá. Già hơn cả ông em. Còn ta (Zê) thì mãi vẫn cứ luẩn quẩn trong đầu óc chẳng hiểu nổi tại sao Zăng Pôn Thọ lại hét tướng lên văng vào mặt tôi mấy chữ văn hoá cưỡng hiếp. Ông ta phẫn nộ kinh tởm hay ông ta sợ khiếp vía cái kiểu làm tình cưỡng hiếp đó. Nghe đâu ở Pháp ai phạm tội cưỡng hiếp đều cầm chắc cái án treo cổ.

Cũng cần phải thêm một chút coi như là ghi chú.

Zăng Pôn Thọ về Paris mang theo hơn 100 bức ảnh chụp cô bé Tắn. Thỉnh thoảng ông vẫn meo sang cho ta hỏi thăm cô bé Tắn và không giấu ý định sẽ còn gặp lại cô bé.

Về tiền bạc. Tắn cầm 10 đô không trả lại. Còn 90 đô ta đưa về chủ cũ tức Zăng Pôn Thọ. Ông nhận tiền và quay lưng lại móc ví ra rồi nhét tiền vào ví.

Ta (Zê) thất vọng quá. Nhưng về đến Paris được hai tuần ông gọi điện thoại trực tiếp sang cho ta (Zê) nhờ chuyển cho cô bé Tắn 100 đó. Có thế chứ. Tôi vay ông và sẽ trả sòng phẳng. Zăng Pôn thọ cam đoan như vậy.

Một năm sau Zăng Pôn Thọ lại về Việt Nam. Từ máy bay bước xuống Zăng đã dúi ngay vào túi áo Ta (Zê) 100 đô và đề nghị ta dẫn đi gặp cô bé Tắn. Ta cũng có do dự chút ít. Nhưng rồi Ta cũng đưa ông bạn quốc tế ra quán gội đấu máy lạnh cuối thị xã nơi Tắn hành nghề gãi đầu cho khách. Zăng Pôn Thọ được mời nằm dài ra ghế để gội đầu. Một cô bé mũm mĩm xinh xắn xăng xái gãi đầu cho ông. Zăng rất lấy làm thú vị. Xong xuôi. Zăng Thọ tụt xuống ghế tặng thêm cho cô bé 20 ngàn tiền hoa hồng kèm theo lời cám ơn rất đĩ trai: Pớ ti ka đô nhé. Ok (lại cái văn hoá pớ ti ka đô). Cô bé cười toét miệng. Zăng Thọ khen cô bé có nụ cười duyên dáng giống như cô bé Tắn rồi làm ra vẻ vô tình hỏi: Em Tắn đâu rồi? Nghe Zăng Thọ hỏi vậy cô bé vẫn toét miệng cười:

“Nằm trại rồi.”

“Hả?”

Thấy Zăng Thọ trợn lồi con mắt, cô bé vấn toét moệng cười:

“Nó đi khách bị công an túm rồi.”

 

[còn 1 chương]

 

 

-----------

Đã đăng:

Hôm nay đọc Mác Kẹt. Không thể nhớ nổi. Cái gì buồn buồn với cô gái điếm nhỉ. Chính xác. Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Tiểu thuyết in hàng triệu bản. Một con đĩ non 15 tuổi và một ông già hơn 80 tuổi... (...)
 
... Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi chọn bãi đậu trên mảnh sân phập phồng ngay dưới cái lỗ rốn nhỏ xíu sâu hoắm. Bãi đáp tuyệt vời (nhưng hơi láo). Dính líu đến tên tuổi một ông kễnh! Văn học giả dối khôn thế. Đồ ranh ma... (...)
 
... Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi vất lăn lóc trên giường. Em vô tình bỏ quên. Quyển sách thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền không có thương hiệu trộn lẫn một thứ mùi... một thứ mùi riêng biệt... (...)
 
... Trong mơ... đôi khi lại nghe thấy tiếng hú hoang vu từ rừng thẳm vọng về. Không phải tiếng hú thú rừng. Không phải tiếng hú người. Cũng không phải tiếng hú ma quỷ. Có ma quỷ không?... (...)
 
Đêm ngày mai rồi đêm ngày kia, đúng hẹn, ta (Zê) lên mạng đợi chát. Chát với cái con tiều. Em gái sinh viên kiêm gái gọi nghiệp dư cho ăn no thịt thỏ... (...)
 
Gần trưa xe đỗ lại một quán ăn bên đường thiên lý. Cũng loè loẹt cờ đuôi nheo bảng hiệu xanh đỏ tím vàng. Một tấm biển quảng cáo to tướng ngất ngưởng bia chai Con Hổ nhăn nhở ngoác miệng cười... (...)
 
