thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những suy tưởng rối bù [kỳ XVII]
(Diễm Châu dịch)

 

 

Khi nào thì con người sẽ chinh phục không gian

giữa người với người?

 

*

 

Có rất ít người đã dự đoán

ở thế kỷ XIX rằng kế đó sẽ tới thế kỷ XX.

 

*

 

Thế nào, vật lý, mi bảo sao?

Do những sự cọ xát tạo ra giữa con người

với con người, sẽ xảy tới một thời kỳ nguội lạnh

trong các quan hệ của họ.

 

*

 

Những kẻ vắng mặt luôn luôn lầm lẫn, nhưng

rất thường khi họ còn sống.

 

*

 

Khi anh ở đỉnh cao, anh có một cái cớ tốt:

anh không thể đi xa hơn được.

 

*

 

Được bán mà không phải qua tay một người bán

là cả một nghệ thuật.

 

*

 

Giấc mơ một đời của người lý hình:

khiến tử tội khen tặng mình về phẩm chất

của công việc đã thi hành.

 

*

 

Muốn là chính bản thân mình, cần phải là một ai đã.

 

*

 

Kẻ chết vì cực kỳ hoan lạc, hãy cố giữ sao

để đừng sống lại.

 

*

 

Ta hãy hy vọng văn chương hạ lưu

một ngày kia sẽ trở thành văn chương ưu tú.

Dành cho nhóm nhỏ những tên ngốc cuối cùng.

 

*

 

Sự hãnh diện thầm kín của con người: cái chết

chống lại chúng ta nhưng rốt cuộc nó cũng phải thua.

 

*

 

Kẻ ăn thịt người không khạc nhổ lên con người.

 

*

 

Tôi yêu con người. Chẳng bao giờ tôi tạo nên hắn.

 

*

 

Hãy sống theo cách hiện đại nếu các người không thể

dời lại điều đó tới một ngày tháng về sau.

 

*

 

Hắn đem sự ngu ngốc của mình đến cho ông cai thợ:

"Ông sửa nó lại cho tôi thành trí khôn được không?"

Ông cai nói: "Được, nhưng vẫn còn những lúc sa sẩy."

 

*

 

Ta hãy sống lâu hơn! Lâu hơn những người khác.

 

*

 

Sự vô-tín ngưỡng mới lắm nghi lễ làm sao!

 

*

 

Cả trong những mê lộ, người ta cũng đã

thấy bảng đề:"Cấm lầm lạc!"

 

*

 

Lương tâm hắn còn tốt. Chưa có "xài"

nhiều lắm.

 

*

 

Sau mỗi "tiếng kêu sau chót"* của văn chương,

nói chung, tôi vẫn thường chờ hơi thở cuối cùng của nó.

-----------------------------------

(* dernier cri: "kiểu mới nhất").

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

Đã đăng:

Những suy tưởng rối bù [kỳ I]

Những suy tưởng rối bù [kỳ II]

Những suy tưởng rối bù [kỳ III]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ V]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ X]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVI]

 

----------------------------

Ghi chú của người dịch:

STANISŁAW JERZY LEC [đọc như Letz] là một nhà thơ Ba-lan, tác giả khoảng hai ngàn câu "cách ngôn". Ông sinh năm 1909 tại Lwów, ở Galicie, trong một gia đình Do-thái. Sau khi học luật và ngữ ngôn học Ba-lan, ông khởi nghiệp nhà báo và nhà thơ ở Vac-xa-va. Bị bắt nhốt trong trại tập trung của Đức quốc xã từ 1941 tới 1943, ông đã vượt thoát và gia nhập hàng ngũ quân kháng chiến.

Từ 1946 tới 1950, ông làm tùy viên báo chí cho Phái bộ chính trị Ba-lan ở Vienne. Và bắt đầu viết những câu “cách ngôn”.

Những câu “cách ngôn” này xuất hiện từ 1954 trên các tạp chí văn nghệ Ba-lan và, vào năm 1957, dưới hình thức ‘xã luận’, hết sức thành công cả ở trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là ở Đức. Trong bản Pháp văn, người ta đã có nhận xét về những câu ấy như ".. sự cô đọng có tính cách xói mòn cao độ, chống lại sự man dã đen và đỏ của thời đại, chống lại sự tầm thường quá ồn ào của những kẻ tiếm đoạt quyền bính và ngôn ngữ, chống lại sự hèn nhát và ích kỷ chung của con người..."

Stanisław Jerzy Lec mất năm 1966.

 

Bản dịch dựa theo bản Pháp văn của André và Zofia Kozimor, do nhà xuất bản NOIR SUR BLANC in tại Lausanne vào tháng 10-1991, với nhiều minh họa của Roland Topor và lời đề tựa của Claude Roy.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021