Trong trí nhớ xa xăm vật vờ chuyện cổ tích ấu thơ bản Nà Cốc là vùng rừng núi tâm linh lờ mờ mộng ảo. Hổ già mồm thối hoăng ngang nhiên giữa trưa đập đuôi nằm ngáp dài trên đỉnh dốc. Sông rừng tím ngắt... (...)
 
... Thào Yêng lặn xuống ôm xốc ta rồi nổi lên. Ta chỉ he hé mắt nhìn. Khi hai chân vừa chạm lòng hồ thì vòng hai tay bất ngờ siết chặt lấy vòng bụng của cô gái Thổn Mừ rồi há to mồm đớp ngay lấy cái đầu vú xinh xắn đỏ hồng đang cương lên trong làn nước nóng... (...)
 
... Đêm đó ta thức trắng. Thào Yêng cũng thức trắng. Lửa bếp lập loè soi bóng hai người chập chờn trên vách... (...)
 
... Nhà hàng trương biển hiệu đặc sản núi rừng thịt hươu thịt chồn vênh ngay sườn dốc. Cũng bàn cũng ghế cũng bia cũng rượu cũng quầy bếp lừng lững mù mịt bốc khói chẳng thua kém nơi nào... (...)
 
... Cụt chim rồi mà vẫn cứ thèm zịt. Rất thèm. Lạ thật. Mà lại thèm zịt bậy bạ lung tung mới chết chứ... (...)
 
... Hình như có một dấu hỏi vô hình đang treo lơ lửng trong bóng đêm. Ai hỏi? Hỏi cái gì? Không biết... (...)
 
... Nằm trong hang nhìn xuống phía Đông Nam. Không xa chân dốc. Một bản nhỏ người Xán Chỉ hơn chục nóc nhà suốt ngày ẩn hiện trong sương khói bảng lảng. Xa hơn là một biển mây mù mịt che phủ dãy Trường Sơn. Và xa hơn nữa là biển Đông... (...)
 
... Có ai cứ ném sỏi cốc cốc vào sọ ta. Nhói buốt. Một con lợn rừng gầy xác ve lông lá nhọn hoắt, dựng đứng, há mõm đỏ lòm nhe nanh xông thẳng về phía ta. Rồi nghe tiếng hú thê thảm nghẹn ngào từ rừng hoang vọng về... (...)
 
... Sợ cái gì? Không biết. Chỉ biết là sợ thôi. Nỗi sợ vô hình. Bao nhiêu năm nay nó thường trực từng phút từng ngày tháng này qua tháng khác năm này qua năm khác đeo bám nhằng nhẵng sát sạt từng bước chân khi đứng khi ngồi khi uống khi ăn và cả trong những giấc ngủ mộng mị mê sảng. Nỗi sợ như con bạch tuộc ghê gớm nhớt nhát nhầy nhụa chui vào sọ lặng lẽ vươn vòi hút dần óc... (...)
 
... Lên đồng. Mọi người nhảy vọt vào đống lửa cháy đùng đùng thì ta cũng nhảy vọt vào đống lửa cháy đùng đùng. Mọi người hét rống lên thì ta cũng hét rống lên. Mọi người nốc rượu ồng ộc thì ta cũng nốc rượu ồng ộc... (...)
 
... Ta (Zê) nằm thẳng cẳng trên sàn. Đỉnh đầu giật nhói nhói. E mé mày cái vết thương giữa đỉnh sọ. Có cơn điên bê bết bùn bẩn nhầy nhụa đang ngọ nguậy đâu đó trong căn phòng mờ tối săn lùng ta... (...)
 
... Chủ quán đâu. Mang một két bia ra đây. Uống hết. Chủ quán nhảy cẫng lên cười tít mắt. Ta khuyến mại một đĩa lạc đây này. Ăn lạc đi. Uống thêm thật nhiều bia nữa đi. Uống hết cả két bia đi... (...)
 
... Đêm mù mịt. U ám. Nặng trĩu. Cái gì nặng trĩu? Không khí để thở hay cảm giác về một cái gì đó mơ hồ không thể biết đang sùm sụp úp trên đầu trên cổ. Nhưng cái đó nặng trĩu. Và gió lạnh mù loà từ phương Bắc rù rù thổi về. Sương hay là mưa? Cũng không biết nữa... (...)
 
Anh than yeu chac anh gian em lam vi sai hen khong email cho anh nhung mà em ban qua vì phải di lao dong trong cay xanh cho nha truong. em khong noi doi anh dau. em co ke chuyen duoc gap anh cho thay giao chu nhiem nghe (tat nhien là tinh co gap anh o ben xe chu khong phai tren giuong)... (...)
 
... Phim chiếu trên kênh VTV4 đúng vào ngày mồng 4 tết ta. Thế là Zăng Thọ bỗng nhiên thành người nổi tiếng. Mười giờ đêm một ngày nọ tại sân bay quốc tế Nội Bài có cô phóng viên tình cờ túm được ông đang còng lưng đẩy hai cái va li to tướng căng phồng... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021